Luận văn Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Kon Tum

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỚC YÊU CẦU CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH KON TUM 7

1.1. Nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số 7

1.2. Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Kon Tum và những yêu cầu về sự phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số của tỉnh 20

Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH KON TUM VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA NÓ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 33

2.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Kon Tum và những nhân tố cơ bản tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Kon Tum 33

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum 50

2.3. Xu hướng biến đổi của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số tỉnh KonTum trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 65

Chương 3: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA TỈNH KON TUM 69

3.1. Những quan điểm cơ bản 69

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum 75

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 101

 

 

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2957 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Đảng và Nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 có ghi: Thực hiện cuộc sống bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc... Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số [8, tr.16]. Các kỳ đại hội VIII, IX tiếp tục khẳng định chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước, đồng thời xác định rõ hơn các quan điểm trong chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng XHCN đó là: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Nội dung chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay được thực hiện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Hội nghị Trung ương 7 khóa IX cụ thể hóa thêm một bước: Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc. Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt các chính sách dân tộc, quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất. Ưu tiên, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước [12, tr.34-35]. Gần đây, Văn kiện Đại hội lần thứ X tiếp tục nhấn mạnh: Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh quốc phòng. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc [13, tr.121-122]. Nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm phát huy lợi thế của Tây Nguyên, nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán lâu dài chính sách và cơ chế khuyến khích huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Quyết định số 656/TTg ngày 13-9-1996 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, vùng Tây Nguyên thời kỳ 1996 - 2000, trong đó nhấn mạnh vấn đề “tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên”, Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg ngày 8-10-2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên. Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên. Quyết định số 154/2002/QĐ-TTg ngày 12/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và hộ dân thuộc diện chính sách ở Tây Nguyên mua trả chậm nhà ở. Quyết định số 245/2003/QĐ-TTg ngày 18/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ghi nợ lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân ở các xã thuộc Chương trình 135 và hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Quyết định số 25/2004/QĐ-TTg ngày 27/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển hoạt động văn hóa - thông tin vùng Tây Nguyên đến năm 2010. Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Quyết định số 292, 293 /2005/QĐ-UBDT ngày 17/6/2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc về việc phê duyệt dự án hỗ trợ, phát triển dân tộc Rơmăm và dân tộc Brâu tại tỉnh Kon Tum. Những chương trình chính sách của đảng và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên trong đó có Kon Tum đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Cùng với chính sách dân tộc, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước ta cũng có tác động mạnh mẽ đến đồng bào các dân tộc ở Kon Tum trong đó có đồng bào các DTTS, từng bước nâng cao dần chất lượng nguồn nhân lực các DTTS ở Kon Tum. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu chậm phát triển, Đảng ta đã thực hiện một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, một cuộc cách mạng con người, vì con người và cho con người, tạo ra những điều kiện thuận lợi để con người phát triển cả về thể lực, trí lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng nhằm đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phát triển xã hội theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam được Đảng ta coi là một bước phát triển rất quan trọng trong thời kỳ mới. Sự nghiệp đó đòi hỏi tập trung rất nhiều trí tuệ, sức người, sức của, tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Mục tiêu là tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội, cải thiện đời sống cho nhân dân. Mục tiêu đó cho thấy, phát triển con người Việt Nam là phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách chủ trương, chương trình, dự án cụ thể, thiết thực đối với vùng đồng bào DTTS, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn. Những chủ trương đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần, nhanh chóng đưa các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, từng bước hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước. Cộng đồng các dân tộc tỉnh Kon Tum gồm 28 dân tộc sinh sống, chiếm hơn 50% dân số toàn tỉnh (382.162 người), trong đó có 6 dân tộc bản địa sinh sống lâu đời: Sêđăng, Bana, Giarai, Giẽ - Triêng, Brâu, Rơmăm. Địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa không thuận lợi cho phát triển nên đời sống rất khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn rất cao (Số hộ nghèo theo chuẩn mới là 26.335 hộ chiếm 88,49% số hộ nghèo toàn tỉnh) [38]. Để thực hiện mục tiêu, chính sách đó, những năm qua, cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân các Sở, ban ngành của tỉnh Kon Tum đã có những chính sách đúng đắn, phù hợp, nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, nhất là các xã đặc biệt khó khăn. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào đang dần được cải thiện. Trong đó, quan tâm đến đời sống đồng bào DTTS phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách đối với tỉnh, đồng thời cũng là nhằm thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Một số chương trình đã đi vào cuộc sống và bước đầu đã mang lại hiệu quả. - Thực hiện Chương trình 135 như: xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng trong toàn cụm, xã, đào tạo cán bộ xã, bản làng, ổn định và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm, sắp xếp lại dân cư những nơi cần thiết; đầu tư công trình giao thông, trường học, thủy lợi. Từ năm 1999 đến năm 2003 trên địa bàn 60 xã, chương trình đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng như lưới điện, đường giao thông, thủy lợi, nước sạch nông thôn. Về cơ bản những chương trình này đã hoàn thành và đi vào hoạt động có hiệu quả, phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong vùng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Chương trình trung tâm cụm, xã với 24 dự án có tổng kinh phí trên 80 tỷ đồng đang là động lực thu hút và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hình thành các tiểu vùng kinh tế để đồng bào các DTTS mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hóa, sinh hoạt văn hóa... [37] Các trung tâm cụm xã đã bước đầu thu hút và tập trung được dân cư hình thành nhiều điểm dịch vụ thương mại. - Sau một thời gian triển khai chương trình định canh, định cư, đến nay 26.802 hộ với 135.000 khẩu đã định cư ổn định góp phần ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, thay đổi tập quán sinh hoạt và sản xuất. Việc triển khai chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh đã nâng tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch từ 13,8% năm 1996 lên trên 50% năm 2004, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng môi trường, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa [16, tr.40]. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, đến nay về cơ bản đã giải quyết được khó khăn của nhân dân. Bên cạnh dự án ổn định, việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến sản phẩm, cùng chính sách trợ giá, trợ cước cũng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, tăng thu nhập, ổn định đời sống của đồng bào, tạo sự bình đẳng trong mua, bán một số mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống và phát triển sản xuất. Chính sách trợ giá trợ cước đối với giống cây trồng và phân bón đã góp phần mở rộng diện tích sử dụng giống mới và tăng năng suất cây trồng. Đặc biệt tỉnh quan tâm và triển khai thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Khi mới thành lập trong tỉnh có 60% số hộ đói nghèo, đến nay tỷ lệ đói nghèo chỉ còn 16,46% (chuẩn