MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .v
MỤC LỤC.v
DANH MỤC CÁC BẢNG. viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ. ixx
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .3
5. Phương pháp nghiên cứu.3
6. Đóng góp của đề tài.4
7. Kết cấu của đề tài .4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾBIỂN.5
1.1. Một số vấn đề chung về kinh tế biển và phát triển kinh tế biển .5
1.1.1. Khái niệm kinh tế biển .5
1.1.2. Các ngành, nghề, lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển .7
1.1.3. Vai trò của phát triển kinh tế biển.9
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển.14
1.2. Những quan điểm, chính sách của đảng và nhà nước về phát triển kinh tếbiển.17
1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở một số nước và địa phương trong nước .20
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở một số nước trên thế giới .20
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở một số địa phương trong nước.23
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triển kinh tế biển ở huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế .27
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .30
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển trên
địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.30
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .30
2.1.2. Ðặc điểm kinh tế - xã hội .33
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế biển trên địa bàn huyện Phú Vang.37
2.2. Tình hình phát triển kinh tế biển trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa ThiênHuế .38
2.2.1. Về khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản.38
2.2.2. Về chế biến thủy, hải sản .53
2.2.3. Về hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá.56
2.2.4. Về hoạt động du lịch biển .61
2.3. Đánh giá chung về phát triển kinh tế biển trên địa bàn huyện Phú Vang.67
2.3.1. Những kết quả đạt được .67
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân.70
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH
TẾ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.75
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng cơ bản phát triển kinh tế biển trên địa bàn
huyện Phú Vang .75
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế biển trên địa bàn huyện Phú Vang.75
3.1.2. Định hướng cơ bản phát triển kinh tế biển trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế .78
3.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế biển trên địa bàn
huyện Phú Vang .82
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế biển.82
3.2.2. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển kinh tế biển.88
3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển.90
3.2.4. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển khoa học – công nghệ tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.93
3.2.5. Thực hiện công tác điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường biển và bảo vệ
môi trường biển, vùng ven biển .94
3.2.6. Mở rộng và phát triển thị trường cho kinh tế biển .97
3.2.7. Đảm bảo an ninh, quốc phòng trên biển và hợp tác quốc tế về biển .98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.100
1. KẾT LUẬN.100
2. KIẾN NGHỊ .101
2.1. Đối với Trung ương .101
2.2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế.101
2.3. Đối với huyện Phú Vang.102
TÀI LIỆU THAM KHẢO.103
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 .
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2 .101
117 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế biển trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ này giảm là vì số
LĐ này thuộc các hộ dân thủy diện, sống lênh đênh trên mặt nước phụ thuộc chủ
yếu vào nguồn thu từ nghề khai thác sông đầm, nhưng nguồn lợi thủy sản trên sông
đầm ngày càng khan hiếm, không đảm bảo ổn định cuộc sống. Vì vậy, nhờ những
chính sách định cư dân thủy diện đã chuyển một số lượng lớn LĐ sang nghề NTTS
bền vững hơn, góp phần đảm bảo đời sống cho các hộ dân.
Trong thời gian qua huyện đã thực hiện cơ cấu lại nghề nghiệp khai thác, trên
mỗi tàu kiêm 2 – 3 nghề để SX quanh năm. Song song với việc phát triển nghề mới
như rê hỗn hợp, rê cá lạc, rê cá chim, bẩy ghẹ ốc hương, rê bùng nhùng, rê
chuồn...góp phần đa dạng hóa ngành nghề khai thác. Ngư dân tiếp tục bổ sung cải
tiến ngư lưới cụ như tăng cả về chiều dài, chiều cao lường cho nhóm nghề rê, vây
phù hợp cho việc đánh bắt xa bờ; mua sắm trang thiết bị hàng hải phục vụ cho việc
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
khai thác xa bờ. Đồng thời các tổ chức như liên đoàn, nghiệp đoàn, chi hội nghề cá
được thành lập nhằm liên kết, hỗ trợ, trao đổi thông tin về thị trường, ngư trường,
khắc phục những khó khăn cùng nhau khai thác có hiệu quả đã góp phần quan trọng
trong việc nâng cao sản lượng và hiệu quả KT cho ngư dân.
