Luận văn Phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau – thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN .3

MỤC LỤC.4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.7

MỞ ĐẦU .8

1. Lý do chọn đề tài.8

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .9

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.9

4. Những công trình nghiên cứu liên quan.9

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.10

6. Cấu trúc luận văn .12

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾBIỂN.13

1.1. Một số khái niệm.13

1.1.1.Biển và đại dương.13

1.1.2. Phạm vi không gian biển..14

1.1.3. Quan niệm về vùng ven biển.16

1.1.4.Kinh tế biển .17

1.1.5.Cơ cấu kinh tế biển .18

1.1.6. Tổ chức lãnh thổ kinh tế biển.19

1.1.7. Các loại hình kinh tế biển.21

1.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển .28

1.2. Kinh nghiệm các nước về phát triển kinh tế biển .29

1.3. Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam.32

1.3.1. Khai thác và nuôi trồng hải sản biển.32

1.3.2. Giao thông vận tải biển .34

1.3.3. Du lịch biển .35

1.3.4. Khai thác khoáng sản trên thềm lục địa và làm muối..36

1.4. Bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững kinh tế biển .37

Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỈNH CÀ

MAU .39

2.1. Khái quát về tỉnh Cà Mau.39

2.1.1. Vị trí địa lý .39

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên.39

2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên.402.1.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau .40

2.2. Vị trí, vai trò của kinh tế biển trong phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau.43

2.3. Tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau .46

2.3.1. Tiềm năng về tự nhiên.46

2.3.2. Tiềm năng về kinh tế - xã hội.55

2.4. Những lợi thế so sánh.57

2.4.1. Về tự nhiên .57

2.4.2. Về nhân văn.58

2.4.3. Khả năng hợp tác và đầu tư.59

2.5. Những hạn chế .59

2.6. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế biển tỉnh Cà Mau .61

2.6.1. Ngành thủy sản biển.61

2.6.1.4. Giá trị thu nhập.68

2.6.2. Nông nghiệp: .72

2.6.3. Ngành lâm nghiệp.74

2.6.4. Ngành vận tải.76

2.6.5. Ngành dịch vụ - du lịch.76

2.6.6. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển.78

2.7. Vị trí của kinh tế biển trong nền kinh tế tỉnh.80

Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của vùng biển, ven biển và của toàn

tỉnh Cà Mau năm 2009 .81

2.8. Một số vấn đề phát triển kinh tế vùng biển và ven biển Cà Mau.83

2.8.1. Vấn đề khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường.83

2.8.2. Vấn đề an ninh trật tự trên biển .85

2.8.3. Vấn đề bố trí tái định cư khu vực ven biển .85

2.8.4. Về đầu tư xây dựng hạ tầng cụm đảo .86

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỈNH CÀ

MAU ĐẾN NĂM 2020.87

3.1. Căn cứ xây dựng định hướng và giải pháp.87

3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước.87

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế biển và vùng biển của Việt Nam đến năm 2020. .88

3.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020..88

3.1.4. Tiềm năng và hiện trạng phát triển .90

3.1.5. Nhu cầu thị trường và trao đổi sản phẩm.90

3.2. Các định hướng cụ thể.91

3.2.1. Tổ chức không gian phát triển kinh tế biển.91

3.2.2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế biển..93

3.2.2.1. Phát triển ngành thủy sản.933.2.2.2. Phát triển ngành lâm nghiệp .95

3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực.97

3.2.4. Đầu tư phát triển .98

3.2.5. Xây dựng hệ thống chính sách quản lý, bảo vệ môi trường biển và phát triển bền vững. .98

3.2.6. Xây dựng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và dự báo phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau đến năm

