MỤC LỤC
Lời cam đoan .i
Lời cảm ơn .ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế .iv
Danh mục các chữ viết tắt.vi
Danh mục các bảng .vii
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ.viii
Mục lục.ix
PHẦN I: ĐẶT VẮN ĐỀ .1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Mục tiêu nghiên cứu.2
3. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận .3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.6
5. Bố cục luận văn .6
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH
CAO SU TIỂU ĐIỀN.7
1.1. Giới thiệu về cao su tiểu điền .7
1.1.1. Đặc điểm của mô hình cao su tiểu điền .7
1.1.2.Vai trò của mô hình cao su tiểu điền .8
1.2. Đặc điểm kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình sản xuất cao su
tiểu điền .10
1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây cao su .10
1.2.2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cao su .12
1.2.3. Các nhân tố kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển mô hình cao su tiểu điền.14
1.3. Quan niệm về phát triển cao su tiểu điền .18
1.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu và mô hình hàm sản xuất Coob-Douglass.20
1.4.1 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .20
1.4.2 Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglass.24
1.5. Tình hình phát triển cao su trên thế giới, tại Việt Nam và tỉnh Quảng Trị .25
1.5.1.Tình hình phát triển cao su trên thế giới.25
1.5.2.Tình hình phát triển cao su tại Việt Nam.32
1.5.3.Tình hình phát triển cao su tại tỉnh Quảng Trị .36
1.6. Một số vấn đề tồn tại trong phát triển mô hình cao su tiểu điền ở Việt Nam 40
1.6.1 Thiếu quy hoạch cho phát triển mô hình cao su tiểu điền .40
1.6.2. Năng suất của mô hình cao su tiểu điền còn thấp.41
1.6.3. Khả năng tiếp cận thông tin của các hộ trồng cao su tiểu điền hạn chế .42
1.6.4. Khó khăn về tiêu thụ sản phẩm đối với các hộ trồng cao su tiểu điền .42
1.6.5. Chưa có chính sách và hệ thống hỗ trợ hiệu quả cho cao su tiểu điền .42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI
HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ .44
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị .44
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Cam Lộ .44
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hộ của huyện Cam Lội .47
2.2 Thực trạng phát triển mô hình cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ .54
2.2.1 Tình hình sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ.54
2.2.2 Thuận lợi và khó khăn trong mô hình cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ59
2.3 Tình hình sản xuất cao su của các hộ điều tra.61
2.3.1 Giới thiệu mẫu điều tra .61
2.3.2 Đặc trưng cơ bản của các hộ điều tra.61
2.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây cao su.65
2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cao su tiểu điền của các hộ điều tra73
2.4 Chuỗi cung sản phẩm cao su tại địa bàn nghiên cứu.81
2.4.1 Chuỗi cung sản phẩm mủ cao su .82
2.4.2 Phân tích chuỗi cung sản phẩm mủ cao su .84
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ.86
3.1 Định hướng phát triển sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ .86
3.2 Một số giải pháp phát triển mô hình cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ.87
3.2.1 Giải pháp quy hoạch đất đai .87
3.2.2 Giải pháp về vốn và tín dụng.88
3.2.3 Giải pháp về lao động .90
3.2.4 Giải pháp về cơ sở hạ tầng.91
3.2.5 Giải pháp về thị trường.91
3.2.6 Giải pháp về giống.92
3.2.7 Giải pháp về bảo vệ thực vật .93
3.2.8 Giải pháp tăng cường mối liên hệ giữa 4 nhà: nhà nước, nhà nông, nhà
khoa học, nhà doanh nghiệp .94
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.95
I. Kết luận .95
II. Kiến nghị.96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .99
Phụ lục 1.102
Phụ lục 2.116
128 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển mô hình cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏ bazan thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày.
- Vùng đồng bằng dọc theo hai bờ sông Hiếu thuộc các xã Cam An, Cam
Thanh, Cam Thủy, Cam Hiếu và thị trấn Cam Lộ, thích hợp cho phát triển các cây
công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực.
