Luận văn Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới

MỤC LỤC

Lời cảm ơn .i

Danh mục các chữ viết tắt.ii

Danh mục các bảng .vii

Danh mục các biểu đồ . viii

Danh mục các sơ đồ .x

MỞ ĐẦU .1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU

TRưỞNG TRưỜNG MẦM NON ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI .6

1.1. Tổng quan nghiên cứu đề tài.6

1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước.6

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước.7

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .9

1.2.1. Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục .9

1.2.2. Khái niệm chuẩn, chuẩn hiệu trưởng.10

1.2.3. Đội ngũ CBQL giáo dục và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục .11

1.2.4. Hiệu trưởng và phát triển đội ngũ hiệu trưởng .14

1.2.5. Phát triển đội ngũ HT trường mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới.15

1.3. Vai trò của Hiệu trưởng trường mầm non .19

1.3.1. Vai trò của hiệu trưởng trường mầm non .19

1.3.2. Đặc điểm lao động của hiệu trưởng trường mầm non .21

1.4. Các quan điểm và yêu cầu phát triển đội ngũ HT trường mầm non .22

1.4.1. Các quan điểm phát triển đội ngũ HT trường mầm non.22

1.4.2. Các yêu cầu phát triển đội ngũ HT trường mầm non .24

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ HT trường

mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới .25

1.5.1. Những yếu tố về KT-XH, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán,

tâm lý xã hội .25

1.5.2. Những yếu tố về quản lý nhà nước.26iv

1.5.3. Những yếu tố về quản lý nhà trường .28

1.5.4. Những yếu tố khác.29

1.6. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ hiệu trưởng .29

1.6.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ .29

1.6.2. Kinh nghiệm của Canada.30

1.6.3. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á.31

1.6.4. Bài học kinh nghiệm.31

TIỂU KẾT CHưƠNG 1.32

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRưỞNG

TRưỜNG MẦM NON TỈNH TUYÊN QUANG .33

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên.33

2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .33

2.1.2. Điều kiện về dân cư .34

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .34

2.2. Tình hình phát triển giáo dục .35

2.2.1. Mạng lưới trường lớp và quy mô giáo dục mầm non.36

2.2.2. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ .38

2.2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí cho GDMN .41

2.2.4. Tình hình đội ngũ CBQL và giáo viên mầm non .41

2.3. Thực trạng đội ngũ Hiệu trưởng các trường mầm non tỉnh Tuyên Quang .43

2.3.1. Mục đích khảo sát.43

2.3.2. Nội dung khảo sát .43

2.3.3. Phương pháp khảo sát.44

2.3.4. Kết quả khảo sát đội ngũ HT các trường mầm non tỉnh Tuyên Quang

theo chuẩn HT.45

2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non

tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới .58

2.4.1. Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường mầm non.58

2.4.2. Công tác bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ HT trường mầm non .60

2.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ HT trường mầm non.61

2.4.4. Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ HT trường mầm non.62

2.4.5. Thực trạng thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ HT trường mầm

non tỉnh Tuyên Quang .63v

2.5. Đánh giá chung về công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường

mầm non tỉnh Tuyên Quang .66

2.5.1. Những ưu điểm .66

2.5.2. Những hạn chế .66

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế.67

TIỂU KẾT CHưƠNG 2.69

CHưƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ HIỆU TRưỞNG

TRưỜNG MẦM NON TỈNH TUYÊN QUANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