- Kết quả khai thác thủy, hải sản
Nhờ sự quan tâm đúng mức cho nên ngư dân đã mạnh dạn đầu tư mua sắm
ngư cụ, trang bị nhiều nghề trên một tàu để chủ động bám biển, tổ chức SX theo
mùa vụ luân chuyển quanh năm, di chuyển ngư trường để khai thác, đánh bắt đạt
hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy sản lượng đánh bắt của huyện tăng nhanh. Sản
lượng khai thác thủy, hải sản của huyện qua các năm được thực hiện hoàn thành và
vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng 2.3:
Bảng 2.3 : Sản lượng khai thác thủy, hải sản của huyện Phú Vang
giai đoạn 2005 – 2013
ĐVT: Tấn
Năm Cá Tôm Mực Ruốc Cua, vọ
Thủy
sản khác
Tổng sản
lượng
2005 11.026 255 570 850 53 24 12.778
2006 12.252 282 610 920 59 27 14.150
2007 12.906 301 673 950 71 29 14.930
2008 13.913 307 671 871 50 38 15.850
2009 14.606 327 708 876 54 40 16.611
2010 15.292 339 743 916 56 44 17.390
2011 16.658 404 807 995 69 49 18.892
2012 18.046 366 879 1.084 58 50 20.483
2013 20.008 395 977 1.203 62 55 22.700
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phú Vang)
Qua bảng 2.3, ta thấy rằng sản lượng khai thác thủy, hải sản các loại đều
tăng. Trong đó sản lượng cá chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng khai thác thủy,
hải sản của huyện chiếm từ 80% - 90%. Năm 2013, sản lượng cá tăng lên 8.982 tấn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
so với năm 2005, tăng lên 81,5%. Sản lượng tôm tăng lên 54,9%, mực tăng 71,4%,
ruốc tăng lên 41,5%, còn cua thì chỉ có khai thác ở sông đầm nên tăng không đáng
kể, chỉ tăng 17%, các loại khác thủy sản cũng tăng lên 129%. Sở sĩ có sự tăng lên
như vậy là vì hàng năm ngư dân đều chú trọng công tác đầu tư, cải hoán nâng công
suất máy tàu để đánh bắt. Vì vậy sản lượng khai thác hàng năm đều vượt chỉ tiêu, kế
hoạch đề ra và đặc biệt là các sản phẩm cũng tăng, góp phần nâng giá trị KT, nâng
cao thu nhập và mức sống cho người LĐ. Chính vì vậy làm cho tổng sản lượng khai
thác từ năm 2005 đến năm 2013 tăng lên.
ĐVT: Tấn
12778
14150 14930
15850 16611
17390
18892
20483
22700
0
5000
10000
15000
20000
25000
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phú Vang)
Biểu đồ: 2.1. Tổng sản lượng khai thác thủy, hải sản của huyện qua các năm
Qua biểu đồ 2.1, cho thấy tổng sản lượng khai thác thủy, hải sản không ngừng
tăng lên, từ năm 2005 đến năm 2013 tăng 77,6%. Sản lượng khai thác hàng năm
đều vượt kế hoạch đề ra. Năm 2005 đạt 12.778 tấn/11.500 tấn, đạt 111,1% KH;
Năm 2006 đạt 14.150 tấn/13.500 tấn, đạt 104,8% KH, năm 2007 đạt 14.930
tấn/14.300 tấn, đạt 104,4% KH; năm 2008 đạt 15.850 tấn/15.350 tấn đạt 103,3%
KH; năm 2009 đạt 16.611 tấn/16.000 tấn đạt 103,8% KH, năm 2010 đạt 17.390
tấn/16.500 tấn đạt 105% KH; năm 2011 đạt 18.982 tấn/18.000 tấn đạt 105,5% KH;
Năm 2012 đạt 20.483 tấn/18.500 tấn đạt 110,7% KH; năm 2013 đạt 22.700
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
tấn/19.500 tấn đạt 116.4% KH. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn từ năm 2005
đến năm 2013 là: 7,46%.
Từ năm 2007 đến năm 2012 sản phẩm đánh bắt đều vượt chỉ tiêu đề ra, tuy
nhiên giá trị sản phẩm chưa cao bởi vì sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa, sản phẩm
phục vụ cho xuất khẩu còn hạn chế chỉ chiếm khoảng 35% tổng sản lượng.
Năm 2013 sản lượng khai thác biển tăng 2.172 tấn so với năm 2012 đạt
116,3% kế hoạch, chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên. Tổng giá trị sản phẩm
khai thác thuỷ sản đạt trên 550 tỷ đồng, bình quân lãi trên 30% giá trị, giải quyết
công ăn việc làm cho 5.835 LĐ, thu nhập bình quân 50 triệu đồng cho mỗi LĐ. Sản
lượng khai thác tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn có nghề cá phát triển mạnh như
Phú Thuận chiếm 37,3%, Thị trấn Thuận An chiếm 25,8%, Phú Hải chiếm 19,4%
tổng sản lượng khai thác toàn huyện (Phụ lục 1), Các nghề khai thác có sản lượng
cao là các nghề truyền thống như vây rút chì chiếm 40,7%, rê cản chiếm 24,1%, rê 2
+ 3 chiếm 9,9% (Phụ lục 2).