2.1.1.3 Điều kiện thời tiết, khí hậu
Khí hậu Cam Lộ chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu Đông Trường Sơn. Qua
phân tích số liệu theo dỏi nhiều năm của Trạm khí tượng Đông Hà, khí hậu Cam Lộ
có những đặc trưng sau: Nhiệt độ trung bình 24 - 250C, tháng thấp nhất là 18,90C
(tháng 1,2), tháng cao nhất 30,30C (tháng 6,7), biên độ nhiệt độ ngày - đêm 6,5 -
70C. Lượng mưa trung bình năm trên địa bàn khá cao: 2400 mm. 80% lượng mưa
tập trung vào từ tháng 9 đến tháng 12 với cường độ mưa khá lớn, thời kỳ còn lại
lượng mưa không đáng kể. Quảng Trị nói chung và Cam Lộ chịu ảnh hưởng của gió
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
46
Tây - Nam khô nóng xuất hiện sớm từ tháng 2 và kết thúc muộn vào tháng 9. Bão
lụt là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đối với Quảng Trị. Tần suất bão lụt tập trung từ
tháng 9 đến tháng 11. Bão thường kèm mưa lớn nên dễ gây ra lũ lụt, ảnh hưởng
không nhỏ đến sản xuất, đời sống của nhân dân [13].
2.1.1.4 Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng Cam Lộ chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng chiếm 84% diện tích;
69,7% diện tích đất tự nhiên, có độ dốc dưới 250; đất tự nhiên có tầng đất dày phù
hợp phát triển cây trồng ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế.
2.1.1.5 Thủy văn
Sông ngòi và nguồn nước Sông Hiếu phát nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua
các hẽm đá, cát tạo thành một con sông nước ngọt tươi mát, xanh trong. Đây là con
sông chính chảy qua địa bàn Cam Lộ cùng 10 phụ lưu như khe Chùa, khe Mài... tạo
thành nguồn nước sinh hoạt, phát triển thủy lợi và đánh bắt thủy sản cho nhân dân.
Cam Lộ có các hồ chứa nước như: Đá Mài, Tân Kim, Nghĩa Hy, Đá Lã, Hiếu Nam
...có tổng dung tích 6,334 triệu m3, tưới cho trên 1.000 hecta cây trồng. Ở lòng đất,
độ sâu từ 6m- 30m có mạch nước ngầm liên thông thuận lợi cho đào giếng, khoan
giếng dùng trong sinh hoạt hoặc phục vụ sản xuất [19].
2.1.1.6 Tài nguyên thiên nhiên
- Về khoáng sản: Khoáng sản đáng kể của huyện Cam Lộ là nguồn vật liệu xây
dựng (đá vôi, cát sạn, đất làm gạch ngói). Đá vôi vùng Tân Lâm, Cam Tuyền có trữ
lớn, chất lượng đá khá tốt có thể sử dụng sản xuất ximăng mác cao và chế biến vật liệu
xây dựng. Mỏ nước khoáng Tân Lâm có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu địa phương.
Ven sông Hiếu có cát, sạn, sỏi có trữ lượng đáng kể phục vụ cho xây dựng [19].
- Tài nguyên thực vật và động vật: Trên 60% diện tích đất huyện Cam Lộ được che
phủ bởi thảm rừng nguyên sinh, rừng trồng với nhiều chủng loại thực vật phong phú.
- Về động vật hoang dã có một số loài chim thú như chồn, nhím, lợn rừng,
hoẵng, gà lôi... Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cần được quan tâm bảo
vệ tạo môi trường sinh thái, phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế -
xã hội trên địa bàn huyện.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
47
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hộ của huyện Cam Lộ
2.1.2.1 Tình hình đất đai
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Cam Lộ năm 2013
Chỉ tiêu Diện tích (ha) tỷ lệ %
Tổng số 34.447,39 100,00
Đất nông nghiệp 27.553,48 79,99
Đất sản xuất nông nghiệp 7.112,51 20,65
Đất trồng cây hàng năm 3.890,37 11,29
Đất trồng lúa 1.632,46 4,74
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 5,00 0,01
Đất trồng cây hàng năm khác 2.252,91 6,54
Đất trồng cây lâu năm 3.222,14 9,35
Đất lâm nghiệp có rừng 20.453,95 59,38
Rừng sản xuất 16.161,81 46,92
Rừng phòng hộ 4.160,34 12,08
Rừng đặc dụng 0,00 0
Đất nuôi trồng thuỷ sản 131,80 0,38
Đất làm muối 0 0
Đất nông nghiệp khác 20,23 0,06
Đất phi nông nghiệp 4.365,69 12,67
Đất ở 313,09 0,91
Đất ở đô thị 34,87 0,1
Đất ở nông thôn 278,22 0,81
Đất chuyên dùng 2.753,12 7,99
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 7,24 0,02
Đất quốc phòng, an ninh 730,75 2,12
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 70,23 0,2
Đất có mục đích công cộng 1.812,47 5,26
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 36,85 0,11
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 432,29 1,25
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 828,11 2,4
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
48
Đất phi nông nghiệp khác 2,23 0,01
Đất chưa sử dụng 2.528,22 7,34
Đất bằng chưa sử dụng 504,00 1,46
Đất đồi núi chưa sử dụng 1.899,80 5,52
Núi đá không có rừng cây 124,43 0,36
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm huyên Cam Lộ năm 2013
Quỹ đất của toàn huyện Cam Lộ là 34.447,39 ha. Trong đó tỷ trọng diện tích
đất nông nghiệp lớn nhất chiếm 79,99%, tương đương với 27.553,48 ha. Đất phi
nông nghiệp chiếm 12,67%, tương đương với 4.365,69 ha. Diện tích đất chưa sử
dụng có tỷ trong thấp nhất chiếm 7,34% tương đương với 2.528,22 ha.
