Luận văn Phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục bảng số liệu

Danh mục biểu đồ

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

. 10

1.1. Cơ sở lý luận . 10

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch . 10

1.1.2. Chức năng của du lịch. 17

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển du lịch. 19

1.1.4. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch . 26

1.2. Cơ sở thực tiễn. 31

1.2.1. Thực tiễn hoạt động du lịch Việt Nam. 31

1.2.2. Hoạt động du lịch vùng Bắc Trung Bộ . 36

Chương 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN. 42

2.1. Vị trí tỉnh Nghệ An trong chiến lược phát triển du lịch . 42

2.2. Tài nguyên du lịch . 44

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên . 44

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn . 55

2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. 70

2.3.1. Hệ thống giao thông vận tải . 70

2.3.2. Hệ thống cung cấp điện. 72

2.3.3. Hệ thống bưu chính, viễn thông. 72

2.3.4. Hệ thống cấp, thoát nước . 73

2.4. Các điều kiện kinh tế - xã hội khác. 73

2.5. Đánh giá chung . 74

2.5.1. Thời cơ và thuận lợi . 74

2.5.2. Thách thức và hạn chế. 76

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN. 78

3.1. Vị trí của du lịch nghệ an trong nền kinh tế của tỉnh. 78

pdf155 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m Đàn Tưởng nhớ vua Mai Thúc Loan 13 Lễ hội Cầu Ngư 06 – 07/01 Âm lịch Xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu Cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, đánh bắt được nhiều hải sản. 14 Lễ hội đền Bạch Mã 09 – 10/02 Âm lịch Huyện Thanh Chương Tưởng nhớ công ơn của vị tướng Phan Đà - người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược vào thế kỷ XV. 15. Lễ hội đền Vạn Lộc 15-16/01 Âm lịch; được tổ chức 3 năm một lần Thị xã Cửa Lò Tưởng nhớ công ơn Thái uý Quận công Nguyễn Sư Hồi cùng các vị thần được thờ trong đền và cầu sóng yên, biển lặng, mùa màng bội thu. Nhằm ôn lại không khí hào hùng một thuở, đồng thời là nhịp cầu gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai. 61 16. Lễ hội du lịch Cửa Lò 30/04 và 01/05 Dương lịch hàng năm Thị xã Cửa Lò Khai mạc mùa du lịch biển Cửa Lò, quảng bá rộng rãi hình ảnh Cửa Lò tới du khách trong và ngoài nước. 17. Lễ hội đền Quả Sơn 20/01 Âm lịch Huyện Đô Lương Tưởng nhớ và tri ân Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ 8 của Vua Lý Công Uẩn. Ông là người có công lao to lớn trong việc giữ vững được bờ cõi, phát triển sản xuất ở vùng biên ải Hoan Châu. (Nguồn: website - Một số lễ hội tiêu biểu có khả năng khai thác phát triển du lịch: * Lễ hội du lịch Cửa Lò: diễn ra vào hai ngày 30/04 và 01/05 hàng năm. Lễ hội được tổ chức kết hợp với lễ hội sông nước truyền thống trên cơ sở lễ hội đền Vạn Lộc, tạo ra một nét văn hóa độc đáo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại mở đầu cho mùa du lịch tại vùng biển Cửa Lò. Phần lễ cũng bao gồm các phần từ lễ khai quang, lễ yết cáođến khi xong thì có lễ tạ, tất cả đều diễn ra ở đền Vạn Lộc. Riêng lễ rước kiệu xuất phát từ đền Vạn Lộc rước về quảng trường Bình Minh – trung tâm của thị xã Cửa Lò đã thu hút hàng vạn người xem. Đoàn rước có đến hàng nghìn người tham gia, với đầy đủ chiêng trống, đội múa lân, kiệu rước được trang trí lộng lẫy, cờ hoa rợp trời, áo