Trang bìa phụ
Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn.ii
Mục lục.iii
Danh mục chữ viết tắt .iv
Danh mục bảng biểu . v
Danh mục hình vẽ .vi
MỞ ĐẦU .1
1. Lí do chọn đề tài.1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.2
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .7
5. Những đóng góp của đề tài.11
6. Cấu trúc của luận văn .11
NỘI DUNG .12
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 12
VÀ GIẢM NGHÈO .12
1.1. Cơ sở lý luận.12
1.1.1. Các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế.12
1.1.2. Các nội dung liên quan đến xóa đói giảm nghèo .17
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo vận dụng cho cấp
huyện.23
1.1.4. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và giảm nghèo.25
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .27
1.2.1. Khái quát về phát triển kinh tế và giảm nghèo vùng Trung du và miền núi
phía Bắc .27
1.2.2. Khái quát về phát triển kinh tế và giảm nghèo tỉnh Hà Giang .30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.34
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ GẮN VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO HUYỆN XÍN MẦN .35
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo
huyện Xín Mần .35
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.35
120 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng đất
Cơ cấu sử dụng đất của huyện Xín Mần như sau: Tính đến năm 2015, Xín Mần
có 54.753,86 ha đất nông lâm nghiệp; đất phi nông nghiệp 1 689.49 ha (trong đó: đất ở
542,56ha; Đất chuyên dùng 805,51ha); đất chưa sử dụng 2.258,87 ha.
Bảng 2.4. Hiện trạng đất nông nghiệp của huyện Xín Mần năm 2015
Stt Tên loại đất Diện tích (ha)
1 Nhóm đất nông nghiệp 54.753,86
2 Nhóm đất phi nông nghiệp 1.689,49
3 Nhóm đất chưa sử dụng 2.258,87
Tổng diện tích 58.702,22
Nguồn: Phòng thống kê huyện Xín Mần, Số liệu thống kê Kinh tế - xã hội giai
đoạn 2005-2015.
2.1.2.5. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31/12/2016, thì đất lâm nghiệp có 27.268,64
ha, chiếm 46.45% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó rừng sản xuất
10.943,60 ha chiếm 40.13% tổng diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ 16.325,04ha,
chiếm 59.87 % tổng diện tích đất lâm nghiệp.
Diện tích có rừng của Xín Mần phân bố hầu hết trên địa bàn các xã, tập đoàn cây
rừng hiện có chủ yếu là cây gỗ tạp, tre, nứa, thông và một số loại gỗ quý hiếm. Môi
trường sinh thái không tốt do đất trống đồi núi trọc đã ở ngưỡng báo động và có xu
hướng gia tăng nếu như không có giải pháp thích hợp kịp thời.. Về chất lượng, một phần
diện tích rừng ở Xín Mần hiện nay thuộc loại rừng non tái sinh, chất lượng và trữ lượng
thấp, chỉ có tác dụng phòng hộ và cung cấp chất đốt. Tài nguyên rừng đang bị xuống cấp
43
về chất lượng, phẩm chất cây cũng như tỷ lệ các cây gỗ có giá trị cao ít (rừng nguyên
sinh còn rất ít, hiện tại chủ yếu là còn rừng non, rừng tái sinh và rừng nghèo). Rừng
giàu với các loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, trò, chỉ, nghiến, táu, pơmu, hoàng
đan, kim giao... tập trung ở một số địa bàn khu vực hiểm trở. Động vật rừng trước đây
rất phong phú gồm nhiều loại chim thú quý như voọc đen má trắng, gấu ngựa, báo
gấm... nhưng do diện tích rừng bị giảm mạnh trong những thập niên qua nên hầu hết
các loài thú cũng suy giảm theo.
Đặc biệt khu rừng nguyên sinh Đèo Gió lưu trữ một lượng lớn về tài nguyên rừng
với các loại cây gỗ quý hiếm. Các loại gỗ quý như Sến,Vàng Tâm, Đinh, Lim, Nghiến,
Lát, Ngọc Am, Gù Hương; Các dược liệu như Xuyên Khung, Tam Thất, Củ Mài, Sa
Nhân, Hà Thủ Ô, Phục Linh; Các cây lấy nhựa, dầu như Xa Mộc, Thông, Trẩu; Các loại
hoa quả như Lê, Đào, Mận; Các giống chim muông như Phượng Hoàng, Hổ, Báo,
Hươu, Nai...