Diện tích đất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm chiếm diện tích là
3.890,37 ha chiếm 11,29% diện tích đất toàn huyện và đất trồng cây lâu năm chiếm
diện tích 3.222,14 chiếm 9,35% diện tích đất toàn huyện. Diện tích đất lâm nghiệp
có rừng chiếm diện tích lớn trong diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện, chiếm
20.453,95 ha, chiếm 59,38% diện tích đất toàn huyện., trong đó diện tích rừng sản
xuất là lớn nhất, 1.6161,81 ha. Ngoài ra huyện còn có một diện tích nhỏ là 131,8 ha
là diện tích đất nuôi trồng thủy sản, diện tích này tập trung ở các xã ven biển.
Đất phi nông nghiệp chiếm 4.365,69 ha tương đương với 12,67% diện tích đất toàn
huyện. Trong đó diện tích đất ở là 313,09 ha chiếm 0,91% diện tích đất toàn huyện.
Trên địa bàn huyện có 2.528,22 ha diện tích đất chưa sử dụng chiếm 7,34% diện
tích đất toàn huyện. Trong đó diện tích núi đá không có rừng cây là 124,43 ha chiếm
0,36% diện tích đất toàn huyện, đây là loại đất không thể cải tạo được. Đối với diện
tích đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng, các cấp chính quyền cần chú ý
có phương án sử dụng hợp lý và hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng này.
2.1.2.2.Tình hình dân số và lao động
Dân số của huyện sau năm 2005 có sự giảm mạnh, trong khoảng thời gian từ
năm 2009 đến năm 2012 dân số huyện có sự ổn định tương đối. Tỷ lệ nữ giới qua
các năm 2009 đến 2012 đều lớn hơn nam giới. Dân số huyện vẫn tập trung chính ở
vùng nông thôn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
49
Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động huyện Cam Lộ
Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
2005 2009 2010 2011 2012
1. Dân số trung bình phân theo
giới tính và phân theo TT, NT
Người
47.011 44.253 44.285 44.456 44.720
Phân theo giới tính "
Nam " 23.532 21.878 21.998 22.089 22.153
Nữ " 23.479 22.375 22.287 22.367 22.567
Phân theo thành thị nông
thôn
"
Thành thị " 6.255 6.083 6.126 6.186 6.219
Nông thôn " 40.756 38.170 38.160 38.270 38.501
2. Lao động từ 15 tuổi trở lên
đang làm việc tại thời điểm 1/7
hàng năm trong các ngành KT
Người 22.044 23.357 24.227 26.788
Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ
sản
" -
12.501 13.450 13.350 14.680
Nông nghiệp " - 12.399 13.295 13.168 14.438
Lâm nghiệp " - 82 120 140 165
Thuỷ sản " - 20 35 42 77
Công nghiệp và Xây dựng " - 3.260 3.460 4.243 4.300
Công nghiệp " - 1.740 1.925 2.708 2.480
Xây dựng " - 1.520 1535.0 1535 1820
Dịch vụ " - 6.283 6.447 6.634 7.808
3. Tỷ suất sinh thô của dân số ‰ 14,56 16,13 13,4 16 18,54
4. Tỷ suất chết thô của dân số ‰ 4,16 5,19 4,3 5,3 6
5. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên ‰ 10,40 10,94 9,10 10,70 12,54
Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Cam Lộ năm 2013
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
50
Lao động của huyện tập trung chính trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản, tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực có lượng lao động thấp nhất là công
nghiệp và xây dựng. Có thể thấy nông nghiệp và dịch vụ đang là hai lĩnh vực mủi
nhọn của huyện, thu hút một lượng lớn lao động huyên, tạo công ăn việc làm ổn
định cho người dân tại huyện. Ngành công nghiệp và xây dựng tại huyện vẫn chưa
được quan tâm và phát triển. Để tận dụng các lợi thế so sánh nhằm đưa đời sống,
kinh tế và xã hội của huyện phát triển bền vững, cần có sự kết hợp phát triển hài hòa
giữa ba ngành kinh tế trên.