quần sặc sỡ tạo nên một không gian văn hóa đa chiều để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách. Phần hội được tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao như: chương trình văn nghệ “nối vòng tay biển” do các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp biểu diễn; bóng chuyền bãi biển; kéo co, cầu lông, chọi gà, cờ người; trưng bày ảnh các di tích lịch sử, thắng cảnh của Cửa Lò và Nghệ An trong quá trình chiến đấu và xây dựng quê hương. Một hoạt động đặc biệt không thể thiếu trong lễ hội du lịch biển Cửa Lò đó là hội đua thuyền truyền thống thu hút hàng vạn người xem và cổ vũ nào nhiệt. Hội đua không những làm sống lại 62 một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân biển mà còn trở thành một hoạt động văn hóa du lịch đặc sắc trên bãi biển Cửa Lò. Hình 2.3. Đua thuyền trong lễ hội du lịch Cửa Lò * Lễ hội Làng Sen: Cách đây tròn 30 năm, Liên hoan toàn quốc “Tiếng hát Làng Sen” lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 5/1982. Sau đó, Liên hoan được nâng cấp thành Lễ hội làng Sen tổ chức hàng năm theo quy mô cấp tỉnh và 5 năm một lần ở cấp quốc gia. Trải qua hàng chục lần tổ chức, sức lan tỏa của Lễ hội làng Sen ngày càng mạnh mẽ hơn, trở thành điểm nhấn không thể thiếu trong mỗi dịp kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5 hàng năm, đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, đồng thời nhân rộng và phát triển các hạt nhân phong trào nghệ thuật quần chúng cả nước trên bình diện sáng tác, biểu diễn, khai thác và phổ biến nhằm giữ gìn di sản văn hóa - văn nghệ ở từng địa phương, góp phần bổ sung lực lượng nòng cốt cho phong trào văn nghệ quần chúng và cho hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp. Ngoài hạt nhân là Liên hoan Tiếng hát làng Sen, Lễ hội làng Sen còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính lễ nghi đặc trưng như lễ rước ảnh Bác Hồ theo hành trình từ quê ngoại về quê nội của Bác, lễ chào cờ, hát lãnh tụ ca, dâng hương, dâng hoa, báo công với Bác của chính nhân dân quê hương Nam Đàn tổ chức, biểu thị lòng ngưỡng vọng của nhân dân Nam Đàn nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung đối với vị lãnh tụ kính yêu. 63 Hình 2.4: Biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Làng Sen * Lễ hội đền Cuông: được diễn ra vào ba ngày từ 14 đến 16 tháng 2 Âm lịch hàng năm tại xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu. Lễ hội diễn ra để tưởng nhớ Thục An Dương Vương, người có công trong việc hợp nhất Âu Việt và Lạc Việt lập ra nhà nước Âu Lạc, biến vùng Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước và nhiều lần đánh bại các cuộc xâm lược của Triệu Đà. Thất bại trong cuộc giữ nước Thục An Dương Vương chọn vùng đất Diễn Châu làm nơi yên nghỉ. Ngày 14/02 tại đền Cuông tổ chức lễ yết cáo, sang ngày 15 tổ chức lễ rước kiệu thần từ đền Cuông về đình làng Cao ái để vua Thục xem hội, hưởng lễ vật và ban phúc lành cho dân, rồi lại rước kiệu thần về đền. Lúc này, tổ chức lễ tế thần, mỗi năm có một kỳ đại tế gọi là quốc tế, lễ tế thân phải có đủ tam sinh (trâu hoặc bò, lợn và gà). Kỳ đại tế hàng tổng rất long trọng, khu đền rợp cờ, lọng, tàn, trống chiêng vang dậy cả vùng. Phần hội cũng diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao. Đây là một trong những lễ hội truyền thống mang nhiều ý nghĩa trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân xứ Nghệ từ xưa đến nay. * Lễ hội Hang Bua: Lễ hội Thẳm Bua tại danh thắng Quốc Gia Thẳm Bua xã Châu Tiến huyện Quỳ Châu - Nghệ An diễn ra trong 3 ngày từ 12 đến 14 tháng Hai năm Nhâm Thìn (tức ngày 21 đến 23 tháng Giêng). Đây là một lễ hội truyền thống 64 mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc chứa đựng đầy đủ ý nghĩa tâm linh trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào các dân tộc tại khu vực miền núi Tây Bắc Nghệ An mới được khôi phục và tổ chức từ năm 1996 sau khi được Bộ VHTT công nhận và cấp bằng Danh thắng Quốc gia năm 1996. 2.2.2.3. Các đối tượng gắn với dân tộc học Trên địa bàn lãnh thổ tỉnh Nghệ An có 26 dân tộc ít người chiếm khoảng 2% tổng dân số của tỉnh. Những dân tộc ít người bao gồm người Thái, Thổ, Khơ Mú, H’Mông (Mèo), Ơ Đu, Chứt, người Lào, người HoaChủ yếu sống ở vùng núi và núi cao. Nghề sống chính của các dân tộc ít người là trồng lúa nương và lúa nước, trồng cây dược liệu, cây lấy gỗ, chăn nuôi gia súc, gia cầm và sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp. + Dân tộc Thái: chiếm 72% dân tộc ít người cư trú trên địa bàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở huyện Con Cuông và vùng Tây Bắc Nghệ An. Lễ hội tiêu biểu của dân tộc Thái có cầu nước trời, hội rượu cần, múa xòe vòng tròn, ném còn, giã cốm trong cối hình thuyền. Các lễ hội này thường diễn ra vào mùa xuân và tháng 3. Dân tộc Thái có các sản phẩm dệt thủ công và thêu tay như chiếc khăn đội đầu gọi là khăn piêu, các cạp váy, các túi đeo vai dệt hoặc thêu các hoa văn, đồ đan lát như giỏ đựng cơm, đựng chăn màn. Sản phẩm đặc trưng nhất của người Thái vùng Nghệ An là dệt thổ cẩm và dệt vải trắng sọc đạt trình độ cao, hoa văn sinh động và tinh xảo. + Dân tộc Mán Thanh có lễ hội đặc trưng là lễ hội Xăng khan, ngoài ra cũng có những lễ hội và văn hóa như dân tộc Thái. + Dân tộc Thổ (còn gọi là người Mường) cư trú chủ yếu ở huyện Tân Kỳ và Nghĩa Đàn; một số ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu. Có lễ hội chơi xuân sắc bùa vào dịp tết nguyên đán, tục đánh trống đồng, múa sạp tổ chức trong lễ hội, lễ cưới và mừng ngày mùa. Loại này cũng có cả trong dân tộc Thái, hát đối đáp giữa nam và nữ thanh niên, thường tổ chức vào những đêm trắng sáng xung quanh vò rượu cần. 65 Văn hóa phẩm của dân tộc Thổ Nghệ An nổi tiếng về các đồ dệt thủ công có nhiều hoa văn độc đáo như các mặt chăn, cạp váy, các đồ đan lát. + Dân tộc H’Mông: Sống chủ yếu ở vùng núi cao thuộc huyện Kỳ Sơn, sát biên giới với Lào. Về mùa xuân, người H’Mông thường tổ chức hội chơi núi, gọi là hội Sài Sán. Ở đây đồng bào thi hát, thi múa khèn, thi cưỡi ngựa, thi bắt nỏ và thi ném còn (gọi là quả Pa Pao). Những tấm chăn, cái địu, váy áo, mũ trẻ con của người H’Mông là những tác phẩm nghệ thuật được làm rất công phu. + Dân tộc Khơ Mú: cư trú tại 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn. Họ có lễ hội đặc sắc là lễ cầu mùa (lễ mừng mùa Măng mọc), đồng bào dân tộc thường múa các điệu múa cầu mưa và hát các bài hát cầu mưa. + Dân tộc Ơ Đu: cư trú lẻ tẻ ở các xã thuộc huyện Tương Dương. Lễ hội đặc sắc nhất là lễ mừng Sấm ra. Trong lễ này, đồng bào nhảy múa ca hát những bài ca điệu múa liên quan đến tục thờ thần mặt trời, một tục lệ cổ của cư dân vùng Đông Nam Á. Thiên nhiên đã ban