2020. .100

3.2.7. Quốc phòng - an ninh.101

3.3. Các giải pháp chủ yếu.101

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lí .101

3.3.2. Huy động vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh.102

3.3.3. Tổ chức các loại hình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao .104

3.3.4. Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế biển.104

3.3.5. Đẩy mạnh hợp tác liên vùng và liên quốc gia. .105

3.3.6. Tiếp tục đổi mới kinh tế và đa dạng các hình thức phát triển kinh tế biển. .106

3.3.7. Hiện đại hóa phương tiện đánh bắt, bảo quản và chế biến.106

3.3.8. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm ưu thế..107

3.3.9. Xây dựng thương hiệu, tiếp thị và mở rộng thị trường.107

3.4. Kiến nghị .107

KẾT LUẬN .110

TÀI LIỆU THAM KHẢO .111

PHỤ LỤC.113

pdf129 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tồn nguồn gen quý hiếm (22 loài thực vật ngập mặn, 13 loài thú, 74 loài chim, 17 loài bò sát và 133 loài động vật phiêu sinh). Nguồn lợi thủy hải sản: Vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau là một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng thủy hải sản lớn và đa dạng về loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm biển, mực, một số loài cá có giá trị như cá thu, cá mú, cá chim. Theo tài liệu của Phân viện Quy hoạch thủy sản phiá Nam (Bộ Thủy sản), ở vùng biển Tây Nam Bộ có khoảng 237 loài cá thuộc 137 giống và 82 họ. Tại dải nước 30-50 m nước và 50-100 m nước ở vùng biển Tây Nam Bộ, sinh khối cá đáy xấp xỉ như nhau và sinh khối toàn vùng xa bờ khoảng 119.770 tấn và ít có biến động theo mùa. Trữ lượng cá của vùng biển này khoảng 478.680 tấn, khả năng khai thác 223.000 tấn. ở độ sâu dưới 30 m, trữ lượng cá là 153.000 tấn, khả năng khai thác khoảng 72.000 tấn.năm; ở vùng biển xa bờ độ sâu trên 30m nước trữ lượng khoảng 325.600 tấn, khả năng khai thác 150.600 tấn (trong đó cá đáy khoảng 48.800 tấn và cá nổi khoảng 101.800 tấn). Ngoài khai thác đánh bắt thủy hải sản, lợi thế vùng biển đã tạo cho Vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn lớn nhất nước; mặt nước vùng bãi triều ven biển, ven đảo cũng là tiềm năng lớn để phát triển nuôi thủy hải sản. Vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau có thể giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động làm nghề khai thác hải sản, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp cơ khí đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu, các dịch vụ phục vụ khai thác thủy hải sản, phục vụ vận tải, dịch vụ dầu khí .v.v.. - Tài nguyên khoáng sản Dầu khí: ở thềm lục địa Tây Nam (nhất là trong vùng vịnh Thái Lan) có tiềm năng lớn về dầu khí, có nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, quan trọng nhất là bể Malay - Thổ Chu, gồm nhiều lô thăm dò khai thác dầu khí (từ lô 36 đến lô 51, các lô A, lô B, vùng thoả thuận thương mại giữa Việt Nam và Malaysia PM-3CAA và vùng mới phân định giữa Việt Nam và Thái Lan), đây là những lô có trữ lượng và tiềm năng đáng kể về khí thiên nhiên. Tiềm năng dầu khí của bể Malay - Thổ Chu khoảng 380 triệu mP3P dầu quy đổi (theo đánh giá của PetroVietNam), trữ lượng đã phát hiện khoảng 230 triệu mP3P, riêng trữ lượng khí đã phát hiện khoảng 212 tỷ mP3P, sản lượng khai thác khoảng trên 10 tỷ mP3P/năm. Đây là nguồn tài nguyên quý của đất nước, là điều kiện để phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng (cụm dự án Khí điện đạm Cà Mau, khu công nghiệp Khánh An). Cát ven biển: từ Giá Lồng Đèn đến Mũi Cà Mau dài 56 km (huyện Ngọc Hiển) có bãi cát nằm sát ven biển với bề rộng bãi cát khoảng 1km. Đây là bãi cát có trữ lượng không lớn, cát mịn và lẫn nhiều chất mùn bã, không có ý nghĩa