Luận văn Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển – Chi nhánh Bắc Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN . i

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 1

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ . 2

LỜI MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn . 2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tàiError! Bookmark not defined.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5

5. Phương pháp nghiên cứu . 6

6. Kết cấu luận văn. 6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 7

1.1. Tổng quan về dịch vụ thẻ . 7

1.1.1. Khái niệm về dịch vụ thẻ. 7

1.1.2. Đặc điểm . 8

1.1.3. Vai trò của dịch vụ thẻ. 9

1.1.3.1. Đối với ngân hàng thương mại . 9

1.1.3.2. Đối với nền kinh tế xã hội. 12

1.2. Dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại. 13

1.2.1. Khái niệm và tính năng của thẻ ngân hàng. 13

1.2.2. Phân loại thẻ ngân hàng. 14

1.2.2.1. Phân loại thẻ theo công nghệ sản xuất . 14

1.2.2.2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ . 14

1.2.2.3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ. 15

1.2.2.4. Phân loại theo chủ thể phát hành. 15

1.2.3. Những yêu cầu đối với thẻ ngân hàng. 16

1.2.4. Hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng thương mại . 16

1.2.4.1. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng. 16

pdf96 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển – Chi nhánh Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình từ 7-8%/năm. Với chính sách thu hút vốn đầu tư và du lịch, phát huy nội lực và đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thẻ ở Trung Quốc đã có môi trường phát triển thuận lợi. Mặc dù dân số đông, nhưng trình độ của đại đa số dân chúng trong lĩnh vực sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân, đặc biệt sử dụng thẻ còn thấp. Theo thống kê của tạp chí Ngân hàng Châu Á (The Asian Bankers) thì chỉ 29 có 3% tiêu dùng được thực hiện qua hình thức thanh toán thẻ, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Hiện nay, ở Trung Quốc chỉ có khoảng 500 triệu thẻ các loại, trong đó thẻ tín dụng quốc tế chỉ có khoảng ba triệu, còn lại là thẻ ghi nợ nội địa Xuất phát từ thực trạng đó, định hướng của Trung quốc trước mắt là tập trung vào phát triển thẻ ghi nợ để tạo thói quen sử dụng trong dân chúng. Đồng thời để tạo cơ sở cho thị trường thẻ tín dụng phát triển, Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp như giảm lãi suất tín dụng, bãi bỏ chế độ bắt buộc thế chấp, trả lương cho công chức Nhà nước thông qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng, bước đầu cho phép các ngân hàng nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng trong nước, tạo thuận lợi để phát triển dịch vụ thẻ tại nước mình. Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC, Ngân hàng trung ương), hoạt động giao dịch qua thẻ ngân hàng của người tiêu dùng đã đạt 55.000 tỷ NDT trong năm 2015, chiếm khoảng 48% tổng chi tiêu xã hội. Hiện UnionPay Co Ltd, đơn vị cung cấp thẻ thanh toán do nhà nước quản lý điều hành, đang “thống lĩnh” thị trường này. (1 USD = 6,5699 NDT). Các quy định do PBoC và Ủy ban quản lý ngân hàng Trung Quốc ban hành yêu cầu các công ty nộp đơn tham gia thị trường thẻ thanh toán phải có một tỷ NDT (152,2 triệu USD) vốn đăng ký tại một công ty trong nước. Các công ty cung cấp thẻ ngân hàng nước ngoài cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn về an ninh quốc gia của Trung Quốc và có trụ sở đặt tại nước sở tại. Hiện nay, tăng trưởng phát hành thẻ ngân hàng đã chậm lại do gần tới ngưỡng, nhưng tỷ lệ thẻ tín dụng được phát hành đang tăng nhanh hơn. Các ngân hàng đang tập trung vào chất lượng và hiệu quả của thẻ, đặc