tặng cho Nghệ An một địa hình hội đủ các đặc điểm, từ núi cao, trung du, cho đến đồng bằng. Sự sinh sống và phát triển của các dân tộc ít người với nhiều giá trị văn hoá mang bản sắc riêng, cùng với sự giao lưu, đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm du lịch văn hoá đầy cuốn hút. Trong đó, du lịch cộng đồng được xem là một hướng đi mới, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Sự đa dạng về thành phần dân tộc cùng sinh sống trong một địa bàn cư trú nhất định, đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển du lịch cộng đồng. Ở Nghệ An hiện nay, chủ yếu ở khu vực Miền Tây, nhiều dân tộc vẫn còn giữ được những giá trị văn hoá truyền thống từ xa xưa của mình. Đồng bào Thái với câu lăm, điệu khắp; đồng bào Khơ mú với điệu hát tơm lôi cuốn; hay đồng bào Mông với bộ trang phục hoa văn sặc sỡ cùng điệu múa xòe làm say lòng người. Đó là chưa kể đến việc có thể kết hợp giữa du lịch cộng đồng với du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh. Hiện nay, ở các huyện miền núi phía tây Nghệ An, việc giữ gìn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, đã được các địa phương hết sức chú trọng. Nhiều bản Thái cổ đã được giữ gìn, khôi phục: bản Yên Thành (xã Lục Dạ), bản Tờ, bản Nưa (xã Yên 66 Khê)ở Con Cuông, hay bản Chắn, bản Mac, bản Lau (xã Thạch Giám), bản Xoóng Con, bản Phồng (xã Lưu Kiền), bản Huồi Tố (xã Mai Sơn) ở huyện Tương Dương. Phát triển du lịch cộng đồng dựa trên những lợi thế sẵn có, ngoài việc biến nó thành điểm nhấn cho du lịch Nghệ An, đó còn là một cơ hội lớn để giao lưu, quảng bá những giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc ở Nghệ An. Hơn hết, nó còn là một giải pháp giúp xoá đói, giảm nghèo. Bởi thực chất, du lịch cộng đồng là một hình thức để xã hội hoá du lịch, mỗi người dân đều có thể làm du lịch dựa trên những giá trị, bản sắc văn hoá nơi cộng đồng mình sinh sống. 2.2.2.4. Các loại tài nguyên nhân văn khác - Các làng nghề: Lịch sử phát triển văn hóa, kinh tế của Nghệ An luôn gắn với lịch sử phát triển làng nghề. Ở đây bảo lưu nhiều tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, với những sản phẩm mang bản sắc riêng của dân tộc Nghệ An. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có những nghề truyền thống chủ yếu: + Nghề dệt may thổ cẩm: chủ yếu là dệt vải, may trang phục đồng bào dân tộc, túi xách làm quà lưu niệm tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi phía Tây Nghệ An. Quỳ Châu là làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng và lớn nhất của tỉnh hiện nay với nhiều sản phẩm đặc sắc, hoa văn tinh tế có giá trị văn hóa và cả kinh tế. Hình 2.5: Sản phẩm từ dệt thêu thổ cẩm truyền thống ở Quỳ Châu 67 + Nghề làm tương: được sản xuất từ lâu đời tại huyện Nam Đàn. Tuy không phải là cao lương mỹ vị nhưng từ bao đời nay, tương Nam Đàn vẫn được biết đến là thương hiệu mang nét đặc trưng riêng của xứ Nghệ. Xác định nghề làm tương là nghề cổ truyền, chính quyền địa phương luôn có chính sách quan tâm, tạo điều kiện để làng nghề phát triển. Đặc biệt, huyện Nam Đàn đang khuyến khích người dân trồng 300 - 400ha đậu tương truyền thống, tránh phụ thuộc vào nguyên liệu ở bên ngoài như hiện nay. Để ai đặt chân đến vùng đất này, có dịp được nếm tương Nam Đàn, sẽ không quên câu ca chân chất: "Ai về ăn nhút Thanh Chương Dừng chân nếm thử