khai thác công nghiệp lớn, mục đích chủ yếu là để phát triển du lịch bãi cát ven biển (bãi Khai Long). Tuy nhiên cũng cần tiếp tục khảo sát để có thể khai thác ở những địa điểm phù hợp phục vụ nhu cầu cát san lấp xây dựng. Than bùn: vùng than bùn U Minh hạ của VBVBCM là một trong những vùng chứa than bùn lớn nhất Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực vườn quốc gia U Minh hạ. Tổng diện tích có chứa than bùn còn lại (sau các vụ cháy rừng lớn năm 1982 và năm 2002) là 5.640 ha. Đây là đầm than rộng, khá đồng nhất về điều kiện hình thành cũng như về chất tạo than. Do bị cháy nhiều lần, trữ lượng than bùn đã giảm nghiêm trọng, hiện còn khoảng 14,1 triệu tấn (giảm gần 12 lần so với năm 1976), trong đó trữ lượng đã thăm dò là 4,8 triệu tấn. Theo nhiều chuyên gia, đây là vùng có túi phèn tiềm tàng lớn, việc khai thác than cần phải được nghiên cứu, đánh giá đồng bộ về hiệu quả kinh tế cũng như những hậu quả về môi trường, tránh bị ô nhiễm phèn và những tác hại về môi trường khác. Sét gạch ngói và sét Ceramic: VBVBCM có tiềm năng lớn về sét gạch ngói và sét ceramic, qua khảo sát điều tra các điểm ở các xã: Khánh Lâm, Khánh Bình, Khánh Bình Tây, Khánh Lộc, Khánh Bình Đông (và các xã ngoài VBVBCM thuộc thành phố Cà Mau, huyện Thới Bình và Cái Nước như: An Xuyên, Tân Thành, Tắc Vân, Trí Phải, Hồ Thị Kỷ, Lương Thế Trân và Tân Hưng) cho tổng trữ lượng khoảng 250 triệu mP3P. Về chất lượng đạt yêu cầu sản xuất gạch ngói xây dựng hoặc làm thân gạch Ceramic (phối liệu với các loại sét khác), tỷ lệ sét có thể sử dụng làm thân gạch ceramic đạt khoảng 30 - 40% lượng sét khai thác. Đây là nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là trong điều kiện VBVBCM có thể sử dụng nhiên liệu bằng nguồn khí đốt tự nhiên (Khu công nghiệp Khánh An). Tuy nhiên, việc khai thác đất sét phải được quy hoạch cụ thể và có các giải pháp hạn chế tác động môi trường (gây mất đất bằng sản xuất, giải thoát phèn ra môi trường đất và nước). - Tiềm năng phát triển du lịch: Du lịch sinh thái: với diện tích rừng ngập mặn và rừng tràm rộng lớn, có 2 vườn quốc gia (Mũi Cà Mau và U Minh hạ), có các vườn chim tự nhiên là những điều kiện để phát triển du lịch sinh thái. Hiện nay, du lịch rừng ngập mặn Mũi Cà Mau đang được đầu tư theo dự án du lịch chuyên đề quốc gia. Nhờ đó, sản phẩm du lịch sinh thái của VBVBCM ít bị trùng lặp với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chủ yếu là sinh thái miệt vườn). Du lịch biển đảo: với chiều dài bờ biển 254 km, có một số bãi cát ven bờ (Giá Lồng Đèn, Khai Long), các cồn bồi lắng cửa sông, các cụm đảo gần bờ như Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc là tiềm năng để khai thác du lịch biển đảo. Ngoài tài nguyên du lịch thiên nhiên, còn có các tiềm năng về du lịch văn hoá vật thể và phi vật thể khác như: thưởng thức nghệ thuật đờn ca tài tử, tìm hiểu văn hoá dân gian, tham dự các lễ hội, thăm quan các di yích lịch sử trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các tài nguyên du lịch của VBVBCM hiện chủ yếu còn ở dạng tiềm năng, chưa được đầu tư nhiều. Để sớm khai thác có hiệu quả đòi hỏi phải đẩy nhanh đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông đường bộ, các doanh nghiệp cần có những ý tưởng mới về các sản phẩm du lịch, mô hình kinh doanh du lịch... 2.3.2. Tiềm năng về kinh tế - xã hội - Về kinh tế: Vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau nằm trong vòng cung biển các nước Đông Nam Á, có vùng biển tiếp giáp hầu hết biển các nước trong khu vực. Đây cũng là nơi có tuyến đường biển quan trọng và thuộc loại nhộn nhịp hàng đầu thế giới Trong tương lai, nếu kênh đào Kra (Thái Lan) được xây dựng thì tuyến đường biển này sẽ đi qua