biệt chất lượng của các dịch vụ thẻ, thay vì chạy theo số lượng như trước đây. Môi trường chấp nhận thẻ ngân hàng tại Trung Quốc tiếp tục được cải thiện, tính tiện ích và tiện lợi đối với người dân đang ngày càng rõ ràng hơn 30 Có thể nói, hiện nay tại Trung Quốc, việc sử dụng thẻ đã đi vào cuộc sống của người dân thành thị. Tuy nhiên, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn những vấn đề cần được tiếp tục xử lý. Hiện nay, PBOC đang triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy việc sử dụng và thanh toán thẻ tại Trung Quốc, cụ thể như: Nhằm phát triển thị trường thẻ cho phù hợp với điều kiện kinh tế, địa lý và đối tượng sử dụng đa dạng tại Trung Quốc, PBOC đã nghiên cứu và phối hợp cùng CUP và các ngân hàng thương mại Trung Quốc phát hành nhiều sản phẩm thẻ tiện ích, tiện lợi, phù hợp và chi phí hợp lý khác nhau phục vụ các đối tượng cụ thể. Một số loại sản phẩm thẻ đáng chú ý tại Trung Quốc hiện nay, gồm có: Thẻ công nông: Đây là sản phẩm được phát hành nhằm phục vụ cho đối tượng chủ thẻ là công nhân, nông dân đi làm việc ở các thành phố lớn, phát sinh thu nhập có nhu cầu chuyển tiền về cho gia đình. Chủ thể được cung cấp sản phẩm thẻ ghi nợ chuyên dụng, qua đó thu nhập sẽ được chuyển vào tài khoản thẻ để chi tiêu và tiết kiệm. Khi chủ thể về địa phương có thể sử dụng số tiền này mà không mất phí chuyển tiền và cũng không phải cất giữ tiền mặt, tránh bị trộm cắp. Chính phủ và PBOC hỗ trợ phát hành thẻ này cho công nhân trong các nhà máy với mức phí rất thấp. Thẻ công vụ: Đây là loại thẻ tín dụng có hạn mức theo lương, phục vụ cán bộ, công chức chi cho hoạt động công vụ khi đi công tác địa phương, nước ngoài. Công chức nhà nước khi đi công tác có thể thực hiện chi tiêu bằng thẻ này như mua vé máy bay, chi tiêu, mua sắm công. Việc sử dụng thẻ này với mục đích minh bạch trong chi tiêu, chống tham nhũng vì tất cả các chi tiêu này đều được quản lý và giám sát cụ thể. Việc phát hành thẻ công vụ được thực hiện theo sự chấp thuận của Quốc vụ viện Trung Quốc (Chính phủ), Bộ Tài chính và PBOC phối hợp với CUP, các ngân hàng thương mại thực hiện. Thẻ giao thông: Đây là sản phẩm có tiềm năng phát triển tốt, hoạt động có lãi, được phát hành với mục 31 đích thanh toán và trả phí giao thông; Chính phủ hỗ trợ về tài chính đầu tư trong việc phát hành thẻ và xây dựng hệ thống chấp nhận thẻ Các quy định trên được đưa ra hơn một năm sau khi Quốc vụ viện Trung Quốc cho hay nước này sẽ cho phép các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thẻ thanh toán ngân hàng. Động thái này nhằm hóa giải nhận định năm 2012 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho rằng Trung Quốc phân biệt đối xử với các công ty cung cấp thẻ tín dụng của Mỹ. Từ thực tế trên, ta có thể rút ra kinh nghiệm: xuất phát điểm của thị trường thẻ còn quá thấp, cần tập trung vào phát triển thẻ ghi nợ nội địa trước để tạo thói quen tiêu dùng thẻ trong dân chũng, giúp họ tiếp cận dần với dịch vụ thẻ, mở rộng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng cá nhân, đồng thời tạo tiền đề để phát triển và hoàn thiện thị trường thẻ một cách đầy đủ. 1.3.2. Thái Lan Trong giai đoạn từ năm 1990 – 1996, Thái Lan có tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân 8%/năm và được xem là một trong những con hổ Châu Á. Đối với thị trường thẻ, Thái Lan có 5 ngân hàng nước ngoài được dẫn đầu bởi Citibank và Standard Chartered và 11 ngân hàng trong nước dẫn đầu bởi ngân hàng Bangkok, ngân hàng Thai Farmers và ngân hàng thương mại Siam tham gia, trong đó những ngân hàng phát hành thẻ nước ngoài đã thành công ở Thái Lan, chiếm ¼ thị phần thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Thái Lan là một trong những nước ở khu vực có thị