vị tương Nam Đàn" + Làng nghề gốm cổ Trù Sơn (huyện Đô Lương): Gốm ở Trù Sơn có lẽ là loại gốm còn giữ được những nét cơ bản nhất của gốm cổ. Không chỉ vì nó được làm thủ công mà ở đây trong từng khâu, từng công đoạn đều đơn giản, không cầu kỳ, sặc sỡ, tuy nhẹ, mỏng, nhưng khá cứng. Để có được loại đất ưng ý để về làm gốm, người Trù Sơn phải xuống Nghi Văn (Nghi Lộc) và lên tận Sơn Thành (Yên Thành), những nơi đó mới có loại đất sét có màu đỏ, dẻo và đẹp, thích hợp cho việc làm gốm. + Làng nghề đóng thuyền: Nghệ An có nhiều cơ sở và làng truyền thống đóng tàu thuyền: Trung Kiên, Áng Độ (Nghi Lộc), Lộc Châu, Vạn Lộc (Cửa Lò), Châu Hưng, Do Lễ (Hưng Nguyên), An Bình, Phú Nghĩa, Văn Thai (Quỳnh Lưu), Thanh Bích, Trang Thung (Diễn Châu). Ngày nay nhiều làng nghề đã bị bỏ quên, có làng nghề bị mất hẳn, nhưng cũng có nơi được khôi phục và phát triển, đó là làng đóng thuyền Trung Kiên. Ngày nay, người thợ Trung Kiên đã nhanh chóng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, cùng với kinh nghiệm truyền thống, đã đóng được tàu thuyền đáp ứng với yêu cầu của khách hàng. Phần lớn nguồn nguyên liệu được khai thác từ địa phương. Công nghệ và quy trình sản xuất vẫn mang nhiều nét thủ công, thô sơ, kỹ thuật chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền từ đời này qua đời khác. Các sản phẩm thủ công trên địa bàn tỉnh 68 hiện nay hầu như còn sản xuất mang tính tự phát, chưa quan tâm nhiều đến thị hiếu của khách, công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm chưa được chú trọng. - Đặc sản địa phương, món ăn dân tộc: + Cháo lươn: Món cháo lươn, súp lươn đã trở thành "niềm tự hào xứ Nghệ" với cách chế biến đặc biệt và hương vị hết sức đặc trưng. Du khách dù là người Nam hay người Bắc, người xứ Nghệ hay ở vùng quê xa có dịp dừng chân cũng không thể kìm lòng trước bát cháo lươn thơm lừng, sánh mịn, có màu hơi nâu xám điểm những mảnh rau răm, cọng hành tăm. Bởi vậy món cháo lươn xứ Nghệ dù rất giản dị, chân phương bởi được nấu từ những sản vật gần gũi của đồng đất Nghệ An nhưng trở thành nét văn hoá đặc trưng cho vùng đất này, thành điểm nhớ, niềm thương của những người con xứ Nghệ khi xa quê, tạo ấn tượng khó phai của người khách có dịp ghé qua Nghệ An. + Cơm lam: Du lịch miền Tây xứ Nghệ đang là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước không chỉ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn làm ấm lòng thực khách khó tính nhất bởi món cơm lam độc đáo khó quên. Theo kinh nghiệm của đồng bào Thái, để làm được ống cơm lam ngon phải mất rất nhiều công đoạn. Từ chọn ống lam được chặt từ cây bánh tẻ mà phải chặt những ống hứng được nhiều ánh sáng mặt trời nhất, không già và cũng không non. Mỗi ống chặt bỏ mắt một đầu, đầu còn lại có tác dụng như cái đáy nồi. Đến gạo để nấu cơm lam cũng phải chọn thứ gạo nếp thơm ngon đem ngâm cho nở rồi vo sạch, rắc thêm chút muối, trộn đều rồi cho gạo vào ống và đổ nước xâm xấp với gạo.Miệng ống lam phải được nút bằng lá chuối rừng hoặc lá dong để cơm lam giữ nguyên hương vị. Cơm lam đã trở thành món "khoái khẩu" của khách du lịch. Tại các lễ hội như Hội Hang Bua, Thẩm Ồm (Quỳ Châu), Đền Chín Gian (Quế Phong)... cơm lam đã được các du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Tại các khách sạn, nhà hàng hiện nay, cơm lam được coi là "đệ nhất món ăn" trong thực đơn của "thượng đế". Ngoài ra, còn có một số sản vật khác của địa phương như thổ cẩm, đây là sản phẩm của núi rừng với những đường nét hoa văn mềm mại, do những cô gái miền núi Nghệ An dệt từ đôi tay khéo léo của mình; nhút Thanh Chương, tương Nam 69 Đàn hay những con cá Mát – đặc sản của sông Giăng, ngoài kho tương, ăn với cơm nóng, cá Mát còn có một cách chế biến khác đó là đem kẹp cá vào vỉ tre tươi và nướng giòn trên nồi than hoa; hay những trái cam Xã Đoài ngọt lịm mà chẳng nơi nào có được. Tất cả là những món quà mà du khách từng một lần ghé đến Nghệ An thường tìm đến thưởng thức và mua về biếu người thân. Hình 2.6: Cá Mát sông Giăng – Cam Xã Đoài - Văn hóa nghệ thuật: Dân ca xứ Nghệ (hò, ví, giặm) là một di sản tinh thần vô giá, kết tinh trí tuệ, tình yêu và tài hoa của bao thế hệ của cộng đồng dân cư, của các dân tộc anh em trên quê hương Nghệ An. Có thể xem đó là một thứ rượu đặc biệt, được chưng cất nên từ nụ cười và những giọt nước mắt, từ những say đắm mãnh liệt cũng như nỗi buồn đau khắc khoải, từ mồ hôi, nước mắt và máu của nhân dân, là tấm gương phản chiếu một cách trung thực nhất, sâu sắc nhất đời sống vật chất và tinh thần, những nét riêng trong truyền thống, bản sắc, tính cách của cuộc sống và con người xứ Nghệ. 70 Với những nét đặc sắc về nội dung trữ tình và làn điệu, dân ca xứ Nghệ là một di sản tiêu biểu của vùng văn hóa Nghệ - Tĩnh. Trong nỗ lực bảo tồn, phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, vào tháng 3 năm 2011, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cùng Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca, hò, ví, dặm xứ Nghệ”. Tại Hội thảo, hai tỉnh đã đặt vấn đề phối hợp khởi động lộ trình lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận dân ca, hò, ví, dặm xứ Nghệ là văn hóa di sản nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. 2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 2.3.1. Hệ thống giao thông vận tải * Mạng lưới đường bộ: - Quốc lộ 1A: là tuyến quốc lộ xuyên Việt của cả nước, đoạn chạy qua Nghệ An dài 15km, chạy xuyên qua trung tâm thành phố Vinh theo hướng Bắc – Nam và đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia. Đây có thể coi là tuyến đường đầu tiên đem lại sự giao thương của tỉnh với các tỉnh lân cận; Là tuyến đường huyết mạch, xương sống có vai trò tích cực trong phát triển du lịch tỉnh Nghệ An. - Quốc lộ 7: là quốc lộ dài 225km nằm hoàn toàn trong địa phận tỉnh Nghệ An (chính xác gọi. là quốc lộ 7A, để phân biệt với quốc lộ 7B đoạn từ thị trấn Mường Xén đi Ta Đo). Quốc lộ chạy qua các huyện nối liền vùng đồng bằng với trung du miền núi: Yên Thành, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn. Hầu hết các thị trấn của các huyện lỵ đều nằm trên tuyến đường này. Đây là tuyến quốc lộ có vai trò thúc đẩy hình thành và phát triển các tuyến du lịch nội vùng và nước bạn Lào. Thêm vào đó, tuyến đường này chạy dọc miền Tây Nghệ An nơi có Khu dự trữ sinh quyển thế giới là điều kiện đẩy mạnh loại hình du lịch sinh thái. - Đường Hồ Chí Minh: đoạn qua Nghệ An dài 133 km, đi qua 29 xã của năm huyện, thị xã nối các tuyến tạo thành mạng lưới giao thông giữa phía tây nam và tây bắc, nối các trục dọc giữa đồng bằng và miền núi. Sự có mặt của tuyến đường Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch tỉnh nhà nói riêng. Tuyến đường này đã góp phần