Bảng 2.4: Năng suất khai thác thủy, hải sản bình quân giai đoạn 2005 – 2013
Năm Tổng sản lượng
(Tấn)
Tổng công suất
(CV)
Năng suất bình quân
(Tấn/CV)
2005 12.778 27.615 0,46
2006 14.150 26.853 0,53
2007 14.930 28.829 0,52
2008 15.850 33.312 0,48
2009 16.611 37.732 0,44
2010 17.390 40.235 0,43
2011 18.982 43.284 0,44
2012 20.483 45.205,2 0,45
2013 22.700 48.437 0,47
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phú Vang)
Mặc dù tổng sản lượng khai thác tăng lên, nhưng trong giai đoạn từ năm 2005
đến năm 2013 chịu sự tác động của các điều kiện như chi phí SX luôn ở mức cao, giá
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
cả sản phẩm thiếu ổn định, nhu cầu đầu tư, nâng cấp, phát triển phương tiện của ngư
dân là rất lớn nhưng lại thiếu vốn vì khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng của ngân
hàng; khí hậu thời tiết ảnh hưởng lớn đến các ngư trường và nguồn lợi thủy sản, sự
tranh chấp trên biển đông diễn biến phức tạp làm cho năng suất khai thác thủy, hải sản
trong giai đoạn này không ổn định, điều này được thể hiện rõ qua bảng 2.4.
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013, ngành khai thác, đánh bắt thủy,
hải sản của huyện Phú Vang tuy còn gặp những khó khăn nhất định đã làm cho
năng suất bình quân thay đổi, điều đó được thể hiện ở biểu đồ sau:
ĐVT: Tấn/ha
0.46
0.53 0.52
0.48
0.44 0.43 0.44 0.45
0.47
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 2.2 : Năng suất khai thác thủy, hải sản bình quân
Qua biểu đồ cho thấy năng suất khai thác bình quân có sự biến động qua các
năm. Tuy nhiên với lợi thế về vị trí địa hình, kết cấu hạ tầng nghề cá cùng với sự
quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hỗ trợ giúp đỡ của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, các ngành chức năng cấp tỉnh, sự lãnh chỉ đạo sâu sát của
Thường vụ huyện ủy, Thường trực hội đồng nhân dân huyện. Sự phối kết hợp giữa
Trung tâm khuyến nông lâm ngư tỉnh với các phòng ban chức năng của huyện trong
việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, các cơ chế QL, các chương trình
dự án đầu tư cho khai thác, chế biến thủy sản, các lớp tập huấn nâng cao kiến thức,
trình độ tay nghề cho nhân dân, vận động nhân dân đầu tư các trang thiết bị hàng
hải như máy định vị, máy dò cá, bộ đàm tầm xa...để phát huy năng lực khai thác và
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
thông tin liên lạc trong SX trên biển và đất liền, góp phần nâng cao hiệu quả đánh
bắt. Cụ thể, năm 2013 nhà nước đã hỗ trợ chi phí nhiên liệu và kinh phí mua máy
thông tin liên lạc cho 7 tàu cá tham gia hoạt động thủy sản trên các vùng biển xa
theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một
số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai
thác hải sản trên các vùng biển xa với kinh phí hổ trợ 522.000.000 đồng, trong đó
hỗ trợ nhiên liệu đi về của chuyến biển 172.000.000 đồng và hỗ trợ mua máy thông
tin liên lạc sóng HF tầm xa 350.000.000 đồng.
- Phối hợp với Trung tâm khuyến nông lâm ngư tỉnh triển khai 02 mô hình
khai thác biển:
+ Mô hình khai thác hải sản bằng nghề lưới rê cá Dưa (cá Lạc) cho ngư dân ở
xã Vinh Thanh, tổ chức tập huấn cho 110 ngư dân về kỹ thuật đánh bắt bằng nghề
lưới rê cá Dưa với kinh phí hỗ trợ 143.408.000 đồng.
+ Mô hình khai thác ghẹ bằng lồng bẫy cho ngư dân ở xã Phú Diên và Phú
Hải với kinh phí hỗ trợ 139.260.000 đồng.