Những năm gần đây được sự hỗ trợ của Nhà nước nên diện tích rừng của Xín
Mần đã tăng đáng kể, bình quân tăng gần 2%/năm. Tuy nhiên do địa hình phức tạp, giao
thông đi lại khó khăn nên việc quản lý rừng còn gặp nhiều khó khăn.Tình trạng đốt
nương làm rẫy và khai thác lâm sản trái phép vẫn tái diễn, việc quy hoạch rừng và giao
rừng cho hộ dân cũng là vấn đề khó khăn về địa bàn quản lý, về kinh phí hỗ trợ... nên
chất lượng rừng thấp, chưa đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và chưa đóng góp
nhiều vào tăng trưởng kinh tế của huyện.
2.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản
Tuy chưa có tài liệu thăm dò, khảo sát về trữ lượng khoáng sản trên địa bàn
huyện, nhưng nhìn chung trữ lượng khoáng sản của Xín Mần không đáng kể, ít chủng
loại và không có khả năng khai thác quy mô lớn.
Tài nguyên khoáng sản hiện nay đang được khai thác sử dụng đó là các loại vật
liệu xây dựng như: đá vôi để rải đường, đất sét để sản xuất gạch ngói, cát dùng trong xây
dựng. Một số loại khoáng sản có trên địa bàn huyện nhưng chưa được khảo sát:
- Quặng Mi ca có ở Làng Việt xã Khuôn Lùng và Nà Chì.
- Quặng Tuốc ma lin có ở xã Nà Chì.
- Nước khoáng có ở Quảng Nguyên và Khuôn Lùng.
2.1.2.7. Tài nguyên du lịch
Với lợi thế về vị trí nằm trên cung đường du lịch tuyệt đẹp của vùng núi phía Bắc
44
là: Xín Mần - Hoàng Su Phì - Bắc Hà - Sa Pa, lợi thế này là điều kiện thuận lợi để Xín
Mần khai thác tiềm năng, phát triển du lịch - dịch vụ. Là huyện có địa bàn tự nhiên
tương đối rộng và có những địa danh thắng cảnh mà không nơi nào có được như:
Thác Tiên - Đèo Gió đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích Quốc
gia. Tại đây du khách sẽ được tham gia vào tuor du lịch sinh thái khám phá thiên nhiên
hoang sơ, bí ẩn của khu rừng nguyên sinh, khám phá cây sến cổ thụ trên 500 năm tuổi,
di tích Bốt Đèo gió, xem trang trại nuôi cá tầm... và Thác Tiên. Cũng tại xã Nấm Dẩn,
cách Danh lam thắng cảnh Quốc gia Thác Tiên - Đèo Gió khoảng chừng 5 km có di tích
Bãi Đá cổ tại thôn Nấm Chanh. Di tích cự thạch Nấm Dẩn là loại hình di tích khảo cổ có
niên đại khoảng 2.000 năm và rất hiếm có ở Việt Nam cũng đã được Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch xếp hạng di tích Quốc gia. Đây không chỉ là một trong những điểm du
lịch hấp dẫn mà còn có giá trị về khảo cổ học và địa chất học, đang được địa phương gìn
giữ và bảo tồn nguyên trạng. Cùng với đó, nhiều địa danh du lịch của Xín Mần đã đi vào
những địa chỉ đỏ của Bản đồ du lịch Việt Nam như: Suối nước nóng Quảng Nguyên,
hang Thiên Thủy xã Nàn Ma và nhiều điểm du lịch tâm linh như: Đền Thần Hoàng ở
thị trấn Cốc Pài. Ngôi đền thờ người anh hùng Hoàng Vần Thùng đã có công khai phá
mở vùng đất Xín Mần cũng là nơi bảo tồn văn hoá tín ngưỡng của các dân tộc địa
phương. Những kết quả đó là hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc
tiến đầu tư kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn huyện đầu tư vào
lĩnh vực phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện.
