MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .1
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Mục tiêu – Nhiệm vụ - Phạm vi nghiên cứu của đề tài. 1
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài:. 2
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 4
5. Cấu trúc luận văn . 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH.7
1.1 Du lịch. 7
1.1.1 Khái niệm về du lịch . 7
1.1.2 Tài nguyên du lịch. 8
1.2 Phát triển bền vững du lịch . 9
1.2.1 Phát triển bền vững . 9
1.2.2 Phát triển du lịch bền vững . 11
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch. 20
1.2.4 Những chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các điểm, tuyến du lịch . 24
1.3 Xu hướng và kinh nghiệm thực tiễn phát triển du lịch bền vững. 27
1.3.1 Ở một số nơi trên thế giới . 27
1.3.2 Ở Việt Nam . 34
Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
THANH HÓA .36
2.1 Khái quát tỉnh Thanh Hóa. 36
163 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển bền vững du lịch tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành ao.
Nơi đây còn in dấu những chiến công lẫy lừng trong quá trình dựng nước và
giữ nước như năm 1382, Hồ Quý Ly đã thắng quân Chiêm Thành trong một trận
kịch chiến ở đây và ghi nhiều kỳ tích trong chiến đấu và xây dựng là biểu tượng của
chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.
Khu du lịch văn hoá lịch sử và sinh thái Lam Kinh:
- Tính chất: Là khu du lịch chuyên đề lịch sử - văn hóa.
- Sản phẩm du lịch chính: Nghiên cứu lịch sử, văn hóa.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm những lăng phần, đền
miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.
Ngọ môn: Trước Ngọ môn có hai con nghê đá đứng canh. Nền Ngọ môn
rộng 11m dài 14,10m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m
66
và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là rất lớn, đường
kính chân tảng đo được 78cm. Ngọ môn 3 gian, bước gian giữa rộng 4,60m, bước
gian bên rộng 3,50m.
Căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mô các công
trình kiến trúc toàn khu cung điện, các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ đã đi đến
đoán định, Ngọ môn thành điện Lam Kinh là một công trình kiến trúc hoành tráng.
Sân Rồng: Qua Ngọ môn vào đến sân rồng (còn có tên gọi là sân chầu). Sân
trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng
diện tích 3.539,2m2 (rộng 58,5m dài 60,5m).
Chính điện Lam Kinh: Qua sân rồng đến khu chính điện, gồm 3 toà điện lớn
xây trên nền đất rộng, cao 1,80m so với sân rồng, bề ngang 38m, chiều sâu 46m.
Mặt bằng của điện bố trí hình chữ công I (chữ Hán).
Ngày 21 tháng 2 năm Bính Tý (1456) vua Lê Nhân Tôn đích thân đem các
quan về bái yết sơn lăng ở Lam Kinh, nhà vua đã lệnh cho các đại thần đặt tên các
điện. Theo đó, điện phía trước gọi là điện Quang Đức, điện dọc ở giữa gọi là điện
Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là điện Diên Khánh (theo Đại Việt sử ký toàn thư).
Hai điện Quang Đức và Diên Khánh đều 9 gian, gian giữa rộng nhất, hai gian hai
đầu hồi chỉ rộng 2m tạo thành hành lang bao quanh cả 3 điện.
Đây là công trình kiến trúc gỗ có quy mô lớn, hàng cột cái của cả 3 điện có
đường kính 62cm. Căn cứ vào chiều rộng của nền điện, khoảng cách của hai hàng
cột cái thì cung điện nay có 2 tầng mái. Kiến trúc ba Toà chính điện Lam Kinh có
giá trị đặc biệt quan trọng về nghệ thuật kiến trúc thời Lê Sơ.
Từ sân rồng lên chính điện là thềm rộng lớn, rộng 5m có 9 bậc với 3 lối lên,
có chiều rộng không bằng nhau, lối giữa rộng 1,80m, lối bên rộng 1,21m. Hai bên
lối giữa trang trí hình rồng tạc tròn, thân uốn khúc, trên thân khắc hoa văn hình
ngọn lửa trên sóng xoắn, trên đầu thể hiện một bờm, mép rồng trang trí hình râu
xoắn, dưới cằm có râu dài xoắn hình vặn thừng, tay rồng giống bàn tay người nắm
gọn râu phần dưới đặt trên một viên ngọc. Gọi là long hí châu (rồng vờn ngọc).
