Song song với quy hoạch đầu tư phát triển các khu công nghiệp, Thừa Thiên
Huế đã áp dụng một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn với điều kiện
dự án được thực hiện theo đúng tiến độ cam kết. Trong các chính sách ưu đãi, nhà
đầu tư sẽ được thuận lợi hơn về giá thuê đất. Cụ thể, theo quy định mới thì đơn giá
thuê đất một năm tại thành phố Huế được tính bằng 0,65% giá đất do Tỉnh ban hành
hàng năm. Tại thị xã Hương Thủy, giá thuê đất được tính bằng 0,5%; các huyện
Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc được tính bằng 0,35%
(đối với đất tại các xã) và 0,5% (đối với đất tại các thị trấn); các huyện Nam Đông,
A Lưới được tính bằng 0,25% (đối với đất tại các xã) và 0,35% (đối với đất tại các
thị trấn). Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ xây dựng công trình giao thông, điện, nước, viễn
thông, hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
116 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty Hanesbrands Việt Nam đạt 30,4
triệu USD, tăng 141,4%; Công ty cổ phần Khoáng sản Thừa Thiên Huế đạt 2,6 triệu
USD, tăng 129,6%; riêng nhóm nông sản ước đạt 0,52 triệu USD, giảm 71%, do
doanh nghiệp gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng để thu mua nguyên liệu.
Tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 92,52 triệu USD, tăng hơn 2 lần so cùng kỳ.
+ Dịch vụ vận tải, thông tin - liên lạc tăng khá. Doanh thu vận tải ước đạt
407,7 tỷ đồng, tăng 25,8%. Doanh thu bưu chính, viễn thông ước tăng 21,5%,
doanh thu công nghệ thông tin (CNTT) – điện tử tăng 22%, doanh thu xuất bản báo
chí tăng 22%. Mật độ thuê bao điện thoại đạt 117,9 máy/100 dân, tăng 37,3%; trong
đó, thuê bao cố định đạt 22,7 máy/100 dân; mật độ thuê bao internet 4,16 thuê
bao/100 dân, tăng 47,8%.
+ Dịch vụ tín dụng ngân hàng đảm bảo ổn định lưu thông tiền tệ
- Lĩnh vực công nghiệp
Giữ được mức tăng trưởng khá trong điều kiện giá điện, giá nguyên nhiên vật
liệu đầu vào tăng cao. Giá trị sản xuất ước đạt 3.237,4 tỷ đồng, bằng 47,6% so KH,
tăng 27% so cùng kỳ; trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt
1.653,9 tỷ đồng, tăng 37%; chiếm 51% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh.
Các sản phẩm chủ yếu tăng khá so cùng kỳ như: Xi măng 880,4 nghìn tấn, tăng
17,4%; bia Huda 85,2 triệu lít, tăng 23,8%; men Frit 8.974 tấn, tăng 62,7%; hàng
thủy sản ướp đông 561,8 tấn, tăng 24,5%; quần áo may sẵn các loại 5,1 triệu cái,
tăng 121,2%; dăm gỗ 138,2 nghìn tấn, tăng 36,3%; điện sản xuất 85,3 triệu kwh....
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
Đã đưa vào hoạt động nhà máy Bia Phú Bài giai đoạn II, gạch tuynen tại xã
Phong An, hoàn thành khôi phục thuỷ điện Bình Điền, đẩy nhanh thủy điện Hương
Điền và A Lưới, nhà máy xỉ titan....
Công tác khuyến công hỗ trợ thực hiện 15 đề án chủ yếu cho đào tạo nghề,
truyền nghề và hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp. Các dự án phát
triển cụm CN – TTCN được quan tâm, đã có 11 cụm CN được quy hoạch chi tiết
với tổng diện tích 400,65 ha; trong đó 06 cụm đã và đang đầu tư hạ tầng kỹ thuật,
thu hút được 59 dự án đầu tư và đã đi vào hoạt động; 03 cụm đã quy hoạch chi tiết,
nhưng chưa đầu tư hạ tầng; còn 08 cụm CN-TTCN chưa lập quy hoạch chi tiết.
- Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi, nắng ấm kéo dài, tạo điều kiện
cho bà con nông dân gieo trồng đúng khung thời vụ, các loại cây trồng sinh trưởng và
phát triển tốt. Công tác giống, thủy lợi, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên
vụ sản xuất Đông Xuân đạt kết quả tốt.
+ Về chăn nuôi, Các địa phương đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh,
nhất là dịch tai xanh ở lợn; tăng cường kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ
sinh thú y động vật và sản phẩm động vật; công tác tiêm phòng dịch bệnh đã hoàn
thành trên 76% kế hoạch. Cơ bản hoàn thành đề án Khôi phục đàn lợn giống sau
dịch, triển khai đề án phát triển chăn nuôi lợn giống tỷ lệ nạc cao, xúc tiến đề án
phát triển chăn nuôi đàn bò lai chuẩn bị cho giai đoạn 2011 - 2015.
+ Về lâm nghiệp, Công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng được triển
khai tích cực. Song, do thời tiến nắng nóng nên đã xảy ra 3 vụ cháy rừng, giảm 1 vụ
so với cùng kỳ; tình hình vi phạm lâm luật vẫn diễn biến phức tạp, đã xảy ra 333 vụ,
giảm 8.8% so cùng kỳ.
+ Về thuỷ sản, diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) ước đạt 5.694,6 ha, tăng
10,9% so cùng kỳ; trong đó diện tích nuôi tôm 3.594,3ha (tôm sú 1.799 ha, tôm thẻ
chân trắng 161 ha), tăng 64,6%; song dịch bệnh ở tôm cũng gây thiệt hại trên diện
tích 889,6 ha diện tích nuôi nước ngọt ước đạt 1.852,5 ha, tăng 7,7%; nhiều hộ dân
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H T
Ế H
UÊ
́
51
đã chuyển diện tích nuôi tôm sang nuôi xen ghép nhiều loại cá, tôm, cua, rau câu có
hiệu quả kinh tế cao hơn. Ước 6 tháng đầu năm, sản lượng nuôi trồng đạt 2.138 tấn,
tăng 12,6%; sản lượng khai thác đạt 15.327 tấn, tăng 6,8% so cùng kỳ; trong đó
khai thác biển 13.485 tấn, tăng 7,1%; khai thác sông đầm 1.842 tấn, tăng 4,3%.
Công tác bảo tồn đa dạng sinh học được quan tâm, UBND tỉnh đã ban hành quyết
định thành lập Khu bảo vệ thuỷ sản Cồn Cát, thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn
Sao La...
- Tình hình đầu tư xây dựng
Đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân các nguồn vốn; nhiều công
trình đảm bảo tiến độ, nhất là các công trình giao thông, du lịch và chỉnh trang đô thị
phục vụ Festival, công trình thuộc chương trình kiên cố hóa trường lớp học, KTX
sinh viên, bệnh viện tuyến huyện,...
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn ước đạt 4.668 tỷ đồng, bằng 51,9% so KH, tăng
33,4% so cùng kỳ; trong đó, vốn Trung ương quản lý 624,0 tỷ đồng, bằng 54,1% so
KH, tăng 52,2%. Vốn địa phương quản lý 4.044,0 tỷ đồng, bằng 51,5% so KH, tăng
30,9% so cùng kỳ; trong đó, vốn ngân sách nhà nước ước đạt 1.079 tỷ đồng, bằng
66,6% so KH, tăng 126,2% so cùng kỳ; vốn ODA giải ngân khoảng 180,0 tỷ đồng,
bằng 37,1% so KH, tăng 38,5% so cùng kỳ; vốn tín dụng 1640,0 tỷ đồng, tăng 5,5%;
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 470 tỷ đồng, tăng 117,6%.