trường thẻ phát triển sớm và mạnh. Mặc dù bị ảnh hướng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính 1997, nhưng với sự trợ giúp của chính phủ, đặc biệt là sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng trung ương Thái Lan, ngành công nghiệp thẻ tại quốc gia này vẫn được mở rộng và ngày càng phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ nhiều lúc đã gây nên những lo ngại về nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế bới chính phủ Thái Lan cho rằng tín dụng tiêu dùng 32 mở rộng quá mức sẽ làm tăng rủi ro và lợi ích từ việc kích cầu do phát triển thẻ mạng lại sẽ không đủ để trang trải cho những thiệt hại kinh tế phát sinh từ rủi ro cao. Trong năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các ngân hàng ở Thái Lan nói chung và thị trường thẻ nói riêng. Các ngân hàng Thái Lan đã áp dụng một số quy định nhằm thắt chặt các điều kiện phát hành thẻ tín dụng như: quy định mức thu nhập tối thiểu, hạn chế phát hành thẻ phụ, hạn chế hạn mức tín dụng Mặc dù số lượng thẻ tại thị trường Thái Lan là hơn 15 triệu thẻ, nhưng so với dân số hiện có và tiềm năng của thị trường thì con số đó còn quá khiêm tốn đối với quốc gia này. Chính vì vậy, Chính phủ Thái Lan đang nỗ lực kết hợp cùng các tổ chức thẻ quốc tế phát triển thẻ tại thị trường Thái Lan, hạn chế thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân. Qua xem xét thị trường thẻ Thái Lan có thể thấy rằng, nhân tố giữ vị trí quan trọng để thị trường thẻ nước này phát triển nhanh và mạnh là việc chính phủ đã quan tâm tạo hành lang pháp lý để các chủ thể trong lĩnh vực thẻ hoạt động, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã chỉ đạo sát sao và sử dụng hình thức thanh toán thẻ như một công cụ chính sách để điều tiết kích cầu nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho ngành công nghiệp thẻ cũng được nhà nước, ngân hàng trung ương chú ý đúng mức để tạo tiền đề cơ sở vật chất cho thị trường thẻ phát triển. Thái Lan là một nước có những điểm tương đồng với chúng ta về nhiều mặt. Kinh nghiệm của họ chắc chắn sẽ phần nào đem lại những bài học có giá trị, đặc biệt là những định hướng của chính phủ, sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng trung ương và mạnh dạn hỗ trợ đầu tư cho các ngân hàng trong nghiệp vụ thẻ đã tạo điều kiện và môi trường tốt cho thị trường thẻ phát triển. 33 1.3.3. Malaysia Về bản chất, quá trình hình thành và phát triển thị trường thẻ ở Malaysia cũng giống như các nước trong khu vực. Tuy nhiên, ở quốc gia này hình thành các công ty phi tài chính ngân hàng tham gia vào lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ như có các công ty chuyên phát hành, in ấn thẻ trên cơ sở đặt hàng và dữ liệu của các ngân hàng phát hành; có công ty độc lập đứng ra làm nhiệm vụ chuyển mạch để kết nối các mạng máy ATM của các ngân hàng, thực hiện quyết toán bù trừ giữa các ngân hàng, giúp chủ thẻ ATM có thể sử dụng thẻ của mình trên tất cả các máy của các ngân hàng tham gia vào hệ thống chuyển mạch của công ty này và đương nhiên, nguồn thu của công ty là việc chia sẻ phí của các ngân hàng thành viên. Tại Malaysia, thẻ ghi nợ chiếm lĩnh thị trường thẻ thanh toán về số lượng thẻ đang lưu hành. Năm 2014, thẻ ghi nợ chiếm 83,3% trong tổng số thẻ đang lưu hành. Thẻ ghi nợ trên 100 cư dân đã tăng từ 129 năm 2012 lên 135 vào năm 2014. Các ngân hàng hàng đầu trong thị trường thẻ ghi nợ bao gồm Maybank, Ngân hàng Simpanan Nasional, Ngân hàng Berhad công cộng, CIMB, Hong Leong Bank ... Maybank là ngân hàng hàng đầu về số lượng Thẻ ghi nợ phát hành vào năm 2014. Về số lượng thẻ lưu thông, thị trường thẻ thanh toán Malaysia đã tăng trưởng với tốc độ CAGR 3.5% trong giai đoạn 2012-2014. GDP bình quân đầu người