MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .3
MỤC LỤC.4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .8
MỤC LỤC.10
MỞ ĐẦU .11
1.Lí do chọn đề tài.11
2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.12
4.Lịch sử nghiên cứu:.12
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.13
6.Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:.13
7.Cấu trúc luận văn .15
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN TRÁI.16
1.1.Khái niệm cây ăn trái.16
1.2.Đặc điểm sinh học một số loại cây ăn trái.16
1.3.Lịch sử nghề trồng cây ăn trái trên Thế giới.16
1.4.Đặc điểm nghề trồng cây ăn trái trên Thế giới và Việt Nam.18
1.4.1.Các vấn đề quan tâm hàng đầu của nghề trồng cây ăn trái Thế giới .18
1.4.1.1. Giống mới .18
1.4.1.2. Nghiên cứu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn trái .18
1.4.1.3. Trừ sâu bệnh ở vườn cây ăn trái.19
1.4.1.4. Nghiên cứu kỹ thuật thu hái, xử lý thu hoạch cây ăn trái.19
1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trái cây trên Thế giới.20
1.4.3.Phân loại cây ăn trái và tình hình phát triển cây ăn trái ở Việt Nam..21
1.4.3.1.Phân loại cây ăn trái ở Việt Nam. .21
1.4.3.2.Tình hình phân bố cây ăn trái Việt Nam.22
1.4.3.3. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ trái cây ở Việt Nam. .241.4.3.4. Các mặt thuận lợi và khó khăn của ngành trồng cây ăn trái Việt Nam.31
1.5.Ý nghĩa phát triển nghề trồng cây ăn trái trong nền kinh tế quốc dân. .35
1.5.1.Giá trị thực phẩm của cây ăn trái..35
1.5.2.Giá trị kinh tế cây ăn trái.37
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY ĂN TRÁI TỈNHBẾN TRE.40
2.1.Khái quát về tỉnh Bến Tre.40
2.2.Một số loại cây ăn trái chủ lực và vùng chuyên canh cây ăn trái ở Bến Tre..40
2.3.Tiềm năng phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre.51
2.3.1.Điều kiện tự nhiên.51
2.3.1.1.Vị trí địa lí.51
2.3.1.2.Địa hình .51
2.3.1.3.Đất đai.52
2.3.1.4.Khí hậu..55
2.3.1.5.Sông ngòi .57
2.3.1.6.Sinh vật .58
2.3.1.7.Khoáng sản.59
2.3.2.Điều kiện kinh tế - xã hội.60
2.3.2.1.Dân cư, nguồn lao động.60
2.3.2.2.Trình độ khoa học kỹ thuật .63
2.3.2.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng.63
2.3.2.4.Thị trường .64
2.3.2.5.Đường lối chính sách.64
2.3.3.Đánh giá tiềm năng phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre.65
2.4. Thực trạng phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre.65
2.4.1.Diện tích, năng suất, sản lượng, cơ cấu chủng loại .65
2.4.2.Kỹ thuật canh tác và tình hình sâu bệnh .70
2.4.3.Công nghê thu hoạch và chế biến.71
2.4.4.Tình hình tiêu thụ.752.4.5.Hiệu quả sản xuất cây ăn trái và lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh xung quanh.78
2.5.Đánh giá sự tương quan giữa tiềm năng và thực trạng phát triển cây ăn trái..83
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY ĂN TRÁI BẾN
TRE ĐẾN NĂM 2020 .85
3.1.Định hướng phát triển cây ăn trái Bến Tre. .85
3.1.1.Định hướng phát triển cây ăn trái Bến Tre đến năm 2020..85
3.1.2. Một số dự báo triển vọng về phát triển cây ăn trái Bến Tre đến 2020.87
3.1.2.1.Dự báo thị trường .87
3.1.2.2.Dự báo các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể áp
dụng vào phát triển cây ăn trái ở Bến Tre. .89
3.1.2.3.Dự báo quỹ đất dành cho cây ăn trái ở Bến Tre.90
3.1.2.4. Dự báo tác động của BĐKH, mực nước biển dâng và việc xây dựng các đập thủy lợi ở sông
Mêkông đến cây ăn trái Bến Tre..92
3.2.Giải pháp phát triển cây ăn trái Bến Tre đến năm 2020..93
3.2.1.Về phía người nông dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh..93
3.2.1.1.Phát triển vùng sản xuất hàng hóa..93
3.2.1.2.Tăng cường dịch vụ giống, công nghệ sau thu hoạch. .94
3.1.2.3.Quản lý chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm xuất khẩu..96
3.1.3.Về phía nhà khoa học và cán bộ khoa học khảo sát tỉnh..97
3.1.4.Về phía nhà nước và chính quyền địa phương..98
3.1.4.1.Tổ chức tiêu thụ..99
3.1.4.2.Phát triển dịch vụ xuất khẩu. .100
3.1.4.3.Hỗ trợ xuất nhập khẩu, phát triển thị trường và xúc tiến thương mại..100
3.1.4.4.Hỗ trợ phát triển nhân lực.105
3.1.4.5.Chính sách tài chính tín dụng.106
3.1.5.Về vấn đề liên kết .108
KẾT LUẬN .112
KIẾN NGHỊ .113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .116
PHỤ LỤC.121
143 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre: tiềm năng và định hướng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm để thực hiện chứng nhận VietGAP, Global GAP.