ĐỔI MỚI.70

3.1. Các định hướng về phát triển đội ngũ HT trường mầm non tỉnh

Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới .70

3.2. Một số nguyên tắc cơ bản để lựa chọn biện pháp phát triển đội ngũ

HT trường mầm non tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới .71

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý .71

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .72

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .72

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .73

3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .73

3.2.6. Nguyên tắc đảm bảo kết hợp hài hòa các lợi ích .73

3.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ HT trường mầm non tỉnh

Tuyên Quang nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới .74

3.3.1. Biện pháp 1: Triển khai công tác quy hoạch đội ngũ HT trường mầm non .74

3.3.2. Biện pháp 2: Tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực quản lý của HT

trường mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới.78

3.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ HT các trường mầm

non đáp ứng yêu cầu đổi mới.83

3.3.4. Biện pháp 4: Thực hiện kịp thời, duy trì và bổ sung chế độ chính sách

đối với CBQL trường mầm non.86

3.3.5. Biện pháp 5: Vận dụng sáng tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới của HT

trường mầm non phù hợp với đặc điểm tình hình tỉnh Tuyên Quang .89

3.3.6. Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu tham

khảo phục vụ công tác, học tập cho đội ngũ HT .91vi

3.3.7. Biện pháp 7: Tổ chức phong trào thi đua tự bồi dưỡng để đổi mới Hiệu

trưởng trong đội ngũ HT và CBQL các trường mầm non tỉnh Tuyên Quang.92

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .94

3.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

đề xuất .95

3.5.1. Các bước khảo nghiệm .95

3.5.2. Kết quả khảo nghiệm .96

TIỂU KẾT CHưƠNG 3.106

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.107

TÀI LIỆU THAM KHẢO .110

PHỤ LỤC.114

pdf48 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỹ của Đặng Thị Bích Thuỷ - ĐHSP Hà Nội 2001; - “Các biện pháp nâng cao năng lực quản lý chuyên môn của HT trường mầm non Hà Nội” - Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Bích Thuỷ - ĐHSP Hà Nội 2002; Sau khi quy định về chuẩn HT của các cấp học đƣợc ban hành, đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề chuẩn hóa HT và đội ngũ CBQL giáo dục, song vẫn chủ yếu đối với bậc phổ thông nhƣ: - “Phát triển đội ngũ HT trường THCS các tỉnh vùng Tây Bắc theo hướng chuẩn hóa”- Luận án tiến sỹ chuyên ngành QLGD - Nguyễn Huy Hoàng, 2011. Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn trong báo cáo khoa học:“Xây dựng đội ngũ CBQL cơ sở giáo dục THCS đáp ứng chuẩn HT trong giai đoạn mới” nêu vấn đề: Vì sao Bộ GD&ĐT lại chọn QLGD và phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục làm giải pháp mang tính đột phá? Qua phân tích tình hình giáo dục trong cả nƣớc, tác giả khẳng định: Có đƣợc đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục tốt mới phát huy tích cực các điều kiện khác đảm bảo chất lƣợng giáo dục. 9 Với các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về vấn đề phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trƣờng mầm non nói riêng và khai thác ở nhiều bình diện khác nhau, song để áp dụng cho phù hợp với đội ngũ HT các trƣờng mầm non trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thì vẫn còn những bất cập. Mặt khác, các nghiên cứu về phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non theo chuẩn HT chƣa có nhiều, một phần do quy định về chuẩn mới đƣợc ra đời, một phần do lĩnh vực QLGD mầm non chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả và còn phụ thuộc vào tình hình thực tế về giáo dục của tƣờng địa phƣơng: Đặc biệt, tại tỉnh Tuyên Quang vẫn chƣa có một nghiên cứu nào về các biện pháp phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non. Do đó, với nhiệm vụ của mình và vận dụng lý thuyết vào thực tế công việc, tôi muốn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu tìm ra những biện pháp phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non tỉnh Tuyên Quang, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục tỉnh miền núi trong giai đoạn tới. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục 1.2.1.1. Khái niệm quản lý Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về QL dƣới các góc độ khác nhau và đa dạng về cách tiếp cận, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau về QL của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Từ những quan niệm đó, ta có thể thấy đƣợc bản chất của hoạt động QL: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL lên đối tượng QL nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. 1.2.1.2. Khái niệm quản lý giáo dục QLGD đƣợc hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Một số tác giả cho rằng, bản chất của QLGD là quản lý sƣ phạm: QL mục tiêu, nội dung giáo dục, phƣơng pháp giáo dục – dạy học, QL con ngƣời, QL các công cụ giáo dục; QLGD nhằm phối hợp các ngành, các lực lƣợng xã hội, tiến hành công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực GD&ĐT. QLGD tiến hành những nhiệm vụ này thông qua thực hiện 4 chức năng QL: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. 10 - Nếu tiếp cận QLGD ở cấp độ vĩ mô (QL hệ thống giáo dục) thì: QLGD là những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có hệ thống và hợp quy luật của chủ thể QLGD các cấp đến tất cả các mắt xích của hệ thống GD nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả việc tổ chức, huy động, điều phối, giám sát và điều chỉnh các nguồn lực GD, để hệ thống GD vận hành đạt đƣợc mục tiêu phát triển GD. - Nếu tiếp cận QLGD ở cấp độ vi mô (quản lý một CSGD) thì: QLGD là những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có hệ thống và hợp quy luật của chủ thể quản lý một CSGD đến tập thể giáo viên, nhân viên, tập thể ngƣời học và các lực lƣợng tham gia GD khác trong và ngoài CSGD đó, nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả hoạt động giáo dục và dạy học nhằm làm cho CSGD vận hành luôn ổn định và phát triển để đạt tới mục tiêu đào tạo của CSGD đó. 1.2.2. Khái niệm chuẩn, chuẩn hiệu trưởng 1.2.2.1. Khái niệm chuẩn Đã có nhiều quan điểm đƣa ra các cách định nghĩa khác nhau về chuẩn (standard). Thuật ngữ này thuộc phạm trù ngôn ngữ xã hội, chúng thay đổi theo thời gian và phản ánh các quan điểm của nhiều tác giả. Theo tác giả Đặng Thành Hƣng thì:“Chuẩn là mẫu lý thuyết có tính nguyên tắc, tính công khai và tính xã hội hóa, được đặt ra bằng quyền lực hành chính hoặc chuyên môn, bao gồm những yêu cầu, tiêu chí, quy định kết hợp logic với nhau một cách xác định, được dùng làm công cụ để xác minh sự vật, làm thước đo đánh giá hoặc so sánh các hoạt động, công việc, sản phẩm,... trong lĩnh vực nào đó, có khuynh hướng điều chỉnh những sự vật này theo nhu cầu, mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý...”. Từ điển Tiếng Việt thông dụng giải thích chuẩn nhƣ sau: - Cái đƣợc chọn làm mốc để dọi vào, để đối chiếu mà làm cho đúng; - Vật chọn làm mẫu đơn vị đo lƣờng; - Cái đƣợc xem là đúng với quy định, với thói quen xã hội. Theo Bách khoa thƣ giáo dục quốc tế thì: “Chuẩn là mức độ ưu việt cần phải có để đạt được những mục đích đặc biệt, là cái đo xem điều gì là phù hợp, là trình độ thực hiện mong muốn trên thực tế hoặc mang tính xã hội”. Trong xã hội hiện nay, thuật ngữ “chuẩn” đƣợc phát triển và công nhận bởi các ủy ban chuẩn trên thế giới. Các tổ chức thực hiện công việc này gọi là Standards Development Organization (SDO). Định nghĩa tiêu chuẩn đƣợc nhiều quốc gia và tổ 11 chức công nhận rộng rãi do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đƣa ra nhƣ sau: “Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách thỏa thuận và do một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định”. Qua các quan niệm khác nhau về chuẩn có thể hiểu: Chuẩn là mẫu lý thuyết được quy định chặt chẽ, được xã hội thừa nhận, được đặt ra bằng quyền lực hành chính hoặc chuyên môn, buộc mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo. Chuẩn được sử dụng làm công cụ để xác minh sự vật hoặc dùng làm thước đo thuộc một lĩnh vực nào đó nhằm điều chỉnh nó theo mong muốn. 1.2.2.2. Chuẩn hiệu trưởng Theo Thông tƣ số 17/2011/TT-BGDĐT, ban hành Quy định Chuẩn HT trƣờng mầm non là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với HT về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm; năng lực QL nhà trƣờng; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội.  Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trƣng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn.  Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.  Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tƣ liệu, sự vật, hiện tƣợng, nhân chứng) đƣợc dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức đạt đƣợc của tiêu chí. Chuẩn HT trƣờng mầm non đƣợc xây dựng theo quan điểm định hƣớng năng lực. Đây là quan điểm tiếp cận hiện đại, kết hợp sự tham khảo định hƣớng tiếp cận xây dựng Chuẩn trong GD của một số quốc gia và thực tiễn quản lý GDMN ở nƣớc ta. Các tiêu chuẩn năng lực này có thể sắp xếp vào các lĩnh vực năng lực cơ bản của HT và CBQL nhà trƣờng nói chung, thƣờng bao gồm: Phẩm chất (năng lực nhân cách), năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo và năng lực QL. Các tiêu chuẩn đƣợc đƣa ra trong “chuẩn HT trƣờng mầm non” cũng nằm trong các lĩnh vực năng lực nêu trên và thể hiện đƣợc những thành phần cơ bản của các lĩnh vực năng lực đó. 1.2.3. Đội ngũ CBQL giáo dục và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục 1.2.3.1. Đội ngũ CBQL giáo dục a) Khái niệm về đội ngũ: “Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người và tổ 12 chức thành một lực lượng để cùng thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc không nhưng cùng chung một mục đích nhất định và cùng hướng tới mục đích đó” (Từ điển Tiếng Việt). Chẳng hạn: “đội ngũ trí thức”, “đội ngũ cán bộ”, “đội ngũ giáo viên”, Theo khái niệm trên, những ngƣời cùng đội ngũ tạo thành một lực lƣợng có thể tạo nên một tác động nhất định. Nhƣ vậy, đội ngũ có tổ chức là một hệ thống đƣợc cấu thành bởi các thành tố: - Một tập thể ngƣời - Cùng chung một chức năng - Có cùng mục đích - Làm theo kế hoạch - Gắn bó với nhau về quyền lợi. Khi xem xét một đội ngũ, thông thƣờng ngƣời ta quan tâm đến 3 yếu tố cơ bản, đó là: - Số lƣợng đội ngũ; - Chất lƣợng: Bao gồm: phẩm chất, trình độ và năng lực; - Cơ cấu đội ngũ: Bao gồm giới tính, độ tuổi, chuyên môn. b) Khái niệm về đội ngũ CBQL giáo dục Từ khái niệm đội ngũ, có thể hiểu rằng: Đội ngũ CBQL giáo dục là tập hợp những nhà QLGD trong các nhà trường, các cơ quan QLGD, các CSGD thuộc các cấp học, bậc học. Họ được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung nhiệm vụ là thực hiện chức năng QLGD theo mục tiêu giáo dục đề ra. 1.2.3.2. Phát triển đội ngũ CBQL giáo dục a) Khái niệm: Phát triển đội ngũ CBQL giáo dục là một quá trình biến đổi theo hướng đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo trình độ đào tạo, có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực QLGD, thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo, QL nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. b) Nội dung phát triển đội ngũ CBQL giáo dục Phát triển đội ngũ CBQL giáo dục trong thời kỳ CNH-HĐH đƣợc coi là khâu then chốt để nâng cao chất lƣợng giáo dục. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 05 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thƣ TW Đảng nêu rõ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc QL, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.” 