của Malaysia đã tăng từ 32.905 MYR năm 2012 lên 36.162 MYR vào năm 2014. GDP bình quân đầu người có khả năng tăng thêm trong giai đoạn dự báo, từ MYR 37.761 vào năm 2015 xuống còn MYR 53.892 vào năm 2020. Mức tăng thu nhập bình quân đầu người của GDP Tăng phạm vi sử dụng thẻ thanh toán trong thời gian dự báo. Việc sử dụng các khoản thanh toán không phải là tiền mặt vẫn tiếp tục tăng với số lượng giao dịch không bằng tiền bình quân đầu người tăng lên 88 34 vào năm 2015, so với 55 giao dịch trong năm 2011. Các khoản thanh toán không phải là tiền mặt phổ biến nhất là các giao dịch bằng tiền điện tử, chủ yếu là thanh toán qua trung gian trả trước thẻ. Tiếp theo là chuyển khoản tín dụng và giao dịch thẻ thanh toán. Ngược lại, việc sử dụng séc của doanh nghiệp và người tiêu dùng tiếp tục giảm, với số lượng séc phát hành bình quân đầu người giảm thêm từ 7 lần kiểm tra vào năm 2012 xuống còn 5 séc vào năm 2015. Thẻ tín dụng chủ yếu được sử dụng bởi người tiêu dùng tại các điểm bán hàng POS để mua lẻ, chứ không phải là để rút tiền mặt tại máy ATM. Trong năm 2014, các giao dịch tại POS terminals chiếm 99% tổng số giao dịch thẻ tín dụng tại Malaysia. MasterCard là chương trình hàng đầu trong thị trường thẻ tín dụng vào năm 2014. Tần suất sử dụng thẻ tín dụng tăng với tốc độ CAGR 3,2% trong giai đoạn 2012-2014. Tần suất giao dịch dự kiến đạt đến 37,6 lần vào năm 2020. Điều quan trọng nữa từ thị trường thẻ Malaysia là một môi trường pháp lý để hình thức thanh toán thẻ phát triển tương đối đầy đủ, cụ thể, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia vào lĩnh vực này hoạt động một cách chủ động và an toàn. 1.3.4. Hồng Kông Hồng Kông là thị trường thẻ lớn thứ 5 trong khu vực với trên 20 ngân hàng tham gia phát hành và thanh toán thẻ. Chỉ với hơn 7 triệu dân đã có tới trên 8 triệu thẻ lưu hành. Chính phủ Hồng Kong đã thả lỏng thị trường thẻ ngân hàng. Chính điều này đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại chủ động phát triển dịch vụ thẻ theo định hướng của mình và đề ra các chính sách cạnh tranh với nhau nhằm thu hút khách hàng. Mặc dù có lợi thế về công nghệ và kinh nghiệm của từng ngân hàng được chuyển giao từ các ngân hàng lớn trên thế giới chuyển sang, xong việc phát triển quá nóng và bằng mọi giá đã tạo nên rủi ro tiềm ẩn của lĩnh vực hoạt động thẻ của các ngân hàng thương mại tại đây. 35 1.3.5. Bài học phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam Qua việc xem xét kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của một số nước trong khu vực, căn cứ trên tình hình thực tế tại Việt Nam, tác giả rút ra một số bài học như sau: Sự ra đời và phát triển của thị trường thẻ phải xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn, đó là nhu cầu của khách hàng, của chủ thẻ, tiện ích và nhu cầu của các đơn vị chấp nhận thẻ và khả năng đáp ứng công nghệ của ngân hàng Cần thiết phải có môi trường pháp lý điều chỉnh mọi hành vi của các chủ thể tham gia thị trường thẻ, trong đó định hướng và hỗ trợ đầu tư của chính phủ là rất quan trọng Ngân hàng nhà nước cần có vai trò chủ đạo, hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc hình thành và phát triển hình thức thanh toán thẻ, đồng thời ban hành các chính sách, quy định pháp lý có liên quan đến nghiệp vụ thẻ, đặc biệt là các quy định về quản lý ngoại hối, phòng ngừa rủi ro về thẻ, các quy định bảo vệ người tiêu dùng (chủ thẻ) Trình độ dân trí ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của dịch vụ thẻ. Do vậy, ngay từ đầu, các ngân hàng thương mại cần cùng nhau xác định chiến lược đầu tư nhằm cùng nhau khai thác, tránh lãng phí, chồng chéo. Việc chuyển giao công nghệ thẻ từ các nước tiên tiến hơn vào trong nước sẽ giúp cho tốc độ phát triển