giải phóng những cản trở 71 của du khách trên hành trình đến với Nghệ An, rút ngắn khoảng cách giữa Nghệ An với một số điểm du lịch phía Bắc (đặc biệt là thủ đô Hà Nội) cũng như phía Nam; Tạo điều kiện cho du lịch tỉnh nhà tích cực hội nhập, mở rộng quan hệ, hình thành các tuyến du lịch liên tỉnh nhiều tiềm năng. - Các tuyến đường tỉnh lộ Toàn tỉnh có 10 tuyến tỉnh lộ đang được nâng cấp có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển các điểm du lịch. Hệ thống giao thông nội tỉnh từng bước được xây dựng, nâng cấp góp phần mang lại diện mạo mới cho tỉnh. Các tuyến vươn đến vùng sâu, vùng xa đã tạo điều kiện hình thành nhiều lảng bản định cư mới cũng như giúp trao đổi hàng hóa, giao lưu, nâng cao trình độ dân trí. Hệ thống giao thông phát triển cũng góp phần thúc đẩy khai thác tiềm năng du lịch tỉnh. * Mạng lưới đường sắt: Nghệ An có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua với tổng chiều dài 94km từ khe Nước Lạnh đến Yên Xuân, ngoài ra còn có tuyến đường nhánh Cầu Giát – Nghĩa Đàn dài 30km. Tuyến đường sắt Bắc – Nam và tuyến quốc lộ 1A đoạn chạy qua Nghệ An đóng vai trò cực kì to lớn trong quá trình thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh nhà. Hàng ngày, đều có nhiều chuyến tàu từ Bắc vào và từ Nam ra đi qua Nghệ An; Đây là loại phương tiện rất thông dụng của khách du lịch khi đến với Nghệ An. Chính vì thế mà ngành đường sắt đã phải tổ chức tăng tuyến và mở riêng một chuyến tàu hàng ngày đến Nghệ An và ngược lại. * Mạng lưới đường hàng không: Nghệ An có sân bay Vinh với đường băng dài 2.174km, rộng 30m, đang được nâng cấp để khai thác phục vụ cho sự phát triển kinh tế và du lịch tỉnh nhà. Hiện nay, mỗi ngày có một chuyến bay (của một hãng) từ Vinh tới hai thành phố lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và ngược lại. Sân bay Vinh phục vụ nhu cầu đi lại không chỉ đối với tỉnh nhà nói riêng mà còn phục vụ cho hành khách các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Tuy nhiên các chuyến bay tới Vinh còn ít nên giá thành một lần bay tương đối cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến lượng du khách đến với Nghệ An bằng đường hàng không. 72 2.3.2. Hệ thống cung cấp điện Hệ thống điện lực của Nghệ An khá phát triển. Trên địa bàn tỉnh, nguồn cung cấp điện chính cho toàn tỉnh chủ yếu từ nhà máy thủy điện Hòa Bình cấp điện cho trạm 220 Kv Hưng Đông bằng đường dây 220Kv; có hệ thống trạm điện hạ thế 220Kv từ Thanh Hóa vào đảm bảo cung cấp cơ bản cho các huyện ven biển, đồng bằng và trung du. 19/19 huyện, thành, thị đã sử dụng điện lưới quốc gia. Tổng số xã, phường, thị xã có điện là 431/473, đạt tỉ lệ 91.2%. Hiện nay tỉnh đang thi công nhiều công trình thủy điện nhỏ như Bản Lã, Bản Cốc, Nhãn Hoạt, Thác Muối đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt và sản xuất cũng như hoạt động du lịch của tỉnh nhà. 2.3.3. Hệ thống bưu chính, viễn thông Mạng lưới bưu chính, viễn thông thời gian gần đây đã được quan tâm phát triển. Bưu điện tỉnh đã có hệ thống chuyển mạch hiện đại, công nghệ tiên tiến. Cùng với việc hiện đại hóa mạng lưới viễn thông, mạng bưu cục được phát triển mạnh mẽ, số lượng các bưu cục cấp I,II,III; điểm bưu điện văn hóa không ngừng được mở rộng, hình thành, phát triển rộng khắp các dịch vụ Internet, hộp thư thoại Từ năm 1997, bưu điện tỉnh Nghệ An đầu tư