+ Về ODA: Đã hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án Thủy lợi Tây Nam Hương
Trà, Cải thiện môi trường Đô thị Lăng Cô... , chỉ đạo hoàn thành các thủ tục đầu tư
dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế, Bệnh viện Đa khoa Thừa Thiên
Huế, dự án phát triển nông thôn miền trung, các dự án sử dụng nguồn vốn vay
JICA; phê duyệt tiếp nhận dự án “Hỗ trợ tiếp cận tổng hợp đến các đối tượng dễ bị
ảnh hưởng nhằm đối phó với các thảm hoạ tự nhiên ở miền Trung Việt Nam”. Tiếp
tục vận động đầu tư cho dự án “Đề án quy hoạch đô thị Thuận An”, Điện Cần
Chánh, Phát triển hạ tầng đô thị Huế, Phát triển thủy sản bền vững, Điều chỉnh qui
hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020 và tầm nhìn 2030... Lập danh mục các dự
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
52
án đề nghị vận động ODA của Chính phủ Nhật Bản năm 2010 và giai đoạn 2010 -
2012;
+ Về NGO, đã phê duyệt 20 dự án mới, tổng giá trị 2 triệu USD; ước khối
lượng giải ngân 55 tỷ đồng, bằng 29,8% so KH, bằng 2,03 lần so cùng kỳ.
+ Công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm, đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên
truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư như: Tham dự diễn đàn hợp tác Vùng kinh tế
trọng điểm Miền Trung tại Quảng Ngãi, tham dự triễn lãm và Hội nghị xúc tiến đầu
tư tại Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư và thương mại tại Hàn
Quốc... ; tổ chức Hội thảo “Xúc tiến đầu tư thương mại vào Vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung”, Hội chợ thương mại quốc tế Vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung và Tây nguyên với hơn 574 gian hàng của 253 đơn vị, doanh nghiệp trong
nước và nước ngoài tham gia.
+ Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô: đã cơ bản hoàn thành quy hoạch chi tiết
cảng Chân Mây, tiếp tục thực hiện quy hoạch Khu đô thị mới Chân Mây, khu vực
ven đường Tây đầm Lập An; Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt;... Đảm bảo tiến độ 19 dự
án đầu tư hạ tầng trong Khu Kinh tế, khối lượng thực hiện đạt 96,36 tỷ đồng, bằng
84,4% so KH, vốn giải ngân 49,07 tỷ đồng. Các dự án có khối lượng hoàn thành lớn
như: Đường nối Quốc lộ 1A – cảng Chân Mây, đường vào khu du lịch Bãi Chuối,
khu tái định cư Lập An
Hầu hết các dự án lớn như: Khu du lịch Laguna Huế; Hạ tầng kỹ thuật khu
công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây, Mở rộng kho dầu và xây
dựng cảng dầu 30.000 DWT,... đã triển khai đúng kế hoạch
+ Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tập trung xây dựng Trạm liên kiểm cửa khẩu A
Đớt - Tà Vàng và dự án Đường nối từ cửa khẩu A Đớt đến đường Hồ Chí Minh.
2.1.3 Đánh giá địa bàn nghiên cứu
2.1.3.1 Thuận lợi:
- Tiềm lực kinh tế và vị thế của Tỉnh được nâng cao: tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân hàng năm tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; Kết
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
cấu hạ tầng tiếp tục được cải thiện, nhiều công trình quan trọng đã được xây dựng
và phát huy tác dụng. Thừa Thiên - Huế ngày càng có nhiều chính sách khuyến
khích và thu hút đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và
ngoài nước có vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn, nhất là các lĩnh vực
du lịch, dịch vụ, kinh doanh bất động sản, khu đô thị - công nghệ cao...
- Các thành phần kinh tế phát triển: khu vực kinh tế nhà nước giảm dần tỷ
trọng trong tổng sản phẩm của Tỉnh, công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà
nước cơ bản đã hoàn thành; Khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế trang trại, kinh tế tập
thể, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) phát triển nhanh, đóng góp vào tổng
thu ngân sách của Nhà nước hàng năm lớn.