Thiên nhiên đã kỳ tạo cho Xín Mần nhiều thắng cảnh mà ở đó du khách sẽ được
trải mình với thiên nhiên, khám phá những địa danh và hòa mình vào với cuộc sống sinh
hoạt, các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, bản sắc văn hóa độc đáo như: Lễ hội
Khu Cù Tê dân tộc La Chí, Lễ hội Đình Mường dân tộc Tày, Lễ hội Gầu Tào của dân
tộc Mông, Lễ cấp sắc của dân tộc Dao, Lễ cúng rừng dân tộc Nùng, Mông... cùng với
sắc hoa văn rực rỡ trên các sản phẩm thêu, dệt thổ cẩm của đồng bào nơi đây và nét văn
hóa ẩm thực độc đáo của địa phương đã và đang đưa Xín Mần trở thành một trong
những điểm đến hấp dẫn trong Bản đồ du lịch Việt Nam.
Huyện Xín Mần có nhiều dân tộc như Mông, Dao, Nùng, Tày, La Chí, Phù
Lácùng chung sống đoàn kết trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Điều đó chứng
tỏ Xín Mần luôn là vùng đất có truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước và cách
mạng. Các lễ hội và phong tục tiêu biểu như: khảo sát văn hóa dân tộc Nùng, La Chí;
45
phong tục tập quán lễ hội cũng rừng, tập quán sinh hoạt văn hóa dân ca, dân vũ, xây
dựng làng văn hóa du lịch dân tộc Nùng, La Chí, Dao, truyền thuyết vua Gia Long.
Với lợi thế hệ sinh thái tài nguyên rừng tự nhiên hết sức đa dạng và phong phú,
nhiều điểm di tích lịch sử, nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc các dân tộc... là điều kiện
để khai thác tiềm năng, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng về tâm linh, nghỉ dưỡng
và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch và dịch vụ trên địa bàn.
Trong năm 2010 huyện Xín Mần đã tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di sản
thiên nhiên Quốc gia Thác tiên Đèo gió. Các điểm du lịch của huyện: Bãi Đá Cổ xã Nấm
Dẩn, khu du lịch suối khoáng Nậm Choong xã Quảng Nguyên, Di tích lịch sử xã Nàn Ma,
Rừng nguyên sinh đèo gió Thác Tiên, Núi Gia Long và các làng văn hóa du lịch.
2.1.3. Nhân tố kinh tế - xã hội huyện Xín Mần
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
a. Dân số
Tổng dân số năm 2015 có 65.211 người, bình quân trên 5 người/hộ. Mật độ dân
số 111 người/km2. Dân cư phân bố trên địa bàn 19 xã, phân bố rải rác trên khắp địa bàn,
ở không tập trung trừ các tổ dân phố. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,62%, tăng cơ học
0,1%.
Bảng 2.5. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số, giai đoạn 2010- 2015
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Dân số ( nghìn người) 59.201 60.309 60.939 61.538 62.700 65.211
Tỷ lệ tăng dân số ( %) 2,03 2,01 2,10 1,958 1,90 1,62
Nguồn: Phòng thống kê huyện Xín Mần, Báo cáo thực hiện kinh tế - xã hội huyện
Xín Mần (2005, 2010, 2013, 2015).
Toàn huyện có 18 dân tộc anh em cùng chung sống (Nùng, Mông, Tày, Dao, La
Chí, Kinh, Phù Lá, Hoa, Pà Thẻn, Cao Lan, Mường, Ngạn, Bố Y, Khmer, Giấy, Cơ Lao,
Sán Dìu, Sán Chay). Trong đó có một số dân tộc là người bản địa như Nùng, Mông, La
Chí, Phù Lá, Tày, Dao Theo số liệu thống kê, năm 2015 dân số trung bình của huyện
Xín Mần có 65.211 người, trong đó dân tộc thiểu chiếm 98%). Dân tộc Nùng chiếm
42,33%; dân tộc Mông chiếm 24,30% dân số, dân tộc Tày chiếm 14,38%, còn lại là các
dân tộc La Chí, Dao, Phù lá, Kinh, Hoa.... Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí
thấp, đời sống còn du canh du cư. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của Xín Mần bình quân
46
1,71%. Tổng số lao động có 23.800 người, chiếm 43,75% dân số. Số lượng lao động rất
dồi dào, song chủ yếu là lao động nông nghiệp, tập trung ở nông thôn.