lắp đặt và đưa vào sử dụng mạng thông tin di động. Sự ra đời của mạng thông tin di động đã đáp ứng nhu cầu sử dụng điện thoại của người dân. Số máy điện thoại tăng nhanh, toàn tỉnh có 1 819 595 thuê bao di động và 582 715 số thuê bao cố định; 100% phường, xã có điện thoại, bình quân có 82,18 máy/100 dân (2010). Chất lượng thông tin liên lạc của tỉnh có bước tiến vượt bậc, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, doanh thu từ ngành bưu chính viễn thông mang lại đạt 131 100 triệu đồng (2010). Mạng điện thoại di động đã phủ sóng tới hầu hết các trung tâm của huyện, thị. Mạng điện thoại phủ sóng đến các huyện vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Chú trọng hơn trong lắp đặt các dịch vụ bưu chính – viễn thông ngay trong các cơ sở lưu trú của tỉnh. 73 2.3.4. Hệ thống cấp, thoát nước Nghệ An rất chú trọng công tác cấp nước sạch cho nhân dân. Hiện nay, nước sinh hoạt cho đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống Nhà máy nước phân bố đều trên toàn tỉnh. Nhà máy nước Hưng Vĩnh (Vinh) có công suất 60.000 m3/ngày đêm là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của thành phố Vinh. Hệ thống này đang chuẩn bị nâng công suất lên 80.000 m3/ngày đêm cung cấp gần 18,5 triệu m3 nước sạch cho vùng Vinh và phụ cận. Công tác đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn được thực hiện đều khắp cả tỉnh thông qua việc lồng ghép các chương trình đầu tư trên địa bàn (chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 135) Về thoát nước thì hiện nay tỉnh đang triển khai các dự án do nước ngoài đầu tư. Dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống nước thải của thành phố Vinh (CHLB Đức); dự án xây dựng hệ thống nước thải của thị xã Cửa Lò (Vương quốc Bỉ tài trợ) đang được hoàn thiện và đi vào hoạt động góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tuy nhiên, do kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ nên hệ thống thoát nước tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các thị trấn, huyện chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường; còn các vùng ven biển thì chủ yếu là xuống biển và thẩm thấu. Công tác xử lý nước thải các khu du lịch chưa được quan tâm, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu du lịch trên các bãi biển còn thải nước trực tiếp ra môi trường. Vùng dân cư nông thôn chủ yếu là thoát nước tự nhiên và thẩm thấu xuống đất, vì vậy cần quan tâm hơn nữa việc cung cấp nguồn nước sạch cho vùng sâu vùng xa nơi có nhiều phong cảnh đẹp, khả năng thu hút du khách cao. 2.4. Các điều kiện kinh tế - xã hội khác - Chính sách phát triển du lịch Đường lối chính sách và hệ thống văn bản pháp luật là yếu tố quan trọng, góp phần tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch, đồng thời định hướng để quá trình phát triển du lịch tỉnh Nghệ An phù hợp với mục tiêu chung của vùng du lịch Bắc Trung Bộ và trên cả nước. 74 Trước hết phải kể đến sự ra đời của Luật du lịch năm 2005, là hành lang pháp lý cho mọi hoạt động du lịch trên địa bàn cả nước. Từ đó, định hướng và thúc đẩy du lịch phát triển, là cơ sở cho vùng và địa phương tự hoạch định đường lối chính sách phát triển du lịch của mình. Đảng và Nhà nước cũng đã khẳng định “du lịch là ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_18_5942822923_6289_1869253.pdf
Tài liệu liên quan