Luận văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

MỤC LỤC

Lời cam đoan . i

Lời cảm ơn.ii

Tóm lược luận văn.iii

Danh mục các từ viết tắt sử dụng trong luận văn .iv

Danh mục các bảng biểu . v

Danh mục các biểu đồ, đồ thị .vi

Mục lục.vii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu của đề tài .2

3. Đối tượng nghiên cứu.2

4. Phạm vi nghiên cứu.3

5. Phương pháp nghiên cứu.4

6. Đóng góp của đề tài.6

7. Kết cấu của đề tài .6

CHƯƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .7

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.7

1.1.1 Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa .7

1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa .10

1.1.3. Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế thị trường .12

1.2 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.15

1.2.1 Khái niệm về phát triển kinh tế.15

1.2.2 Khái niệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa .15

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển DNNVV.15

1.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa .22

1.3 QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT

TRIỂN DNNVV TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .26

1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ

NƯỚC VÀ VIỆT NAM .28

1.4.1 Kinh nghiệm của Thái Lan.28

1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản .29

1.4.3. Kinh nghiệm của Mỹ.30

1.4.4. Kinh nghiệm của Đức .30

1.4.5 Kinh nghiệm phát triển DNNVV một số tỉnh ở Việt Nam .31

1.5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN DNNVV CHO

VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ THANH HÓA NÓI RIÊNG .34

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG, PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ .36

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH THANH HOÁ.36

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.36

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .38

2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ .41

2.2.1Đánh giá tình hình phát triển về số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa.41

2.2.2 Đánh giá sự tăng trưởng về vốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.47

2.2.3 Đánh giá tình hình phát triển lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa .55

2.2.4 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa .62

2.2.5 Đánh giá những yếu tố tác động đến quá trình phát triển và kết quả hoạt động

SXKD của DN (theo kết quả điều tra DNNVV).75

2.2.6 Đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế chủ yếu đến quá trình phát triển