Bảng 2.6. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của huyện Xín Mần năm
2011 và năm 2015 (Đơn vị: %)
Cơ cấu lao động Năm 2011 Năm 2015
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 85,0 78,0
Công nghiệp và xây dựng 10 8,0
Dịch vụ 5,0 14,0
Tổng 100,0 100,0
Nguồn: Phòng thống kê huyện Xín Mần, Báo cáo thực hiện kinh tế - xã hội huyện
Xín Mần (2010, 2015).
Về chất lượng nguồn nhân lực: Nói chung lực lượng lao động có truyền thống
cần cù chịu khó, tích lũy kinh nghiệm và có sáng tạo trong lao động sản xuất. Song, tỷ lệ
lao động qua đào tạo còn thấp, chỉ đạt 8% trong tổng số lao động. Lực lượng lao động
được đào tạo hầu hết tập trung ở các cơ quan đơn vị khu vực nhà nước.
Bảng 2.7. Lực lượng lao động và tỉ lệ lao động giai đoạn 2010-2015
Năm
Lực lượng lao động
từ 15 tuổi trở lên
( nghìn người)
Lao động từ 15 tuổi trở lên
đang làm việc
( nghìn người)
Tỷ lệ lao động
qua đào tạo
( %)
2010 36,589 33,121 33,5
2011 37,392 33,653 34
2012 37,782 34,004 20
2013 38,154 34,339 20
2014 38,874 34,987 23,2
2015 39,547 35,592 25
Nguồn: Phòng thống kê huyện Xín Mần, 2017
47
2.1.3.2. Hệ thống đô thị và các khu dân cư nông thôn
a. Thực trạng phát triển đô thị
Xín Mần có 1 thị trấn duy nhất là Cốc Pài với tổng diện tích tự nhiên là 1.643,26
ha, trong đó diện tích đất ở đô thị là 32,79 ha, với chức năng vai trò là trung tâm chính
trị - kinh tế - xã hội của huyện nên thị trấn không ngừng được đầu tư phát triển, mở rộng
theo các trục giao thông, bộ mặt kiến trúc đô thị được chỉnh trang, cơ sở hạ tầng đô thị
được đầu tư xây dựng, vị trí đô thị ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên trong quá trình phát triển và sử dụng đất đô thị của
huyện vẫn còn nhiều tồn tại, đó là:
Hình thái sử dụng đất mang tính chất đô thị hiện đại mới chỉ thể hiện ở một khu
vực trung tâm và vẫn còn mang dáng dấp nông thôn. Cơ sở kinh tế - kỹ thuật tạo động
lực phát triển đô thị cũng như cơ sở hạ tầng trong các đô thị còn yếu kém, chưa đảm bảo
các tiêu chuẩn phát triển bền vững của đô thị trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Quá trình phát triển chưa đồng bộ trong quy hoạch mở rộng đô thị và đô thị hoá các
khu dân cư nông thôn.
b. Thực trạng khu dân cư nông thôn
Huyện Xín Mần là huyện miền núi, toàn huyện có 18 xã, hàng trăm bản làng với
tổng dân số nông thôn là 47.741 người. Hệ thống dân cư nông thôn của Xín Mần phân
bố không đồng đều, mật độ dân số dao động từ 43 người/km2 (xã Quảng Nguyên) đến
199 người/km2 (xã Bản Díu).