13 Về nguyên tắc, phát triển đội ngũ CBQL giáo dục phải dựa trên lý luận về phát triển nguồn nhân lực, theo mô hình của Leonard Nadle nhƣ sau: Sơ đồ 1.1. Quan hệ phát triển nguồn nhân lực với quản lý nguồn nhân lực (Mô hình của Leonard Nadle) Đội ngũ CBQL giáo dục với tƣ cách là nguồn nhân lực chất lƣợng cao của ngành giáo dục. Nếu thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục sẽ thúc đẩy phát triển GD&ĐT, góp phần phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và xã hội. Phát triển đội ngũ CBQL giáo dục đƣợc hiểu là tạo ra sự thay đổi về “chất” hƣớng tới “chuẩn” của đội ngũ để có một lực lƣợng CBQL đủ về số lƣợng, phù hợp về cơ cấu và đảm bảo chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của đất nƣớc. Nhƣ vậy, quá trình này bao gồm các nội dung: Phát triển về quy mô, chất lƣợng và cơ cấu, cụ thể: - Về quy mô và cơ cấu: Cần xác định số lƣợng sao cho đủ CBQL đáp ứng yêu cầu làm việc trƣớc mắt và lâu dài. Đội ngũ CBQL cần đƣợc bố trí hợp lý, có tính đến các yếu tố về độ tuổi, giới tính, vị trí và môi trƣờng công tác, tạo ra ê kíp làm việc mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. - Về chất lƣợng đội ngũ CBQL: Với quan điểm chất lƣợng là sự trùng khít về Quản lý nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực Môi trƣờng của nguồn nhân lực - GD&ĐT - Bồi dƣỡng - Phát triển - Tự học, tự nghiên cứu - Tuyển dụng - Sàng lọc - Bố trí, sử dụng - Đánh giá - Đãi ngộ - Mở rộng chủng loại làm việc - Mở rộng quy mô làm việc - Phát triển tổ chức Sử dụng nguồn nhân lực 14 mục tiêu GD thì những nhà trƣờng có đội ngũ CBQL tốt chắc chắn sẽ có tác dụng tốt trong việc nâng cao chất lƣợng GD. Vì vậy, trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, rất cần quan tâm đến chất lƣợng CBQL giáo dục trên các phƣơng diện: phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực; trình độ chuyên môn, trình độ QLGD. Sơ đồ 1.2. Mô hình phát triển đội ngũ CBQL 1.2.4. Hiệu trưởng và phát triển đội ngũ hiệu trưởng 1.2.4.1. Khái niệm hiệu trưởng Theo Điều 54 – Luật Giáo dục 2005 (đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định: “HT là người chịu trách nhiệm QL các hoạt động của nhà trường, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”. HT trƣờng mầm non là ngƣời đứng đầu trƣờng mầm non, là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Đảng bộ, chính quyền địa phƣơng và cấp trên về QL trƣờng mầm non có trách nhiệm tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ và các hoạt động nhƣ chất lƣợng nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trƣờng theo đúng đƣờng lối giáo dục của Đảng, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của ngành. Những phẩm chất và năng lực của ngƣời HT đƣợc thể hiện ở hiệu quả lao động quản lý. Ngƣời HT cần có ý thức luôn đổi mới và từ đổi mới để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục của nhà trƣờng; xây dựng đƣợc các mối quan hệ tốt giữa nhà trƣờng với chính quyền và xã hội để phát triển nhà trƣờng. Phát triển đội ngũ CBQL Phẩm chất rom the docu ment or the summ ary of an intere sting point. You can positi on the text box anyw here in the docu ment. Use the Text Box Tools tab to chang e the forma tting of the pull quote text box.] Năng lực rom the docu ment or the summ ary of an intere sting point. You can positi on the text box anyw here in the docu ment. Use the Text Box Tools tab to chang e the forma tting of the pull quote text box.] Trình độ rom the docu ment or the summ ary of an intere sting point. You can positi on the text box anyw here in the docu ment. Use the Text Box Tools tab to chang e the forma tting of the pull quote text box.] Cơ cấu rom the docu ment or the summ ary of an intere sting point. You can positi on the text box anyw here in the docu ment. Use the Text Box Tools tab to chang e the forma tting of the Số lƣợng rom the docu ment or the summ ary of an intere sting