Luận văn Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010 - 2015

Lời cam đoan .

Lời cảm ơn.

Mục lục .

Danh mục chữ viết tắt.

Danh mục các bảng.

Danh mục các hình, biểu đồ .

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 6

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 7

6. Đóng góp mới của luận văn. 8

7. Kết cấu của luận văn. 8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

DU LỊCH. 9

1.1. Cơ sở lý luận. 9

1.1.1. Một số khái niệm . 9

1.1.2. Đặc điểm của du lịch . 11

1.1.3. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội . 15

1.1.4. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch . 18

1.1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch. 21

1.1.6. Tiêu chí đánh giá . 23

1.2. Cơ sở thực tiễn. 24

1.2.1. Khái quát phát triển du lịch của một số tỉnh ở Lào . 24

1.2.2. Khái quát phát triển du lịch một số tỉnh của Việt Nam. 26

pdf107 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười phục vụ 113.800 người. 2.1.4. Đánh giá chung - Thế mạnh Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Đá quý đã có rất nhiều ở khắp nơi và tập trung nhiều nhất là huyện Huổi Sai, được khai thác mỗi năm nhiều kg. Du lịch thiên nhiên như hang, núi, rừng, suối nước nóng, thác và nhiều loại thú nổi tiếng của tỉnh. Núi Phu Sì Phà khu vực cụm làng Kèng Phac -Kòn Tưn ở biên giới Lào – Thái, cảnh quan rất đẹp và núi cao đứng thẳng phù hợp với du lịch. Tỉnh có 4 rừng bảo tồn nhất là cây gỗ quý giá, có các loại thú quý hiếm phong phú và có rừng bảo tồn Nặm Can. Khách du lịch đến nơi đây choáng ngập trong cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ. Các công ty du lịch đã khai thác nó một cách có hiệu quả. - Khu du lịch Nặm Can của Công ty Du lịch sinh thái (ANIMO) được Nhà nước cho phép đấu thầu với diện tích 136.000 ha trong vòng 15 năm nộp vào ngân sách nhà nước 1.100USD/ năm. Phía Bắc giáp huyện Mương Mâng, phía Nam giáp đường A3, phía Đông giáp huyện Viêng Phu Kha, tỉnh Luang Năm Tha và phía Tây giáp đường đi huyện Mương Mâng. Trong đó, chia thành 5 khu nhỏ. Hiện nay, chỉ mở một khu nhỏ cho du khách du lịch sinh thái với tổng chi phí đầu tư ban đầu là 100.000 USD, 100% vốn nước ngoài. Đã đầu tư làm nhà trên cây (7 nhà), đi lại bằng dây thép. Mỗi tháng bình quân có khoảng 80 - 100 khách vào tham quan. Về tổ chức của khu du lịch gồm có 9 cán bộ văn phòng và 46 lao động. Hoạt động bước đầu đã thành công và có xu hướng mở rộng thêm. [12] 40 Di tích lịch sử của tỉnh gồm: Thành Phố Cổ Su Văn Nạ Khôm Khăm, xây dựng từ Vương quốc Lan Na (thế kỷ V) theo ông PrăngSit người Si Lăng Ka đã viết ở trong sách của ông trong thế kỷ XIX. Còn trạm quân đội Pháp xây dựng từ năm 1894 trong thời kỳ Pháp xâm lược Lào và là trạm quân đội lớn nằm ở trung tâm tỉnh Bo Kẹo. Trạm quân đội Mỹ ở Nặm Nhù, huyện Mương Mâng cách huyện Huổi Sai 60 km. Nổi bật nhất là nhà tù có 24 phòng xây dựng thời kỳ chiến tranh, khi Mỹ xâm lược Lào. Về văn hoá, phong tục tập quán, toàn tỉnh có 3 dân tộc chính và 27 dân tộc khác nhau và chia thành 4 nhóm tiếng nói. Từng dân tộc có phong tục tập quán, nếp sống khác nhau, nổi bật là dân tộc Mu Sơ Khao, Mu Sơ Đăm và Kui, đặc biệt 3 dân tộc này chỉ có ở tỉnh Bo Kẹo. Ngoài phong tục tập quán và nếp sống của các dân