- Văn hóa, xã hội đạt được những thành tựu quan trọng: văn hóa phát triển
đúng hướng và đa dạng; giáo dục và đào tạo có bước phát triển đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội; công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân
dân tiếp tục được cải thiện; Khoa học công nghệ có những đóng góp tích cực vào sự
nghiệp phát triển kinh tế – xã hội; Chăm lo và thực hiện tốt các chính sách xã hội
- Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có tiến bộ.
- Công tác quản lý điều hành tiến bộ, cải cách hành chính và phòng chống
tham nhũng được đẩy mạnh
- Quốc phòng, an ninh và quan hệ đối ngoại được thực hiện tốt.
2.1.3.2 Khó khăn:
- Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tế còn thấp so với yêu cầu. Do doanh nghiệp trong Tỉnh còn thiếu hiểu biết về thị
trường thế giới và luật pháp quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ
hạn chế, nên không nắm bắt được cơ hội mở cửa thị trường nước ngoài để đẩy
mạnh phát triển, không tăng được thị phần trong thương mại quốc tế. Kinh tế tăng
trưởng khá cao nhưng chưa thực sự bền vững
- Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ: Tình trạng mất điện kéo dài, giá nguyên,
nhiên liệu, giá đô la Mỹ (USD), giá vàng biến động, tăng cao ảnh hưởng đến kết
quả sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Một số dự án có tầm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
chiến lược nhằm tạo bước đột phá vẫn chưa có khả năng cân đối vốn, nhất là các
công trình sân bay, bến cảng, đường cao tốc, nâng cấp các trục quốc lộ Bắc - Nam,
Đông - Tây, hệ thống đường ven biển – đầm phá, đường quốc phòng, hệ thống thủy
lợi, đê điều, đề án phát triển thành phố Festival Huế, KKT Chân Mây – Lăng Cô,
các công trình quan trọng về xử lý ô nhiễm môi trường... chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
- Văn hóa, xã hội còn một số vấn đề bức xúc.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ chưa thực sự trở thành động lực phát triển. Chất lượng đào tạo nghề chưa
cao, tỷ lệ nghề có trình độ cao còn thấp, nhiều doanh nghiệp không tuyển được lao
động theo số lượng để đảm bảo sản xuất kinh doanh; việc thực hiện Pháp luật về lao
động của nhiều doanh nghiệp chưa nghiêm túc.Thực trạng tuyển lao động chất
lượng cao ở Thừa Thiên Huế đang gặp nhiều khó khăn. Trong vòng mười năm qua
(2001 - 2011), toàn tỉnh có hơn 140 nghìn lao động đã được đào tạo nghề, chiếm tỷ
lệ 44% số lao động qua đào tạo nghề. Nguyên nhân thì "muôn hình vạn trạng"
nhưng tâm lý trọng bằng cấp, sợ lao động nặng nhọc của phụ huynh và các bạn trẻ
khiến các trường đào tạo nghề trên địa bàn lâm vào cảnh đìu hiu
- Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường còn nhiều điểm yếu. Công tác
quản lý tài nguyên và môi trường vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Một số ngành, địa
phương chưa phối hợp để giải quyết những vấn đề bức xúc trong quản lý tài nguyên
và môi trường. Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành chưa đồng bộ, chưa theo
kịp định hướng phát triển kinh tế xã hội, dẫn đến mất cân đối cơ cấu sử dụng đất
nhất là trong khu dân cư
2.2 Tổng quan hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1 Tình hình đăng ký của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Những năm qua, nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế đạt mức tăng trưởng khá
cao so với mức bình quân của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
hướng du lịch, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Đồng hành với mức tăng
trưởng đó, nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã đến đầu tư tại Thừa Thiên Huế.