point. You can positi on the text box anyw here in the docu ment. Use the Text Box Tools tab to chang e the forma tting of the 15 Về mặt pháp lý, HT và phó HT là ngƣời đƣợc cơ quan QL nhà nƣớc có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận và đƣợc tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm; HT là ngƣời đƣợc giao quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong nhà trƣờng; chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan QL cấp trên về tổ chức, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của nhà trƣờng nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu GD. Ngƣời HT trong nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa không phải chỉ cần biết tổ chức, chỉ đạo việc dạy và học theo yêu cầu của xã hội mà điều quan trọng hơn là phải biến nhà trƣờng thành “công cụ của chuyên chính vô sản”. Nhƣ vậy, ngƣời HT phải có sự giác ngộ sâu sắc về lý luận chính trị, hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, về đƣờng lối GD xã hội chủ nghĩa, có tinh thần cách mạng cao, phải là nhà giáo có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn, có uy tín đƣợc tập thể thừa nhận. Mặt khác, ngƣời HT phải hiểu rõ mục tiêu GD, đƣợc học tập, bồi dƣỡng các chƣơng trình QLGD để hiểu sâu sắc về nội dung GD, có phƣơng pháp để phát triển nhà trƣờng cho phù hợp với thực tiễn GD nƣớc ta. 1.2.4.2. Phát triển đội ngũ hiệu trưởng Phát triển đội ngũ HT nói chung và đội ngũ HT trƣờng mầm non nói riêng là một yêu cầu cấp thiết của ngành GD và của các địa phƣơng trong cả nƣớc. Điều quan trọng trong phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non không phải chỉ là đáp ứng số lƣợng HT mà quan trọng là nâng cao chất lƣợng đội ngũ, phải bám sát chuẩn, chuẩn hóa đƣợc đội ngũ này; cải tổ cơ cấu đội ngũ sao cho đồng bộ để đảm bảo sự phát triển bền vững của các nhà trƣờng, đáp ứng đƣợc các mục tiêu GD đặt ra. 1.2.5. Phát triển đội ngũ HT trường mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới Phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non theo chuẩn HT là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp tác động vào đội ngũ HT nhằm tạo ra một đội ngũ HT có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về chất lƣợng theo quy định của chuẩn HT trƣờng mầm non. Trong sự nghiệp GD, năng lực của đội ngũ CBQL và giáo viên quyết định chất lƣợng và hiệu quả GD. Đội ngũ HT với “vai trò đầu tàu” có nhiệm vụ quan trọng trong việc lãnh đạo nhà trƣờng xây dựng con ngƣời, tạo ra nguồn lực cho đất nƣớc. Tuy vậy, phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non theo chuẩn HT cần đảm bảo các yếu tố: đảm bảo về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lƣợng, gắn với nhu cầu vừa tăng về chất lƣợng vừa đạt hiệu quả GD cao. 16 Dựa theo lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực thì phát triển đội ngũ nói chung thƣờng gồm 3 thành phần: (1) Phát triển về số lƣợng; (2) Phát triển về cơ cấu; (3) Phát triển về chất lƣợng. Qua đó có thể nhận thấy, thực chất quá trình phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non là phát triển nguồn nhân lực trong GDMN. Quá trình này tạo ra sự thay đổi về số lƣợng, tăng cƣờng về chất lƣợng. Mỗi cá nhân HT đƣợc phát triển toàn diện trong tập thể sƣ phạm, trong môi trƣờng GD của nhà trƣờng. Mặt khác, quá trình phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non tạo ra sự gắn bó giữa chuẩn nghề nghiệp với công tác đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng đội ngũ HT. Phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non giúp cho đội ngũ này hoàn thiện hơn về nhân cách ngƣời CBQL giáo dục, nâng cao về trình độ chuyên môn, năng lực QL nhà trƣờng, đồng thời đánh giá đúng những công lao của đội ngũ HT với nhà trƣờng, sự thăng tiến của cá nhân HT trong sự thành công của mỗi nhà trƣờng. Nhƣ vậy, phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non chính là