- Phối hợp Chi cục QL chất lượng nông lâm thủy sản tổ chức 4 lớp tập huấn
về vệ sinh an toàn thực phẩm, cách bảo quản chế biến hàng hải sản sau khi khai thác
cho 120 bà con khai thác biển.
- UBND huyện phối hợp với các trường đại học, các cơ quan chuyên môn cấp
tỉnh tổ chức 38 lớp tập huấn: đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, đào tạo thuyền
viên, tập huấn về sử dụng các thiết bị hàng hải, nâng cao khả năng thông tin liên lạc.
Qua tập huấn đã giúp cho ngư dân nâng cao được trình độ nhận thức, sử dụng thành
thạo các thiết bị hàng hải, xử lý được các tình huống xảy ra trên biển và ứng dụng
KHKT nâng cao hiệu quả KT trong SX. Nhờ vậy, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ
cho nghề cá ngày càng phát triển, KHKT đánh bắt tiên tiến được ứng dụng rộng rãi.
Hệ thống hậu cần phục vụ nghề cá ngày một hoàn thiện như cảng cá, bến bãi đáp
ứng nhu cầu của người SX. Đồng thời với truyền thống cần cù và kinh nghiệm khai
thác, đánh bắt, ngư dân biết kết hợp nghề truyền thống với nghề mới, biết đổi mới
cơ cấu ngành nghề cho phù hợp với năng lực SX và mùa vụ. Tất cả những điều này
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
chứng minh cho một hướng phát triển tích cực và bền vững của nghề khai thác và
đánh bắt thủy sản.
2.2.1.2. Hoạt động nuôi trồng thủy sản
Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn, việc phát triển
nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho đa
số người dân vùng ven biển và đầm phá, nhiều hộ làm ăn có hiệu quả đã thoát
nghèo và vươn lên làm giàu. Đặc biệt việc ứng dụng những tiến bộ kĩ thuật, công
nghệ mới vào SX, đa dạng về hình thức tổ chức và đối tượng nuôi được đẩy mạnh
đã góp phần tăng năng suất và sản lượng.
Nhờ sự chỉ đạo của UBND huyện, ngành NTTS phát triển theo hướng bền
vững, có hiệu quả, góp phần ổn định đời sống cũng như phát triển KT - XH của địa
phương. Hàng năm huyện có những kế hoạch để tăng diện tích cũng như sản lượng
nuôi trồng các loại thủy, hải sản. Phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với các cơ quan
chuyên môn thuộc ngành thuỷ sản, chính quyền địa phương hướng dẫn kỹ thuật nuôi,
tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch nguồn giống, cải tạo ao hồ, tổ chức, chỉ đạo
các vùng nuôi theo quy chế NTTS. Vì vậy, diện tích NTTS không ngừng được mở
rộng.
Hiện nay diện tích NTTS của huyện là 2.486,5 ha, trong đó: Nuôi nước lợ là
2.226,2 ha, trong đó nuôi chuyên tôm: 176,4 ha (cao triều: 126 ha, hạ triều: 15,7 ha,
nuôi tôm trên cát: 35 ha), nuôi xen ghép: 2.049,8 ha (cao triều: 510 ha, hạ triều: 750
ha, chắn sáo: 789,8 ha); nuôi nước ngọt là 260,3 ha.
Phát triển NTTS giúp các tổ chức, người dân có cơ hội đầu tư góp phần điều
chỉnh nghề khai thác ven bờ bằng phương tiện thủ công sang NTTS nhằm bảo vệ và
phát triển được nguồn lợi thủy sản, giúp người dân tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo, thay đổi cơ cấu KT, góp phần bảo vệ an ninh vùng biển, đảo. Đồng thời góp
phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, cải thiện bộ mặt vùng nông thôn
ven biển.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Bảng 2.5: Diện tích NTTS ở huyện giai đoạn: 2005 – 2013
Năm Nuôi nước
lợ (ha)
Tỷ lệ (%) Nuôi nước
ngọt (ha)
Tỷ lệ (%) Tổng diện
tích (ha)
2005 1.792 93,5 124 6,5 1.916
2006 1.874,1 91,9 164,3 8,1 2.038,4
2007 1.883,9 89,7 216 10,3 2.099,9
2008 1.979,6 91,1 192,9 8,9 2,172,5
2009 1.934,2 91 191,5 9 2.125,7
2010 2.070,4 90 231,5 10 2.160,3
2011 1.918,3 89 238,7 11 2157
2012 1.974,2 89 245,1 11 2.219,3
2013 2.226,2 90 260,3 10 2.486,5
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phú Vang)
Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng diện tích NTTS có sự thay đổi liên
tục qua các năm. Nhìn chung diện tích NTTS có xu hướng tăng lên. Từ năm 2005
đến năm 2013, tổng diện tích NTTS tăng lên 570,5ha, tăng 29,8%, trong đó diện
tích nuôi nước lợ tăng lên 24,2%, còn diện tích nuôi nước ngọt tăng lên 109,9%.