Theo sự đánh giá của nhà nghiên cứu người Pháp tên là Louis Bezacien là "Nghệ
67
thuật tạc rồng ở đây rõ ràng nổi hơn hẳn hình rồng ra đời muộn hơn thường chạm
trong các đền chùa Việt Nam".
Khu thái miếu triều Lê Sơ: Cửa giữa sau điện Diên Khánh có hai lan can đá
mỗi lan can tạc một con rồng có thân và đuôi hình con sóc. Từ trên điện đi xuống
thềm là khu sân Thái miếu.
Sau sân gồm 9 toà Thái miếu thờ Thái hoàng Thái phi, mỗi nền Thái miếu có
kích thước gần bằng nhau, dài 16m, với diện tích 200m2, tổng diện tích của 9 nền
thái miếu là 1.800m2. Gạch lát nền là gạch vuông lát chéo, giữa các Thái miếu có
một lối đi lát gạch rộng khoảng 4m. Lối đi này có thêm tác dụng thoát nước. Nền
Thái miếu cao so với sân 90cm.
Trước mỗi Thái miếu đều có một lối lên 5 bậc, hai bên lan can tạc hai rồng
uốn khúc bằng cả một phiến đá dày nguyên khối, rồng ở đây nhỏ hơn rồng ở thềm
trước chính điện nhưng hình dáng và phong cách giống nhau. Sau khu Thái miếu
khoảng 50m là tường thành phía Bắc, xây theo hình vòng cung, có đường kính
165m, ôm bao bọc toàn khu cung điện và Thái miếu mặt Bắc.
Ngoài các công trình quan trọng như chính điện Thái miếu ra, trong khu
hoàng thành còn nhiều công trình khác. Hai bên sân rồng có hai nhà tả vu và hữu vu
chạy dài suốt cả chiều sâu sân rồng.
Phía Tây khu chính điện còn có hai điện thờ lớn, mỗi điện 5 gian, đó là
Chiêu Hiếu Điện còn gọi là Lam Kinh Tây giáp thất điện, thờ Tuyên Tổ Hoàng đế
Lê Khoáng bố đẻ của Vua Thái Tổ và thờ Chiêu Hiếu đại vương Lê Thạch con của
Chiêu Hiếu đại vương Lê Học. Điện Hoằng Hựu thờ Hoằng Hựu đại vương Lê Trừ,
anh thứ hai của Thái Tổ.
Phía Đông khu chính điện là khu cư xá của các quan và quân lính trông coi
khu kinh thành. Trong khu vực phía Đông còn một khu bếp núc. Theo kết quả khảo
sát phát hiện được nhiều đồ gốm sứ ở khu vực này.
Lăng mộ các vua và hoàng hậu ở Lam Kinh: Trong khu Sơn Lăng của triều
Lê Sơ ở Lam Kinh gồm có 8 lăng của các Vua và Hoàng Hậu, trong đó lăng của Lê
68
Thái Tổ mai táng ở điểm huyệt quan trọng và thần diệu nhất. Lăng của các vua kế
nghiệp và Hoàng Hậu mai táng ở hai phía Đông và Tây.
Vĩnh Lăng - Lăng Lê Thái Tổ: Ngày 22 tháng 8 nhuận năm Thuận Thiên thứ 6,
tức năm Quý Sửu, Thái tổ Cao Hoàng đế băng hà. Cùng năm ấy ngày 23 tháng 10
táng ở Vĩnh Lăng, Lam Sơn.
Vĩnh Lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng ở chân núi Dầu phía
Nam, cách thành Bắc điện Lam Kinh 50m, nằm trên tuyến trục Bắc - Nam giữa núi
Dầu và núi Chúa, tạo thành thế hậu chẩm Bắc Sơn, tiền án Nam Sơn. Bên trái có núi
Phú Lâm và núi Hổ; bên phải có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai cánh
tay ngai với thế long chầu hổ phục; phía chính diện của Vĩnh Lăng, cách trên
1.000m là dòng sông Chu uốn cong hình vành khuyên, ôm lấy mặt tiền Vĩnh Lăng,
chiều dòng chảy từ phải sang trái tạo thành thế tụ tuỷ. Theo cách nhìn tinh tế của
nhiều người am hiểu thuyết phong thuỷ xưa và nay thì Vĩnh Lăng được chọn đặt ở
một thế đất đẹp, có vượng khí tốt tươi, núi sông kỳ tú, là điểm huyệt quan trọng và
thần diệu nhất trong khu sơn lăng Lam Sơn.
Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự
nhiên mà trang nhã. Lăng đắp đất hình lập phương, xung quanh trước kia xây chèn
bằng loại gạch thường, bị sụt lở do sự xâm thực phá huỷ của thảo mộc, nay xây
thêm bằng đá đục ở bên ngoài, có cạnh 4,4 m cao 1m.
Trước lăng có hai hàng tượng người và tượng các con giống tạc bằng đá,
dựng ở đây để trấn trạch, nghĩa là làm cho khu lăng luôn luôn được yên lành, không
bị tà ma quấy nhiễu và cũng là để tôn lên quang cảnh tôn nghiêm kính cẩn của lăng
tẩm vua chúa.
Bia Vĩnh Lăng: Vĩnh Lăng (Lăng Lê Thái Tổ) bố trí trong một khoảng không
gian rộng lớn. Nền dựng bia xây trên đỉnh một gò đất rộng, cao thoai thoải, mặt tiền
của bia nhìn về hướng nam, cùng hướng với lăng. Bia làm bằng đá trầm tích biển
nguyên khối cao 2,79 m, rộng 1,94 m, dầy 0,27 m, đặt trên lưng một con rùa cỡ lớn
cũng làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối, có chiều dài 3,46 m; rộng 1,94 m; cao
69
0,9 m. Trên thân rùa còn lưu lại nhiều dấu vết rõ nét vỏ áo các loài nhuyễn thể sống
trong nước biển như trai, sò, ốc
Hoa văn trang trí trên bia và niên đại được xác định cụ thể vào năm Thuận
Thiên thứ sáu tức là năm Quý Sửu (1433). Đây là một cứ liệu quý giá để nghiên cứu
về nghệ thuật trang trí Việt Nam thời Lê Sơ. Trán bia trang trí một hình vuông,
trong hình vuông trang trí một hình tròn biểu trưng cho trời đất. Giữa hình vuông và
hình tròn khắc áng vân mây cách điệu tinh tế, chính giữa khắc một đầu rồng nhìn
thẳng, thân rồng uốn khúc uyển chuyển quanh hình mặt trời, biểu trưng là Thiên tử
do sự giao hoà của trời đất sinh ra. ở cánh cung hai bên của hình vuông và hình tròn
khắc hai hình rồng vươn mình đối nhau chầu vào, cùng một phong cách. Trên nền,
trang trí loáng thoáng hình áng mây; đường diềm hai bên của bia tính từ đỉnh xuống
đến đáy bia, mỗi bên trang trí 9 hoa văn hình nửa lá đề, trong mỗi nửa lá đề có khắc
hình một con rồng uốn mình theo lá, đầu vươn lên trên nối tiếp nhau. Khoảng không
nền nửa lá đề chạm hình hoa cúc dây với nghệ thuật tinh sảo. Phong cách chạm
khắc hình lá đề biểu trưng cho phong cách nghệ thuật trang trí trong các ngôi chùa
thờ Phật. Nội dung văn bia do Vinh Lộc đại phu nhập nội hành khiển tri tam quán
sự Nguyễn Trãi phụng soạn.
Bia Vĩnh lăng chính là một công trình văn hoá đặc sắc của chúng ta. Nhìn toàn
cảnh lăng Lê Thái Tổ thật là giản dị, gần gũi mà tôn nghiêm, trang trọng.
Hựu lăng- lăng vua Lê Thái Tông: Vua Lê Thái Tông huý là Nguyên Long là
bậc vua giỏi, ở ngôi 9 năm (1434 - 1442), đi tuần thú ở miền đông rồi băng hà, mai
táng ở Hựu Lăng.
Hựu Lăng ở bên tả Vĩnh Lăng cách Vĩnh Lăng trên 800m và thuộc một điểm
cao của rừng Phú Lâm.
Lăng Khôn Nguyên Chí Đức - Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao:
Lăng Thái Hậu được xây ở một khu đất thấp phía Đông, cách Vĩnh Lăng 700m,
phía Nam Hựu Lăng 100m, gọi là Xà Đàm. Điều khác biệt với lăng các vua là
tượng quan hầu đặt ở hai bên tả hữu gần lăng là tượng nữ quan trông hiền từ mà
nghiêm trang. Các tượng con giống khác cũng tương tự như ở các lăng khác, chỉ có
70
điểm khác biệt là các con giống này đều thân mập và bụng to, điêu khắc trong trạng
thái phóng khoáng sinh động.
Bia lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao cách lăng của Bà khoảng 150m.