tộc, tỉnh Bo Kẹo còn có lễ hội của các dân tộc đang sinh sống. Trật tự an ninh xã hội, an toàn cho du khách cũng là một ưu thế của tỉnh Bo Kẹo. Do đó, khách du lịch tham quan, nghỉ ngơi, giải trí có thể an tâm suốt thời gian lưu lại Bo Kẹo. - Hạn chế + Tuy đã được Chính quyền tỉnh chú trọng, quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch cũng yếu và thiếu, chất lượng thấp là hạn chế lớn nhất đến việc phát triển du lịch Bo Kẹo. Ngoài đường quốc lộ R3, hệ thống giao thông của tỉnh vẫn rất khó khăn. Còn nhiều cụm bản, điểm du lịch chỉ có đường mòn đi trên sườn núi do đó, đi lại rất khó khăn. Đó cũng là vấn đề lớn, làm cho việc vận chuyển khách đến tận nơi du lịch để hưởng thụ thiên nhiên, văn hoá của các dân tộc, tham quan sông suối, hang đá, thác, tìm hiểu phong tục tập quán của cư dân hết sức khó khăn, đặc biệt là đối với dân cư các vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Hệ thống điện, mạng lưới điện, hệ thống cung cấp nước sạch còn hạn chế, hệ thống xử lý chất thải, một số dịch vụ, tư vấn, quảng cáo còn kém phát triển cũng là trở ngại lớn trong việc khai thác lợi thế phát triển du lịch Bo Kẹo hiện tại. + Công tác quy hoạch chưa theo kịp với tốc độ phát triển du lịch, sản phẩm du lịch chưa thật đa dạng, loại hình vui chơi, giải trí còn ít, chưa tạo được sự hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú của du khách. 41 + Trong điều kiện đẩy mạnh mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhưng một số chính sách về du lịch chưa đồng bộ, chậm được cụ thể hoá hoăc còn thiếu điều kiện khả thi. Trình độ, khả năng của cán bộ quản lý chưa đáp ứng kịp yêu cầu trong tình hình mới cũng là vấn đề phải lo cho sự phát triển du lịch Bo Kẹo. 2.2. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2015 2.2.1. Hiện trạng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng để phục vụ du lịch - Về khách sạn, nhà nghỉ, phòng Cơ sở vật chất, khách sạn, nhà nghỉ, phòng ở để phục vụ khách du lịch ngày càng phát triển, nhưng hiện tại so với thực tế chưa đáp ứng được theo nhu cầu. Ngoại trừ một số khách sạn có qui mô đạt tiêu chuẩn quốc tế được trang bị đồng bộ phần lớn các nhà nghỉ, cơ sở lưu trú bình dân còn yếu trên nhiều phương diện: lượng phòng ít, trang bị không đồng bộ, phân bố không đều, một số nhà nghỉ khách sạn đã xây dựng lâu nên cơ sở vật chất đã trở nên cũ không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Trong 2 năm trở lại đây, cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước lượng khách quốc tế tăng nhanh, khách nội địa cũng của cả nước lượng khách quốc tế tăng nhanh, khách nội địa cũng có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà nghỉ ở đây đã đang được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách du lịch. Bảng 2.2: Số liệu thông kê cơ sở lưu trú Năm Loại 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Khách sạn 4 5 5 5 7 8 9 9 10 Phòng 80 103 103 103 140 160 172 172 190 Giường 132 168 168 168 231 264 283 283 313 Nhà nghỉ 28 29 35 39 42 42 53 63 63 Phòng 298 294 350 395 415 415 537 638 638 Giường 448 428 505 570 602 602 830 930 930 Nguồn: Số liệu thống kê của sở du lịch tỉnh Bo Kẹo qua các năm. 42 Năm 2015, toàn tỉnh có 73 cơ sở lưu trú du lịch hoạt động kinh doanh, trong đó có 10 khách sạn với tổng số 190 phòng, 313 giường, so với năm 2010 tăng 5 khách sạn. Có 63 nhà nghỉ trong năm 2015, với số phòng 638 và 930 giường, so với năm 2010 nhà nghỉ, có hướng tăng mạnh với tổng số tăng hơn 300 phòng và hơn 428 giường. Bảng 2.