Mặc dù xu hướng chung là diện tích NTTS được mở rộng, nhưng trong giai đoạn từ
năm 2005 đến năm 2013, có năm 2009 và năm 2011 là diện tích NTTS có giảm
xuống so với năm trước đó, cụ thể năm 2009 giảm 46,8ha, giảm 2,2% so với năm
2008, năm 2011 giảm 3,3ha, giảm 0,2% so với năm 2010. Sở dĩ diện tích NTTS
trong 2 năm này giảm là do sự tác động của biến đổi khí hậu làm cho nước biển
xâm thực vào làm diện tích thu hẹp, do giá cả đầu vào phục vụ cho SX tăng cao,
nhiều hộ dân không có vốn để đầu tư, do ảnh hưởng của việc thua lỗ năm trước,
nhiều hộ dân không yên tâm để đầu tư với nguồn vốn lớn, không được hỗ trợ về kĩ
thuật, chính vì vậy nhiều hộ dân đã ái ngại trong việc đầu tư, mở rộng, nên có nhiều
diện tích đã bị bỏ hoang. Đặc biệt, trong giai đoạn này tình hình nuôi tôm sú trên
địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ nuôi thua lỗ nặng do môi trường ngày càng ô
ĐA
̣I H
ỌC
KI
H T
Ế H
UÊ
́
50
nhiễm, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, giá tôm thương phẩm không ổn định, môi
trường các vùng nuôi không phù hợp với tôm sú, chi phí SX tăng cao nên diện tích
ao nuôi tôm bỏ hoang ngày càng nhiều.
Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các địa phương vận động nhân
dân huy động mọi nguồn lực thực hiện đa dạng hình thức và đối tượng nuôi đưa diện
tích vào SX không để bỏ hoang. Mặt khác, thông qua chính sách miễn giảm thủy lợi
phí của nhà nước, các phòng ban liên quan kịp thời giải ngân tạo điều kiện cho ngư dân
có nguồn vốn để thúc đẩy đầu tư SX, vận động các hộ có điều kiện thu gom và ươm
giống tự nhiên để có đủ nguồn giống cung cấp cho việc nuôi xen ghép. Đồng thời, một
số địa phương đưa một số diện tích trồng lúa vùng trũng năng suất thấp, kém hiệu quả
KT sang nuôi 1vụ cá 1 vụ lúa, nuôi xen lúa cá. Tận dụng mọi nguồn vốn để đầu tư xây
dựng ao hồ nuôi cá nước ngọt, mở rộng mô hình nuôi cá lúa tập trung như ở Phú Đa,
Vinh Thái, Phú Lương, Phú Hồ, Phú An. Nhiều hộ dân tận dụng diện tích vườn để đào
ao nuôi cá nước ngọt nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình như Vinh Xuân,Vinh
Thanh, Vinh An, Vinh Hà...Vì vậy diện tích NTTS nước ngọt đã tăng lên rất nhiều,
năm 2013 tăng lên 109,9% so với năm 2005.
Thời gian qua, tình hình NTTS cũng gặp không ít khó khăn, giá cả đầu vào phục
vụ cho SX tăng cao, sự tác động của thời tiết, khí hậu, nhiều hộ ngư dân thua lỗ không có
vốn để đầu tư. Nhưng thực hiện chủ trương của huyện nhằm đa dạng đối tượng nuôi,
chuyển đổi hình thức nuôi từ nuôi chuyên tôm sang nuôi xen ghép nhiều đối tượng để
đảm bảo NTTS hiệu quả, bền vững. Diện tích nuôi xen ghép nhiều đối tượng tôm, cua,
cá tăng lên, diện tích nuôi chuyên tôm giảm xuống. Đồng thời việc đầu tư nuôi tôm trên
cát ở Vinh An đưa diện tích vào sử dụng 35ha đã mang lại hiệu quả và tăng sản lượng
tôm nuôi toàn huyện. Hàng năm, huyện kết hợp với Trung tâm khuyến nông lâm ngư
tỉnh triển khai các mô hình, như: Mô hình phát triển nuôi tôm sú theo quy trình GAP, mô
hình cá đối mục trong ao tại các vùng nuôi tôm bỏ hoang, mô hình nuôi thâm canh cá rô
phi đơn tính đực theo hướng VietGAP, mô hình nuôi cá đối mục trong vùng hạ triều ô
nhiễm, mô hình nuôi cá chình trong bể. Cụ thể, năm 2013 đã triển khai thực hiện trên địa
bàn huyện được 7 mô hình NTTS trong đó vốn hổ trợ từ các nguồn hơn 404 triệu đồng:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
- Trung tâm khuyến nông lâm ngư tỉnh triển khai 5 mô hình, với diện tích 2,3
ha ao đất và 250 m3 bể với tổng kinh phí hỗ trợ 276.133.000 đồng gồm:
+ Mô hình phát triển nuôi Tôm Sú theo quy trình GAP, với diện tích 1 ha.