55%
16%
29%
LĐ trong lĩnh vực Nông-Lâm-Thủy sản
LĐ trong lĩnh vực Công nghiệp-Xây dựng
LĐ trong lĩnh vực Dịch vụ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động huyện Cam Lộ
Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Cam Lộ năm 2013
Với quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện hiện có
khoảng trên 210 ha. Đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Cam Thành
(Khu vực Tân Định) với diện tích 10ha, hiện đã có 5 nhà máy đã và đang triển khai
xây dựng; cụm công nghiệp Cam Thành (Khu vực Tân Trang) đang triển khai xây
dựng cơ sở hạ tầng, đã hoàn thành quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Cam Tuyền
với diện tích 50ha; cụm công nghiệp Cam Hiếu (70ha) và cụm TM – DV tư Sòng
(20ha). Bên cạnh đó huyện còn chú trọng vào phát triển ngành nghề TTCN vào các
vùng nông thôn, tăng thu nhập từ lĩnh vực phi nông nghiệp, tập trung giải quyết
việc làm, ưu tiên các ngành nghề sử dụng nhiều lao động và sử dụng nguyên liệu có
sẵn của địa phương như: sản xuất vôi hàu ở Phổ Lại (Cam An), giấy gió Cam An,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
51
đúc đồng ở Phước Thành (Cam Tuyền); bún gạo ở Cẩm Thạch (Cam An) và các
truyền thống khác như: xay xát, gia công sắt, mộc dân dụng, đá lạnh, may mặc, thêu
ren, sản xuất blô, và khai thác đá, sỏi sạn các loại... Đó là những cơ sở quan trọng
để phát triển ngành công nghiệp huyện trong tương lai và là điều kiện để đạt được
mục tiêu kế hoạch đến năm 2020 về phát triển công nghiệp.
Mạng lưới cơ sở hoạt động thương mại - dịch vụ huyện Cam Lộ chủ yếu là của
tư nhân với 1.800 cơ sở. Các nhà hàng, khách sạn, dịch vụ kinh doanh tổng hợp
được phát triển đa dạng, tăng cả số lượng và quy mô đã góp phần tăng giá trị kinh
doanh dịch vụ - thương mại.
Những năm qua, hoạt động thươngmại, dịch vụ của huyện Cam Lộ đã phát
triển với tốc độ khá nhanh nhờ có các chính sách mở và thông thoáng, cùng với
công tác chỉnh trang, quy hoạch xây dựng các trung tâm xã, thị trấn được đẩy mạnh,
các chợ nông thôn được đầu tư xây dựng, nâng cấp.
Các hoạt động dịch vụ như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính
ngân hàng v.v. không ngừng được mở rộng đến các địa bàn trong huyện. Cơ sở hạ
tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp nên có những chuyển biến tích
cực. Vận tải phát triển nhanh cả về số lượng và sản phẩm. Khối lượng hàng hoá
luân chuyển tăng từ 403 nghìn tấn.km năm 2005 lên 3.440 nghìn tấn.km năm 2010;
Lượng hành khách luân chuyển tăng từ 17 nghìn người.km lên 1.100 nghìn
người.km. Một số điểm du lịch đã được đầu tư như trụ sở Chính phủ cách mạng lâm
thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, tiến hành quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng kêu
gọi đầu tư các điểm di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên như căn cứ Cần Vương
Tân Sở, Hang Dơi, Khe Gió, suối nước nóng Tân Lâm, ... để có thể khai thác phục
vụ các loại hình du lịch sinh thái, vui chơi giải trí.
2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng
Để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt kế hoạch và
chỉ tiêu đề ra, năm 2013 huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đẩy mạnh công tác tuyên
truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ và nhân dân về chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương
trình, vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
52
Huyện đã phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã giai
đoạn 2012 - 2020 và đề án, kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện xây dựng nông
thôn mới từ nay đến năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Chỉ đạo các xã công khai
các nội dung của đề án đến tận thôn, bản. Tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện và chỉ đạo sơ
kết cấp xã.