Bia làm bằng đá nguyên khối, cao 2,76m, rộng 1,90m, dày 0,28m đặt trên lưng một
con rùa lớn, tạc bằng một khối đá dài 2,65m, rộng 1,84m, cao 0,69m. Bia hai mặt
đều khắc chữ do các ông Nguyễn Bảo, Nguyễn Xung Xác, Bùi Sĩ Nho là quan của
Hàn Lâm Viện vâng mệnh soạn.
Hoa văn trang trí trên bia và niên hiệu đã được xác minh, bia dựng năm Mậu
Ngọ (1498). Đây là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc có giá trị nhiều mặt cuối thế kỷ
XV.
Chiêu Lăng - Lăng vua Lê Thánh Tông: Chiêu Lăng nằm ở bên tả Vĩnh Lăng
lệch về phía Đông nam, cách Vĩnh Lăng 700m. Chiêu Lăng xây theo hướng nam,
trên một khoảng đất rộng thuộc địa phận làng Phú Lâm, xã Xuân Lam ngày nay.
Nghệ thuật điêu khắc tượng và con giống ở lăng này là nghệ thuật cung đình,
các con giống và quan hầu đều có hoa văn rãnh sâu và mềm dẻo. Các con giống có
hình dáng béo mập, bụng to. Một điều đáng quý là tượng và con giống ở Chiêu lăng
còn lại tương đối đầy đủ, đây là cứ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu nghệ thuật
chạm khắc đá cuối thế kỷ XV.
Bia Chiêu Lăng dựng trên một khoảng đất bằng, cách Chiêu Lăng 200m về
phía Đông Nam. Bia là một tấm đá nguyên khối dựng trên lưng một con rùa đá lớn.
Bia có kích thước cao 2,76m, rộng 1,89m, dày 28cm, rùa thân dài 2,65m, rộng
1,84m, cao 69cm, trang trí hoa văn đơn giản.
Bia hai mặt đều khắc chữ do các ông Thân Nhân Trung; Đàm Văn Lễ; Nguyễn
Đức Tuyên; Tô Ngại; Phạm Bảo là quan của Hàn Lâm Viện vâng mệnh soạn và viết
chữ.
Chiêu Lăng là nơi an nghỉ của vua Lê Thánh Tông, một ông vua văn võ toàn
tài đã có công lao to lớn trong việc xây dựng đất nước, đưa đất nước phát triển đến
đỉnh cao của thời đại xã hội phong kiến Việt Nam. Chiêu Lăng hiện đã được tôn tạo
xứng tầm, thể hiện sự tôn vinh của dân tộc.
71
Dụ Lăng - Lăng vua Lê Hiến Tông: Vua Lê Hiến Tông được mai táng ở Dụ
Lăng, cách Vĩnh Lăng gần 300m, thường gọi là lăng Bảo Lạc. Dụ Lăng có thế đất
rộng rãi, thoáng mát, sơn thuỷ hữu tình. Nghệ thuật tạc tượng tròn ở Dụ Lăng hoàn
toàn là nghệ thuật cung đình, các con giống đều có yên cương, mũ quan văn - quan
võ đều có đai mũ che gáy, cổ.
Bia Dụ Lăng dựng trên điểm cao của gò núi phía Tây Nam Dụ Lăng, cách Dụ
Lăng 80m. Bia là một tấm đá nguyên khối dựng trên lưng một con rùa đá lớn, có
kích thước rộng 1,90m, cao 2,78m, dày 27cm. Rùa dài 2,64m, rộng 1,83m, cao
67cm. Nội dung văn bia do các ông Nguyễn Nhân Thiếp; Phạm Thịnh; Thu Thiện
Thiếu Doãn; Trình Chí Sâm; Bùi Sĩ Nho; Vũ Văn Thao; Phạm Bảo vâng mệnh
soạn.
Kính Lăng - Lăng Vua Lê Túc Tông: Vua Lê Túc Tông ở ngôi chưa được 1
năm không may mất sớm, hưởng thọ 17 tuổi, mai táng ở Kính Lăng - Lam Sơn năm
1505.
Kính Lăng được xây dựng trên đỉnh núi Hổ, cách Vĩnh Lăng 4km về phía
Đông Bắc, nay thuộc nông trường Sông Âm thuộc địa phận xã Kiên Thọ - huyện
Ngọc Lặc. Lăng xây theo hướng Nam chếch Đông với 150 tượng quan hầu và các
con giống sắp đặt như ở Dụ Lăng.