của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.87

CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ .95

3.1 QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .95

3.1.1 Quan điểm, chủ trương và chính sách phát triển DNNVV.95

3.1.2 Những nguyên tắc cơ bản về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa .96

3.2 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA.97

3.2.1 Mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015.97

3.2.2 Mục tiêu phát triển xã hội giai đoạn 2011-2015 .97

3.2.3. Định hướng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.98

3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA TRONG THỜI GIAN TỚI .99

3.3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển DNNVV .99

3.3.2 Nhóm giải pháp về hỗ trợ môi trường sản xuất kinh doanh .103

3.3.3 Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp. .107

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.111

I. Kết luận.111

II. Kiến nghị .112

1. Đối với Chính phủ và các bộ ngành Trung ương.112

2. Đối với UBND tỉnh Thanh Hoá .112

3. Đối với doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp .113

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.114

PHỤ LỤC.117

Nhận xét của phản biện 1

pdf136 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số 4.031 100,0 4.446 100,0 5.179 100,0 5.369 100,0 4.756 100,0 10,0 Dưới 1 tỷ 1.267 31,4 917 20,6 1.629 31,5 2.223 41,4 1.509 31,7 20,6 Từ 1 tỷ - dưới 5 tỷ 2.023 50,2 2.488 56,0 2.267 43,8 1.689 31,5 2.117 44,5 -5,8 Từ 5 tỷ - dưới 10 tỷ 366 9,1 543 12,2 622 12,0 573 10,7 526 11,1 16,1 Từ 10 tỷ - dưới 50 tỷ 337 8,4 432 9,7 546 10,5 816 15,2 533 11,2 34,3 Từ 50 - dưới 100 tỷ 38 0,9 66 1,5 115 2,2 68 1,3 72 1,5 21,4 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN năm 2009 -2012 của Cục Thống kê Thanh Hoá ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 0 500 1000 1500 2000 2500 2009 2010 2011 2012 Dưới 1 tỷ Từ 1-< 5 tỷ Từ 5-< 10 tỷ Từ 10-< 50 tỷ Từ 50-<100 tỷ Biểu đồ 2.3: Số lượng DNNVV (2009-2012) theo nguồn vốn SXKD Nhóm doanh nghiệp có vốn SXKD từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng có xu hướng tăng qua các năm từ 337 DN năm 2009 tăng lên 432 DN năm 2010 (tăng 95 DN) và năm 2011 là 546 DN, tăng 114 DN so với năm 2010 và năm 2012 là 816 DN, tăng 270 DN so với 2011. Nhóm này chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 11%) trong tổng số DNNVV, nên có bước tăng trưởng nhanh, bình quân mỗi năm tăng 160 DN hay tăng 34,3%. Nhóm doanh nghiệp có vốn SXKD từ 50 tỷ trở lên cũng đang có bước tăng nhưng thiếu ổn định từ 38 DN năm 2009 tăng lên 115 DN năm 2011, đến 2012 giảm xuống chỉ còn 68 DN, bình quân mỗi năm tăng 10 DN; đây là nhóm có tỷ trọng thấp nhất (khoảng 1,5%) nên có tốc độ tăng cũng khá cao (tăng 21,4%). Qua bức tranh khái quát về quy mô vốn của các DNNVV nói trên, có thể thấy rằng tuy có sự gia tăng đáng kể về số lượng, nhưng các DNNVV ở Thanh Hoá còn hạn chế về quy mô, thiếu tính ổn định; số lượng doanh nghiệp gia tăng thêm hàng năm chủ yếu vẫn là doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có vốn SXKD dưới 1 tỷ Năm Số lượng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 đồng. Đặc biệt, trong năm 2011, 2012 Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã tác động mạnh, làm giảm số lượng doanh nghiệp ở nhóm từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng (từ 56% năm 2010 xuống còn 31,5% năm 2012) và dịch chuyển xuống nhóm dưới 1 tỷ đồng (từ 20,6% lên 41,4%). Trong thời gian tới tỉnh Thanh Hoá cần có các chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô và hoạt động ổn định hơn. 2.2.2.2 Đánh giá sự tăng trưởng về vốn bình quân 1 DNNVV theo thành phần kinh tế và ngành sản xuất kinh doanh Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiến hành SXKD nhất thiết phải có vốn. Vốn là yếu tố đầu vào, là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Do