Đồng thời, tích cực huy động các nguồn lực để xây dựng NTM, kết quả từ năm
2010-2013, tổng nguồn vốn huy động được 750,49 tỷ đồng, đã triển khai xây dựng
cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất. Đến nay, tổng số tiêu chí nông thôn mới toàn
huyện đạt 87 tiêu chí, tăng 44 tiêu chíso với hiện trạng khảo sát năm 2010.
a, Giao thông
- Quốc lộ. Trên địa bàn huyện có 3 tuyến Quốc lộ chạy qua có tổng chiều dài
51km. Trong đó, quốc lộ 1A dài 5km nền rộng 12m, mặt rộng 11m. Quốc lộ 9 qua
huyện Cam Lộ gồm 3 nhánh dài 41km: đoạn từ quốc lộ 1A đến Km13 Quốc Lộ 9
dài 10km và đoạn Km5 ÷ Km33 dài 28 km đạt tiêu chuẩn cấp III, nền rộng 12m,
mặt rộng 11m. Riêng đoạn qua thị trấn Cam Lộ mặt đường được mở rộng theo tiêu
chuẩn đường đô thị rộng 28m. Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông dài 8 km được đầu
tư xây dựng giai đoạn 2001-2005 đạt tiêu chuẩn cấp IV, nền rộng 9m, mặt rộng 7m.
- Tỉnh lộ. Đường tỉnh 585 (ĐT11 cũ) có chiều dài 10,8 km. đạt tiêu chuẩn cấp
IV miền núi, nền rộng 7,5m, mặt 6m bằng bê tông nhựa.
- Đường huyện. Đường huyện có 14 tuyến với tổng chiều dài 14,8 km; bề rộng
nền đường chủ yếu là 5m, rộng mặt đường 3,5m. Trong đó, đã nhựa hóa và bê tông
hóa 5,7 km, đạt 38,5%.
- Đường xã và giao thông nông thôn. Toàn huyện có 50 tuyến đường xã và
liên thôn với tổng chiều dài 149 km. Mạng lưới giao thông nông thôn liên xã, liên
thôn từng bước đã được mở rộng và xây dựng mới hoàn chỉnh theo quy hoạch.
Trong giai đoạn vừa qua đã kết hợp phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm,
nhiều tuyến đường giao thông đã được bê tông hoá đưa vào sử dụng có hiệu quả.
Tổng chiều dài các tuyến được bê tông và nhựa hoá 52,9 km, đạt 35,5%.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
53
Nhìn chung hệ thống giao thông có trong huyện tương đối đồng bộ, trước mắt
đang được tiếp tục nâng cấp sửa chữa nên khai thác sử dụng tốt; tuy nhiên để tiến
tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các tuyến giao thông nói trên đều cần được
nâng cấp lên ở cấp độ mới, nhất là các tuyến đường vào thị trấn huyện.
b. Thủy lợi, nước sinh hoạt
Hiện nay hầu hết các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện đã được đầu tư
làm mới, nâng cấp, hệ thống kênh mương được kiên cố hoá, tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác tưới, đảm bảo diện tưới ổn định, góp phần nâng cao năng suất và chất
lượng cây trồng.
Hồ chứa nước Đá Mài – Tân Kim đã tích nước và đưa vào khai thác, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác tưới, đảm bảo diện tưới ổn định, góp phần không nhỏ
cho công tác chống hạn trên địa bàn huyện. Công trình có diện tích lưu vực rộng
17,5 km2, trong đó hồ Đá Mài 10 km2, hồ Tân Kim 7,5 km2; dung tích thiết kế
14,44 triệu m3. Hai hồ chứa Đá Mài - Tân Kim tạo thành hệ thống thủy lợi cung cấp
nước tưới cho 1.310 ha lúa và màu trên địa bàn huyện Cam Lộ; tạo nguồn nước sinh
hoạt cho vùng hưởng lợi phía bắc sông Hiếu gồm các xã Cam Tuyền, Cam Thủy,
Cam Thanh, Cam Hiếu (Cam Lộ) và phường Đông Thanh (thành phố Đông Hà).