Tính đến nay (ngày 31/12/2011) Thừa Thiên Huế có 64 dự án được cấp giấy
phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 1.893 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện
năm 2009 ước đạt 56,4 triệu USD, nâng tổng vốn thực hiện các dự án đầu tư nước
ngoài lên 375 triệu USD. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp vốn đầu tư thực hiện là
246,646 triệu USD chiếm 68,7% tổng vốn đầu tư thực hiện; dịch vụ - du lịch 84,492
triệu USD chiếm 23,62%; lĩnh vực bán buôn, bán lẻ chiếm 4,8%; lĩnh vực khai thác
chiếm 2,49%; lĩnh vực xây dựng hạ tầng chiếm tỷ trọng rất nhỏ do các dự án chưa
triển khai đầu tư.
Để thu hút các nhà đầu tư, tỉnh đã lên kế hoạch tiếp tục tăng cường và đổi
mới công tác vận động xúc tiến đầu tư, chú trọng các đối tác chiến lược như Nhật
Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Sin-ga-po, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư,
thiết lập quan hệ với các cơ quan ngoại giao, các tổ chức hợp tác quốc tế về thương
mại, đầu tư
Trong năm 2011, tỉnh đã cấp mới được 05 dự án với vốn đầu tư đăng ký là
41,626 triệu USD và điều chỉnh GCNĐT cho 10 dự án, trong đó có 02 dự án tăng
vốn đầu tư thêm là 8,914 triệu USD. Trong đó, quí IV/2011 cấp mới được 01 dự án
(DA đầu tư chế biến cát trắng Phong Điền Thừa Thiên Huế) với số vốn đầu tư
đăng ký là 5 triệu USD.
Dự kiến, năm 2012, tỉnh thu hút khoảng 10 dự án với tổng vốn đầu tư đăng
ký khoảng 300 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI ước đạt khoảng
134 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu ước đạt 300 triệu
USD và nộp ngân sách khoảng 1.300 tỷ đồng.
Hiện nay trên địa bàn có 47/64 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, 14/64 dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện và 3 dự án tạm ngừng
hoạt động hoặc không có khả năng triển khai
Bên cạnh đó, mặc dù bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu song các
DN FDI đã đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp chủ yếu của đơn vị hàng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
đầu của tỉnh như Công ty Bia Huế, Công ty Xi măng Luks, Công ty Khách sạn Kinh
Thành, Công ty Espace Business Huế, Công ty Scavi Huế, Công ty TNHH
Hanesbrands....
Để không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo năng lực cạnh tranh
một cách bền vững, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư như: Đẩy nhanh tiến độ xây
dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự
án,cải cách hành chính đối với công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài.
Thực hiện cơ chế “một cửa” quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo mô
hình ISO. Công khai hoá các qui trình thủ tục, rút ngắn thời gian cho thuê đất, hỗ
trợ pháp luật, chính sách ưu đãi đầu tư Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường vận
động các tổ chức quốc tế đối với nguồn NGO và ODA phát triển hệ thống hạ tầng.
Đẩy mạnh marketing đầu tư: tăng cường và đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu
tư, chú trọng các đối tác chiến lược như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Sin-ga-
po Đồng thời, không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Song song với quy hoạch đầu tư phát triển các khu công nghiệp, Thừa Thiên
Huế đã áp dụng một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn với điều kiện
dự án được thực hiện theo đúng tiến độ cam kết. Trong các chính sách ưu đãi, nhà
đầu tư sẽ được thuận lợi hơn về giá thuê đất. Cụ thể, theo quy định mới thì đơn giá
thuê đất một năm tại thành phố Huế được tính bằng 0,65% giá đất do Tỉnh ban hành
hàng năm. Tại thị xã Hương Thủy, giá thuê đất được tính bằng 0,5%; các huyện
Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc được tính bằng 0,35%
(đối với đất tại các xã) và 0,5% (đối với đất tại các thị trấn); các huyện Nam Đông,
A Lưới được tính bằng 0,25% (đối với đất tại các xã) và 0,35% (đối với đất tại các
thị trấn). Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ xây dựng công trình giao thông, điện, nước, viễn
thông, hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
Bảng 2.2 Tình hình đăng ký của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên địa bàn Tỉnh thời kỳ 2006 – 2011
CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011
1. Số dự án cấp mới Lượt dự án 5 16 14 5 11 5
2. Vốn đăng ký cấp mới Triệu USD 10,9 378 1.146,2 32,4 78,6 41,626
3. Số dự án tăng vốn Lượt dự án 3 - 2 1 2 2
4. Vốn đăng ký tăng thêm Triệu USD 91,6 - 601,8 1,5 2,5 8,914
5. Vốn cấp mới và tăng
thêm
Triệu USD 102,5 - 1.747,9 33,9 81,11 50,54
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế và số liệu điều tra
Trong giai đoạn từ 2006 – 2011 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới
nên thị trường trong và ngoài nước có nhiều biến động, điều đó ảnh hưởng không
nhỏ đến các doanh nghiệp trong tỉnh nói chung và các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài nói riêng.