Các điểm dân cư nông thôn ở huyện miền núi Xín Mần đời sống còn thấp, điều
kiện xã hội và kỹ thuật hạ tầng chưa phát triển. Việc xây dựng phát triển còn chậm và
mang tính tự phát, chưa có sự quản lý.
Nhìn chung các khu dân cư nông thôn của huyện chủ yếu là sản xuất nông, lâm
nghiệp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, do thiếu nhiều điều kiện hạ tầng
kỹ thuật và xã hội, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn tuy đã được
quan tâm nhưng vẫn còn chậm và chưa đồng bộ, chưa có sự quản lý chặt chẽ nhất là ở
khu vực vùng sâu, vùng xa. Việc bảo vệ môi trường ở các khu vực nông thôn có nhiều
hạn chế, chất thải, rác thải sinh hoạt chủ yếu vẫn tự phát theo phương pháp truyền thống,
chưa có quy định cụ thể gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường đất, không khí,...
48
Hình 2.2. Bản đồ nguồn lực phát triển kinh tế huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
49
2.1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
a. Hạ tầng giao thông
Trong 5 năm qua huyện Xín Mần đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình
135 giai đoạn II và một số dự án đóng trên địa bàn. Tại nhiều xã đường liên xã và liên
bản, liên xóm được nâng cấp cải tạo, tạo dựng một diện mạo mới cho vùng nông thôn và
tạo thuận lợi lớn cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tính đến nay
toàn huyện có khoảng 220 km giao thông đường bộ, gồm có các loại đường như sau:
- Hệ thống đường tỉnh: đường tỉnh trên địa bàn Xín Mần có 3 tuyến với chiều dài
trên 213 km. Hiện nay sở Giao thông Vận tải Hà Giang đang quản lý và duy tu bảo
dưỡng, còn lại do huyện quản lý. Trong đó: một số tuyến đường quan trọng đã được
nâng cấp rải nhựa: đường Hoàng Su Phì - Xín Mần; đường Xín Mần - Mốc 5, đường
Yên Bình - Nà Chì - Cốc Pài
- Đường nội thị gồm 9,9 km gồm đường bao nội huyện và đường trục chính, hiện
nay đã được rải nhựa, chất lượng tương đối tốt.
- Đường huyện: Tổng số chiều dài 162,8 km, trong đó có 24,3 km đường rải
nhựa, còn lại là đường đất. Trong đó: Đường Cốc Pài - Pà Vầy Sủ dài 15,5 km hiện
trạng đường rải nhựa, đường cấp IV chất lượng trung bình; Đường Cốc Pài - Bản Ngò
dài 5,0 km hiện trạng đường rải nhựa, đường cấp IV chất lượng trung bình;Đường trung
tâm cụm xã Xín Mần dài 1,8 km hiện trạng đường rải nhựa, đường cấp IV chất lượng
trung bình.
- Đường xã: Hệ thống giao thông đường xã những năm qua phát triển khá nhanh.
Hiện tại toàn huyện có 36 km đường giao thông nông thôn với tổng cộng 74 tuyến, trong
đó chủ yếu là đường loại B, đường dân sinh có chiều rộng từ 2,5 m đến nhỏ hơn 4 m.
Trong toàn huyện có 9 xã có đường rải nhựa đến trung tâm xã, còn lại 10 xã chưa được
nâng cấp, hiên tại chưa đảm bảo giao thông đi lại 4 mùa. Đường xã là loại đường cấp
thấp, phần lớn là do nhân dân tự làm nên hệ thống thoát nước chưa được xây dựng, mặt
đường là mặt đất, đá tự nhiên, về mùa mưa bị sạt lở nhiều. Đến năm 2015, 100% số xã
có đường ô tô từ huyện đến xã được trải nhựa nâng cấp hoặc bê tông; 100% thôn bản có
đường xe cơ giới đến được.