Hiện nay các cơ sở cấp nước đang được sửa chữa và mở rộng mạng lưới cấp nước
sạch trên địa bàn. Đầu tư mở rộng hệ thống truyền tải và phân phối của hệ thống
cấp nước Cam Lộ để khai thác tối đa công suất 2.000 m3/ngày đêm ở thị trấn Cam
Lộ và xã Cam Thành. Đường ống truyền tải và trạm bơm tăng áp được đầu tư cung
cấp nước sạch cho các xã phía Tây của huyện, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản
xuất và nước sinh hoạt trên địa bàn, giải quyết được nước sạch nông thôn. Đồng
thời nhân dân các vùng miền núi, vùng xa được khuyến khích tự đầu tư xây dựng
giếng khoan, giếng đào và xử lý nước qua lắng lọc khử trùng, đảm bảo tiêu chuẩn
nước sạch cho sinh hoạt.
Tuy nhiên do kênh chính hệ thống trạm bơm Cam Lộ đoạn từ K0 đến K4 nhỏ
so với nhu cầu tưới nên không đủ lưu lượng để tưới đồng loạt mà phải tưới lứa hết
HTX này đến HTX khác, vì vậy chu kỳ tưới quá dài. Lịch tưới cho vụ hè thu có khi
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
54
trên 15 ngày mới có một lứa nước cho lúa, do vậy vụ hè thu nhiều nơi chỉ tưới được
cho cây lúa 5 đợt/vụ nên không bảo đảm yêu cầu để lúa sinh trưởng và phát triển.
Chính vì vậy năng suất lúa đạt thấp. Tổng diện tích được thủy lợi hóa năm 2013
trên toàn huyện là 3.114,4 ha.
Trên địa bàn huyện Cam Lộ hiện chưa có khu công nghiệp nào, các cụm công
nghiệp, làng nghề, dịch vụ mới bước đầu hình thành, chưa phát triển nên vấn đề xử
lý mô trường, rác thải chưa phải là vấn đề cấp bách hàng đầu. Trong tương lai khi
các cụm công nghiệp – làng nghề đi vào hoạt động, cần ưu tiên đầu tư các công trình
dự án thoát nước và vệ sinh môi trường. Phấn đấu đến năm 2020, thu gom 100% rác
thải sinh hoạt; quản lý và xử lý 95% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y
tế. Đến năm 2020 có 100% cơ sở sản xuất có trang thiết bị, áp dụng các công nghệ
tiên tiến làm giảm ô nhiễm môi trường; 100% các cụm công nghiệp, làng nghề có
hệ thống xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
2.2 Thực trạng phát triển mô hình cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ
2.2.1 Tình hình sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ
Xuất phát từ những lợi thế về địa hình thổ nhưỡng, khí hậu cùng chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước kèm theo các chính sách khuyến
khích đầu tư, hỗ trợ giống, kỹ thuật và các giải pháp về quy hoạch các tiểu vùng
kinh tế nông nghiệp đến việc giao quyền sử dụng đất cho các nhóm hộ và hộ nông
dân đã động viên được người lao động tham gia các dự án phát triển cao su khá sớm
trên địa bàn huyện Cam Lộ, trong đó Chương trình 327 được triển khai sớm nhất ở
vùng Cùa và xã Cam Thành trong những năm 80 do Nông trường Tân Lâm làm chủ
dự án với diện tích 467 ha, tiếp theo dự án 327 nhân dân Cam Lộ tiếp tục được
hưởng lợi từ dự án cao su tiểu điền của tỉnh Quảng Trị triển khai từ năm 1995 -
1999 gồm các địa phương: Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thành, Cam Thuỷ với
diện tích 288 ha [5].
Từ năm 2001 - 2007 Dự án đa dạng hoá của tỉnh tiếp tục hỗ trợ cho Cam Lộ
phát triển cây cao su (dự án FA I) gồm các điạ phương tham gia: Cam Nghĩa, Cam
Chính, Cam Thành, Cam Thuỷ, Cam Thanh, Cam Tuyền với diện tích 1.181 ha,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
55
ngoài ra nhân dân tự đầu tư vốn để trồng ngoài dự án nói trên bằng việc tận dụng
quỹ đất hoang hoá với khoảng 60 ha. Nâng diện tích cao su của huyện đến tháng
12/2007 lên 1.984 ha.