nghèo cũ). Chính sách cử tuyển và sử dụng con em đồng bào DTTS được chú trọng. Từ năm 2000 đến nay đã cử được 1.306 em đi học. Ngoài ra từ năm 1999 đến nay có hơn 2.844 lượt người được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức theo dự án đào tạo cán bộ thôn, làng [36]. Sau khi có nghị quyết của Bộ Chính trị và quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều chương trình an sinh xã hội đối với đồng bào DTTS Tây Nguyên được tích cực triển khai như về đất ở và đất sản xuất, cho vay với lãi suất thấp, hỗ trợ cho những người có công với nước, hỗ trợ các hoạt động văn hóa, xây dựng nhà rông, hỗ trợ kinh phí cho con em các DTTS v.v.. Trong đó có sự quan tâm đặc biệt trong việc hỗ trợ các dân tộc ít người Brâu và Rơmăm (Hiện nay có hơn 300 người). Thực hiện XĐGN, từng bước cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, tăng về số lượng và chất lượng dân số, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Phấn đấu đến năm 2010, hai dân tộc này phát triển hội nhập với các dân tộc khác trong khu vực. Những chủ trương chính sách trên đã và đang được các DTTS trong tỉnh đồng tình hưởng ứng và triển khai thực hiện có hiệu quả tốt, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các DTTS của tỉnh. 2.2. thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số của tỉnh kon tum 2.2.1. Thực trạng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Kon Tum - Về số lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum Số lượng nguồn nhân lực các DTTS của tỉnh Kon Tum trước hết thể hiện ở quy mô và cơ cấu dân số, mà trực tiếp là cơ cấu lực lượng lao động. Kon Tum có 28 dân tộc đang sinh sống, trong đó có 06 dân tộc bản địa (Xêđăng, Bana, Giarai, Gie Triêng, Rơmăm, Brâu) với dân số 191.798 người, chiếm hơn 50% dân số toàn tỉnh, trong đó nam giới có 87.680 người chiếm 45,72%, nữ có 104.118 người chiếm 54,28% (năm 2005) [4]. Cũng giống như các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, DTTS Kon Tum hầu hết tập trung ở nông thôn (năm 2005 là 78%), tỷ lệ dân số thành thị là 22% [4]. Hiện nay dân số thành thị có xu hướng tăng, nguyên nhân là do thành lập một số huyện mới như: Kon Rẫy, Tumơrông và thành lập mới một số phường. Sự mở rộng các trung tâm văn hóa buôn bán dịch vụ trên địa bàn thị trấn, thị tứ; do quá trình di cư từ nông thôn về thành thị để làm ăn sinh sống và để học tập. Sự gia tăng dần dân cư ở thành thị và nông thôn như trên cho thấy rằng đã có dấu hiệu quan trọng thể hiện sự chuyển biến từ một nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa, đó là điều kiện lớn đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển lên một bước. Dân số trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổi của Kon Tum chiếm tỷ lệ cao, 40% dân số, lực lượng lao động tiềm năng từ 6 đến 14 tuổi chiếm 38% dân số và số người trên 60 tuổi chiếm 22%. Riêng một số huyện: Đakglei, Tumơrông, Konplong, lực lượng từ 0 đến 14 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao 52% trong khi đó số người trong độ tuổi lao động là 43% [18]. Tóm lại qua nghiên cứu và đánh giá quy mô nguồn nhân lực các DTTS ở Kon Tum cho thấy nguồn nhân lực tiềm năng của tỉnh là rất dồi dào, thể hiện là cơ cấu dân số trẻ, dân số thành thị có xu hướng tăng lên. Đây được xem là một thế mạnh của nguồn nhân lực trong phát triển. Ngoài nguyên nhân do sự gia tăng dân số tự nhiên, xu hướng này còn bắt nguồn từ quá trình phát triển mạng lưới đô thị của tỉnh. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực này, nên những năm qua Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực này. Vì vậy trong hơn 10 năm, quy mô dân số của tỉnh đã có sự phát triển mạnh trong đó có sự gia tăng dân số cơ học, điều đó đã làm tăng thêm lực lượng lao động trong độ tuổi. Nếu tiềm năng to lớn này được khai thác và sử dụng có hiệu quả sẽ là nguồn nội lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Do đó, cũng như các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên khác lực lượng lao động lớn vừa là cơ hội, vừa là thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum. - Về chất lượng nguồn nhân lực các DTTS của tỉnh Kon Tum: Nguồn nhân lực các DTTS tỉnh Kon Tum được phản ánh chủ yếu ở phương diện chất lượng dân số, trước hết là chất lượng lực lượng lao động - bộ phận quan trọng nhất trong dân số. Chất lượng dân số vừa nói lên tiềm năng sức mạnh to lớn của nguồn nhân lực, vừa là tiêu chí xác định các chỉ số phát triển của một địa phương. Chất lượng nguồn nhân lực được biểu hiện ở chất lượng lao động qua hàng loạt yếu