Nhìn chung mạng lưới giao thông của Xín Mần trong thời gian gần đây đã được tăng
cường đầu tư, song do nguồn kinh phí ít, công tác duy tu bảo dưỡng chưa được thực hiện tốt
và thường xuyên nên hầu hết các tuyến giao thông nông thôn có chất lượng xấu, xe ô tô chỉ
50
đi lại được trong mùa khô. Đặc biệt các tuyến giao thông đến các xã, bản vùng cao, vùng
sâu, vùng xa đều là đường đất,chất lượng xấu, việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
b. Thủy lợi
Các công trình thủy lợi đã góp phần đáng kể trong việc khai hoang mở rộng diện
tích, thâm canh tăng vụ và tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời góp
phần giải quyết nước sinh hoạt cho một bộ phần đồng bào vùng thiếu nước. trong những
năm qua hệ thống thủy lợi của huyện Xín Mần đã từng bước được đầu tư tưới chủ động
cho trên 50% diện tích lúa vụ mùa. Huyện đã xây dựng mới hàng trăm công trình thủy
lợi. Tuy nhiên do địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên hầu hết hệ thống công trình
thủy lợi đều có quy mô nhỏ, toàn huyện có 415 công trình thủy lợi hệ tự chảy và chủ yếu
tưới tiêu về mùa mưa, còn vụ đông xuân nguồn nước mạch cạn kiệt nên không chủ động
được tưới tiêu, diện tích phục vụ ít, hàng năm ảnh hưởng bởi lũ quét và sạt lở đất nên
một số công trình bị hư hỏng, hiệu quả tưới chưa cao. Nguồn vốn hàng năm đầu tư cho
thủy lợi so với nhu cầu còn thấp...
Trong những năm qua các công trình thuỷ lợi được xây dựng trên thực tế còn tồn
tại những khuyết điểm cần được khắc phục. Hệ thống thuỷ nông thực sự còn rất yếu
kém, thực tế chỉ có khoảng 25% công trình thuỷ nông được đầu tư hoàn chỉnh.
c. Hệ thống mạng lưới điện, bưu chính viễn thông
Hệ thống điện lưới quốc gia được chú trọng đầu tư, đến nay 19/19 xã đã có hệ
thống điện lưới quốc gia đến trung tâm xã và một số thôn với 78% tổng số thôn có điện
lưới quốc gia. Trong những năm qua huyện đã có nhiều chính sách kêu gọi, thu hút các
nhà đầu tư vào lĩnh vực khai thác thủy điện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy
nhanh tiến độ xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Ly 1, Nậm Ly 2, thủy điện điện bậc
thang Thèn Phàng, kéo điện Quốc gia đến các thôn chưa có điện của các xã. Sản lượng
điện sản xuất ra không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2008 sản lượng điện 0,8 triệu
KW/h, năm 2010 tăng lên 5 triệu KW/h, góp phần phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời
sống của bà con đồng bào các dân tộc.
Chi nhánh điện Xín Mần hiện đang thực hiện quản lý số lượng 153,620 km, đường
dây trung áp 35 KV và 185,751 km đường dây hạ áp với 57/58 trạm biến áp đang vận
hành, có 02 trạm biến áp chuyên dùng của khách hàng và 02 trạm biến áp được xây dựng
bằng nguồn vốn ngân sách địa phương (Đỉnh đèo gió và Đán Khao Bản Ngò).
d. Hệ thống nước sinh hoạt
51
Trong những năm gần đây huyện đã có một số công trình cấp nước sinh hoạt cho
trung tâm xã hoặc thôn bản được đầu tư từ chương trình nước sạch và chương trình 134.
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch năm 2015 đạt 100% ở thị trấn, đạt 70% ở khu vực
nông thôn. Hệ thống bể nước ăn cho hộ gia đình đã được triển khai xây dựng có hiệu
quả bằng các nguồn vốn của các dự án định canh định cư, chương trình 120..., các
nguồn vốn tài trợ bởi các tổ chức trong và ngoài nước đã phần nào đáp ứng được nhu
cầu sinh hoạt của nhân dân.