+ Mô hình cá Đối Mục trong ao tại các vùng nuôi tôm bỏ hoang, diện tích 0,5 ha.
+ Mô hình nuôi thâm canh cá Rô Phi đơn tính đực theo hướng VietGAP,
diện tích 0,3 ha.
+ Mô hình nuôi cá Đối Mục trong vùng hạ triều ô nhiễm, diện tích 0,5 ha.
+ Mô hình nuôi cá chình trong bể, diện tích 250 m3.
- Trạm khuyến nông lâm ngư huyện triển khai 2 mô hình, với diện tích 2,3
ha, kinh phí hỗ trợ 128.545.000 đồng gồm:
+ Mô hình nuôi cá đối mục thương phẩm trong ao với diện tích 1,5 ha cho 3
hộ ở Phú Xuân và Vinh Hà.
+ Đề án sử dụng hèm bia trong nuôi tôm xen ghép với diện tích 0,8 ha tại
Vinh Hà.
Phòng Nông nghiệp huyện, Trạm khuyến nông phối hợp với Trung tâm
khuyến nông lâm ngư tỉnh tổ chức 6 lớp tập huấn về kỹ thuật NTTS cho 254 lượt
người tham gia.
Chính vì vậy mà sản lượng nuôi trồng thủy, hải sản và giá trị các sản phẩm
không ngừng tăng lên qua các năm, cụ thể như sau:
ĐVT: Tấn
2015.2
2576.7 2745.4
2927.1 2843.4
2200 2157
2940 3095.9
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phú Vang)
Biểu đồ 2.3: Sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2005 - 2013
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Qua biều đồ 2.3 cho thấy, sản lượng NTTS của huyện giai đoạn từ năm 2005 đến
năm 2013 có những biến đổi nhất định, sự biến đổi này là do đặc điểm của ngành nuôi
trồng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Năm 2005, đạt 2015,2 tấn, năm 2013
đạt 3095,9 tấn, tăng lên 1.080,7 tấn, tăng 53,6%. Giá trị sản phẩm thực tế của lĩnh vực
NTTS năm 2013 đạt 111,7 tỷ đồng. Nhìn chung trong cả giai đoạn sản lượng nuôi
trồng đều tăng lên. Tuy nhiên, có hai năm 2010, 2011, mặc dù diện tích nuôi được mở
rộng hơn nhưng sản lượng lại giảm xuống so với năm trước đó. Cụ thể, năm 2010, diện
tích nuôi mở rộng thêm 34,6 ha, nhưng sản lượng lại giảm xuống 643,4 tấn so với năm
2009. Năm 2011, diện tích bị bỏ hoang thêm 3,3 ha, cho nên làm cho sản lượng giảm
xuống 43 tấn so với năm 2010. Sở dĩ, năm 2010 sản lượng giảm mạnh như vậy là do
tác động của thời tiết khí hậu, mưa bão nhiều làm cho nhiều diện tích nuôi trồng bị dịch
bệnh cho nên sản lượng nuôi trồng giảm mạnh.
Chính vì vậy, trong cả thời kỳ năng suất sản lượng NTTS chưa cao và chưa ổn
định.