Tỉnh có kế hoạch hỗ trợ nhà vườn 50% kinh phí tái chứng nhận Global GAP cho nhà vườn thực
hành sản xuất nông nghiệp sạch. Khuyến khích tổ chức các hội thi trái cây ngon, an toàn, hội chợ
đấu xảo trái cây nhằm tôn vinh các nhà vườn, các sản phẩm, quảng bá thương hiệu sản phẩm cho
các giống cây ngon, an toàn.
Hiện tại tỉnh vẫn còn thực hiện cơ chế “xin - cho”, nhà nông cần gì cho sản xuất thì tỉnh sẽ
xem xét hỗ trợ nhưng vẫn chưa có chính sách cụ thể dành riêng cho sản xuất cây ăn trái.
2.3.3.Đánh giá tiềm năng phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre
Diện tích tự nhiên của Bến Tre là 2.360,2 kmP2P (NGTK 2009) trong đó đất nông nghiệp chiếm
76,9%. Chia làm 3 vùng sinh thái: ngọt, mặn, lợ. Khí hậu chủ yếu là nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, nhiệt độ trung bình 26,9P0Pc, độ ẩm 84%, có 2 mùa khô
và mưa rõ rệt. Dân cư tập trung chủ yếu là ở nông thôn trên 90%. Có truyền thống và giàu kinh
nghiệm trong canh tác và chăm sóc cây ăn trái. Với đặc điểm như trên tạo điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế vườn (chủ yếu là cây ăn trái) và thủy sản.
Với khả năng thích nghi của đất đai, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, cây ăn trái còn
nhiều khả năng mở rộng diện tích hơn nữa trong tương lai, nhất là khả năng thâm canh, đặc biệt là
cây dừa có khả năng thích nghi cao với biến đổi của môi trường và thích nghi được rất tốt với môi
trường đất cả ngọt, mặn, lợ nhằm đáp ứng cho nhu cầu của thị trường, tận dụng tối đa tài nguyên tự
nhiên của tỉnh, đặc biệt là tài nguyên đất.
2.4. Thực trạng phát triển cây ăn trái tỉnh Bến Tre
2.4.1.Diện tích, năng suất, sản lượng, cơ cấu chủng loại
Bến Tre đứng hàng thứ hai vùng ĐBSCL về sản xuất cây ăn trái, trong đó một số loại cây
trồng như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh đã hình thành được danh tiếng trên thị
trường và được tiêu thụ khá tập trung.
Bảng 2.12. Diện tích, sản lượng cây ăn trái của tỉnh Bến Tre.
Nguồn: sở Nông nghiệp và PTNT
Diện tích cây ăn trái tăng nhanh từ 24.846 ha năm 1995 lên đến cao điểm là 40.898 ha năm
2004 (tăng 4,8%/năm), năm 2010 diện tích giảm còn 33.500 ha do chuyển sang trồng dừa. Tuy
nhiên, đặc điểm đáng lưu ý là cơ cấu nội bộ cây ăn trái luôn biến động theo yếu tố thị trường, dịch
bệnh và hiệu quả canh tác.
Cam quýt giảm diện tích gieo trồng từ 5.433 ha năm 1995 còn 4.118 ha năm 2000 do tình hình
dịch bệnh, sau đó phục hồi và phát triển rất nhanh, đạt cao điểm 10.194 ha năm 2005 (chủ yếu trên
địa bàn Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Giồng Trôm) sau đó giảm nhanh còn khoảng
5.100 ha năm 2010 do hiệu quả canh tác không cao, phần lớn được thay thế bằng hệ thống canh tác
vườn dừa
Năm
Tổng diện tích
(ha)
Diện tích kinh doanh
(ha)
Sản lượng
(tấn)
1995 24.846 15.549 265.681
2000 32.379 22.938 309.254
2004 40.898 30.500 400.788
2005 39.702 29.090 379.902
2006 37.213 29.080 349.887
2007 36.637 28.810 357.269
2008 34.902 27.474 338.870
2009 33.283 26.202 322.759
2010 33.500 27.050 339.270
Kế hoạch 2011 33.900 29.500 382.520
2012 33.800 30.100 391.320
2013 34.000 30.900 404.790
2014 34.200 32.250 425.515
2015 34.500 32.900 442.000
Biểu đồ 2.6. Tốc độ tăng trưởng cây ăn trái tỉnh Bến Tre.
Cây chanh có diện tích tăng đều (từ 1.725 ha năm 1995 lên 2.731 ha năm 2005) sau đó giảm
còn chung quanh 2.100 ha năm và tương đối ổn định ở mức diện tích này tại Giồng Trôm.