Trong thời gian tới, để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu về nước sạch sinh hoạt cho
đồng bào, huyện cần tiếp tục quan tâm xây dựng các hồ chứa nước nhằm dự trữ nguồn
nước trong mùa mưa, xây dựng các bể chứa nước đầu nguồn, bể lọc, bể áp lực sau đó
dẫn nước về các xóm thông qua hệ thống ống dẫn. Đây là những việc làm cần thiết và
cấp bách của Đảng bộ và chính quyền huyện Xín Mần trong tương lai gần nhằm đảm
bảo nguồn nước sinh hoạt,góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các
dân tộc.
đ. Giáo dục và đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác giáo dục - đào tạo luôn là một trong những lĩnh vực được Đảng, Nhà
nước và nhân dân trong toàn huyện được quan tâm hàng đầu. Trong những năm qua, cơ
sở trường lớp, trang thiết bị dạy và học thường xuyên được đầu tư nâng cấp. Phong trào
khuyến học ngày càng được mở rộng trên địa bàn.
Thực trạng phát triển giáo dục và hạ tầng giáo dục đào tạo: Toàn huyện có 62
trường học, 1 TTGDNN-GDTX, 5 năm qua xây dựng 150 phòng học kiên cố, nâng tổng
số phòng học kiên cố đạt 75%. Về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015
đạt 12 trường, chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh chuyển lớp, chuyển cấp
đạt 99% năm 2015 hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi. 100% giáo
viên cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn và trên chuẩn.
Thực trạng phát triển y tế hạ tầng y tế: Mạng lưới y tế từ huyện đến xã được củng
cố dần hoàn thiện, toàn huyện có tổng số giường bệnh 224 giường, tỷ lệ suy dinh dưỡng
ở trẻ dưới 5 tuổi còn 25,09%, 28 giường bệnh /vạn dân; 6,3 bác sĩ và dược sĩ đại học/
vạn dân; 78% xã đạt chuẩn quốc gia.
Về y tế : 9/18 trạm y tế xã có bác sĩ, 100% số thôn có nhân viên y tế thôn bản đạt
chuẩn, tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm 7 loại vắc xin đạt trên 95% [24].
52
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh của các cơ sở y tế
từng bước được hoàn thiện và nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân trên địa bàn và các vùng lân cận. Đến nay 19/19 xã, thị trấn có trạm y tế 2
tầng, toàn huyện có 1 bệnh viện trung tâm, 2 phân viện khu vực, 17 trạm y tế xã với
tổng số 172 giường bệnh, bình quân đạt
Các chương trình y tế Quốc gia trên địa bàn được triển khai thực hiện tốt. Công
tác chăm sóc sức khỏe cho người dân hoạt động có hiệu quả, nhất là chương trình khám
chữa bệnh cho người nghèo theo quyết định 139 của Chính phủ. Các dịch bệnh như sốt
rét đã được khống chế. Thực hiện có hiệu quả các chương trình về dân số, gia đình,
chương trình mục tiêu vì trẻ em, phối hợp tốt công tác quân dân y kết hợp, phối hợp
cùng với Đồn biên phòng 219 và Đoàn 314 trong công tác khám bệnh cho nhâ dân,
tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh trong thôn bản, tiêm chủng, giám sát các loại dịch bệnh
xảy ra trên địa bàn. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm và uống vacxin đạt trên 90%. Tỷ
lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm bình quân 1,35%/năm, còn 22%. Tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên giảm bình quân 0,03%/năm, còn 1,68%.
Tuy cơ sở vật chất của ngành đã được cải thiện song nhìn chung còn nghèo đặc
biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Lực lượng cán bộ y tế của huyện còn thiếu và yếu cần
phải tăng cường cả về số lượng và chất lượng nhất là bác sỹ chuyên khoa sâu chưa đáp
ứng được yêu cầu khám chữa bệnh và tăng cường cho các xã. Do đó trong giai đoạn tới
cần quan tâm đầu tư cho ngành y tế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
e. Văn hóa - Thông tin và truyền thông và thể thao
- Thực trạng về phát triển văn hóa thông tin và hạ tầng văn hóa thông tin cơ sở:
các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội thể dục, thể thao gắn với du lịch tổ chức ngày
càng nhiều hơn, chất lượng nội dung tốt hơn. Duy trì tốt các chương trình phát thanh,
truyền thanh, truyền hình đạt 100% , tỷ lệ phủ sóng phát thanh truyền hình đạt 100%, tỷ
lệ hộ xem truyền hình đạt 95%.