Vịnh Thái Lan, qua vùng biển Cà Mau, mở ra cơ hội phát triển mạnh trên các lĩnh vực như: vận tải quốc tế, các dịch vụ biển, sửa chữa tàu biển và thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển. Mặt khác, đây là vùng có tiềm năng lớn về dầu khí và hệ thống ống dẫn dầu, khí đốt của các nước ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác thăm dò, khai thác và kinh doanh sản phẩm từ dầu khí. Vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau có mối quan hệ với các hành lang kinh tế trong vùng và khu vực: trong dự án Tiểu vùng Mê kông mở rộng (GMS), vùng biển và ven biển Cà Mau được xác định nằm trong Hành lang phát triển phía Nam (Bangkok - Phnompenh - Hà Tiên - Cà Mau); trong Quy hoạch tổng thể phát kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan, vùng biển và ven biển Cà Mau nằm trong hành lang kinh tế ven biển phía Nam; trong vùng biển Tây Nam Bộ, vùng biển và ven biển Cà Mau nằm trong hành lang kinh tế ven biển Đông. Trong đó, huyện Năm Căn đều là điểm đến của các tuyến hành lang kinh tế này. Xét về cực tăng trưởng, vùng biển và ven biển Cà Mau nằm trong tiểu vùng Cà Mau - Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang, một trong 04 tiểu vùng kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long. Trong Quy hoạch tổng thể phát kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan, vùng biển và ven biển Cà Mau được kết nối trong các tam giác phát triển du lịch như Cà Mau - Rạch Giá - Phú Quốc; Cà Mau - Cần Thơ - Hà Tiên. Địa hình đất liền VBVBCM tương đối đơn giản, phần đất liền bằng phẳng và thấp, không có núi, cao trình phổ biến từ 0,5 - 1m so với mặt nước biển, đồng thời bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông rạch chằng chịt, tạo sự liên thông giữa biển Đông và biển Tây. Các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc nằm gần bờ có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng an ninh. VBVBCM đang và sẽ là tâm giao của nhiều hành lang kinh tế, nhiều tuyến đường thuỷ bộ quan trọng, liên kết kinh tế nước ta nói chung và kinh tế tỉnh Cà Mau nói riêng với các địa bàn lân cận và với các nước trong khu vực. Việc xây dựng VBVBCM trở thành vùng kinh tế động lực, có các khu đô thị và hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, các khu kinh tế, khu công nghiệp được hình thành là những điều kiện cần thiết để tranh thủ cơ hội và thu hút vốn đầu tư phát triển, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống dân cư trên địa bàn VBVBCM và của tỉnh Cà Mau nói chung. - Về dân cư – lao động Dân số trung bình Vùng biển và ven biển Cà Mau (VBVBCM) năm 2001 là 686,5 ngàn người, năm 2010 là 720,8 ngàn người, tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2010 là 1,6%, cao hơn tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm của toàn tỉnh trong cùng kỳ (1,22%/năm), của ĐBSCL (1,11%/năm) và của cả nước(1,33%/năm). Tỷ trọng dân số của vùng so với toàn tỉnh cũng tăng từ 58,5% năm 2001 lên 59,6% năm 2009. Tỷ lệ giới tính trong dân số đang ở trạng thái tương đối cân bằng. Tỷ lệ giới tính tương đối cân bằng, tỷ lệ dân số nữ năm 2009 là 50,7%. Mật độ dân số trung bình toàn vùng năm 2010 là 189 người/kmP2P, của toàn tỉnh là 226 người/kmP2P(so với vùng ĐBSCL là 441 người/kmP2P và của cả nước là 262 người/kmP2P).P PNhư vậy, mật độ dân số của VBVBCM chỉ bằng 78,9% so với mật độ dân số của tỉnh, bằng 42% mật độ trung bình ĐBSCL và 72% mật độ dân số của cả nước. Xét về xu thế, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm giảm dần trên quy mô toàn tỉnh và ở VBVBCM, song đã có sự phân bố lại trong nội bộ các vùng trong tỉnh. Tỷ lệ tăng cơ học ở các huyện VBVBCM cao hơn (gồm cả di dân từ trong tỉnh và từ các