Cây bưởi tăng diện tích rất nhanh, từ 110 ha năm 1995 lên 3004 ha năm 2005 và đạt 4.800 ha
năm 2010, tập trung ở Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách, TP. Bến Tre, Châu Thành, một phần
nhờ sự hỗ trợ của dự án bưởi da xanh và nhờ điều kiện tiêu thụ trong nước đang gặp nhiều thuận lợi.
Cây nhãn tăng diện tích từ 6.035 ha năm 1995 lên 12.917 ha năm 2000 do tác động của thị
trường xuất khẩu sang Trung Quốc; sau đó giảm nhanh theo thị trường còn khoảng 6.200 ha tập
trung Châu Thành, Chợ Lách, Bình Đại.
Cây măng cụt trồng chuyên hoặc dưới tán dừa tại Châu Thành, Chợ Lách đang có khuynh
hướng phát triển nhanh và đạt gần 2.000 ha năm 2008, tuy nhiên trong 2 năm gần đây lại có khuynh
hướng giảm diện tích.
Cây xoài tăng nhanh diện tích và đạt đỉnh cao vào năm 2006 (2.616 ha), sau đó giảm nhanh
còn chung quanh 1.500 ha chủ yếu tại Châu Thành, Chợ Lách.
Các nhóm cây trồng có diện tích tương đối ổn định là:
Cây chôm chôm tăng gấp đôi diện tích trong giai đoạn 1995 – 2000 sau đó tăng đều, ổn định
ở mức 3.800 – 3.900 ha tại Châu Thành, Chợ Lách.
Cây sầu riêng ổn định trong khoảng 2.000 – 2.100 ha chủ yếu tại Châu Thành, Chợ Lách.
Các biến động lớn về cơ cấu cây trồng trên có tác động làm gia tăng hao phí thay mới loại cây
trồng và kiến thiết cơ bản vườn cây, đồng thời khó tăng năng suất cũng như tạo độ ổn định về số
lượng và chất lượng sản phẩm trái cây hàng hóa trên địa bàn trong thời gian chuyển đổi cơ cấu cây
trồng; trong thực tế, tuy cây ăn trái trên địa bàn tỉnh có nhiều chủng loại nhưng chỉ có các nhóm đặc
trưng là chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh và chanh.
Cũng do biến động về cơ cấu nội bộ, năng suất cây ăn trái tăng chậm (1,4%) và chỉ đạt khoảng
11tấn/ha, chưa tương xứng với tiềm năng. Sản lượng trái cây tăng 4,9%/năm trong giai đoạn 2001 –
2005 và giảm 0,9%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, ước đạt khoảng 346.000T vào năm 2010.
Về hệ thống canh tác, tồn tại song song 2 loại vườn: vườn chuyên (chủ yếu là chôm chôm,
nhãn, bưởi da xanh, sầu riêng, xoài), tập trung nhiều nhất tại Châu Thành và Chợ Lách; vườn hỗn
hợp, vườn xen (trong đó đáng chú ý là chanh và măng cụt trong vườn dừa).
Về quy mô sản xuất, hầu hết là sản xuất quy mô nông hộ với bình quân vài ngàn mP2P/ hộ; sản
xuất dạng tổ hợp tác chủ yếu là bưởi da xanh. Với quy mô canh tác phân tán như trên, tuy dễ chăm
sóc và áp dụng kỹ thuật nhưng dẫn đến nhiều trở ngại trong việc điều tiết chế độ nước để rải vụ và
khó tạo được lượng mặt hàng trái cây có quy cách tương đối đồng nhất với quy mô tập trung, khó
đạt được hiệu quả trong việc xây dựng tiêu chuẩn hóa.
Tóm lại, nhóm cây ăn trái chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt. Tuy nhiên, do
xu hướng giảm diện tích cây ăn trái (chủ yếu là cây có múi) để chuyển sang trồng dừa, tỷ trọng này
có xu hướng giảm dần (từ 54% năm 2000 còn 49% năm 2010).
Về hệ thống canh tác, tỷ lệ VA/GO ở mức khá (chung quanh 80 – 85%) do việc ứng dụng các
kỹ thuật về giống, nông hóa, điều khiển ra hoa bước đầu đạt hiệu quả. Tuy nhiên, do quá trình thay
đổi liên tục cơ cấu nội bộ cây ăn trái, năng suất cây trồng tăng chậm và chưa tương xứng với tiềm
năng.
Hạn chế chính là quy mô sản xuất phân tán nên khó tạo được sản phẩm quy mô tập trung và
chất lượng đồng nhất, việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cũng khó khăn hơn. Ngoài ra, cơ cấu trái
cây trên địa bàn tỉnh chủ yếu là tiêu thụ tươi, các nhóm sản phẩm có khả năng chế biến rất thấp nên
khó hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến, đồng thời trên địa bàn chưa có các nhà máy chế
biến trái cây (trừ dừa). Tuy chiếm vị trí thứ 2 trong vùng nhưng hiện trên địa bàn tỉnh vẫn chưa hình
thành chợ đầu mối trái cây, quy mô các vựa nhỏ và phân tán.