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng năm 2010 - 2015 Năm Loại 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Công ty lữ hành 4 5 5 7 8 10 Khách sạn 5 7 8 9 9 10 Nhà nghỉ 39 42 42 53 63 63 Nhà hàng 43 62 62 29 41 41 Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bo Kẹo năm 2010 đến 2015. Với các cơ sở lưu trú như bảng trên thấy rằng, cơ sở vật chất để đón du khách nghỉ ngơi còn ít, bởi vậy sức cạnh tranh của tỉnh so với các tỉnh trong nước và các nước láng giềng vẫn chưa theo kịp. Điều này cần phải được cải thiện và có xu hướng mới trong tương lai để phục vụ đầy đủ yêu cầu của khách đến tham quan, nghỉ ngơi, giải trí - Về dịch vụ vận chuyển khách Tỉnh Bo Kẹo có nhiều loại xe phục vụ khách hàng ngày trong tỉnh, khác tỉnh và quốc tế (trực tuyến và liên tuyến). Hiện nay xe ô tô phục vụ khách trong nước và khách quốc tế có 518 xe, trong đó: xe 3 bánh 19 xe, xe 4 bánh 92 xe, xe buýt 385 xe và xe khách 45 chỗ ngồi trở lên là 22 xe. Thuyền phục vụ khách du lịch sông Mê Kông là 149 con thuyền, trong đó: thuyền nhanh 36 thuyền, thuyền phục vụ quá cảnh 72 thuyền, thuyền to phục vụ khách du lịch 41 thuyền, ngoài ra còn có đường hàng không phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách [13, tr.28]. Trong tỉnh: Xe đi từ huyện Huổi Sai đi Mương Mâng có 1 - 2 xe, Huổi Sai - Pa U Đôm có 2 -3 xe, Huổi Sai - Tổn Phầng có 4 -5 xe, Huổi Sai - Pác Tha có 3 - 4 xe. 43 Khác tỉnh: + Bo Kẹo - tỉnh Luang Nặm Tha ngày 2 chuyến: chuyến 9.00” và chuyến 11.00” và ngược lại. + Bo Kẹo - tỉnh Luang Pra Bang tuần 3 chuyến (thứ hai, thứ tư, thứ sáu) giờ đi 11.00”. + Bo Kẹo - Thủ Đô Viêng Chăn tuần 3 chuyến (thứ hai, tư, sáu), thời gian 11.00”, Quốc tế: Mương Là (Trung Quốc): Một tuần 3 chuyến (thứ hai, năm, sáu) thời gian 9.00”. Bảng 2.4: Dịch vụ khác (nhà hàng, bar) (Nguồn: [25]) Năm 2005 2006 2007 2010 2015 Nhà hàng 27 26 28 25 34 Bàn 185 111 188 391 567 Ghế 1.349 1.294 1.322 1.660 2356 Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bo Kẹo năm 2005 đến 2015. Trong những năm qua, tình hình phát triển các nhà hàng, bar là được chính quyền cũng như các cơ quan chuyên môn và các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào các cơ sở dịch vụ ăn uống có chất lượng ngày càng cao. Từ lúc mới thành lập (1984), cơ sở vật chất ngành du lịch hầu như chưa có, gì từ cơ sở điện, nước, đường xá, cơ sở vận chuyển khách Đến nay, ngành du lịch của tỉnh có thể đón khách du lịch vào tham quan, nghỉ ngơi được thuận lợi hơn nhiều. 2.2.2. Khách du lịch Những năm gần đây, khách trong nước đến Bo Kẹo tăng lên vì cơ sở hạ tầng của tỉnh được xây dựng và đáp ứng với nhu cầu của du khách đi lại thuận tiện về đường giao thông dường ô tô trong tỉnh cũng như liên tỉnh nhất là quốc lộ R3, đường sông và đường hàng không đã được cải thiện đồng bộ. Năm 2010, du khách đến Bo Kẹo là 1.056.355 lượt khách và đến năm 2015 tăng lên trên 30.320 lượt khách so với năm 2010 tăng 38,7%. Bảng 2.5: Khách quốc tế, khách nội địa TT Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Khách