tỉnh khác đến). Dân số trong tuổi lao động của VBVBCM năm 2009 là 486,5 ngàn người, bằng 62,6% dân số, trong đó số người đang tham gia làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 392,1 ngàn người, tăng trên 40 ngàn người so với năm 2000. Người dân vùng ven biển từ lâu đã có kinh nghiệm khai thác biển đặc biệt là đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Bên cạnh đó họ đã biết sử dụng các sản phẩm từ biển để làm nên các đặc sản nổi tiếng như nghề làm khô cá biển, làm muối... Cà Mau từ lâu đã nổi tiếng với các loại khô biển như tôm khô, các loại cá khô.... - Giao thông: Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông của Cà Mau nói chung và của VBVBCM nói riêng đã được cải thiện đáng kể, trên địa bàn tỉnh đã hình thành những trục giao thông quan trọng có tính chất trục xương sống cho hệ thống giao thông chung, đó là trục Bắc - Nam từ Quốc lộ 63 - VBVBCM - Năm Căn (quốc lộ 63 và quốc lộ 1A) và một số trục ngang theo hướng Đông - Tây như Cái Đôi Vàm - Cái Nước - Đầm Đơi; Sông Đốc - Rạch Ráng - Tắc Thủ... Giao thông nông thôn từ huyện xuống xã, giao thông đến các ấp cũng đang phát triển khá nhanh. Chính vì thế, việc vận chuyển các sản phẩm từ biển đến thị trường ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Số phương tiện đánh bắt thủy sản trên biển được bổ sung không ngừng, đồng thời thiết bị trên tàu ngày càng hiện đại hơn tào điều kiện đánh bắt tốt hơn. Ngoài số lượng tàu cá của tỉnh trên 3.500 chiếc thì vùng biển và ven biển tỉnh Cà Mau còn rất nhiều tàu thuyền từ các tỉnh khác đến khai thác thuỷ hải sản, vì vậy yêu cầu đầu tư hạ tầng nghề cá và dịch vụ hậu cần nghề cá là rất cần thiết. Hiện nay tỉnh đang đầu tư xây dựng cảng cá Hòn Khoai, cảng cá Sông Đốc, cơ sở hạ tầng nghề cá tại đảo Hòn Chuối (nguồn vốn Chương trình Biển Đông và Hải đảo), xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Sông Đốc và đầu tư 2 tàu hậu cần nghề cá. Tuy nhiên tiến độ xây dựng chậm nên các công trình này chưa phát huy được hiệu quả như dự kiến. - Hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc: Điện được tập trung đầu tư phát triển nhanh, đến nay tất cả các xã ven biển và trong vùng đều có điện lưới quốc gia, đến cuối năm 2010 đã có 89,2% số hộ dân được sử dụng điện lưới (so với 93% của toàn tỉnh và 95,3% của vùng nội địa của tỉnh). Từ đó tạo điều kiện phát triển các cơ sở chế biến mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 2.4. Những lợi thế so sánh 2.4.1. Về tự nhiên So với các khu vực ven biển khác ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay các địa bàn khác trong cả nước, VBVBCM có nhiều lợi thế về tiềm năng phát triển kinh tế, trong đó nổi bật là: Với chiều dài bờ biển 254 km (7,8% chiều dài bờ biển cả nước) và diện tích đất liền 4022 kmP2P, bình quân chiều sâu từ biển vào nội địa khoảng 15-16 km, VBVBCM là địa bàn có diện tích vào loại rộng lớn, có đủ diện tích về đất đai để phát triển, kể cả đủ diện tích để xây dựng phát triển các khu kinh tế tổng hợp ở ven biển (như đề án thành lập Khu kinh tế Năm Căn). VBVBCM nằm ở trung tâm Đông Nam Á, vùng biển tiếp giáp với biển của hầu hết các nước trong khu vực và cách không xa các trung tâm phát triển, các đô thị trong khu vực. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đây là cơ hội để các nền kinh tế trong khu vực có thể khai thác, tận dụng các cơ hội phát triển của nhau, cùng mang lại lợi ích cho mỗi bên. VBVBCM có những tài nguyên thiên nhiên rất đặc trưng như khí hậu, thuỷ văn, đất đai, rừng ngập mặn ven biển, nguồn nước thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển đảo. Vùng biển và ven biển Cà mau nằm trong vùng biển Tây Nam Bộ, chứa đựng nhiều loại tài nguyên thiên nhiên phong phú và có ý nghĩa chiến lược trong tương lai như dầu khí, tuyến vận tải và dịch vụ biển Dầu khí khu vực biển Tây nam đang được khai thác, phục vụ phát triển ngành năng lượng và công nghiệp hoá dầu của đất nước, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp khác như các ngành công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ dầu khí. Do hệ thống dẫn dầu và khí của các nước trong khu vực đang được nối mạng nên tiềm năng phát triển công nghiệp hoá dầu là rất lớn ở khu vực VBVBCM (rất hấp dẫn các nhà đầu tư lớn). Mặc dù VBVBCM không có khả năng phát triển các cảng biển nước sâu, nhưng với các cửa sông lớn thì tiềm năng phát triển cảng khu vực và cảng dịch vụ là rất lớn. Trong tương lai, khi Năm Căn và Hòn Khoai liên kết thành hành lang chuyển tải hàng hoá, việc liên kết với các tuyến vận tải quốc tế sẽ dễ dàng hơn. 2.4.2. Về nhân văn Các dự án lớn của các nước Tiểu vùng MêKông mở rộng (GMS) đang liên kết các hành lang kinh tế trong khu vực từ Nam Ninh (Trung Quốc) đến Singapore và hành lang kinh tế ven biển phía Nam từ Băngkok - Phnômpênh - Hà Tiên đến Cà Mau; liên kết các trung tâm kinh tế lớn, các cảng biển dọc ven biển Thái Lan, Malaysia, Singapore, Thái lan, Campuchia và Việt Nam, tạo ra các "cực tăng trưởng" mạnh với các ngành kinh tế dựa vào lợi thế của biển là chủ yếu. Sự liên kết dọc theo các hành lang kinh tế chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế biển và ven biển của Cà Mau với tư cách là một điểm mốc của hành lang. Các chủ trương của Đảng và Chính phủ như Nghị quyết số 21NQ/TW ngày 20/01/2003, Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 09/NQ-TW ngày 9/2/2007 của Bộ Chính trị về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.v.v. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch phát triển kinh tế vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan đến năm 2020 đều xác định Cà Mau như một cực tăng trưởng ở ĐBSCL và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của cả nước đang được nghiên cứu xây dựng ở ĐBSCL. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Cà Mau thời kỳ đến năm 2020 VBVBCM được xác định như vùng kinh tế động lực của tỉnh, điểm kết nối hai hành lang kinh tế Cần Thơ - Cà Mau - Năm Căn và Cà Mau - Hà Tiên. Sự hình thành Khu Khí điện đạm Cà Mau - một dự án trọng điểm quốc gia, Đề án thành lập Khu kinh tế Năm Căn trở thành hiện thực đang từng bước làm nổi bật hơn vị trí, vai trò của VBVBCM trong quá trình phát triển đi lên của Cà Mau và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Việc đánh giá cao vị trí, vai trò của VBVBCM xuất phát từ một nền tảng căn bản đó là những lợi thế về biển, đảo, bờ biển và các tài nguyên biển tiềm tàng, vị trí của biển thuộc VBVBCM trong khu vực Đông Nam Á. Đề cao vai trò động lực của Cà Mau trên thực tế là đề cao vai trò của biển đảo Cà Mau. Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương cho nghiên cứu Đề án thành lập Khu kinh tế Năm Căn, cho quy hoạch 4 Khu công nghiệp với quy mô diện tích lớn là những cơ hội để tỉnh Cà Mau có thể phát triển nhanh trong thời gian tới. Với dân số trên 1 triệu người, mật độ dân số trung bình 232 người/kmP2P, nguồn lao động trẻ, nhạy bén, thích ứng nhanh với các cơ chế kinh tế mới và những điều chỉnh thị trường do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là một lợi thế của VBVBCM có thể khai thác trong kỳ quy hoạch. 