Ngoài ra, trên địa bàn ven sông Tiền và sông Hàm Luông từ Vĩnh Thành, Tân Thiềng đến Tân
Phú, Quới Sơn (thuộc huyện Chợ Lách và Châu Thành) đã hình thành và phát triển kết hợp kinh tế
vườn với sản xuất giống cây ăn trái và hoa kiểng, khai thác du lịch xanh, du lịch sinh thái, trở thành
một trong những thế mạnh đặc trưng kinh tế vườn của tỉnh Bến Tre.
Ngoài hiện trạng các loại cây ăn trái nói trên còn có dừa. Diện tích dừa phân bố trên địa bàn
tỉnh Bến Tre đứng vào hàng đầu cả nước và hình thành các vùng dừa quy mô tập trung tại Giồng
Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành, Bình Đại và Thạnh Phú. Trước 2005, diện tích dừa
ổn định trong khoảng 37.000 – 38.000 ha, trong đó, giai đoạn 2001 – 2004, diện tích dừa giảm nhẹ
còn khoảng xung quanh 35.000 ha do quá trình phát triển mạnh của cây ăn trái trong giai đoạn này.
Sau năm 2005, diện tích dừa tăng nhanh đột biến đạt khoảng 51.566 ha vào năm 2010, các địa bàn
chuyển dịch diện tích dừa quan trọng nhất là Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Giồng Trôm. Bình quân
trong 10 năm, diện tích dừa tăng 3,1%, trong đó giai đoạn 2006 – 2010 tăng đến 6,3 %/năm.
Nguyên nhân dẫn đến việc tăng diện tích trồng dừa trong 5 năm gần đây do:
Nhóm ngành trồng cây ăn trái tại một số địa bàn không đạt hiệu quả, đặc biệt là nhóm cây có
múi trên địa bàn Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam, một số diện tích mía trồng tại Giồng Trôm và Mỏ
Cày Nam cũng chuyển dần sang trồng xen dừa và tiến đến xóa dần cây mía trên líp.
Điều kiện tiêu thụ sản phẩm dừa đa dạng (xuất khẩu, chế biến công nghiệp, tiêu thụ tươi, tận
dụng mụn và xơ dừa); hệ thống thương lái cũng chuyên nghiệp và có tổ chức hơn so với các loại sản
phẩm trồng trọt khác là do:
• Phát triển và hiệu quả ban đầu của dự án ca cao trong vườn dừa.
• Tình trạng lao động tại khu vực nông thôn ngày càng khan hiếm.
• Biến đổi về điều kiện tự nhiên theo hướng xâm nhập mặn ngày càng tăng.
Năng suất dừa thuộc nhóm cao (6,5 – 7,2 ngàn trái/ha), dẫn đến sản lượng gia tăng khá nhanh
(4,7%/năm), năm 2010 ước đạt trên 360 triệu trái dừa.
Nhìn chung, cây dừa trên địa bàn tỉnh sẽ chiếm 39% diện tích đất canh tác và khoảng 17% VA
ngành trồng trọt vào năm 2020. Tuy mức độ đóng góp vào VA của ngành cao không tương xứng
với diện tích nhưng hiệu quả canh tác dừa được thể hiện qua VA/GO rất cao (chung quanh 90%) và
hiệu quả canh tác trong vườn dừa, trong đó đáng chú ý nhất là ca cao. Ngoài ra, các lợi thế khác như
thị trường tiêu thụ đa dạng, ít đòi hỏi công lao động, thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn ngày
càng tăng,cũng dẫn đến việc cây dừa ngày càng tăng dần ưu thế trong hệ thống canh tác cây lâu
năm.
2.4.2.Kỹ thuật canh tác và tình hình sâu bệnh
Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất, nhiều nông dân đã thực hiện quy trình thâm canh trong
canh tác cây ăn trái, biết áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, thay giống cũ
bằng cách ghép cải tạo; trẻ hóa những vườn già cỗi, bón phân cân đối kết hợp sử dụng phân hữu cơ
vi sinh, phân khoáng, phân bón lá để tăng năng suất và chất lượng quả, xử lí ra hoa theo ý muốn, xử
lí đậu trái, tỉa cành tạo tán hợp lí, dùng các biện pháp tổng hợp để phòng trừ sâu bệnh cho quả.
Sản xuất cây ăn trái theo qui trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), đang được thị trường
quan tâm, nhất là thị trường xuất khẩu. Phát triển cây ăn trái bền vững tất yếu phải theo hướng
GAP.
Do người trồng biết đầu tư kỹ thuật trong sản xuất cây ăn trái nên sản lượng hằng năm vẫn
luôn tăng, tuy nhiên quy trình áp dụng kỹ thuật canh tác vẫn chưa thống nhất nên chất lượng quả
chưa đồng đều và ổn định.