quốc tế 151.418 164.863 117.646 164.380 141.278 191.995 2 Khách nội địa 19.161 20.001 42.219 43.406 27.418 344.089 Tổng 170.579 184.864 159.865 207.786 168.696 226.084 Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bo Kẹo [34] 44 Qua bảng trên, cho ta thấy số lượt khách quốc tế đến Bo Kẹo trong những năm qua (2010 - 2015), ổn định và tăng bình quân mỗi năm khoảng 25%, số khách tăng đồng đều qua các năm, riêng năm 2012 số lượng khách quốc tế giảm xuống khoảng 1,78%, tuy vậy, không ảnh hưởng đến phát triển khách du lịch những năm tiếp theo. Tuy nhiên, con số khách quốc tế chiếm tỷ trọng lớn hơn khách trong nước chiếm 71,96% tổng số khách du lịch. Năm 2010, khách quốc tế là 151418 và tăng dần đến năm 2015, số lượt khách là 115.247 lượt. Về cơ cấu du khách theo quốc tịch thì có 75% du khách đến từ Thái Lan bằng đường ô tô, 10% du khách từ Trung Quốc bằng đường ô tô qua quốc lộ R3 đi từ Luang Nặm Tha. Còn lại 15% là du khách đến từ các nước khác đi bằng máy bay từ Thủ Đô Viêng Chăn và Luang Pra Bang. Bình quân hàng năm du khách quốc tế đến với tỉnh Bo Kẹo tăng khoảng 25%. Con số đó của tỉnh Luang Pra Bang là 23,1%. Cơ cấu khách du lịch quốc tế ở một số nước những năm qua cho chúng ta thấy thị trường khách lớn, truyền thống được giữ vững và phát triển. Bảng 2.6: Khách quốc tế đến Bo Kẹo năm 2010-2015. (lượt khách) TT Tên các nước 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Thái Lan 53.740 84.952 36.155 71.232 59.120 64.502 2 Anh 6.911 7.496 6.301 8.387 6.600 7.020 3 Pháp 6.696 5.974 6.289 8.671 6.631 6.580 4 Mỹ 3.427 3.665 3.454 5.231 4.117 4.571 5 Đức 3.696 4.084 4.173 6.901 5.609 6.002 6 Uk 3.269 3.105 3.470 4.489 3.413 3.091 7 Newzealand 744 890 912 1.232 1.097 971 8 Canada 2.395 2.516 2.509 3.012 2.232 1.769 9 Ireland 1.405 1.551 1.514 2.218 2.138 - 10 Japan 1.968 2.207 1.873 2.339 1.714 1.629 11 Switzerland 1.949 2.099 2.305 2.601 2.114 2.589 12 China 5.590 7.257 9.829 19.437 23.893 62.049 13 việt Nam 3.518 2.380 2.584 4.025 4.408 5.969 14 Itay 1.547 1.462 1.451 2.309 1.707 1.456 15 BeIgium 912 1.104 1.096 1.308 1.319 - 16 Korea Rep 2.432 2.565 2.648 3.098 2.339 4.895 17 Khác 1.812 7.937 3.481 4.348 2.752 3.430 Tổng 102.011 141.244 90.044 150.838 77.995 83.786 Nguồn: Thống kê Sở Du lịch tỉnh Bo Kẹo năm 2010 đến 2015. 45 Cơ cấu khách theo mục đích du lịch, khách đến Bo Kẹo hàng năm cho thấy mục đích đi tham quan, nghỉ ngơi là chiếm 65% tổng lượng khách, trong khi đó khách đến với mục đích kinh doanh buôn bán là 30% là buôn bán, số còn lại là khách đến với mục đích khác. Phần lớn là khách qua tỉnh Bo Kẹo là để đi tỉnh Luang Pra Bang (Di sản thế giới), vì Bo Kẹo là cổng vào CHDCND Lào phía Tây Bắc. Số ngày lưu trú bình quân của du khách đến Bo Kẹo là 1 ngày. Ngoài ra, khách du lịch đến khu vực biên giới là không lưu trú qua đêm, sáng họ đến, chiều họ về. Số khách này là khách từ các nước có chung đường biên giới với Lào, đó là khách từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Myama.