Tuy nhiên, những chính sách đầu tư phát triển cây cao su còn mang nặng tính
hành chính, chưa chú trọng đến các chính sách “đòn bẩy” có sức hấp dẫn và có ý
nghĩa tích cực để động viên nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, quy hoạch điều
chỉnh mục đích sử dụng đất để ưu tiên thực hiện chiến lược đủ quy mô, diện tích,
hướng đến xây dựng nhà máy sơ chế mủ cao su tập trung nhằm nâng cao chất
lượng, tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, giải quyết việc làm và tìm đầu ra ổn định cho
sản phẩm.
Nhằm đẩy mạnh chiến lược phát triển cây cao su trên địa bàn, nâng cao chất
lượng giá trị nông sản hàng hóa, UBND huyện Cam Lộ đã xây dựng đề án phát
triển cây cao su giai đoạn 2008-2010, có tính đến năm 2015. Mục tiêu của đề án
mỗi năm trồng mới từ 200 - 250 ha cây cao su, phấn đấu đến năm 2010 nâng tổng
diện tích cây cao su trên địa bàn huyện lên 2.500 ha (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện khóa XIII) và năm 2015 ổn định diện tích 3.500 ha.
. Trên cơ sở xử lý kết quả điều tra thực trạng các chính sách thực hiện trong
quá trình phát triển cây cao su thuộc các chương trình 327, cao su tiểu điền và đa
dạng hóa nông nghiệp, đề án đã bổ sung các chính sách, giải pháp phù hợp đủ sức
hấp dẫn thu hút các hộ nông dân tham gia. UBND huyện đã tiến hành quy hoạch sử
dụng đất và quy hoạch phát triển cây cao su làm cơ sở để bố trí kế hoạch phát triển
cao su hàng năm và thực hiện các chính sách phù hợp với khả năng của người dân
cũng như phù hợp với ngân sách hỗ trợ của địa phương.
Theo đó, các hộ tham gia chương trình phát triển cây cao su được hỗ trợ 100%
chi phí cho công tác đo, vẽ bản đồ và cấp giấy CNQSD đất; ưu tiên khuyến khích
các hộ sử dụng đất chưa được khai thác và cho phép thanh lý diện tích rừng trồng,
diện tích quy hoạch trồng rừng sản xuất nhưng xét thấy không mang lại hiệu quả
cao chuyển sang trồng cây cao su. Bình quân mỗi hộ tham gia trồng cây cao su sẽ
được cấp từ 0,5- 2 ha đất trong vùng quy hoạch. Bên cạnh đó, các hộ trồng cao su
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
56
còn được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật và đào tạo nghề (trồng, chăm sóc và khai thác
mủ); được hỗ trợ đầu tư theo nguyên tắc bù lãi suất đầu tư (50% lãi suất tại Ngân
hàng Nông nghiệp &PTNT và 100% lãi suất cho hộ nghèo tại Ngân hàng Chính
sách xã hội huyện), bao gồm các khoản lãi suất vay vốn trồng mới và vay chăm sóc
trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Ngoài ra, UBND huyện có chính sách xây dựng và
phát triển cơ sở hạ tầng gồm hệ thống giao thông liên hoàn thuận lợi đảm bảo vận
chuyển vật tư, máy móc, cây giống phục vụ trồng cao su trên từng tiểu vùng dự án
cũng như vận chuyển sản phẩm mủ cao su đến địa điểm thu mua bằng nguồn vốn sự
nghiệp kinh tế và vốn tự có của nhân dân theo hình thức Nhà nước và nhân dân
cùng làm, với tỉ lệ 60/40%...
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, mang lại hiệu
quả kinh tế cao, trong những năm qua, bà con các xã trên địa bàn huyện đã chuyển
đổi 408 ha rừng sản xuất vùng Bắc đường 71 và Nam đường 9; chuyển đổi 296,8 ha
đất đỏ vàng trên sa phiến thạch vùng núi thấp phía Tây của huyện sang trồng cây
cao su. Đây là cơ sở thực tiễn để huyện Cam Lộ thực hiện đề án phát triển cây cao
su giai đoạn tiếp theo, phấn đấu chuyển tiếp trên 2.200 ha đất trồng rừng hiệu quả
kinh tế thấp sang trồng cây cao su. Nhờ đó, trong 2 năm 2008-2009, huyện Cam
Lộ đã trồng mới được 376,7 ha cao su; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về đất đai,
giống, vật tư, phân bón để trồng mới thêm 440,7 ha cao su năm 2010, nâng
tổng số diện tích cây cao su trên địa bàn huyện lên 2.876,1 ha, vượt chỉ tiêu nghị
quyết đề ra 300 ha.