đó, trong quá trình hoạt động SXKD vốn luôn được các doanh nghiệp rất quan tâm. Từ năm 2009, mặc dù có nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, lạm phát cao, Chính phủ áp dụng nhiều giải pháp kiềm chế lạm phát, trong đó có chính sách thắt chặt tiền tệ đã ảnh hưởng đến việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn có bước phát triển về số lượng và quy mô vốn sản xuất kinh doanh; song quy mô bình quân cho 1 DN vẫn còn nhỏ bé. Bình quân năm thời kỳ 2009 – 2012, số DNNVV so với tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh chiếm 97,6%, trong khi tổng số vốn của các doanh nghiệp này chỉ chiếm 48,9% tổng vốn của các doanh nghiệp. Tổng vốn SXKD của các DNNVV tăng dần qua các năm, năm 2009 đạt 25.915 tỷ đồng, tăng lên 30.352 tỷ đồng, năm 2010 và năm 2012 là 43.899 tỷ đồng; tốc độ tăng bình năm thời kỳ đạt 19,2% tương ứng với tăng 5.994 tỷ đồng/năm; so với tốc độ tăng về số lượng DN (tăng 10,0%) thì tốc độ tăng của vốn SXKD tăng nhanh hơn. Do đó, theo bảng số liệu 2.4 ta thấy, vốn sản xuất kinh doanh bình quân cho một DNNVV còn thấp nhưng đang có xu hướng tăng lên; vốn SXKD bình quân một DN từ 6.429 triệu đồng năm 2009 tăng lên 8.176 triệu đồng năm 2012, sau 3 năm đã tăng bình quân cho 1 doanh nghiệp là 1.747 triệu đồng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Vốn SXKD bình quân theo thành phần kinh tế Vốn SXKD của doanh nghiệp khu vực nhà nước được tăng dần qua các năm, từ 1.302 tỷ năm 2009 lên 2.099 tỷ năm 2012, tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ là 17,3% tương ứng tăng 266 tỷ đồng năm; nhưng số lượng DN khu vực này đang có xu hướng giảm dần (33 DN năm 2009 xuống còn 24 DN năm 2012). DN khu vực nhà nước ngoài việc thực hiện chiến lược SXKD tự chủ, còn được ngân sách nhà nước đảm bảo cho các hoạt động như an sinh xã hội, bình ổn thị trường.... do đó, vốn bình quân cho một doanh nghiệp năm 2009 là 39.448 triệu đồng lên 87.446 triệu đồng năm 2012, sau 3 năm đã tăng 47.998 triệu đồng trên một doanh nghiệp. Vốn SXKD các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng khá nhanh từ 23.848 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 41.154 tỷ đồng năm 2012, tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ 19,9% cao nhất (tốc độ tăng chung là 19,2%). Vốn SXKD bình quân năm thời kỳ 32.293 tỷ đồng, chiến tỷ trọng lớn nhất 93,0% tổng nguồn vốn của DNNVV; do đó có vai trò khá quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 Bảng 2.4: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân 1 doanh nghiệp nhỏ và vừa Đơn vị tính: triệu đồng Vốn SXKD bình quân 1 DNNVV So sánh (+/-) 2009 2010 2011 2012 2010 so 2009 2011 so 2010 2012 so 2011 Tổng số 6.429 6.827 7.472 8.176 398 645 704 Theo TP kinh tế KV Nhà nước 39.448 55.619 54.702 87.446 16.171 -917 32.744 KV Ngoài NN 5.978 6.347 7.061 7.711 369 714 650 KVcó VĐT NN 85.042 48.754 46.714 80.727 -36.288 -2.040 34.013 Theo ngành SXKD KV NLTS 1.035 1.288 1.514 1.985 253 226 471 KV CN-XD 7.254 8.976 9.691 10.862 1.722 715 1.171 KV DV 6.962 6.108 6.891 7.253 -854 783 362 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN năm 2009-2012 của Cục Thống kê Thanh HoáĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Trong những năm qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, khu vực; trong nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô nên đã ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp. Tuy vốn SXKD bình quân cho một doanh nghiệp có tăng lên, nhưng mức tăng còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của một tỉnh lớn. Năm 2009 vốn SXKD bình quân một doanh nghiệp khu vực này 5.978 triệu đồng, bằng 0,15 lần (15%) khu vực nhà nước và bằng 0,07 lần (7%) khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; tăng lên 7.711 triệu đồng trên một DN năm 2012, tăng 1.733 triệu đồng trên một doanh nghiệp, nhưng cũng chỉ bằng 0,088 lần (8,8%) khu vực nhà nước và bằng 0,095 lần (9,5%) khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Qua đó cho ta thấy số lượng, quy mô vốn của DN khu vực ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DN và đóng góp một phần không nhỏ cho sự tăng trưởng, phát triển của kinh tế, xã hội, do vậy các cấp uỷ, chính quyền cần có nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ DNNVV khu vực này trong bối cảnh kinh tế biến động. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn bình quân năm thời kỳ 2009 – 2012 là 663 tỷ đồng, chiếm 1,9% tổng nguồn vốn của DNNVV; năm 2009 có 9 DN, qui mô vốn SXKD bình quân trên một doanh nghiệp khu vực này lớn nhất, là 85.042 triệu đồng, lớn gấp 14,2 lần vốn bình quân của một doanh nghiệp ngoài nhà nước và gấp 2,15 lần vốn bình quân của một doanh nghiệp nhà nước. Năm 2012 vốn bình quân cho một doanh nghiệp là 80.727 triệu đồng, lớn gấp 10,5 lần vốn bình quân của một doanh nghiệp ngoài nhà nước và bằng 92,3% vốn bình quân của một doanh nghiệp nhà nước. Sự phát triển doanh nghiệp ở khu vực FDI chưa nhiều, quy mô còn hạn chế nhưng đối với Thanh Hoá là khá quan trọng, nó là hạt nhân để các doanh nghiệp vệ tinh trong nước phát triển. Vốn SXKD bình quân theo ngành kinh tế: Qui mô doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Vốn SXKD bình quân năm thời kỳ 2009 – 2012 là 677 tỷ đồng, chiếm 1,9% tổng số nguồn vốn SXKD của DNNVV; song quy mô DN đang từng bước được nâng lên, vốn sản xuất bình quân năm 2009 chỉ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 1.035 triệu đồng tăng lên 1.985 triệu đồng năm 2012, tăng 950 triệu đồng cho một doanh nghiệp. 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2009 2010 2011 2012 Chung KV NLTS KV CNXD KV DV Biểu đồ 2.4: Tốc độ gia tăng Vốn bình quân 1 DN (2009-2012) Dân số Thanh Hoá phần lớn sống bằng nghề này (dân số Thanh Hoá năm 2012 là 3.426,6 nghìn người, trong đó khu vực nông thôn 3.031,8 nghìn người, chiếm 88,5%) các doanh nghiệp có địa điểm đóng tại các khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ thấp (với 20%), trong khi diện tích đất đai, bờ biển khu vực này chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với khu vực thành thị, các doanh nghiệp chủ yếu vẫn tập trung với mật độ cao ở khu vực thành thị (tới 80%), khu vực có diện tích đất đai ngày càng chật hẹp, ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư và ô nhiễm môi trường. Tiềm năng phát triển của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ở Thanh Hoá là rất lớn, khu vực nông thôn có nhiều thuận lợi để phát triển các loại hình doanh nghiệp trong khu vực này; điều này đặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý cần sớm hoạch định các chủ trương chính sách hữu hiệu để khuyến khích đầu tư phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp trong khu vực này. Năm Tr.đồng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Các doanh nghiệp khu vực công nghiệp và xây dựng: Vốn SXKD bình quân năm thời kỳ 2009 - 2012 là 17.606 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,7% lớn nhất trong tổng số DNNVV và đang có bước phát triển ổn định; vốn SXKD bình quân năm 2009 là 7.254 triệu đồng tăng lên 10.862 triệu đồng năm 2012, sau 3 năm đã tăng thêm 3.608 triệu đồng trên một doanh nghiệp; vốn bình quân trên một doanh nghiệp khu vực này cao nhất trong 3 nhóm ngành, năm 2012 là 10.862 triệu đồng, gấp 5,5 lần DN khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và gấp 1,5 lần DN khu vực dịch vụ. Doanh nghiệp ở khu vực này luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp khu vực thương mại, dịch vụ: Vốn SXKD chiếm tỷ trọng khá lớn; vốn SXKD bình quân năm thời kỳ 2009 - 2012 là 16.433 tỷ đồng, chiếm 47,3% trong tổng số DNNVV. Do tác động của suy thoái kinh tế, khu vực này tổn thương khá lớn; qua 3 năm vốn bình quân cho SXKD của một doanh nghiệp khu