Tuy nhiên, hiện nay trình độ canh tác của nông dân ngày càng được cải thiện do các Viện,
Trường Đại học thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân, nông dân tự trang bị
thêm kiến thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, là ngày nay nhà nông đã
được sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía chính quyền địa phương, nhà khoa học để thực hiện các dự án GAP,
ý thức bảo vệ môi trường, sản xuất sản phẩm sạch ngày càng được nhà nông quan tâm và thực hiện
tốt hơn.
Bệnh trên cây ăn trái cũng đã ảnh hưởng xấu đến năng suất, sản lượng và chất lượng cây ăn
trái như bệnh phấn trắng trên cây chôm chôm, bọ, đuông - dịch hại nguy hiểm cho dừa, sâu vẽ bùa,
rầy chổng cánh, rầy mềm, bù lạch, nhện, vàng lá thối rễ, thối gốc chảy nhựa, bệnh loét trên bưởi da
xanh, xì mủ trên thân sầu riêng, bệnh thán thư, bồ hóng, đốm lá, đốm rong, chảy mủ vàng trên lá,
chết nhánh trên măng cụtnhưng đây là những loại bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được.
Về ứng dụng kỹ thuật trên cây dừa, chủ yếu là bồi bùn hàng năm; việc chọn giống và ứng
dụng khác vẫn còn hạn chế; thành quả đáng chú ý nhất là quá trình phòng trừ bọ cánh cứng bằng
biện pháp sinh học và loại hình canh tác tổng hợp trong vườn dừa (dừa xen ca cao, chanh, cây có
múi, măng cụt, nuôi tôm cá trong mương dừa, nuôi ong mật trong vườn dừa).
2.4.3.Công nghê thu hoạch và chế biến
Đối với dừa:
Đo đặc điểm về sinh lý, sinh thái của cây dừa có phổ thích nghi rộng: từ ngọt tới mặn, phát
triển trên cả đất có độ phì nhiêu kém, nhiễm phènmà không cần chăm sóc nhiều, cho thu nhập
hàng tháng từ năm thứ 5 sau khi trồng và kéo dài hơn 50 năm sau. Việc thu hoạch dừa được tiến
hành khá đơn giản, người ta có thể dùng xào để bẻ hoặc trực tiếp leo lên cây dừa bẻ, thả cho dừa rơi
tự do xuống đất mà không lo hư hại gì vì khi dừa đã đủ độ khô (chín) lớp vỏ bên ngoài rất dai, nhẹ,
đủ bảo vệ gáo dừa bên trong. Dừa thu hoạch xong sẽ có thương lái đến mua, để lâu không hư hại gì
vì vỏ dừa đã bọc kín phần bên trong không tiếp xúc với không khí, nhưng nếu dừa đã khô, bẻ xuống
mà không chế biến gì thì dừa sẽ lên mọng nếu để quá lâu.
Còn nếu bẻ dừa để uống nước thì bẻ lúc trái dừa còn non hoặc nạo nhưng chưa khô thì phải
dùng dây chuyền dừa xuống, nếu không dừa sẽ rất dễ vỡ vì lúc này vỏ dừa chưa đủ dai, lại giòn,
nặng.
Chế biến:
Ngoài việc dùng làm nước uống, dừa còn được chế biến thành 500 mặt hàng có giá góp mặt
với thương trường như cơm dừa nạo sấy, kẹo dừa, bánh tráng dừa, thạch dừa, nước cốt dừa, chỉ xơ
dừa, thảm xơ dừa, vỏ dừa cắt lát, than thêu kết, than hoạt tính,.như hình 2.1
Các phần
của trái dừa
Máy móc, thiết bị Sản phẩm ban
đầu
Sản phẩm có giá trị gia tăng
Máy ép dầu Dầu Dầu thực phẩm
Xà phòng, chất tẩy rửa
Nhiên liệu sinh học
Mỹ phẩm
Dược phẩm
Cơm dừa Thực phẩm dinh dưỡng
Thức ăn chăn nuôi Gia súc, gia cầm
Sữa dừa, kem dừa
Thiết bị chế biến Cơm dừa nạo sấy
Snack dừa
Kẹo dừa
Máy đập, tướt chỉ Dây thừng
Máy se chỉ (đơn,
đôi)
Thảm
Chỉ sơ dừa Lưới sinh thái
Giỏ xách
Dụng cụ đan thảm Tấm trần
Dụng cụ đan lưới Ghế ô tô
Vỏ dừa
Máy đập tướt chỉ Phân hữu cơ
Máy sấy Bụi xơ dừa Hỗn hợp cải tạp đất
Máy đóng kiện Môi trường trồng hoa kiểng
Cải tạo, duy trì sân gôn
Hình 2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị dừa
Đối với sầu riêng:
Sau khi thu hoạch những thay đổi sinh lí hóa của cây sầu riêng có những đặc điểm sau cần
chú ý khi áp dụng các biện pháp xử lí bảo quản:
Trái có cường độ hô hấp cao, tiêu thụ oxygen nhiều, sinh nhiệt cao và thuộc nhóm có đỉnh hô
hấp vì vậy có thể thu hoạch lúc trái già và trái tiếp tục chín sau thu hoạch.