Bia Kính Lăng dựng trên một mảnh đất bằng cách Kính Lăng 300m về phía
Đông nam. Bia làm bằng đá nguyên khối, rộng 1,90m, cao 2,64m, dày 30cm được
đặt trên một con rùa bằng đá dài 3,35m, rộng 2,05m, cao 43cm.
Nội dung văn bia do các ông đàm Văn Lễ, Nguyễn Nhân Thiếp, Phạm Thịnh,
Trình Chí Sâm vâng mệnh vua Lê Uy Mục soạn.
Bia dựng vào tháng 3 năm Đoan Khánh thứ nhất (1505).
Khu đền thờ Lê Lợi: Khu đền thờ vua Lê Lợi thuộc địa bàn xã Xuân Lam,
huyện Thọ Xuân, cách khu di tích Lam Kinh 150m về phía Nam. Đền do một số
nhà hảo tâm đứng ra quyên góp vào những năm đầu của thế kỷ 20 để làm nơi thờ
vua Lê Thái Tổ (Trong khi khu di tích Lam Kinh bị tàn phá chưa được trùng tu).
Hiện khu đền thờ này đã được sát nhập vào quản lý cùng với khu di tích Lam Kinh.
72
Khu đền thờ Lê Lai (ĐềnTép): Thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cách
khu di tích Lam Kinh 6km về phía Tây Bắc, thờ Trung Túc Vương Lê Lai- một vị
Khai quốc Công thần của triều Lê Sơ. Chuyện kể rằng, nghĩa quân Lam Sơn buổi
đầu tụ nghĩa lực lượng còn rất non yếu. Trong một lần bị quân giặc vây khốn, Lê
Lai đã cải trang thành Lê Lợi và anh dũng hy sinh. Quân giặc tưởng đã tiêu diệt
được thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nên đã lui quân. Nhờ đó nghĩa quân được bảo
toàn lực lượng tạo tiền đề cho chiến thắng sau này. Tấm gương hy sinh anh dũng
của Lê Lai đã được nhân dân ghi nhận, lập đền thờ tại quê hương ông.
Đền thờ Bố Vệ: Vào đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long sai dỡ điện Lam Kinh, rồi
từ Lam Kinh lại chuyển về làng Bố Vệ, nay thuộc phường Bố Vệ, thành phố Thanh
Hoá để thờ.
Nguyên đền Bố Vệ xưa thuộc thôn Kiều Đại, xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn, là
sinh quán của bà hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, vợ vua Lê Thái Tông. Sinh thời bà
dựng điện Chiêu Hoa ở đây, để lấy chỗ nghỉ ngơi khi về thăm quê. Khi bà mất, năm
1460, vua Lê Thánh Tông cho sửa điện này thành điện Hoàng Đức để thờ bà. Năm
1805, vua Gia Long cho dời đền thờ các vua Lê ở Lam Kinh về điện Hoàng Đức,
tập trung 28 bài vị của các vua Lê và hoàng hậu tại đây và người ta quen gọi là đền
Nhà Lê, hay đền Bố Vệ.
Đền có kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Buổi đầu tất cả các pho tượng, bài vị, đồ
minh khí thờ các vua Lê ở Thăng Long đều tập trung tại đây, nhưng nay phần lớn
đã không còn. Chỉ còn lại tượng Lê Lợi bằng đồng, tư thế ngồi như người thật, đặt ở
chính tẩm, hai bên tả hữu có tượng của Nguyễn Trãi và Lê Lai. Những pho tượng
này, do một nhà tư sản cung tiến năm 1935.
Hàng năm, cứ đến ngày 21, 22 tháng tám âm lịch, nhân dân khắp nơi nô nức
về Lam Kinh và cả đền Bố Vệ, để dự tưởng niệm công đức của hai anh hùng cứu
nước Lê Lợi và đại công thần Lê Lai và các vị vua Lê đã có công khôi phục giang
sơn, đất nước.
73
Khu du lịch văn hoá lịch sử Thành Nhà Hồ:
Thành Tây Đô là một công trình kiến trúc độc đáo và kỳ vĩ, là hạt nhân chính
của khu du lịch Thành Nhà Hồ và một số điểm du lịch quan trọng của huyện Vĩnh
Lộc như: Đàn tế Nam Giao của Nhà Hồ mới được phát hiện, đền thờ Trần Khát
Chân, Phủ Trịnh - Nghè Vẹt, động Tiên Sơn, động Hồ Công, Hoa Long Tự, Chùa
Giáng Thành Nhà Hồ cách đường quốc lộ 1A 25km, cách đường Hồ Chí Minh 20
km và có quốc lộ 217 chạy qua, rất thuận tiện về giao thông vận chuyển khách du
lịch. Hiện nay, hồ sơ khoa học khu di tích Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công
nhận là di sản văn hoá thế giới.