2.4.3.. Khả năng hợp tác và đầu tư Chúng ta biết rằng, hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới đều là những nước có biển và nền kinh tế biển mạnh. Tiến ra xa biển và phát triển kinh tế biển là chiến lược ưu tiên, là cơ hội thách thức của nhiều quốc gia có biển. Thế kỷ XXI được Liên Hiệp quốc ghi nhận là thế kỷ của đại dương, phát triển bền vững biển và vùng ven biển là mục tiêu và là những thách thức đối với cả thế giới. Các quốc gia có biển trên thế giới đã và đang xúc tiến xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động khai thác vùng biển một cách hợp lý. Đối với vùng biển nước ta nói chung và vùng biển Tây Nam Bộ nói riêng có vị trí địa lý và chính trị hết sức trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định: “Trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển, là cửa mở của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa các lợi thế của vùng biển và ven biển, kết hợp với quốc phòng an ninh, tạo thế và lực để phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc. Trong xu hướng phát triển đó, kinh tế biển Cà Mau có nhiều điều kiện phát triển nhanh và mạnh. Khả năng hợp tác và đầu tư, xuất nhập khẩu ngày càng lớn hơn. Với những thành tựu phát triển kinh tế trong vài năm trở lại đây, Cà Mau đã thực sự là điểm đến của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Chất lượng lao động không ngừng được nâng cao, chính sách mở cửa thông thoáng, sở vật chất hạ tầng của tỉnh ngày càng hoàn thiện với hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh (tuyến quốc lộ 1 gắn với cà nước, các tuyến đường gắn với khu vực ĐBSCL...). Đặc biệt là việc đưa vào hoạt động khu công nhiệp khí điện đạm đã nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của tỉnh Cà Mau trong sự phát triển. Bên cạnh đó, khả năng hợp tác trong xuất khẩu của Cà Mau còn rất lớn. Từ lâu bạn bè trong nước và thế giới đã biết khá nhiều về mặt hàng tôm xuất khẩu của Cà Mau, và vị thế này vẫn đang được phát huy. Ngoài ra, các sản phẩm khác hiện nay cũng đang được xúc tiến mạnh mẽ và đầu tư thích đáng để khả năng xuất khẩu cao hơn. 2.5. Những hạn chế - Về tự nhiên: Tài nguyên biển là rất to lớn, nhưng cũng đã và đang xuất hiện nhiều thách thức đối với tài nguyên, môi trường vùng biển và ven biển: Tình trạng khai thác tài nguyên biển quá mức và lãng phí, khai thác ven bờ quá nhiều đã được cảnh báo từ lâu nhưng chưa được giải quyết có hiệu quả, số phương tiện làm nghề khai thác gây sát hại nguồn lợi hải sản lớn; chưa coi trọng lợi ích và nguồn thu nhập lâu dài; Chất lượng môi trường biển và vùng ven bờ tiếp tục bị suy giảm khá nhanh, tình trạng ô nhiễm do nguồn nước thải sản xuất và sinh hoạt không được xử lý đổ trực tiếp ra sông, biển, hiện nay ở vùng cửa sông, ven biển bắt đầu bị ô nhiễm dầu do có quá nhiều phương tiện thủy hoạt động, nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu ở ven sông; Tính đa dạng sinh học bị suy giảm, diện tích rừng ngập mặn ven biển giảm nhiều so với 20 - 30 năm trước, tình trạng khai thác trái phép vùng bãi bồi vẫn rất phức tạp; Hạn chế lớn nhất của vùng biển Cà Mau là vùng biển bồi, nông nên không có khả năng xây dựng cảng biển nước sâu, vùng nước biển gần bờ đục, bãi biển sình lầy nên không thuận lợi cho nuôi một số loài hải sản, du lịch tắm biển...; trong vùng biển không có các dãy núi tạo thành vùng vịnh để tránh trú bão cho tàu thuyền, ngư dân cũng như bảo vệ các công trình hạ tầng và sản xuất (nhất là nuôi hải sản trên biển) - Về kinh tế - xã hội: Kinh tế biển và vùng ven biển phát triển có tốc độ nhanh nhưng xuất phát điểm thấp hơn và cơ cấu kinh tế chậm tiến bộ hơn bình quân toàn tỉnh, thể hiện ở bình quân GDP/người và tỷ trọng kinh tế công nghiệp, dịch vụ còn thấp hơn khá nhiều. Đây là một trong những khó khăn và thách thức đối với mục tiêu Chiến lược Biển đến năm 2020 (GDP bình quân đầu người của vùng ven biển bằng 1,3 - 1,5 lần so với bình quân chung). Các nguồn thu ngân sách nhà nước còn nhỏ bé, chưa hình thành và nuôi