[15] 2.2.3. Doanh thu từ du lịch Về doanh thu từ du lịch, nộp ngân sách nhà nước qua các năm như sau: năm 2010 thu được 5.298.760 USD, năm 2011 thu được 5.729.640 USD, năm 2012 thu dược 6.363.400 USD, năm 2014 thu được 7.483.880 USD, năm 2015 thu được 6.839.200 USD. Có thể nói rằng về doanh thu từ du lịch càng ngày tăng lên. Mức chi tiêu bình quân của mỗi du khách mỗi ngày khoảng 40 USD/ngày qua các năm như bảng dưới đây: Bảng 2.7: Về doanh thu từ khách quốc tế Năm Số lượng khách Bình quân chi tiêu($) Ngày lưu trú Doanh thu($) 2010 132.469 40 1 5.298.760 2011 143.241 40 1 5.729.640 2012 159.085 40 1 6.363.400 2013 193.213 40 1 7.728.520 2014 187.097 40 1 7.483.880 2015 170.980 40 1 6.839.200 Nguồn: Thống kê Sở Du lịch tỉnh Bo Kẹo năm 2010 đến 2015. Nhìn vào bảng thống kê trên lượng khách đến với tỉnh Bo Kẹo ta thấy, lượng khách nước ngoài tăng rõ rệt nhất là khách từ các nước láng giềng Thái Lan, tiếp theo đó là khách đến từ một số nước Châu Âu khác, càng cho ta thấy sự khai thác và đầu tư đúng hướng của chính quyền tỉnh cũng như Sở Du lịch tỉnh. Một mặt, Chính quyền tỉnh và Sở đã tập trung khai thác vào tiềm năng có 46 sẵn, cũng như khai thác những loại hình du lịch mới mẻ khác, như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá thiên nhiên. Mặt khác, tỉnh đã kết hợp một cách hài hoà giữa du lịch di tích, văn hóa với các lễ hội truyền thống, tạo nên một diện mạo du lịch phong phú, đầy hấp dẫn. Chính sự đầu tư đúng hướng của Chính phủ, cũng như sự định hướng xác đáng của Sở du lịch tỉnh đẫn đến không những tăng về số lượng khách, mà còn tăng cả về doanh thu hàng năm. 2.2.4. Loại hình du lịch Thông qua hoạt động du lịch tỉnh Bo Kẹo nhằm tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước, gìn giữ và nâng cao truyền thống dân tộc qua các chương trình tham quan các khu di tích lịch sử - văn hoá - thiên nhiên, về cội nguồn. Tập trung khai thác vào du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch cộng đồng Các hoạt động du lịch, hành trình, kết hợp công tác xã hội với du lịch. Ngoài ra, sự phát triển du lịch còn có ý nghĩa to lớn đối với việc góp phần khai thác bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ phát triển môi trường tự nhiên xã hội. Các di tích lịch sử văn hoá là tài nguyên vô giá của dân tộc, đồng thời đây cũng là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng để phát triển du lịch. Hiện nay, tỉnh Bo Kẹo có 99 di tích được nhà nước xếp hạng và không xếp hạng. Theo thống kê của tỉnh, trong số 99 di tích nêu trên có 71 thắng cảnh, 6 di tích lịch sử, 22 di tích văn hoá. Số lượng di tích trên được phân bố như sau: [34] Bảng 2.8: Các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo TT Tên các huyện Tổng Trong đó Thiên nhiên Lịch sử Văn hoá 1 Huyện Huổi Sai 25 13 2 10 2 Huyện Tổn Pầng 16 10 1 5 3 Huyện Pác Tha 26 20 1 5 4 Huyện Phá U Đôm 19 19 - - 5 Huyện Mương Mâng 13 9 2 2 Cộng: 99 71 6 22 Nguồn: Thống kê của sở du lịch tỉnh Bo Kẹo năm 2015. 47 Hiện nay, các lễ hội truyền thống đang có xu hướng phục hồi phát triển trở lại, các sinh hoạt lễ hội nổi tiếng trong tỉnh. Sinh hoạt lễ hội là một phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư lớn nhỏ khác nhau. Do đó, các lễ hội trong thực tế đã trở thành nhu cầu văn hoá tinh thần và tâm linh của người dân. Về phương diện du lịch, lễ hội là sản phẩm văn hoá thu hút khách hàng và hương và khách du lịch. Ngoài nhu cầu tín ngưỡng, du khách còn có nhu cầu tham quan và tham dự các trò chơi giải trí của các lễ hội. Chính quyền