Mặc dầu chịu tác động của kinh tế thế giới nhưng các doanh nghiệp FDI
trong Tỉnh làm ăn đạt hiệu quả tương đối ổn định. Với vốn đầu tư thực hiện tăng
đều qua các năm nhờ đó doanh thu cũng tăng theo tỷ lệ thuận, trong đó chủ yếu là
doanh thu từ hoạt động nhập khẩu.
Số dự án cấp mới hàng năm tương đối đều, đặc biệt trong 2 năm 2007 và
2008 đã có thêm 30 dự án được cấp mới. Bên cạnh số vốn đăng ký ban đầu, các dự
án đã không ngừng tăng thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Ví dụ như năm
2008 có 14 dự án được cấp mới với 1.146,2 triệu USD, trong đó có 2 dự án tăng
thêm 601,8 triệu USD, nâng tổng số vốn đăng ký và tăng thêm lên đến 1.747,9 triệu
USD. Đây có thể nói là năm có nhiều dự án cấp mới và tổng vốn đầu tư cao nhất từ
trước đến nay. Riêng năm 2011, tỉnh đã cấp mới được 05 dự án với vốn đầu tư đăng
ký là 41,626 triệu USD và điều chỉnh GCNĐT cho 10 dự án, trong đó có 02 dự án
tăng vốn đầu tư thêm là 8,914 triệu USD. Trong đó, quí IV/2011 cấp mới được 01
dự án (DA đầu tư chế biến cát trắng Phong Điền Thừa Thiên Huế) với số vốn đầu tư
đăng ký là 5 triệu USD.
ẠI
HO
̣C K
INH
TÊ
́ HU
Ế
58
Đã thu hồi 03 dự án đầu tư với số vốn đăng ký 7,6 triệu USD gồm dự án
Kinh doanh nhà hàng cao cấp, quầy bar và karaoke; dịch vụ tắm hơi, massage, dự
án Công viên Địa Đàng Thừa Thiên Huế, Nhà máy sản xuất kềm /Công ty CP
Tsunoda Việt Nam. Luỹ tiến đến nay trên địa bàn tỉnh có 64 dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.893 triệu USD.
Vậy những yếu tố nào là cơ sở để các nhà ĐTNN chọn Huế làm nơi đầu tư.
Để trrả lời câu hỏi đó, tác giả đã tham khảo những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến
việc đầu tư cho các nhà quản lý, những cán bộ làm việc lâu năm trong các doanh
nghiệp có vốn FDI.