Trái dễ bị nứt có thể do sự mất nước trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ thấp.
Bệnh gây thối quả là bệnh phổ biến nhất của sầu riêng sau thu hoạch.
Trái dễ bị tổn thương lạnh ở nhiệt độ dưới 15P0PC.
Bảo quản:
Sau khi thu hoạch nên làm mát trái và tăng ẩm độ không khí 85 – 90% để làm chậm quá trình
chín, làm giảm sự phát triển của nấm bệnh và mất nước. Không để trái trong điều kiện độ ẩm không
khí dưới 80%.
Nồng độ oxy không dưới 10% và carbonic không quá 5%.
Muốn làm trái chính nhanh có thể dùng khí etylen, acetylen hoặc ethepon, carbur calci (đất
đèn) xử lý. Nếu muốn làm chậm chín dùng các chất Permaganat kali (KMnOR4R) để loại khí etylen
sinh ra hoặc làm loãng nồng độ khí này bằng cách thông khí.
Phòng nấm bệnh cho trái bằng cách nhúng trong dung dịch belate (5gr thuốc/4,5 lít nước) ở
nhiệt độ 55P0PC trong 10 – 15 phút.
Chế biến tối thiểu
Để cung cấp cho sầu riêng vẫn còn hương vị tươi, giữ nguyên lượng dinh dưỡng và đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng sẽ gặp khó khăn nếu không qua sơ chế vì trái khó bóc
quả, mang nặng, cồng kềnh. Sản phẩm chế biến này qua các giai đoạn: rửa nhúng dung dịch clor,
bóc vỏ, tách múi, phân loại múi, đóng gói. Điều kiện cơ sở chế biến (dụng cụ, nhà xưởng, công
nhân,) phải đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh tuyệt đối tránh sản phẩm bị nhiễm khuẩn.
Dung dịch nước clor sử dụng để rửa ở nồng độ 100 – 150 ppm và độ pH 6 – 7. Thời gian
nhúng 3 – 5 phút.
Tất cả dụng cụ (dao, bao tay,..) phải được khử trùng bằng nước clor.
Gói múi sầu riêng trong hộp Polypropylen (PP).
Sản phẩm nên vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ 4P0PC.
Đối với măng cụt:
Độ chín thu hoạch: để xác định độ chín của quả người ta thường dựa vào màu sắc của vỏ quả:
hồng lúc mới chín, tía lúc chín trung bình và tía sẫm khi chín hoàn toàn. Quả có đài hoa cứng ở
cuống và được hái cả cuống. Thịt quả tách rời với vỏ khi quả chín. Phân Viện đã nghiên cứu và đã
xác định được bảng màu về độ chín thu hoạch cho măng cụt.
Thu hoạch: hiện nay người ta chỉ thu hái măng cụt bằng tay, hái cả cuống còn xanh.
Măng cụt sau khi thu hoạch được xếp vào giỏ nhựa hoặc giỏ tre có lót giấy báo hoặc lá chuối
chở đến nhà xử lý. Quả xuất khẩu được đem đi đóng gói trong thùng có chứa những miếng xốp có
khuôn sẵn vừa một quả hoặc trong những khay bọt biển. Quả được nhúng qua thuốc diệt nấm,
thường dùng là thiophanate – methyl 1000 ppm trong 3 phút. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản măng
cụt là 13P0PC, bao bằng bao OTR2000, khi đó quả có thể tồn tại trong kho bảo quản 4 tuần, phụ thuộc
vào cây trồng và độ chín thu hoạch. Độ ẩm 90 – 95%.
Nấm bệnh phát sinh trong bảo quản bằng bao điều chỉnh thành phần không khí (OTR),
Diplodia sp, Penicillium sp, Fusarium sp.35.
Đối với bưởi da xanh
Thu hoạch: bưởi được xác định thuộc nhóm trái không có sự bộc phát hô hấp (non -
climateric), có cường độ hô hấp 30 – 40 ml COR2R/kg/h nhiệt độ 28P0P. Vì vậy, loại trái này không tiếp
tục chín sau khi thu hoạch, cần phải thu hoạch đúng độ chín. Đối với bưởi da xanh để bảo quản
được lâu nên thu hoạch vào khoảng 210 – 216 ngày sau khi đậu trái. Thịt quả hồng, rất ít hạt, giòn,
nhiều nước, có vị ngọt nhiều hơn chua: độ Brix: 10,5 – 11 Box, độ chua 0,3 – 0,35, tỷ số giữa độ
ngọt và độ chua (TSS/TA) khoảng 30. Màu xanh của trái chuyển màu nhạt, túi tinh dầu trên mặt vỏ
nở. Ngoài ra khi đúng độ chín phần đầu trái lõm vào nếu đúng là bưởi da xanh, nếu bưởi da xanh lai
khi chín phần đầu trái lồi ra. Khi chín gõ vào trái có tiếng trầm. Những chỉ số và cảm quan này có
thể tham khảo xem là chỉ số thu hoạch bưởi. Nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ tay tránh lúc trời
nắng gắt làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ, không nên thu hái quả sau cơn mưa hoặc có sương mù
nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.