tỉnh ở đây biết cách tập trung vào những mặt có sẵn của tỉnh để khai thác du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và tập trung vào khai thác du lịch lễ hội của tỉnh. Đây cũng chính là những nội dung mà du khách thường đặt chân đến để tham quan những hoạt động văn hoá tín ngưỡng của các dân tộc anh em chung sống trên một địa bàn để du khách có thể hiểu được nguồn gốc của lễ hội và tạo lên một tour tham quan khép kín. Các hoạt động lễ hội chính ở tỉnh Bo Kẹo bao gồm: - Lễ hội Bun Khẩu Chí 21 tháng 2 âm lịch Lào. - Lễ hội Dân Tộc Mồng (Kin Chiêng) tháng 3 âm lịch Lào. - Lễ hội Hoa Nở, Chợ Đêm (huyện Huổi Sai) ngày 11 - 12 tháng 4 âm lịch. - Lễ hội tháng năm (té nước, đốt pháo ban ngày) 14 -16 tháng 4 âm lịch (Bun pi may). - Lễ hội Viên Thiên (thắp niến) 15 tháng 6 âm lịch Lào. - Lễ hội khẩu Vắt Xã 17 -18 tháng 7 âm lịch Lào. - Lễ hội Ho khẩu Pa Đắp Đin 20 tháng 8 dương lịch. - Lễ hội Ho Khẩu Sa Lạc 14 tháng 9 âm lịch Lào. - Lễ hội Óc Vắt Xã Đua Thuyền, Lay Hưa Phay 14 -15 tháng 11 âm lịch Và ngày mồng 1 tháng 12 âm lịch Lào - Lễ hội nông nghiệp Bản Đan 19 – 20 tháng 2 dương lịch. - Lễ hội Đóc Ngịu Ban (Đon Sao) 23 -25 tháng 2 dương lịch. Nhìn chung, lễ hội dân tộc của tỉnh Bo Kẹo rất đa dạng, phong phú, với nhiều loại hình khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là lễ hội Bun Pi May (té 48 nước), ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 dương lịch và vào ngày 18 tháng 4 dương lịch Đốt Pháo (Chụt Bằng Phay) vào ban ngày và lễ hội Ho Khẩu Pa Đin ngày 20 tháng 8 dương lịch và lễ hội Óc Phăn Xã (đua thuyền, thi Hưa Phay) vào ngày 14-15 tháng 11 âm và mồng 1 tháng 12 âm lịch, lễ hội Đóc Ngịu Ban 23 - 25 tháng 2 dương lịch hàng năm các lễ hội nêu trên diễn ra khá rầm rộ. Trên quan điểm phát huy những tinh hoa, hạn chế những lạc hậu của các lễ hội, các lễ hội được đưa vào những nội dung mới, phù hợp với từng thời điểm, nhưng vẫn lưu giữ những nét riêng biệt của từng lễ hội. Điều này, là do được nghiên cứu kỹ lưỡng các tập tục tín ngưỡng. Tuy nhiên, các lễ hội này chưa được tổ chức khai thác như một tiềm năng văn hoá, phục vụ cho hoạt động của du lịch tỉnh. Các lễ hội truyền thống hiện nay có xu hướng được phục hồi lại và phát triển thêm, nhất là các địa phương trong tỉnh đang có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước để phục hồi lại các văn hoá tuyền thống của các dân tộc. Nhiều lễ hội có ý nghĩa về mặt lịch sử văn hoá, có tác dụng tích cực trong các việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục nét đẹp trong các lễ hội cổ truyền. Chính vì vậy, các lễ hội có sức thu hút rất lớn với nhân dân và khách du lịch đi từ khắp nơi, nhất là khách quốc tế. Được sự chỉ đạo của chính quyền, cũng như lịch trình khai thác của các tour du lịch chúng ta cần phải tiến hành nghiên cứu quy trình các lễ hội. Để có được chương trình lễ hội, cũng như đầu tư xác định nội dung giới thiệu về lịch sử, đặc điểm, mục đích, ý nghĩacủa các lễ hội cụ thể. Đó chính là hoạt động nhằm thu hút khách du lịch. Đồng thời có trách nhiệm biểu dương văn hoá dân tộc một cách nghiêm túc cho du khách về nền văn hoá địa phương. 2.2.5. Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch theo không gian - Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sẵn có trên địa bàn Bo Kẹo là một tỉnh có rất nhiều danh lam thắng cảnh, văn hoá lịch sử của các thế hệ trước để lại, do tự nhiên ban tặng cho nhân loại nói chung và nhân 49 dân tỉnh Bo Kẹo nói riêng, với văn hoá lịch sử của dân tộc và các làng nghề truyền thống. Tỉnh Bo Kẹo có tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng, nhiều di tích lịch sử được xếp hạng. Di tích lịch sử của tỉnh gồm: Thành Phố Cổ Su Văn Nạ Khôm Khăm, xây dựng từ Vương quốc Lan Na (thế kỷ V) theo ông PrăngSit người Si Lăng Ka đã viết ở trong sách của ông trong thế kỷ XIX. Còn trạm quân đội Pháp xây dựng từ năm 1894 trong thời kỳ Pháp xâm lược Lào và là trạm quân đội lớn nằm ở trung tâm tỉnh Bo Kẹo. Trạm quân đội Mỹ ở Nặm Nhù, huyện Mương Mâng cách huyện Huổi Sai 60 km. Nổi bật nhất là nhà tù có 24 phòng xây dựng thời kỳ chiến tranh, khi Mỹ xâm lược Lào. Về văn hoá, phong tục tập quán, toàn tỉnh có 3 dân tộc nói chung và 27 dân tộc nói riêng và chia thành 4 nhóm tiếng nói. Từng dân tộc có phong tục tập quán, nếp sống khác nhau, nổi bật là dân tộc Mu Sơ Khao, Mu Sơ Đăm và Kui, đặc biệt 3 dân tộc này chỉ có ở tỉnh Bo Kẹo. Ngoài phong tục tập quán và nếp sống của các dân tộc, tỉnh Bo Kẹo còn có lễ hội của các dân tộc đang sinh sống. Trật tự an ninh xã hội, an toàn cho du khách cũng là một ưu thế của tỉnh Bo Kẹo. Do đó, khách du lịch tham quan, nghỉ ngơi, giải trí có thể an tâm suốt thời gian lưu lại Bo Kẹo. Tỉnh Bo Kẹo có cơ hội là điểm dừng chân nghỉ ngơi của du khách bởi có đường hội nhập kinh tế khu vực Bắc – Nam quốc lộ R3 từ Thái Lan qua tỉnh Bo Kẹo, tỉnh Năm Tha, Bo và trên 228 km vào Trung Quốc và Việt Nam. Thời gian qua, tỉnh Bo Kẹo là một tỉnh mới có chiều hướng phát triển du lịch. Tuy nhiên, khách du lịch đến với Bo Kẹo chỉ là khách du lịch tự tìm hiểu, khám phá trong các ngày lễ, ngày nghỉ. Hiện tại, chưa có khách đi theo tour hay tổ chức nào đứng ra đưa khách du lịch đến với Bo Kẹo. - Thực trạng phát triển du lịch theo không gian - Điểm du lịch Nặm Kâng Hín Si Va Ling (Đá có hình như của Nam và Nữ) của Nam đo được dài 2.20 m và vòng tròn 2.80 m và hình dáng của Nữ ở cùng nhau (có hình ảnh) cách thị xã Huổi Sai 24 km. Ngoài cảnh quan trong 50 tỉnh còn sông Mê Kông là con sông lớn nhất ở Lào và tựa như dòng máu của dân nhân đang sinh sống tại hai bên bờ sông. Sông Mê Kông còn là đường giao thông vận tải quan trọng, vận chuyển hàng hoá, dịch vụ, vận chuyển khách du lịch ngắm cảnh hai bờ sông từ Huổi Sai (tỉnh Bo Kẹo) đến Pác Beng (tỉnh U Đôm Say) và tỉnh Luang Pra Bang (Di sản thế giới) và ngược lại. Tỉnh có cửa khẩu quốc tế qua sông Mê Kông: cửa Khẩu Huổi Sai với Xiêng Long (Thái Lan) và cửa khẩu Bàn Mom với Tha Kì Lêch (Myanma), hàng ngày khách du lịch qua lại biên giới qua 2 cửa khẩu này khá nhiều. Ngoài các du lịch văn hoá nêu trên, tỉnh Bo Kẹo còn có tài nguyên du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, như: đá tranh của con nhà vua A Nu Vông Lào (người đã chết trong việc giữ nước và cứu nước thời đó), đó là (Phá Phạ) huyện Huổi Sai cách thị xã 15 km; thành phố cổ (Su Văn Nạ Khôm Khăm) ở huyện Tổn Phầng cách thị xã huyện Huổi Sai 50 km. Ngoài ra, còn có điểm du lịch nổi tiếng đang được quan tâm của du khách như là: Du lịch thăm Chùa MaNiLat trên núi trung tâm thị