Bảng 2.3: Các yếu tố quyết định đến việc đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thừa
Thiên Huế
Yếu tố đánh giá
Mức độ quyết định
Rất
thấp
Thấp Bình
thường
Cao Rất
cao
1. Môi trường kinh tế chính trị ổn định, an ninh tốt 4 6 44 42 24
2. Cơ sở hạ tầng thuận lợi 2 5 47 44 22
3. Chi phí lao động rẻ và có khả năng thuê lao động
lành nghề
1 5 51 50 14
4. Tài nguyên thiên nhiên sẵn có 1 4 47 48 20
5. Vị trí địa lý thuận lợi 0 7 43 47 13
6. Khả năng phát triển kinh tế của Tỉnh 2 5 41 40 32
7. Lợi thế so sánh của lĩnh vực đầu tư 1 7 36 42 34
8. Mặt bằng sản xuất kinh doanh với các dịch vụ sẵn
có
2 9 41 40 28
Nguồn: Số liệu điều tra
Qua điều tra 120 người làm trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về
mức độ quyết định đến việc đầu tư vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chịu tác động
của nhiều nhân tố như: môi trường kinh tế chính trị, an ninh; cơ sở hạ tầng; chi phí
lao động và khả năng thuê lao động lành nghề; tài nguyên thiên nhiên; vị trí địa lý;
khả năng phát triển kinh tế của Tỉnh; lợi thế so sánh của lĩnh vực đầu tư thì thấy
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
rằng: có 36-51 người được hỏi (chiếm tỉ lệ từ 30 – 39,17%) ý kiến cho rằng các yếu
tố này quyết định mức vừa phải (không thấp, không cao); từ 40 – 50 người được hỏi
trả lời rằng các nhân tố này quyết định cao đến việc đầu tư vào địa bàn Tỉnh; từ 13 –
31 người thì cho rằng các nhân tố này có ảnh hưởng rất cao đến quá trình đầu tư,
trong đó nhân tố quyết định cao nhất là lợi thế so sánh của lĩnh vực đầu tư và khả
năng phát triển kinh tế của Tỉnh. Điều này là hoàn toàn đúng, bởi lẽ khi nghiên cứu
đầu tư vào bất cứ địa bàn nào, nhà đầu tư cũng đều cân nhắc xem lĩnh vực mình
muốn đầu tư có khả năng phát triển đến mức nào trên địa bàn đó. Có rất ít người
cho rằng các nhân tố này là quyết định mức thấp và rất thấp.
Bảng 2.4. Mức độ thuận lợi của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư ở
Thừa Thiên Huế.
Yếu tố đánh giá
Mức độ thuận lợi
Rất không
thuận lợi
Không
thuận lợi
Bình
thường
Thuận
lợi
Rất
thuận lợi
1. Thủ tục, thời gian cấp phép 0 2 53 50 15
2. Thủ tục, thời gian thẩm định
thiết kế kỹ thuật
0 1 49 51 19
3. Quy định về giá thuê đất 1 3 57 50 9
4. Thủ tục đền bù, giải phóng
mặt bằng
2 4 60 51 3
5. Quy định về chính sách thuế 1 4 57 52 6
6. Tính minh bạch, công khai 2 5 63 49 1
7. Quy định về tuyển dụng và sử
dụng lao động
3 6 48 53 10
8. Thủ tục nhập khẩu 2 7 60 48 5
Nguồn: Số liệu điều tra
Khi nhà ĐTNN đầu tư vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì không những
môi trường đầu tư đóng vai trò quyết định mà “họ” còn tìm hiểu xem các thủ tục,
quy trình đầu tư của Tỉnh như thế nào? để trên cơ sở đó họ có thể nhanh chóng triển
khai các dự án, đưa các doanh nghiệp đi vào hoạt động.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
Qua khảo sát, tác giả thấy rằng:
- Về thủ tục, thời gian cấp giấy phép và thủ tục, thời gian thẩm định, thiết kế
kỹ thuật: số người trả lời rằng các loại thủ tục này là thuận lợi, nhanh chóng chiếm
tỉ lệ từ 40,83 – 44,17%, tương ứng với 49 – 53 người. Số người cho rằng các thủ tục
này rất thuận lợi cũng chiếm tỉ lệ cao (từ 18,33 – 20%). Không có người nào cho
rằng các thủ tục này là rất không thuận lợi.
- Về quy định giá thuê đất; giải phóng mặt bằng và thủ tục nhập khẩu: đa số
đều trả lời bình thường (chiếm tỉ lệ 50%), và cũng có đnến 40% số người được hỏi
cho rằng các quy định này là thuận lợi.