Dụng cụ thu hoạch như kéo cắt gắn liền giỏ để thu hái trái, không được để trái rơi xuống đất,
khi thu hoạch nên mang bao tay vải tránh móng tay làm vết thương trên trái và dùng giỏ nhựa loại
20 kg. Kéo cắt nên làm sạch khuẩn bằng Natri Hypoclorit Sodium (NaOCl) trước khi dùng. Tất cả
sau khi thu hoạch phải lau chùi sạch sẽ để vào chỗ ngăn nắp.
Xử lý vi khuẩn, nấm và giảm trọng lượng, làm khô: sau khi phân loại, bưởi được nhúng qua
dung dịch Natrihipoclorit 1%, để khô và sau đó nhúng trong dung dịch citrashine để khô tự nhiên
hoặc dùng quạt thổi hoặc dùng bao wrapping. Nên bao trái bằng lưới polostiren tránh va chạm khi
vận chuyển làm hỏng trái trước khi đóng gói bằng thùng carton. Thùng carton 3 lớp chia thành 6
ngăn, mỗi ngăn 1 quả để hạn chế sự va chạm mạnh trong quá trình vận chuyển.
Bảo quản: bảo quản bưởi ở nhiệt độ 10P0 P±1P0PC, ẩm độ 90% - 95%.
Ngoài ra, Phân Viện cũng đã nghiên cứu thành công quá trình chế biến mứt và trà từ bưởi và
đang chuẩn bị chuyển giao cho cơ sở sản xuất cho tỉnh Bến Tre.
Đối với chôm chôm
Thu hoạch: Từ khi nở hoa cho đến lúc chín, cần khoảng 100 ngày ở miền Nam. Mùa chôm
chôm chín từ tháng 5 – 8. Tuy nhiên, hiện nay do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện nay nhà
vườn có thể chủ động cho ra hoa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Quả chín màu sắc vỏ thay đổi,
chất hòa tan trong cùi từ 17 – 21%. Độ chua (TA) tính bằng axit xitric khoảng 0,55% và pH từ 4.0
đến 5.0. Một vườn chôm chôm thường hái nhiều lần, cách nhau 3 -7 ngày tùy giống. Nên thu hoạch
vào lúc sáng sớm, tránh nắng gắt.
Bảo quản: Ở nhiệt độ 25P0PC, khi bảo quản trong môi trường tự nhiên, trọng lượng quả chôm
chôm giảm đi rất nhanh do mất nước nhiều. Trọng lượng mất đi sau 5 – 8 ngày từ 22% đến 25% tùy
theo giống chôm chôm. Nhiệt độ càng cao, trọng lượng mất càng nhiều. Bảo quản trong túi
polyetylen (PE) trọng lượng mất ít hơn. Nếu đóng gói ở nhiệt độ tự nhiên thì sau 72 giờ hoặc ít
hơn, quả sẽ mất nước và đen lại. Ở 8P0PC, có thể bảo quản được 6 ngày. Để trong túi PE kín kết hợp
với nhiệt độ thấy có thể bảo quản được 18 ngày. Tăng nồng độ COR2R trong túi tới 7% và nhiệt độ
8P0PC, có thể bảo quản tới 30 ngày.
Trong thực tế nên bảo quản ở nhiệt độ 10P0PC trong túi PE có đục lỗ, quả còn tốt bán được sau
10 ngày và trong túi PE kín là sau 12 ngày.
Như vậy, phần lớn trái cây Bến Tre được tiêu thụ dưới dạng tươi, chỉ có dừa được chế biến ra
nhiều sản phẩm và được tiêu thụ qua nhiều thị trường.
2.4.4.Tình hình tiêu thụ
Về hệ thống tiêu thụ, đã phát triển hệ thống tiêu thụ đa tuyến, trong đó chủ lực là mạng lưới
thương lái và các nhà vựa nhỏ phân tán tại trung tâm các xã. Một số sản phẩm (bưởi da xanh, chôm
chôm, nhãn,) đã bắt đầu tuyển chọn, đóng gói theo quy cách để tiêu thụ trong và ngoài nước.