dưỡng được những nguồn thu lớn, toàn bộ 6 huyện ven biển chưa tự cân đối được thu - chi ngân sách (cân đối thu - chi do huyện quản lý hàng năm chỉ đảm bảo được khoảng 50% tổng chi ngân sách huyện). Cơ cấu ngành nghề kinh tế biển chưa hợp lý và đang ở trình độ thấp, chủ yếu chỉ gồm khai thác, nuôi trồng thủy hải sản và một vài điểm du lịch nhỏ, chưa có điều kiện để vươn ra khơi xa; cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém. Khai thác thủy hải sản chủ yếu là khai thác ven bờ, có tới 40% số phương tiện khai thác hải sản có công suất dưới 40CV. Kết cấu hạ tầng vùng ven biển, đảo còn rất yếu kém, nhiều công trình hạ tầng thiết yếu như đê biển, giao thông ven biển, các trục tuyến giao thông kết nối giữa các cụm kinh tế ven biển và giao thông kết nối từ ven biển vào vùng nội địa đầu tư còn hạn chế cả về mật độ tuyến và quy mô cấp đường, riêng bờ biển phía Đông chưa có tuyến đường nào kết nối vào phía trong, các đô thị ven biển mới ở giai đoạn hình thành, các công trình cảng vận tải, cảng cá đầu tư chậm và kéo dài... chính vì vậy các trung tâm kinh tế ven biển chưa đủ mạnh, chưa đảm đương được vai trò trung tâm để tiến ra biển. Công tác điều tra cơ bản về biển, đảo còn rất hạn chế, nhiều lĩnh vực chưa có tài liệu, số liệu điều tra để làm cơ sở hoạch định kế hoạch khai thác. Khoa học, công nghệ biển còn yếu, môi trường biển và vùng ven biển ở nhiều nơi bị ô nhiễm do tình trạng xả dầu thải xuống sông biển, sự cố ô nhiễm tràn dầu đã xuất hiện, diện tích và trữ lượng rừng ven biển suy giảm so với trước do phát triển nuôi tôm, tình trạng sạt lở ven biển diễn ra khá nghiêm trọng. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đủ sức vươn ra biển khơi, sẽ là những hụt hẫng lớn cho việc thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng kinh tế vùng ven biển và vùng biển. Các vấn để xã hội ở vùng ven biển còn nhiều bức xúc, đời sống một bộ phận khá đông người dân vùng ven biển còn khó khăn và chịu nhiều rủi ro, mật độ dân số vùng ven biển thấp hơn so với vùng nội địa; các cụm tuyến dân cư ven biển chậm được đầu tư xây dựng. Tình trạng di dân tự do đến các khu vực ven biển, cửa sông, rừng phòng hộ khá cao, việc giải quyết sắp xếp tái định cư mới chỉ đạt kết quả bước đầu, tình trạng tái định cư ở ngoài đê biển, cửa sông vẫn chưa được giải quyết một cách cơ bản (riêng ngoài đê biển Tây và các cửa sông hiện có gần 2.300 hộ đang sinh sống). Tỷ lệ hộ nghèo các huyện ven biển cao hơn bình quân toàn tỉnh. Theo kết quả điều tra năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 10,53% (chưa điều chỉnh theo trượt giá), nhưng riêng huyện U Minh là 19,27%, huyện Phú Tân là 10,74%. Điều kiện giao thông phục vụ cơ động vùng ven biển còn hạn chế, sẽ gặp khó khăn trong cơ động, sơ tán dân trong các trường hợp cấp thiết như thiên tai, địch hoạ. - Về thu hút đầu tư: Điều kiện thu hút đầu tư chưa được chuẩn bị tốt đang là cản trở lớn, làm mất đi những cơ hội đầu tư, đó là chưa tìm được nguồn đầu tư hạ tầng các khu cụm công nghiệp, chưa có quỹ đất sạch cho các doanh nghiệp triển khai các dự án. Trước những khó khăn, tồn tại nêu trên, các cấp ban ngành tỉnh cần có một chiến lược đúng đắn, kịp thời để vực dậy nền kinh tế biển vốn giàu tiềm năng này. 2.6. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế biển tỉnh Cà Mau 2.6.1. Ngành thủy sản biển Với điều kiện bờ biển dài trên 254km, ngư trường khai thác rộng lớn (diện tích thăm dò, khai thác rộng khoảng 80.000kmP2P) có trữ lượng lớn và đa dạng các loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, diện tích mặt nước lớn ở các ao hồ, kênh rạch v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_04_3489538460_0106_1872645.pdf
Tài liệu liên quan