vực này biến động mạnh; năm 2009 là 6.962 triệu đồng, sang năm 2010 giảm xuống còn 6.108 triệu đồng (giảm 854 triệu đồng), năm 2011 lại tăng lên 6.891 triệu đồng, tăng 783 triệu đồng/doanh nghiệp so với năm 2010 và năm 2012 so với 2011 mức tăng chậm lại, tăng 362 triệu đồng, đưa vốn bình quân 1 DN năm 2012 đạt 7.253 triệu đồng. Sau 3 năm số lượng doanh nghiệp khu vực này có tốc độ tăng bình quân năm cao nhất 12,8% (khu vực nông lâm nghiệp tăng 3,7% và khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 8,3%); nhưng quy mô vốn SXKD của doanh nghiệp khu vực này lại có tốc độ tăng chậm nhất 14,4% (khu vực nông lâm nghiệp tăng 28,8% và khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 23,9%). 2.2.3 Đánh giá tình hình phát triển lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.2.3.1 Số lượng doanh nghiệp phân theo quy mô lao động Cùng với sự gia tăng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; số lao động làm việc trong các DNNVV cũng ngày một tăng lên. Năm 2009, tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp là 146.667 người, chiếm 7,2% lao động đang làm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 việc trong nền kinh tế quốc dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; trong đó, số lao động trong các DNNVV là 95.165 người chiếm 64,9% lao động trong các doanh nghiệp. Qua thời gian, số lao động trong nền kinh tế quốc dân và trong các doanh nghiệp nói chung tăng lên, nhưng lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại tăng chậm hơn. Năm 2012 tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp là 221.374 người, tăng 74.707 người so với năm 2009 và chiếm 10,3% lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân trên địa bàn tỉnh; trong đó, lao động trong các DNNVV là 105.178 người, tỷ trọng giảm xuống còn 47,5% lao động trong các doanh nghiệp. Bình quân năm thời kỳ 2009 - 2012, số lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh chiếm tỉ trọng 97,6% tổng số doanh nghiệp, trong khi đó số lao động chỉ chiếm 53,1% số lao động trong các doanh nghiệp. Nguyên nhân lao động chiếm tỷ trọng thấp là do những năm qua trên địa bàn tỉnh đã thu hút được một số doanh nghiệp may lớn có vốn đầu tư nước ngoài, lao động bình quân cho mỗi doanh nghiệp may có từ 4.000 đến 5.000 lao động; đồng thời điều này cũng chứng tỏ quy mô lao động trong các DNNVV của tỉnh còn nhỏ. Qua số liệu bảng 2.5, ta thấy số lượng DNNVV tăng mạnh chủ yếu ở nhóm dưới 10 lao động, còn nhóm từ 10 lao động trở lên thì lại có xu hướng tăng chậm. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Bảng 2.5: Số lượng DNNVV phân theo quy mô lao động Đơn vị tính: doanh nghiệp 2009 2010 2011 2012 Bình quân năm Tốc độ +/- bình quân năm (%) Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số 4.031 100,0 4.446 100,0 5.179 100,0 5.369 100,0 4.756 100,0 10,0 Dưới 10 LĐ 1.523 37,8 1.809 40,7 2.459 47,5 2.620 48,8 2.103 44,2 19,8 Từ 10 - dưới 50 LĐ 2.106 52,3 2.220 49,9 2.273 43,9 2.292 42,7 2.223 46,7 2,9 Từ 50 - dưới 100 LĐ 272 6,7 270 6,1 287 5,5 283 5,3 278 5,8 1,3 Từ 100 - dưới 200 LĐ 93 2,3 103 2,3 115 2,2 136 2,5 112 2,3 13,5 Từ 200 - dưới 300 LĐ 37 0,9 44 1,0 45 0,9 38 0,7 41 0,9 0,9 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN năm 2009 - 2012 của Cục Thống kê Thanh HoáĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Cụ thể, tỷ trọng các DNNVV có số lao động dưới 10 người có xu hướng tăng lên mạnh, năm 2009 có 1.523 DN, chiếm tỷ trọng 37,8% tổng số DNNVV tăng lên 2.620 doanh nghiệp, chiếm 48,8% năm 2012; tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ là 19,8% (tốc độ tăng chung 10,0%) tương ứng với mức tăng bình quân năm là 366 doanh nghiệp. Tiếp đến là số DN có lao động từ 10 đến dưới 50 lao động, từ 2.106 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 52,3% lên 2.292 doanh nghiệp năm 2012, tỷ trọng giảm xuống còn 42,7%; tốc độ tăng bình