xã huyện Huổi Sai tỉnh Bo Kẹo. Du lịch Tháp Phá Khăm cách thị xã 2 km. Du lịch thắng cảnh rừng bảo tồn Nặm Can phục vụ có nhà nghỉ, nhà hàng ăn (Bản Tụp) cách thị xã Huổi Sai 85 km. Hiện nay, đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách quốc tế. Du lịch dân tộc Len ten (Bản Nặm Trạng) cách thị xã 17 km. Du lịch thắng cảnh Đon Sao huyện Tổn Phầng cách tỉnh 60km. Du lịch trạm quân đội Mỹ Nặm Nhù cách tỉnh 56 km. Du lịch thắng cảnh Sông Mê Không Huổi Sai - Pác Beng – Luang Pra Bang - Hiện nay, cả tỉnh có 2 khu du lịch Đon Sao và khu du lịch Nặm Can (Animo) đang được đầu tư phát triển. - Khu du lịch Đon Sao là điểm du lịch mua sắm các sản phẩm dân tộc đồ lưu niệm hàng năm có du khách vào thăm như sau: 51 Bảng 2.9: Số lượng khách đến Đon Sao 2010 - 2015 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng khách nước ngoài 150.635 156.413 162.191 167.969 173.747 179.525 Thu phí $ 88.090 91.469 94.848 99.397 101.606 104.985 Nguồn: Tài liệu huyện Tổn Phẩng. Trên cơ sở thế mạnh hiện có của tỉnh Bo Kẹo, tỉnh đã phát triển một số huyện theo tiềm năng trong từng huyện và được quy định bằng các văn bản quản lý nhà nước, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái cộng đồng của huyện như sau: + Huyện Tổn Pầng: Củng cố và phát triển điểm du lịch suối nước nóng, tập huấn về dịch vụ, hướng dẫn viên cấp làng, tạo việc làm cho dân tộc La Hu Phu, La Hu Si, khu vực phát triển Na Khăm, làng Năm Phà, dân tộc Mu Sơ Đăm, làng Năm Ty dân tộc Mu Sơ Khao, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương tăng thêm thu nhập. Có như thế họ mới gìn giữ những di sản văn hoá, họ biết yêu quý thiên nhiên, họ cũng là người hướng dẫn viên rất tuyệt vời bởi không ai hiểu phong tục tập quán, quê hương của họ hơn họ và cũng mang lại nguồn thu cho họ, có như thế càng thúc đẩy du lịch phát triển. + Huyện Huổi Sai: Chương trình phát triển thác Nặm Nhon, tập huấn dịch vụ hướng dẫn du lịch cấp làng, tạo việc làm cho dân tộc Pa Nạ, dân tộc La Hu A Kha khu vực phát triển Nặm Nhon biết phục vụ khách du lịch cấp cơ sở. + Huyện Pác Tha: Chương trình phát triển điểm du lịch thiên nhiên, văn hoá, tôn tạo chùa cổ, núi Sì Pà, tập huấn về dịch vụ, hướng dẫn cấp làng, thúc đẩy việc dịch vụ du lịch bảo tồn cho nhân dân cụm làng Kèng Phác, Kòn Tơn, làng Đông, làng Pang Xã, góp phần hợp tác để làm tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần xoá đói, giảm nghèo. 52 Hình 2.2: Bản đồ hiện trạng du lịch tỉnh Bo Kẹo (Nguồn: Tác giả biên vẽ) 53 2.2.6. Quản lý của chính quyền tỉnh Bo Kẹo đối với phát triển du lịch Những năm qua, du lịch đã được sự quan tâm của Chính quyền tỉnh. Tỉnh đã hướng dẫn, chỉ đạo sát sao hoạt động Du lịch. Đặc biệt, Đại hội III của Đảng uỷ tỉnh Bo Kẹo đã nhấn mạnh: “Quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng của du lịch tỉnh, để đón nhận khách trong nước và nước ngoài vào tham quan: thiên nhiên, văn hoá, lịch sử truyền thống dân tộc theo điểm trung tâm, củng cố, cải thiện ngành dịch vụ du lịch ngày càng tốt lên để có thể thu hút khách ngày càng nhiều hơn” [21, tr.39]. + Hoạt động hỗ trợ khuyến khích phát triển du lịch, trong n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phat_trien_du_lich_tinh_bo_keo_cong_hoa_dan_chu_nha.pdf
Tài liệu liên quan