ĐVT: Tấn/ha
1.1
1.26
1.4 1.34 1.34
1.02
1.25 1.32 1.25
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Biểu đồ 2.4: Năng suất nuôi trồng thủy sản
Nhìn vào biểu đồ 2.4 cho thấy năm 2013 năng suất có tăng lên 13,6% so với
năm 2005, tuy nhiên trong cả thời kì xu hướng giảm vẫn là chủ yếu. Nếu như năm
2007, mỗi ha nuôi trồng đạt 1,40 tấn, thì đến năm 2013, mỗi ha nuôi chỉ đạt 1,25
tấn, giảm 10,7%. Đặc biệt năm 2010 chỉ đạt 1,02 tấn/ha. Năng suất giảm như vậy là
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
do trong quá trình NTTS ở huyện còn những hạn chế nhất định, đặc biệt là công tác
QL chưa được chú trọng, tình trạng nuôi tôm chân trắng trong vùng cấm vẫn còn
xảy ra, QL nguồn giống chưa được cải thiện, giống nuôi vẫn chủ yếu dựa vào tự
nhiên, thiếu chủ động, chất lượng con giống không đảm bảo. Đối tượng nuôi mới
chưa được phát triển, mô hình nuôi có hiệu quả chưa được nhân rộng. Hình thức
nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh cải tiến nên năng suất sản lượng chưa cao. Tổ chức
hội nghề nghiệp gần như không còn hoạt động, hiện tượng mạnh ai nấy làm nảy
sinh, thiếu sự gắn kết hổ trợ giúp đỡ nhau trong SX. Thông tin thiếu kịp thời khi có
bệnh xảy ra xử lý chậm ảnh hưởng đến tình hình chung. Việc kiểm tra chất lượng
hàng hóa nhất là thức ăn, hóa chất sử dụng trong nuôi trồng chưa được thường
xuyên, sản phẩm kém chất lượng đưa bán trên thị trường gây ảnh hưởng đến người
nuôi. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm.
Như vậy, bên cạnh những kết quả đạt được việc phát triển NTTS vẫn còn
nhiều bấp bênh chưa thực sự phát triển theo hướng bền vững chưa đóng vai trò quan
trọng góp phần cho sự phát triển KT của các địa phương.
2.2.2. Về chế biến thủy, hải sản
Trong những năm qua hoạt động chế biến thủy, hải sản của huyện đã có
những bước phát triển đáng kể. Hiện nay huyện có 126 cơ sở chế biến thủy sản có
công suất đạt 40-50 tấn nguyên liệu/năm, trong đó thị trấn Thuận An có 26 cơ sở
chế biến, Phú Thuận có 74 cơ sở chế biến và Phú Hải có 26 cơ sở chế biến với các
loại sản phẩm như nước mắm, mắm các loại, ruốc...Các cơ sở chế biến chủ yếu sử
dụng công nghệ chế biến truyền thống, quy mô nhỏ. Bên cạnh đó các cơ sở này còn
sử dụng một số công nghệ mới như công nghệ SX nước mắm ngắn ngày bằng
Enzim, SX cá tẩm gia vị, tôm chua. Khâu chế biến đã đáp ứng ổn định đầu ra cho
khai thác và nhu cầu tiêu dùng, tuy nhiên các sản phẩm chế biến chủ yếu để tiêu
dùng nội địa, sản phẩm chế biến để xuất khẩu còn hạn chế.
Phần lớn các cơ sở chế biến SX thủ công, quy mô nhỏ, hộ gia đình, công
nghệ lạc hậu, không đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, chất lượng sản phẩm thấp nên chủ
yếu tiêu thụ nội tỉnh, đáp ứng yêu cầu mùa vụ trong khai thác. Cụ thể, ở thị trấn
Thuận An có tới 26 hộ gia đình chế biến thủy sản nhưng chỉ có 15 hộ có đăng kí
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
giấy phép và trong số đó chỉ có 5 hộ chế biến sản phẩm có bao bì nhãn mác, có
công bố chất lượng sản phẩm, còn lại 21 hộ gia đình chế biến sản phẩm chưa có bao
bì nhãn mác. Ở xã Phú Hải có 26 hộ gia đình chế biến thủy sản nhưng chỉ có 3 hộ
có giấy phép, trong đó có 1 hộ chế biến sản phẩm có bao bì nhãn mác, có công bố
chất lượng sản phẩm; còn lại 25 hộ gia đình chế biến sản phẩm chưa có bao bì nhãn
mác. Ở xã Phú Thuận có tới 74 hộ gia đình chế biến thủy sản nhưng chỉ có 4 hộ có
giấy phép và trong đó có 1 hộ chế biến sản phẩm có bao bì nhãn mác, có công bố
chất lượng sản phẩm; còn lại 73 hộ gia đình chế biến sản phẩm chưa có bao bì nhãn
mác; chính điều này đã làm giảm giá trị của sản phẩm rất nhiều.