- Tính chất: Là khu du lịch chuyên đề văn hóa lịch sử có ý nghĩa quốc gia.
- Sản phẩm du lịch chính: Tham quan, nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tham quan
thắng cảnh
Năm 1397, Hồ Quý Ly sai viên thượng thư Bộ Lại, kiêm Thái sử lệnh là Đỗ
Tĩnh vào nghiên cứu vùng đất Thanh Hoá, một căn cứ địa vững chắc đồng thời là
quê hương của họ Hồ để xây dựng thành trì chuẩn bị cho việc rời đô từ Thăng Long
vào Thanh Hoá. Các làng Tây Giai, Xuân Giai, Đông Môn, thuộc xã Vĩnh Tiến,
Vĩnh Long và An Tôn xã Vĩnh Yên được chọn làm nơi xây dựng kinh thành. Khi
thái tử An, tức cháu ngoại của Hồ Quý Ly lên ngôi lấy niên hiệu là Thiếu Đế, Thành
Tây Đô trở thành kinh đô của nước ta từ đó. Đến năm 1400 vua Thiếu Đế qua đời,
Quý Ly chính thức lên ngôi vua lập nên triều Hồ.
Đến bây giờ, chúng ta không khỏi khâm phục trước tài nghệ xây dựng vật
liệu bằng đá khối như đối với thành đá Tây Đô. Đặc biệt với thời gian chỉ vẻn vẹn 3
tháng (từ mùa xuân 1397), toàn bộ bức thành đồ sộ đã được xây dựng bằng đá khối,
trong đó có những phiến nặng lên tới trên 2 tấn trong khi không có một thiết bị hiện
đại vận chuyển lên cao nào ngoaì sức người thuần tuý và cũng chỉ 3 năm (Đến
1400), toàn bộ kinh thành đã được xây dựng hoàn tất với các điện, đài nguy nga,
tráng lệ. Cho đến hôm nay, kỹ thuật xây dựng thành vẫn là một điều bí ẩn đối với
khoa học xây dựng thế kỷ XX. Nhìn những phiến đá lớn được mài nhẵn, chồng khít
lên nhau, tạo nên bức tường thành đồ sộ, ai cũng tự đặt câu hỏi không biết người
74
xưa đã sử dụng phương tiện gì để vận chuyển và nâng lên cao những khối đá lớn
như vậy?
Về mặt kiến trúc, thành có hình chữ nhật, mở ra bốn cổng Đông, Tây, Nam, Bắc
gọi là cổng, Tiền, Hậu, Tả, Hữu. Trong đó cổng tiền là còn nguyên vẹn hơn cả. Cổng mở
ra ba cửa, cửa giữa rộng 5,8m cao 8m, hai cửa hai bên rộng 5m cao 7,8m. Tất cả các
cổng đều được xây cuốn vòm, kiến trúc chữ U, bằng đá xanh đen mài hình muối bưởi,
nhờ trọng lượng nên chúng tự nêm chặt vào nhau. Các cánh cổng đều được làm bằng gỗ
lim phiến dầy, dưới chân có lắp hai bánh xe bằng đá. Tất cả các bức tường thành đều cao
trên 6m, trên mặt có đường đi rộng 4m. Tường thành xây bằng những viên đá khối lớn
2m x 1m x (0,7m). Những viên đá quá nặng phải đắp đất seo lên mới xây dựng được.
Mặt trong thành lèn đất day như đắp đê. Từ cửa Nam có một con đường lát đá hoa chạy
xuyên suốt trục bắc nam của thành vươn đến tận chân núi Đốn Sơn (Núi Đún), là nơi
dựng đàn tế Nam Giao của triều Hồ.
Hiện nay, trong thành di vật còn sót lại có giá trị nhất là đôi rồng đá. Nhưng cũng
thật đáng tiếc, trải qua thời gian, do không được bảo vệ và ý thức người dân chưa cao
nên đôi rồng đá đã bị mất đầu. Dù sao thì đây vẫn là hiện vật có giá trị nhất. Đôi rồng
mỗi con dài mươi thứơc, uốn khúc uyển chuyển và hùng dũng như đang bay. Cái tráng
khí hào hùng ấy do bàn tay tài hoa của người thợ đá làng Nhồi tạc nên.