Ước tính theo kế hoạch, đến năm 2015 huyện Cam Lộ sẽ phát triển được 4.000
ha cao su, trở thành đơn vị có diện tích cây cao su đứng thứ 2 trong toàn tỉnh. Điều
đó cũng đồng nghĩa đề án phát triển cây cao su sẽ tạo ra hiệu ích kép, là nguồn nông
sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao trên thị trường, làm nguyên liệu cho các cơ sở
chế biến trên địa bàn, giải quyết việc làm cho người lao động; đồng thời tăng độ che
phủ đất, cải thiện môi trường sinh thái, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
57
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Cam Lộ giai đoạn 2005-2013
Năm Diện tích (ha)
So sánh
Sản lượng (tấn)
So sánh
+/- % +/- %
2005 1.886,9 810
2006 1.950,7 63,8 3,38 957 147 18,15
2007 1.984,1 33,4 1,71 1.089 132 13,79
2008 2.196,9 212,8 10,73 914 -175 -16,07
2009 2.360,12 163,22 7,43 1104 190 20,79
2010 2.876,1 515,98 21,86 1.251,3 147,3 13,34
2011 3.365,1 489 17,00 1371 119,7 9,57
2012 3.528 162,9 4,84 1.796,4 425,4 31,03
2013 3.586,3 58,3 1,65 2.078,4 282 15,70
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng tri 2013
Đến năm 2013 theo thống kê diện tích cao su tiểu điền là 3.586,3 ha trong đó
cao su thời kỳ KTCB 1955,1 ha; cao su kinh doanh 1685,2 ha. Năng suất ước đạt
12,33 tạ/ha, sản lượng ước đạt 2.078,4 tấn mủ khô. Năm 2013 toàn huyện trồng mới
54 ha, bắt đầu trồng từ 25/9 và kết thúc 31/10/2013.
Một số bệnh đang xảy ra phổ biến tại huyện là bệnh héo đen đầu lá hại khá phổ
biến trên cao su KTCB, bệnh phấn trắng phát sinh ở diện rộng trên cao su kinh
doanh, ngoài ra bệnh xì mủ và bệnh loét sọc mặt cạo củng gây hại không nhỏ trên
cây cao su.
Trước kia, mủ cao su của bà con thường bị tư thương ép giá. Nhưng kể từ năm
2012, khi Nhà máy chế biến cao su Cam Lộ đi vào hoạt động, với các chính sách
hỗ trợ phù hợp trong thu mua, chuyển giao kỹ thuật, tình trạng này đã được chấm
dứt. Không còn cảnh phải bị tư thương ép giá như trước đây, từ tháng 8 năm
2012 bà nông dân ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã trực tiếp đưa sản phẩm
mủ cao su của mình đến bán trực tiếp cho nhà máy hoặc các đại lý thu mua của
nhà máy ngay tại vườn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
̣
̣
́
́
58
Do tạo dựng được niềm tin với nông dân, nên từ tháng 8 năm 2012 đến tháng
10 năm 2013 Nhà Máy chế biến cao su Cam Lộ Quảng Trị đã thu mua trên 80% sản
phẩm mủ cao su của người dân trên địa bàn huyện. Nhà máy đi vào sản xuất ổn
định sẽ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho khoảng 100 lao động trực tiếp tại chỗ và
hàng ngàn lao động địa phương, đáp ứng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy phát
triển nông nghiệp nông thôn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó,
sự ra đời của nhà máy còn góp phần xây dựng và khẳng định thương hiệu cao su
Quảng Trị. Người nông dân được hỗ trợ trên các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ
kỹ thuật thâm canh đã tạo nên mối quan hệ tốt đẹp cùng nhau phát triển sản xuất
theo hướng bền vũng và lâu dài giữa 2 nhà: nhà nông và nhà doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Diện tích cao su huyện Cam Lộ phân theo xã giai đoạn 2009-2013
đvt: ha
Năm
Xã 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng diện tích 2.360,1 2.876,1 3.365,1 3.528 3.586,3
Cam An 45 43,51 75,3 89,7 94
Cam Hiếu 75,6 170,6 207,6 207,6 207,6
Cam Thanh 229,37 326,37 398,37 403,37 423,37
Cam Thủy 295,02 335,02 460,02 474,02 491,02
Cam Tuyền 305,03 359,51 394,51 399,01 401,01
Cam Thành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_mo_hinh_cao_su_tieu_dien_tai_huyen_cam_lo_tinh_quang_tri_5767_1912330.pdf