quân thời kỳ là 2,9% tương ứng với mức tăng bình quân năm là 62 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp có từ 50 lao động trở lên, tăng khá chậm, chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 9%); năm 2012 so với năm 2009, nhóm DN từ 50 đến dưới 100 lao động, tăng 11 DN, tỷ trọng giảm từ 6,7% xuống còn 5,3%, nhóm từ 100 đến dưới 200 lao động, tăng 43 DN, tỷ trọng từ 2,3% lên 2,5% và nhóm từ 200 đến dưới 300 lao động, tăng 1 DN, tỷ trọng chiếm có 0,9% xuống còn 0,7%. Tóm lại, số lượng doanh nghiệp tăng mạnh qua các năm là những doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ dưới 10 lao động là chủ yếu và doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên, chiếm tỷ trọng thấp và tăng lên rất chậm. 2.2.3.2 Đánh giá tình hình biến động về lao động bình quân của DNNVV Tổng lao động trong các DNNVV năm sau luôn cao hơn năm trước; năm 2009 là 95.165 lao động tăng lên 101.520 lao động năm 2010 (tăng 6.355 lao động hay tăng 6,7%), năm 2011 là 109.837 lao động, so với năm 2010 tăng 8.317 lao động hay tăng 8,2%; riêng năm 2012 là 105.178 so với 2011 giảm 4.659 lao động. Tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ 2009 - 2012 về lao động là 3,4% tương ứng với mức tăng là 3.338 lao động năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng về số lượng DN là 10,0% năm; do đó, làm cho lao động bình quân một doanh nghiệp giảm dần qua các năm, năm 2009 bình quân 23,6 lao động cho một DNNVV, giảm xuống còn 22,8 lao động năm 2010, năm 2011 còn 21,2 lao động và năm 2012 là 19,6 lao động, thể hiện ở bảng 2.6. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Bảng 2.6: Lao động bình quân 1 doanh nghiệp VVN Đơn vị tính: người Lao động bình quân cho 1 DNNVV Lượng tăng/giảm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2010 so 2009 2011 so 2010 2012 so 2011 Tổng số 23,6 22,8 21,2 19,6 -0,8 -1,6 -1,6 Chia theo khu vực kinh tế KV nhà nước 74,7 83,5 83,7 96,5 8,8 0,2 12,8 KV ngoài nhà nước 22,9 22,1 20,6 19,1 -0,8 -1,5 -1,5 KV có vốn đầu tư nước ngoài 145,1 125,5 89,6 98,3 -19,6 -35,9 8,7 Chia theo ngành SXKD KV Nông, lâm và thuỷ sản 21,1 21,4 19,5 18,2 0,3 -1,9 -1,3 KV C.nghiệp và xây dựng 34,6 34,4 32,8 31,6 -0,2 -1,6 -1,2 KV T. mại - Dịch vụ 14,8 13,8 12,8 10,8 -1,0 -1,0 -2,0 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra DN năm 2009 - 2012 của Cục Thống kê Thanh Hoá ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 Lao động bình quân theo thành phần kinh tế: Số lượng lao động trong doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bình quân năm thu hút khoảng 1.213 lao động, chiếm tỷ trọng có 1,2% tổng số lao động trong DNNVV; nhưng lao động bình quân trên một doanh nghiệp lại lớn nhất, năm 2009 là 145,1 lao động, lớn gấp 6,3 lần lao động bình quân của một doanh nghiệp ngoài nhà nước và gấp 1,94 lần lao động bình quân của một doanh nghiệp nhà nước. Sau 3 năm tỷ lệ này giảm khá nhanh, đến năm 2012 chỉ còn 98,3 lao động gấp 5,1 lần lao động bình quân của một doanh nghiệp ngoài nhà nước và gấp 1,02 lần lao động bình quân khu vực nhà nước. Tiếp đến là doanh nghiệp khu vực nhà nước hàng năm thu hút khoảng 2.570 lao động, chiếm 2,5% tổng số lao động đang làm việc trong các DNNVV. Lao động ở khu vực này lại có xu hướng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước; tổng số lao động ở khu vực này năm 2009 là 2.465 lao động, bình quân cho một DN là 74,7 lao động, năm 2010 tổng số lao động là 2.756 lao động, bình quân 83,5 lao động và năm 2012 là 2.316 lao động, bình quân 96,5 lao động cho một doanh nghiệp. Doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho một lượng lao động khá lớn 99.138 lao động, chiếm 96,3% tổng số lao động của DNNVV. Đây là khu vực khá quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động trong khối doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, xét về quy mô lao động thì năm sau cao