- Thực trạng phát triển thể dục thể thao và hạ tầng cơ sở vật chất thể dục thể thao.
Huyện duy trì 200 đội thể dục thể thao cơ sở; gần 13 nghìn người luyện tập thể dục thể
thao ở trung tâm huyện và các xã duy trì số trường học TDTT nội khóa 41 trường, ngoại
khóa 25 trường. Huyện khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng
ứng luyện tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe.
53
2.1.3.4. Chính sách phát triển kinh tế xã hội
Chính sách Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người
nghèo. Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo: Thực hiện cơ
chế cho vay uỷ thác qua các tổ chức đoàn thể, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân
cho vay được 62.823 lượt hộ nghèo, 5.961 lượt hộ cận nghèo với số tiền 938,88 tỷ đồng;
Tổng dư nợ hiện đạt 64.702 hộ = 1.099,93 tỷ đồng.
Chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, lao động nghèo.
Thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và Nghị quyết 30a của
Chính phủ, đã tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề cho 5.909 người trong đó hệ Trung cấp
nghề cho 290 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 5.619 người. Tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề từ 7% năm 2010, hết năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 28 %
trong đó lao động qua đào tạo nghề 20,06%. Thông qua các chương trình, dự án đã giải
quyết việc làm cho 7.193 lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên
1.438 người, trong đó đi xuất khẩu lao động và làm việc ngoài tỉnh 846 lao động
(XKLĐ 3 người); cho vay 4.485 dự án vốn Quỹ quốc gia về việc làm với doanh số cho
vay 116.564 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 9.605 lao động;
Chính sách khuyến nông: Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cho
2.501 lượt người tham gia, triển khai 18 mô hình khảo nghiệm giống đậu tương, giống
ngô, lúa năng suất, chất lượng cao để nhân rộng và hỗ trợ giống lúa, phân bón.
Chính sách Hỗ trợ về giáo dục - đào tạo: Thực hiện miễn giảm học phí và hỗ trợ
chi phí học tập cho 38.006 học sinh; trợ cấp tiền ăn cho học sinh bán trú người dân tộc
thiểu số 56.577 lượt hs; 42.812 lượt trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ tiền ăn trưa; với số
kinh phí thực hiện 208.741,11 triệu đồng. Số học sinh bán trú được hỗ trợ gạo 6.019 hs.
Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà con em hộ nghèo có điều kiện tham gia học
tập đầy đủ.
Chính sách hỗ trợ về y tế: Tổ chức thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân
dân, phòng bệnh, khám chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cấp thẻ BHYT cho
287.396 người trong đó 36.737 người thuộc hộ nghèo, 250.659 người dân tộc thiểu số,
43.877 trẻ em dưới 6 tuổi, 222 đối tượng cựu chiến binh và 240 đối tượng dân tộc.
Khám chữa bệnh miễn phí cho 188.866 lượt người nghèo, người dân tộc thiểu số và trẻ
em dưới 6 tuổi. Thực hiện hỗ trợ tiền ăn và tiền đi đường cho bệnh nhân thuộc hộ nghèo
54
và người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn cho
30.008 lượt bệnh nhân với kinh phí 8.089 triệu đồng.
Chính sách Hỗ trợ các đối tượng Bảo trợ xã hội: Thực hiện các chính sách an
sinh xã hội, đã trợ giúp đột xuất thiên tai, hoả hoạn, trợ cấp cứu đói giáp hạt cho 8.652
lượt hộ = 43.519 khẩu. Thực hiện hỗ trợ tiền điện theo Quyết định số 268/QĐ-TTg và
hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn Quyết định số
102/2009/QĐ-TTg tổng số 37.111 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội. Ngoài ra, các hoạt
động kêu gọi và tổ chức tiếp nhận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phat_trien_kinh_te_gan_voi_giam_ngheo_huyen_xin_man.pdf