Trên 6 thế kỷ đã trôi qua, Tây Kinh – một kinh thành đồ sộ với các điện đài nguy
nga tráng lệ. Song tất cả chỉ còn là đống đổ nát, không một vết tích đền đài nào còn sót,
chỉ còn lại bức tường thành là có thể minh chứng cho một triều đại đã tồn tại, cũng như
mãi mãi khẳng định một loại hình kiến trúc độc đáo, tiến bộ bậc nhất của Việt Nam -
Kiến trúc thành luỹ bằng đá.
Khu du lịch sinh thái Bến En:
Là khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng rất quan trọng trong quy hoạch tổng thể
du lịch Bắc Bộ, diện tích vườn quốc gia là 6.634 ha với 21 đảo trên hồ, diện tích
mặt hồ gần 4000 ha. Trong khu du lịch còn có một số di tích danh thắng như hang
Lò Cao, hang Ngọc...Trung tâm Bến En cách quốc lộ 1A khoảng 30 km, cách
đường Hồ Chí Minh 15 km.
75
Nơi đây chẳng những là khu bảo tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm
phục vụ cho nghiên cứu khoa học mà còn là một nơi tham quan, du lịch, nghỉ mát
rất lý tưởng.
- Tính chất: Là khu du lịch chuyên đề sinh thái Rừng - Hồ.
- Sản phẩm du lịch chính: Tham quan nghiên cứu khoa học; nghỉ dưỡng, chữa
bệnh; thể thao, vui chơi giải trí.
Vườn quốc gia Bến En có hồ sông Mực rộng 4.000 ha, sâu hàng chục mét, là
thủy vực của bốn con suối lớn trong vùng. Hồ sông Mực còn chia ra làm hai hồ, hồ
Thượng rộng hơn 3.000 ha và hồ Hạ rộng chừng 800 ha. Trên mặt hồ có 24 hòn đảo
lớn, nhỏ tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, lại có thêm nhiều hang động kỳ
ảo chẳng khác nào chốn bồng lai tiên cảnh. Trên các đảo có rừng cây và một số
giống chim, thú do con người nuôi dưỡng. Ở một số đảo, du khách tham quan còn
có thể dựng lều bạt để nghỉ qua đêm và giải trí bằng cách thả cần buông câu, thư
giãn tinh thần, làm bếp tại chỗ. Còn nếu dùng thuyền máy du ngoạn trên mặt hồ vào
dịp trăng thanh gió mát thì còn gì thích thú bằng.
Rừng Bến En là nơi ẩn náu rất thuận lợi cho nhiều nhóm côn trùng, các loài
chim, các loài gặm nhấm, móng guốc và các loài thú ăn thịt phát triển, sinh sôi. Qua
nhiều đợt khảo sát, điều tra cho thấy Vườn quốc gia Bến En có 50 bộ, 177 họ, 216
giống và hơn 1.000 loài động vật, trong đó có 91 loài thú, 201 loài chim, 54 loài bò
sát, 31 loài ếch nhái, 68 loài cá, 499 loài côn trùng. Có nhiều loài động vật quý hiếm
nằm trong sách đỏ như voi, bò tót, gấu ngựa, báo lửa, khỉ mặt đỏ, vượn bạc má, rùa
vàng...
Rừng Bến En thuộc hệ sinh thái rừng núi đất nhiệt đới ẩm. Đây là trung tâm
phân bổ của giống lim xanh, đặc hữu nổi tiếng ở Việt Nam, có cây tuổi thọ đến vài
trăm năm với đường kính gần 3m. Ngoài ra còn có các loài cây gỗ quý hiếm như
chò chỉ, vù hương, sến mật, vàng tâm, lim, xẹt, lát hoa, trai lý... và những nhóm cây
thân mềm như song, mây, giang, tre, họ cây có dầu như trẩu, sến, màng tang... Đặc
biệt phong phú là có trên 300 loài cây dược liệu.
76
Muốn tham quan vườn quốc gia Bến En, du khách cũng phải mất nhiều ngày.
Rừng Bến En nằm trên địa phận các xã Tân Bình, Bình Lương. Ở đây có các dân
tộc Thái, Mường, Thổ và Kinh cùng sinh sống với nhiều phong tục, tập quán khác
nhau. Ngoài khu vực hồ, đảo và rừng, Bến En còn có dãy núi đá vôi thuộc xã Hải
Vân với một số hang động còn giữ được vẻ tự nhiên nguyên thủy, chưa bị bàn tay
con người phá hoại. Trong số đó, đáng chú ý là hang Ngọc. Hang này có chiều dài
khoảng 80m, rộng 8m, cao 2,5m, bên trong là thạch nhũ óng ánh muôn màu, muôn
vẻ.