tìm cách để đạt đƣợc hiệu suất cao nhất của các yếu tố phát triển nguồn nhân lực. a) Nội dung phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới Trọng tâm công tác phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non cần phải: Phát triển đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng đội ngũ HT theo quy định hiện nay. Muốn vậy, cần làm tốt các công tác sau:  Công tác quy hoạch đội ngũ HT và CBQL trường mầm non Để phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lƣợng đội ngũ HT theo quy định chuẩn HT hiện nay, cần làm tốt công tác quy hoạch và bổ nhiệm, trên cơ sở làm tốt công tác khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBQL để lập quy hoạch. Quy hoạch cán bộ còn nhằm mục đích không ngừng xây dựng, kiện toàn đội ngũ CBQL đƣơng chức và đội ngũ cán bộ kế cận, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng của các thế hệ cán bộ nối tiếp. Muốn làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, cần thực hiện công tác dự báo, trên cơ sở kế hoạch phát triển KT-XH của địa phƣơng đi đôi với mục tiêu, nhiệm vụ của ngành GD&ĐT. - Quy hoạch số lượng: Xác định số lƣợng đội ngũ HT trong giai đoạn quy hoạch để làm căn cứ xây dựng đội ngũ kế cận. - Quy hoạch chất lượng: Xem xét về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, 17 trình độ QLGD, lý luận chính trị, năng lực quản lý; hƣớng phấn đấu của bản thân CBQL và phấn đấu đến năm 2020 đạt 70%. Phải xây dựng đƣợc chuẩn chất lƣợng, đối với cán bộ 296 cần phải cho đi đào tạo, bồi dƣỡng trƣớc khi bổ nhiệm. Việc xây dựng chuẩn chất lƣợng CBQL phải đƣợc dựa trên cơ sở quy định của Điều lệ trƣờng mầm non, quy định về chuẩn HT trƣờng mầm non, đồng thời phải căn cứ vào thực trạng chất lƣợng của đội ngũ HT trƣờng mầm non của địa phƣơng và cũng phải tính đến việc đón đầu đáp ứng sự phát triển của sự nghiệp GD&ĐT trong thời kỳ mới.  Công tác bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ HT trường mầm non Nội dung này đòi hỏi phải bố trí, sắp xếp một cách hợp lý số lƣợng, cơ cấu đội ngũ HT đồng thời tạo ra môi trƣờng làm việc tốt nhất để đội ngũ HT trƣờng mầm non nâng cao hiệu quả làm việc; thực hiện các chế độ, chính sách đảm bảo nguồn lực (thể lực, trí lực, tâm lực) cho đội ngũ HT; thực hiện dân chủ hóa, tạo động lực giúp HT phát huy mọi tiềm năng cá nhân và tự phát triển bản thân. * Bổ nhiệm HT trƣờng mầm non phải xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của tổ chức, yêu cầu công tác cần bổ nhiệm, căn cứ vào tiêu chuẩn của HT trƣờng mầm non và từ thực tế của nhà trƣờng. * Công tác bổ nhiệm HT trƣờng mầm non phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải quán triệt chặt chẽ quan điểm tập trung dân chủ (phải lấy phiếu tín nhiệm của quần chúng cơ sở); chọn đƣợc ngƣời có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín cao, đáp ứng đƣợc với cƣơng vị công tác mới. - Phải khuyến khích đƣợc những ngƣời tốt, có năng lực để chọn lựa đƣợc cán bộ tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dƣỡng cán bộ kế cận, góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ, giáo viên, nhân viên với các cấp quản lý.  Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ HT trường mầm non Đội ngũ HT trƣờng mầm non có chất lƣợng nếu đạt đƣợc các tiêu chuẩn của Chuẩn HT trƣờng mầm non. Muốn vậy, cần phải có quá trình đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ HT trƣờng mầm non từ phía các cơ quan QLGD, mặt khác phải có quá trình tự bồi dƣỡng, phấn đấu của chính cá nhân các HT. Quá trình này diễn ra không phải tự phát mà có tổ chức, có kế hoạch, có định hƣớng và có mục tiêu cụ thể. Mục tiêu đó là để toàn thể đội ngũ HT trƣờng mầm non đạt đến sự chuẩn hóa, hiện đại hóa. 18  Công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá đội ngũ HT Nội dung này cần phải làm thƣờng xuyên, có sự phối kết hợp của các cơ quan QLGD; Bên cạnh việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ HT, cần tổ chức kiểm tra, giám sát các cấp QLGD trong việc thực hiện chuẩn hóa đội ngũ HT trƣờng mầm non; phân tích những mặt mạnh trong công tác chuẩn hóa để rút kinh nghiệm nhằm tạo ra những chuyển biến mới về chất và có kết quả tốt hơn trong các giai đoạn phát triển đội ngũ tiếp theo. Trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non hiện nay, nếu thực hiện đồng bộ, liên tục, có kế hoạch các nội dung trên sẽ từng bƣớc phát triển đƣợc đội ngũ HT trƣờng mầm non theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn HT đã ban hành, thực hiện hiệu quả việc đổi mới công tác QL và nâng cao chất lƣợng nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong các trƣờng mầm non, từng bƣớc tiếp cận với trình độ QL trƣờng mầm non của các nƣớc phát triển trên thế giới. b) Kết luận Phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non là nhằm nâng cao chất lƣợng cho từng cá nhân CBQL, đồng thời là sự phát triển chung của cả đội ngũ CBQL về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu. Có thể nói, ba yếu tố: Số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu đội ngũ CBQL có mối quan hệ khăng khít, ràng buộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong ba yếu tố đó thì hoạt động QLGD trong nhà trƣờng sẽ kém hiệu quả. Sơ đồ 1.3. Nội dung phát triển đội ngũ HT Theo nghiên cứu, trong nội dung phát triển đội ngũ HT trƣờng mầm non hiện nay thì nội dung quan trọng nhất là phát triển về chất lƣợng, tức là quan tâm xây Phát triển đội ngũ HT Chất lƣợng Số lƣợng Cơ cấu 19 dựng và phát triển đội ngũ HT đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới. Cần tập trung chuẩn hóa đội ngũ này trên các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm; năng lực QL nhà trƣờng; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội để đáp ứng đòi hỏi hiện nay của giáo dục nói chung và GDMN nói riêng. 1.3. Vai trò của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non 1.3.1. Vai trò của hiệu trưởng trường mầm non Đối với một nhà trƣờng, HT luôn đƣợc coi là ngƣời tiên phong dẫn dắt nhà trƣờng phát triển. Ngƣời HT phải nhận trách nhiệm quan trọng là xây dựng, phát triển nhà trƣờng trong thời gian hiện tại và đặt nền móng vững chắc cho tƣơng lai, chăm lo cho đội ngũ giáo viên cả về tinh thần lẫn vật chất. Trong xu thế mở cửa, ngƣời HT phải am hiểu nhiều lĩnh vực và thực hiện đƣợc nhiều vai trò: Nhà lãnh đạo - quản lý, nhà giáo dục, nhà kinh tế, nhà ngoại giao, nhà sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo và quản lý, phát triển nhà trƣờng một cách bền vững. Sơ đồ 1.4. Vai trò của Hiệu trưởng trường mầm non  Trong vai trò quản lý, hiệu trƣởng nhà trƣờng phải thực hiện tốt các chức năng quản lý, các chức năng gồm: - Chức năng kế hoạch: Là quá trình thiết lập các mục tiêu, hệ thống các 20 hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu. Kế hoạch là nền tảng của QL. Trong công tác QL, ngƣời HT cần căn cứ vào các nhiệm vụ đƣợc giao, các chỉ thị, hƣớng dẫn của cơ quan QLGD cấp trên (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT), căn cứ vào thực tiễn giáo dục của địa phƣơng, của đơn vị mình phụ trách, thu thập thông tin, xác định mục tiêu phấn đấu để xây dựng kế hoạch đảm bảo tính khả thi cao nhất. - Chức năng tổ chức: Là quá trình tiếp nhận, sắp xếp và phân bổ công việc, phân bổ quyền hành và các nguồn lực cho các thành viên trong tổ chức nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của tổ chức. Khi phân công nhân sự, HT cần xác định năng lực, nguyện vọng, sở trƣờng của từng cá nhân, đồng thời phân tích hoàn cảnh, điều kiện của từng ngƣời để tạo động lực cho họ làm việc đạt hiệu quả cao nhất. - Chức năng chỉ đạo: Là quá trình tác động của chủ thể QL (điều hành, chỉ dẫn, đôn đốc, giám sát, điều khiển, điều chỉnh) lên khách thể QL làm thay

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05050002851_4497_2002726.pdf
Tài liệu liên quan