Một khi đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì dù đó là doanh nghiệp trong
nước hay nước ngoài đều phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, chính là đóng các
khoản thuế, phí vào NSNN của Tỉnh.
Bảng 2.5. Chính sách thuế áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài
Yếu tố đánh giá Mức thu của nhà nước
Rất
thấp
Thấp Bình
thường
Cao Rất
cao
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp. 0 7 62 47 4
2. Thuế nhập khẩu 0 6 63 44 7
3. Thuế giá trị gia tăng 0 6 67 40 7
4. Thuế thu nhập cá nhân người Việt Nam 0 3 68 43 6
5. Thuế thu nhập cá nhân người nước ngoài 0 3 78 38 1
Nguồn: Số liệu điều tra
- Với mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 25%, có đến 47 (39,17%)
người được hỏi cho rằng mức thuế đó là cao so với tình hình hiện nay, khi mà các
doanh nghiệp đang kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động
sản xuất kinh doanh hoặc tuyên bố phá sản
- Về thuế nhập khẩu: tương ứng với các ngành hàng khác nhau thì mức thuế
này áp giá cũng khác nhau. Có 63 người được hỏi cho rằng mức thuế này là phù hợp,
44 người cho rằng cao và 7 người cho là rất cao.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
- Về thuế giá trị gia tăng: mức thu hiện nay của cơ quan thuế là 5 – 10% trên
mỗi hóa đơn hàng thì tỉ lệ số người được hỏi cho rằng mức thuế này phù hợp là
55,83%.
- Về thuế thu nhập cá nhân: mức thuế này áp dụng như nhau đối với người
Việt Nam và người nước ngoài: từ 5 – 35% tổng thu nhập sau khi đã giảm trừ gia
cảnh theo quy định của pháp luật. Khi điều tra về mức thuế này, hầu như đều trả lời
là mức này là bình thường, từ 68- 78 người trên tổng số 120 người được hỏi. Tuy
nhiên cũng có từ 32 – 38% số người trả lời là cao và rất cao. Vì vậy, trong thời gian
tới Nhà nước cần có giải pháp phù hợp để thay đổi mức thuế này. Bởi lẽ trong giai
đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, giá cả các mặt hàng đều tăng cao hơn so với
mức lương danh nghĩa.
Để các doanh nghiệp có vốn FDI yên tâm đầu tư và đi vào hoạt động sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả cao thì Tỉnh cần có các chính sách hỗ trợ hợp lý.
Qua điều tra 120 người trong các doanh nghiệp FDI, tác giả nhận thấy rằng tỉ
lệ người trả lời mức bình thường ở hầu hết các chính sách hỗ trợ của Tỉnh mà tác
giả đưa ra trong bảng hỏi là khá cao, từ 70 – 87 người (tương ứng 58,33 – 72,5%).
Từ 26 – 32% số người được hỏi trả lời các chính sách như: hỗ trợ phát triển
nguồn nhân lực; các thủ tục cấp giấy phép, chuyển đổi giấy phép kinh doanh và hỗ
trợ chính sách thuế cho doanh nghiệp của Tỉnh là hợp lý.
Với chính sách hỗ trợ đầu ra, sau đầu tư của Tỉnh thì có 18% số người được
hỏi cho rằng không hợp lý và rất không hợp lý. Tuy con số này là không nhiều
nhưng cũng là điều mà trong thời gian tới Tỉnh cần chú trọng hơn nhằm hỗ trợ các
doanh nghiệp phát triển.
Tóm lại, để các dự án có vốn FDI đến với Huế ngày càng nhiều hơn thì Tỉnh
cần có những giải pháp, chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp FDI hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pha_t_trie_n_doanh_nghie_p_co_vo_n_da_u_tu_tru_c_tie_p_nuo_c_ngoa_i_tren_di_a_ba_n_ti_nh_thu_a_thien.pdf