hình thức thanh toán thẻ với tốc độ lớn hơn. Cần có giải pháp đồng bộ từ quảng cáo, tiếp th, marketing đến công nghệ, tính ổn định, phòng ngừa rủi ro và không ngừng gia tăng tiện ích trong việc sử dụng thẻ đối với các chủ thẻ cũng như các đơn vị chấp nhận thẻ Cần có sự phối hợp, chặt chẽ giữa các ngân hàng phát hành, tổ chức phát hành, các đại lý phát hành, đại lý thanh toán cũng như giữa các ngân hàng với nhau 36 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Dịch vụ thẻ phát triển từ lâu trên thế giới, song đặc biệt phát triển nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là tại một số nước Châu Á, những nền kinh tế mới nổi. Thẻ phát triển rất đa dạng, có nhiều loại khác nhau, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, chủ thẻ, thúc đẩy quá trình thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đang dạng hóa các dịch vụ ngân hàng và tăng thu phí dịch vụ cho chính các ngân hàng thương mại Phát triển dịch vụ thẻ phải dựa trên nhiều nền tảng khác nhau như trình độ phát triển của nền kinh tế và thu nhập của dân cư, thói quen và tâm lý tiêu dùng của người dân, nền tảng khoa học công nghệ và sự hợp tác giữa các thành phần trong nền kinh tế. Trong nội dung của Chương 1, học viên đã trình bày cơ sở khoa học về dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại: khái niệm, đặc điểm và vai trờ của dịch vụ thẻ, các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vủa thẻ của mỗi ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, học viên cũng tìm hiều về kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ của một số quốc gia trong khu vực để rút ra những bài học trong công tác phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để học viên đi sâu vào đánh giá thực trạng dịch vụ thẻ nói chung và sự phát triển của dịch vụ thẻ nói riêng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội trong chương tiếp theo của luận văn này. 37 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Bắc Hà Nội 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội là phòng cấp phát cấp 3, sau chuyển thành chi điếm 3 Ngân hàng Kiến thiết Thành phố Hà Nội thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Năm 1981, Chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực 3 – Thành phố Hà Nội trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ của Chi nhánh sau khi chuyển đổi là thu hút, quản lý các nguồn vốn phục vụ đầu tư xây dựng cơ bản các công trình do ngân sách nhà nước cấp phát vốn hoặc không đủ vốn tự có; đại lý thanh toán và kiểm soát các công trình thuộc diện được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Năm 1990, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập thay thế cho Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng cũ. Do đó, Chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam huyện Gia Lâm thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hà Nội. Đến tháng 8/2000, Chi nhánh được chuyển sang trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Sở giao dịch 1. Ngày 15/10/2002, Chi nhánh chính thức tách khỏi chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Sở Giao dịch 1 để trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội. 38 Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2124/QĐ-TTG v/v phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trên cơ sở đó, ngày 23/04/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Giấy phép số 84/GP-NHNN v/v thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động, Hội đồng Quản trị đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-HĐQT ngày 01/05/2012 v.v thành lập chi nhánh, sở giao dịch thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh được chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội. Đến nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội là một trong những chi nhánh ngân hàng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước và là một chi nhánh lớn của hệ thống BIDV. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội có trụ sở chính tại 137A- Nguyễn Văn Cừ - Phường Ngọc Lâm- Quận Long Biên – Thành phố Hà Nội. Tên đầy đủ tiếng Việt là: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội. Tên đầy đủ tiếng Anh là:Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Viet Nam- North Ha Noi Branch. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội Đến ngày 31/12/2016, BIDV Bắc Hà Nội có 215 cán bộ (trên 95% số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học), Ban giám đốc gồm: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được chia làm 5 khối, gồm 18 phòng- Tổ như sau: 39 Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức BIDV Bắc Hà Nội Ban Giám đốc Khối Quản lý khách hàng Phòng KHDN 1 Phòng KHDN 2 Phòng KHDN 3 Phòng KH cá nhân Khối quản lý rủi ro Phòng Quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Phòng Quản trị tín dụng Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Giao dịch khách hàng Doanh nghiệp Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân Khối quản lý nội bộ Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức nhân sự Văn phòng Phòng kế hoạch tổng hợp Khối trực thuộc Phòng Giao dịch Long Biên Phòng Giao dịch Hoàng Mai Phòng Giao dịch Ngọc Lâm Phòng Giao dịch Ngọc Thụy 40 2.1.3. Các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một trong những hoạt động luôn được BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội tập trung phát triển các năm qua và coi là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh, quyết định sự tồn tại và hiệu quả hoạt động. Bên cạnh việc chú trọng khai thác nguồn vốn huy động từ các khoản tiết kiệm nhỏ của dân cư cho đến các khoản tiền thanh toán của những tổ chức lớn. Chi nhánh cũng chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động khác, với nhiều loại tiền gửi cả nội tệ và ngoại tệ, phong phú về thời hạn từ 01 tuần đến 5 năm, lãi suất và nhiều chính sách phù hợp. Do đó, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã được duy trì ổn định và có sự tăng trưởng qua các năm. 41 Bảng 2.1. Huy động vốn tại BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nộ giai đoạn 2013 – 2016 Đơn vị: tỷ đồng,% Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Giá trị Giá trị 2014/2013 (%) Giá trị 2015/2014 (%) Giá trị Tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh 4.529 4.982 10,00 5.213 4,64 6.014 Theo nguồn huy động 4.529 4.982 10,00 5.213 4,64 6.014 Từ dân cư 2.271 3.106 36,77 3.222 3,73 3.558 Từ tổ chức 2.258 1.876 -16,92 1.991 6,13 2.456 Theo kỳ hạn 4.529 4.982 10,00 5.213 4,64 6.014 < 12 tháng 3.080 3.587 16,46 3.611 0,67 4.817 ≥ 12 tháng 1.449 1.395 -3,73 1.602 14,84 1.197 Theo loại tiền tệ 4.529 4.982 10,00 5.213 4,64 6.014 VND 3.256 3.986 22,42 3.599 (9,71) 5.008 Ngoại tệ quy đổi 1.273 996 -21,76 1.614 62,05 1.006 Theo hình thức huy động 4.529 4.982 10,00 5.213 4,64 6.014 Tiết kiệm 2.171 1.372 -36,80 1.772 29,15 2.879 Kỳ phiếu - - - - Trái phiếu - - - - Chứng chỉ tiền gửi - 218 - - Tiền gửi thanh toán 725 3.215 343,45 1.968 (38,79) 2.146 Tiền gửi có kỳ hạn của TCKT 1.633 177 -89,16 1.473 732,20 989 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV- Chi nhánh Bắc Hà Nội 2013-2016) 42 Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh được duy trì ổn định và có mức tăng nhẹ trong thời gian gần đây. Thời điểm 31/12/2013, tổng nguồn vốn huy động đạt 4.529 tỷ đồng (tỷ trọng vốn ngắn hạn đạt 68%, vốn huy động bằng đồng ngoại tệ là 28,1%). Từ năm 2013 –2016, tổng nguồn vốn huy động của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội đã đạt được những thành tích đáng khích lệ cả về quy mô và cơ cấu. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã tích cực đẩy mạnh triển khai các chương trình nhằm tăng nguồn vốn huy động như: Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tặng quà khuyến mại, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm rút dần Đồng thời, chi nhánh cũng tiến hành các đợt quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, treo băng rôn khẩu hiệu, các chương trình tặng quà cho khách hàng gửi tiền nhiều, tặng quà vào các dịp lễ Tết Trong thời gian qua, mặc dù chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn Quận Long Biên, nhưng công tác huy động vốn của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội vẫn đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên, so với tổng dư nợ cho vay tại Chi nhánh hiện nay thì nguồn vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay (huy động vốn mới đáp ứng được chưa đầy 55% nhu cầu vốn cho vay của Chi nhánh). Trong thời gian tới, Chi nhánh cần tiếp tục tăng cường khả năng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư nhằm giảm áp lực trong hoạt động cho vay trong thời gian qua và là yêu cầu tiên quyết để BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội nâng cao hiệu quả hoạt động, đứng vững trên đôi chân của mình và tự chủ trong hoạt động kinh doanh. 2.1.3.2. Hoạt động cho vay BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội luôn chủ động điều hành, linh hoạt và kịp t hời đối với hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, nghiệp vụ cho vay cũng là một trong những hoạt động truyền thống và có thế mạnh của Chi nhánh. Đến thời 43 điểm hiện tại, Chi Chi nhánh Bắc Hà Nội là chi nhánh ngân hàng có tổng dư nợ cho vay cao nhất trên địa bàn Quận Long Biên và lớn thứ tư trong hệ thống BIDV. Bảng 2.2. Kết quả hoạt động cho vay của BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2013 – 2016 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 Số tiền Số tiền +/-% so với năm 2013 Số tiền +/-% so với năm 2014 Số tiền Tổng dư nợ 7.200 7.950 10 8.685 9 8.701 Doanh số cho vay 4.116 4.088 -1 3.761 -8 4.351 Doanh số thu nợ 3.523 3.338 -5 3.026 -9 4.335 (Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch tổng hợp – NH TMCP ĐT&PT Bắc Hà Nội) Dư nợ cho vay tại Chi nhánh có mức tăng trưởng đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng trung bình của dư nợ vay trong giai đoạn 2013-2015 là 9,5%. Cơ cấu ngành nghề cho vay tại Chi nhánh cũng khá phong phú, đa dạng. Về lĩnh vực ngành nghề cho vay, có thể phân chia thành 9 lĩnh vực chủ yếu bao gồm: công nghiệp tàu thủy, vận tải biển, sản xuất sơ sợi, sản xuất thép, kinh doanh thương mại, đầu tư và kinh doanh bất động sản, xây lắp, khai thác mỏ, điện và ngành khác. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là tuy dư nợ có sự tăng trưởng qua các năm nhưng doanh số giải ngân và doanh số thu nợ không tăng trưởng tương xứng, thậm chí còn có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian qua đã khiến các doanh nghiệp 44 gặp trở ngại trong cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh làm chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hơn, khối lượng hàng tồn kho tăng, vốn bị chiếm dụng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng. Bảng 2.3. Cơ cấu tín dụng theo loại tiền, kỳ hạn giai đoạn 2013-2016 T Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng (%) TT so 2013 (%) Số tiền (tỷ đ) Tỷ trọng (%) TT so 2014 (%) Số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phat_trien_dich_vu_the_tai_ngan_hang_tmcp_dau_tu_va.pdf
Tài liệu liên quan