hơn năm trước, nhưng xét về lao động bình quân cho một doanh nghiệp lại giảm dần qua các năm. Năm 2009 tổng số lao động khu vực này là 91.394 lao động, bình quân 22,9 lao động/DN, đến năm 2012 là 102.076 lao động, bình quân 19,1 lao động/DN (giảm 3,8 lao động/DN). Đây là khu vực có lao động bình quân thấp nhất trong ba khu vực và có xu hướng giảm dần; điều đó cho ta thấy doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng mạnh về số lượng, nhưng với quy mô lao động chủ yếu là nhỏ. Lao động bình quân theo ngành kinh tế: Lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân hàng năm thời kỳ 2009 - 2012 thu hút khoảng 9.200 lao động, chiếm 9,0% tổng số lao động; lao động bình quân cho một doanh nghiệp giảm dần từ 21,1 lao động năm 2009 xuống còn 18,2 lao động năm 2012, giảm 2,9 lao động/DN. Tiếp đến là khu vực dịch vụ bình quân hàng năm thu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 hút khoảng 31.000 lao động, chiếm 30,0% tổng số lao động, lao động bình quân năm 2009 là 14,8 lao động giảm xuống còn 10,8 lao động năm 2012, giảm 4,0 lao động/DN. Tương tự, nhóm ngành công nghiệp và xây dựng hàng năm thu hút khoảng 62.800 lao động, chiếm tỷ trọng 61,0% lớn nhất trong 3 nhóm ngành, lao động bình quân cho một doanh nghiệp giảm từ 34,6 lao động năm 2009 xuống còn 31,6 lao động năm 2012, giảm 3,0 lao động/DN. Lao động nhóm ngành công nghiệp, xây dựng, chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ khá cao (5,0%) tốc độ tăng chung là 3,4% năm; khu vực thương mại, dịch vụ tăng 1,5% và khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 1,2% đã góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế và áp dụng những thành tựu, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, xét trên tốc độ tăng, giảm bình quân thời kỳ 2009 - 2012 thì số lượng doanh nghiệp tăng 10,0% năm; nhưng quy mô lao động chỉ tăng 3,4% năm, trong đó, xét theo thành phần kinh tế thì quy mô lao động khu vực nhà nước giảm 2,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 15,6%; còn khu vực ngoài nhà nước tăng 3,8%; xét theo ngành SXKD thì khu vực CN-XD tăng khá cao và khu vực dịch vụ tăng chậm hơn so với bình quân chung, tỷ lệ tăng là 5,0% và 1,5%; khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 1,2%. 2.2.3.3 Đánh giá trình độ lao động trong các DNNVV Theo kết quả Tổng điều tra cơ sở hành chính sự nghiệp năm 2012 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, trình độ lao động khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất thấp cụ thể như sau. + Lao động chưa qua đào tạo: 26.715 người, chiếm 25,4%; + Lao động qua đào tạo nhưng chưa có chứng chỉ: 25.348 người, chiếm 24,1%; + Sơ cấp nghề: 12.095 người, chiếm 11,5%; + Trung cấp, trung cấp nghề: 19.984 người, chiếm 19,0%; + Cao đẳng, cao đẳng nghề: 7.888 người, chiếm 7,5%; + Đại học: 9.466 người, chiếm 9,0%; + Trên đại học: 316 người, chiếm 0,3%; + Trình độ khác: 3.366 người, chiếm 3,2%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 11.5 19.0 7.5 9.00.3 52.7 Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên Đ.học Khác Biểu đồ 2.5: Cơ cấu trình độ lao động trong DNNVV, năm 2012 Qua phân tích trên ta thấy, với nguồn lao động Thanh Hoá là rất lớn nhưng quy mô lao động cho một DN còn rất nhỏ, trình độ lao động trong các doanh nghiệp còn thấp; việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng đặt ra cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp một vấn đề không nhỏ là tăng chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và từng bước liên kết, mở rộng quy mô doanh nghiệp, kết hợp với việc nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp nói riêng và năng suất lao động xã hội nói chung. 