Đặc biệt, ở giữa hang có một khối thạch nhũ to lớn, lấp lánh như ngọc nên gọi
là "hòn ngọc". Nước từ vách đá trong hang chảy ra, tạo thành con suối nhỏ, trong
mát, tiếng kêu róc rách suốt đêm ngày.
Bên cạnh hang Ngọc là hang Cận, vừa rộng rãi vừa thoáng mát. Nếu du khách
trèo lên đỉnh hang, nhìn qua lỗ trống, có thể quan sát toàn khu vực Bến En. Do cấu
trúc của địa hình rừng, núi và hồ nước nên khí hậu nơi đây mát mẻ quanh năm,
nhiệt độ trung bình 25 độ C cho nên rất thích hợp cho việc du lịch, nghỉ ngơi của du
khách.
Chung quanh khu vực Bến En còn có một số đền miếu như đền Phù Na ở xã
Xuân Du, đền Khe Rồng ở xã Hải Long, đền Phù Sung ở xã Hải Vân. Đền Khe
Rồng thờ một vị tướng của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân
Minh đầu thế kỷ XV có tên gọi là Đức Ông. Đền Phù Sung thì thờ Liễu Hạnh thánh
mẫu.
Đến tham quan Bến En, du khách còn được thưởng thức món "canh đắng", là
đặc sản miền núi xứ Thanh. Canh được nấu bằng lá của một loại cây rừng rất đắng
với thịt gà, thịt bò hay tim, gan heo... một thứ canh vừa đắng, vừa béo, vừa cay lại
có vị chua ngọt... Người miền núi cho rằng, món "canh đắng" này rất bổ và mát. Ở
Bến En còn có loại cá mè đặc biệt chỉ thấy ở sông Mực, rất lớn con, nặng đến chục
ký. Thịt cá trắng, thơm ngon, cho nhiều mỡ. Ngày nay cá mè sông Mực trở nên
khan hiếm do sự đánh bắt bừa bãi.
77
Đến với Vườn quốc gia Bến En, du khách có dịp khám phá nhiều điều thú vị
giữ rừng đại ngàn và nghe chim kêu, vượn hú bên khe núi sườn non, hít thở không
khí trong lành. Nhất định mai này Bến En sẽ trở thành khu du lịch sinh thái đầy hấp
dẫn của tỉnh Thanh.
Khu du lịch sinh thái Pù Luông:
- Tính chất: Là khu du lịch chuyên đề sinh thái, văn hóa miền núi.
- Sản phẩm du lịch chính: Tham quan, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu đời
sống văn hóa cộng đồng dân tộc miền núi; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, leo núi
mạo hiểm.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có vị trí tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình và
Hoà Bình, thuộc 2 huyện Bá Thước và Quan Hoá. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên
có hệ sinh thái núi đá và rừng giàu là chủ yếu, xen kẽ là núi đất nên có hệ động thực
vật rất phong phú, cảnh quan hùng vĩ, hang động đẹp, khí hậu lý tưởng (trong ngày
có 4 mùa), nhiệt độ không qúa 20 0C.
2.4.1.2 Các tuyến du lịch:
Tuyến du lịch nội tỉnh :
* Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn - thành phố Thanh Hoá:
Du khách sẽ được tham quan tìm hiểu lịch sử, văn hóa, truyền thống của thành phố
Thanh Hóa qua hệ thống bảo tàng, di tích lịch sử...Biển Sầm Sơn giúp du khách có
những phút giây thư giãn tuyệt vời bằng các loại hình tắm biển, bơi thuyền, chạy
cano nước, leo núi, hoặc nghỉ dưỡng biển tổng hợp...
* Tuyến du lịch TP Thanh Hoá - Quảng Xương - Nông Cống - Bến En: các
sản phẩm du lịch chính của tuyến này là du lịch văn hóa, tham quan nghiên cứu,
nghỉ dưỡng biển tổng hợp, du lịch sinh thái.
* Tuyến du lịch thành phố Thanh Hoá - Lam Kinh - thành phố Thanh Hoá:
Du khách sẽ nghỉ ngơi và mua sắm, dạo phố tại TP Thanh Hóa, nếu đến Lam Kinh
vào đúng ngày Giỗ Lê Lai, Lê Lợi, du
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_08_28_6496712908_7536_1872318.pdf