Hiện nay có 386 LĐ làm việc trong các cơ sở chế biến, cơ sở nhiều nhất có
12 LĐ. Đa số lực lượng LĐ này đều chế biến bằng kinh nghiệm truyền thống, chưa
được đào tạo nghề. Các cơ sở chế biến chủ yếu là các hộ gia đình nên LĐ chính là
con em trong gia đình, chưa được đào tạo nghề. Vì vậy năng suất làm việc còn thấp,
chất lượng sản phẩm chưa cao. Thu nhập bình quân của LĐ 30 triệu đồng. Đây là
một hạn chế rất lớn kìm hãm sự phát triển hoạt động chế biến thủy sản của huyện.
Sản phẩm chế biến chủ yếu là các mặt hàng có lợi thế của địa phương:
Bảng 2.6: Các sản phẩm chế biến của huyện giai đoạn 2005 – 2013
Năm
Nước
mắm
(Nghìn lít)
Cá khô
(Tấn)
Ruốc
khuyết
(Tấn)
Mực khô
(Tấn)
Mực tươi
(Tấn)
2005 1.903 5 220 6 650
2006 2.100 12 255 9 575
2007 2.592 19 305 15 614
2008 2.765 26 309 20 655
2009 3.510 26 340 25 660
2010 3.750 27 330 26 660
2011 3.780 27 340 26 650
2012 3.850 30 350 30 660
2013 10.605 39 360 32 845
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phú Vang)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy rằng tất cả các sản phẩm chế biến đều tăng lên,
nhất là nước mắm. Năm 2013, chế biến được 10.605 nghìn lít nước mắm, tăng 8.702
nghìn lít so với năm 2005, tăng 457,3%. Cá khô tăng 34 tấn so với năm 2005, ruốc
khuyết tăng 140 tấn, mực khô tăng 26 tấn, mực tươi tăng 195 tấn, tăng 30% so với
năm 2005. Các cơ sở chế biến nước mắm ở Phú Thuận, Phú Hải, thị trấn Thuận An
đều phát huy hiệu quả có khả năng mở rộng. Nhưng trong đó đa số các cơ sở chế biến
là tự phát của các hộ gia đình thiếu công cụ chế biến hiện đại cho nên chủ yếu là chế
biến các sản phẩm thô để tiêu dùng và tiêu thụ trong tỉnh, còn các sản phẩm chế biến
để xuất khẩu có giá trị KT cao chưa được đầu tư. Nhìn vào bảng số liệu cho thấy,
trong vòng 8 năm, tất cả các sản phẩm chế biến đều tăng nhưng tăng với số lượng
không đáng kể, và chủ yếu là các sản phẩm giá trị KT chưa cao. Sở dĩ có hiện tượng
như vậy đó là vì, các cơ sở chế biến trên địa bàn chủ yếu là của các hộ gia đình, chưa
áp dụng cộng nghệ hiện đại nên năng suất thấp, chất lượng kém, chưa đáp ứng đủ yêu
cầu chế biến nguồn nguyện liệu hiện có trên địa bàn.
Các sản phẩm chế biến chủ yếu như nước mắm, cá khô, mực đông, ruốc quết
ngày một tăng, chất lượng sản phẩm đảm bảo và tiêu thị tốt ở thị trường nội tỉnh,
góp phần giải quyết đầu ra cho đánh bắt và đã giải quyết việc làm cho ngư dân.
Trong đó nước mắm là mặt hàng chiếm tỷ trọng chính chiếm 89,2%, cá khô chiếm
0,3%, ruốc khuyết chiếm 3%, mực khô chỉ chiếm 0,3%, mực tươi chiếm 7,1%.
Mặt hàng được chế biến tại các làng nghề truyền thống theo kinh nghiệm cha
truyền con nối, đa số chưa có thương hiệu, nhãn mác. Vì vậy, thị trường chủ yếu là
các chợ trên địa bàn huyện, chợ Đông Ba và một số chợ trong tỉnh. Chưa vươn ra
thị trường ngoài tỉnh và chưa cạnh tranh được cũng như chưa có chỗ đứng ở các thị
trường lớn. Giá trị thu được thấp, tổng doanh thu các sản phẩm chế biến năm 2013
đạt 33,8 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, công tác chế biến thủy hải sản tiêu dùng nội địa đã được
chú ý phát triển, sản lượng và chất lượng các mặt hàng được duy trì và mở rộng,
huy động được nội lực trong dân đầu tư vào SX. Nhưng mô hình tổ chức SX chủ
yếu dưới h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_kinh_te_bie_n_tren_dia_ban_huyen_phu_vang_tinh_thua_thien_hue_6343_1912321.pdf