2.2.4 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.2.4.1 Đánh giá chỉ tiêu doanh thu trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ do mình sản xuất ra và có lãi. Doanh thu tiêu thụ phản ánh quy mô của quá trình sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Bởi lẻ, có được doanh thu tiêu thụ chứng tỏ DN đã sản xuất ra sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận. Theo bảng số liệu 2.7 ta thấy, Sau ba năm tổng doanh thu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2012 là 45.579 tỷ đồng, tăng 20.259 tỷ đồng hay tăng 80,0% so với năm 2009; tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân năm thời kỳ 2009 - 2012 là 21,6%. Theo thành phần kinh tế: Doanh thu bình quân năm thời kỳ 2009-2012, khu vực nhà nước khoảng 827.800 triệu đồng, chiếm 2,3% tổng doanh thu và sau 3 năm đã có mức tăng khá, từ 722.869 triệu đồng năm 2009 tăng lên 991.899 triệu đồng năm 2012. Tốc độ tăng bình năm thời kỳ 2009 - 2012 là 11,1% tương ứng với mức ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 tăng bình quân năm là 89.677 triệu đồng. Doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh thu bình quân năm đạt 35.032.048 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất 97,0% và có mức tăng cao nhất, từ 24.300.875 triệu đồng năm 2009 tăng lên 44.421.626 triệu đồng năm 2012, tốc độ tăng bình năm thời kỳ là 22,3% tương ứng với mức tăng bình quân năm là 6.706.917 triệu đồng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài doanh thu lại giảm khá mạnh, từ 296.248 triệu đồng năm 2009 giảm xuống còn 165.972 triệu đồng năm 2012, tốc độ giảm bình năm thời kỳ là 17,6% tương ứng với mức giảm bình quân năm là 43.425 triệu đồng. Theo ngành sản xuất kinh doanh: Doanh thu cả 3 khu vực SXKD đều tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, khu vực dịch vụ bình năm hàng năm khoảng 21.779 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất 60,3% tổng doanh thu; doanh thu năm 2009 là 15.084 tỷ đồng tăng lên 27.381 tỷ đồng năm 2012, (tăng 12.297 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân năm thời kỳ 2009 - 2012 cao nhất trong ba khu vực, tăng 22,0% năm. Khu vực công nghiệp và xây dựng, doanh thu bình quân năm khoảng 13.682 tỷ đồng, chiếm 37,9% tổng doanh thu; từ 9.768 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 17.395 tỷ đồng năm 2012 (tăng 7.627 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 21,2%. Khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản, doanh thu hàng năm chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ 1,8% tổng doanh thu, khu vực này có tốc độ tăng chậm nhất trong 3 khu vực 19,7% năm. Doanh thu bình quân trên một doanh nghiệp: Do tốc độ tăng về doanh thu (21,6%) cao hơn tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp (10,0%) đã làm cho doanh thu bình quân trên một doanh nghiệp tăng lên; năm 2009 là 6.281,3 triệu đồng, tăng lên 7.112,7 triệu đồng năm 2010, lên 8.090,0 triệu đồng năm 2011 và năm 2012 là 8.489,4 trên một doanh nghiệp, tăng 2.208,1 triệu đồng (hay tăng 35,1%) so với 2009. Năm 2009, doanh thu bình quân trên một doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất 32.916,4 triệu đồng, gấp 1,5 lần khu vực nhà nước và gấp 5,4 lần khu vực ngoài nhà nước; nhưng đến năm 2012 doanh thu bình quân trên một doanh nghiệp khu vực nhà nước lại cao nhất 41.329,1 triệu đồng, gấp 2,0 lần khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và gấp 4,9 lần khu vực ngoài nhà nước. Theo ngành SXKD thì khu vực dịch vụ luôn có doanh thu bình quân trên một doanh nghiệp cao nhất, năm 2012 là 9.856,5 triệu đồng, gấp 1,19 lần khu vực công nghiệp - xây dựng và gấp 6,1 lần khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 Bảng 2.7: Tình hình tăng trưởng doanh thu và doanh thu bình quân trong DNNVV Năm 2009 Năm 2012 Năm 2012 so với 2009 (%) Tốc độ +/- D.Thu BQ năm (%) Tổng doanh thu (tỷ đồng) DT bình quân (tr.đồng) Tổng doanh thu (tỷ đồng) D

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_doanh_nghiep_nho_va_vua_tren_dia_ban_tinh_thanh_hoa_2179_1912309.pdf
Tài liệu liên quan