Trên địa bàn hiện chưa có chợ đầu mối đúng nghĩa, do đó một lượng đáng kể trái cây của Bến
Tre lại được chở đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối tại Tiền Giang (Long Trung, Cái Bè, An Hữu, Vĩnh
Kim), Đồng Tháp (Mỹ Hiệp) và TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, trái cây còn được đưa đi tiêu thụ thông
qua ở các công ty trung gian tại TP Hồ Chí Minh (công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại
dịch vụ Rồng Đỏ), Bình Thuận (doanh nghiệp tư nhân rau quả Bình Thuận) để xuất khẩu đi nước
ngoài như Mã Lai, Trung Quốc, Inđônêsia. Do chưa đủ khả năng để tự xuất khẩu vì thị trường xuất
khẩu nước ngoài đòi hỏi trái cây được xuất khẩu phải có bao bì chứng nhận địa điểm xuất khẩu,
phải có đầy đủ thủ tục pháp lí, phải có doanh nghiệp, công ty chịu trách nhiệm cụ thể. Nhưng đa số
các vựa nhỏ lẻ, chưa đủ trình độ và khả năng thành lập công ty. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh cũng đã
hình thành một số điểm tập trung các nhà vựa trái cây các loại có quy mô phân tán tại Tân Phú
(Châu Thành), Lương Quới, Hương Điểm (Giồng Trôm), Sơn Định, Thới Lộc, Vĩnh Thành (Chợ
Lách), Nhuận Phú Tân (Mỏ Cày), hiện trên địa bàn tỉnh chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn Chánh
Thu bước đầu được thành lập để đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính, có
hệ thống nhà xưởng đóng gói, kho mát,theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP.
Trái cây Bến Tre còn được xuất khẩu qua đường tiểu ngạch hoặc xuất khẩu qua nước ủy thác
thứ ba như Thái Lan, Trung Quốc nên sự phụ thuộc là tất yếu, khó khăn không thể tránh khỏi. Một
điều hết sức đáng ngại trong việc nhờ các nước khác bán sản phẩm, đó là vấn đề thương hiệu: sản
phẩm của Bến Tre, Việt Nam lại mang thương hiệu, nhãn hiệu Thái Lan, Trung Quốc,
Hình 2.2. Chuỗi phân phối trái cây ở Bến Tre
Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Phát triển
nông nghiệp nông thôn.
Kênh 1: Người sản xuất - Người bán lẻ - Người tiêu dùng: kênh tiêu thụ này diễn ra tại địa
phương gần vùng sản xuất.
Kênh 2: Người sản xuất - người thu gom/thương lái - Chợ đầu mối/vựa – bán lẻ/ xuất khẩu –
tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu. Đây là kênh phân phối truyền thống trong việc tiêu thụ nông sản
đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ, phân tán.
Trung tâm
khuyến
Viện nghiên
cứu
Hiệp hội
Sở NN& PTNT
Ngườ
i
ồ
Thu gom
/Trung gian
Xuấ
t
Thị
trường
Chợ bán lẻ
Hà Nội/HCM
Chợ đầu mối
Hà Nội/HCM
Thị
trường nội
Thu gom
/Trung gian
Người bán lẻ
Vựa, công ty
ở tỉnh
Chế biến
Xuất
khẩu
Thị trường
thế giới
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 1
Cung đầu vào Kỹ thuật Dịch vụ nông nghiệp Chuyên chở Bảo quản lạnh
Kênh 3: Người sản xuất - Người thu gom/thương lái - Chợ đầu mối/vựa - Chế biến – Tiêu thụ
trong nước hay xuất khẩu. Đây là kênh tiêu thụ phục vụ lĩnh vực chế biến nông sản.
Chuỗi phân phối trái cây mang tính một chiều chi phối, khiến cho người nông dân hầu như
“bán cái mình có” hoàn toàn không bán “bán cái người tiêu dùng cần.”
Mặc dù trái cây chúng ta rất phong phú, nhiều loại rất ngon nhưng do diện tích sản xuất manh
mún, nhỏ lẻ, không tập trung nên chưa thể hình thành các vùng chuyên canh lớn. Chính vì quy mô
dạng kinh tế nông hộ nên sản lượng lúc thừa lúc thiếu, chất lượng không đồng đều khó áp dụng các
tiêu chuẩn hóa, khó đưa vào thực hiện theo chương trình, đề án của tỉnh về thực hiện sản xuất theo
GAP,đặc biệt là khâu thu hoạch, bảo quản, chế biếncòn rất hạn chế. Năng lực của doanh
nghiệp rất yếu nên ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa trái cây Bến Tre vươn xa trên thị trường quốc tế.
Thêm nữa, còn lúng túng trong sản xuất và tiêu thụ nên tình trạng rớt giá cứ lặp đi lặp lại, thậm chí
bị lép vế trước trái cây ngoại nhập ngay trên sân nhà. Nhiều khi, cũng có các hợp đồng đầu ra lớn
nhưng sản phẩm không đủ cung cấp cho đối tác không đồng nhất.
Đa số sản phẩm cây ăn trái của tỉnh được bán tươi không qua sơ chế (hoặc ít có khả năng sơ
chế) nên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_07_6460789964_6608_1872692.pdf