tố: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất đạo đức, lối sống, mức thu nhập, sức khỏe, tuổi thọ... Nghĩa là nói đến nguồn nhân lực là nói đến sức lao động của con người với tư cách là người lao động có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Nhìn chung, hệ thống giáo dục đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, số lượng trường học, lớp học, giáo viên, học sinh tăng đều hàng năm. Năm học 2003 - 2004 có 35.000 học sinh và 400 giáo viên đến năm 2005 đã tăng lên 50.200 học sinh và 511 giáo viên. 100% huyện thị đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ phổ cập giáo dục tiểu học [34]. Điều này cho thấy sự quan tâm rất lớn của tỉnh đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo con em các DTTS. Theo báo cáo của tỉnh Kon Tum năm 2004, số người đạt trình độ tiểu học là: 111.328 người, chiếm 58,4%; trung học cơ sở là 67.525 người, chiếm 35,2%; phổ thông trung học là 1.430 người, chiếm 0,74%; số người có trình độ cao đẳng - đại học chiếm tỷ lệ rất nhỏ 830 người, chiếm 0,43% số người chưa qua các lớp đào tạo là 10.685 người, chiếm 5,57% [18, tr.277] Mặc dù được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ nhưng trên thực tế cho thấy ở một số xã, phường, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vẫn còn một lực lượng lao động chưa một lần đến trường lớp. Tuy nhiên, số người này chủ yếu rơi vào trường hợp quá tuổi vận động xóa mù chữ (tức 36 tuổi trở lên). Từ số liệu đã thể hiện ở trên cho thấy, chất lượng của nguồn nhân lực các DTTS xét về trình độ học vấn còn rất thấp, đa số mới chỉ tốt nghiệp tiểu học (58,04%). Điều này làm cho người lao động gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong việc tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Từ đó khẳng định, nguồn nhân lực các DTTS tỉnh Kon Tum hiện nay chưa thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Bên cạnh trình độ học vấn công tác tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động cũng là vấn đề quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của kinh tế - xã hội. Về tập huấn: qua khảo sát chưa đầy đủ cho thấy số cán bộ người DTTS của tỉnh được đào tạo lý luận, chuyên môn nghiệp vụ còn rất ít. Được đào tạo về lý luận chính trị chỉ chiếm có 2,28%; đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ chiếm 1,7%; tập huấn nghiệp vụ khuyến nông - khuyến lâm đạt 20,3% [30, tr.68-69]. Hiện nay, tỷ lệ lao động người DTTS có trình độ chuyên môn kỹ thuật của tỉnh có xu hướng tăng nhẹ, nhưng rất chậm và thấp hơn nhiều so với người dân tộc đa số (dân tộc Kinh) và chủ yếu tăng ở đội ngũ cán bộ công nhân viên chức. Theo số liệu của Cục thống kê và Sở Lao động - Thương binh - xã hội, trong tất cả các loại nghề có 69.351 lao động không có chuyên môn kỹ thuật, chiếm 90,3% số người trong độ tuổi lao động (năm 2000 là 96%); công nhân kỹ thuật không có bằng là 47.218 người, chiếm 61,54% (năm 1996 là 90%); công nhân kỹ thuật có bằng là 598 người, chiếm 0,77% số người trong độ tuổi lao động (năm 1996 là 0,2%); lao động được đào tạo trung học chuyên nghiệp là 1.215 người, chiếm 1,58% (1996 là 0,5%), lao động có trình độ cao đẳng trở lên 889 người chiếm 1,15% số người trong độ tuổi. Ngoài ra, đội ngũ có trình độ cao chủ yếu là cán bộ có 2.524 người chiếm 3,28% [16, tr.24-25]. Từ số liệu trên cho thấy công tác phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh trong những năm qua đã có sự chuyển biến đáng kể từ 90,3% người không có trình độ chuyên môn năm 1996 xuống còn 61,54% năm 2005. Nhìn chung, chất lượng lao động của lực lượng lao động người DTTS ở Kon Tum còn thấp (trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật hiện nay rất thấp), lao động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là nguyên nhân chính làm hạn chế sự phát triển, đồng thời làm chậm tốc độ CNH, HĐH của tỉnh. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH thì vấn đề trước mắt là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt học vấn, chuyên môn kỹ thuật, cụ thể là phải phát triển mạnh hệ thống giáo dục - đào tạo, từ đó đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng phục vụ tiến trình CNH, HĐH của tỉnh. - Về tình hình chăm sóc sức khỏe cho người lao động Trong những năm qua tỉnh Kon Tum đã đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Về hệ thống mạng lưới y tế: toàn tỉnh có 80/95 xã có trạm y tế kiên cố và bán kiên cố; còn lại 15 xã đang làm thủ tục đầu tư 15 trạm y tế (cuối năm 2006). Đội ngũ cán bộ y tế của tỉnh có 749 cán bộ, trong đó tuyến xã có trên 400 cán bộ, 100% xã có y sĩ và nữ hộ sinh, 54 trạm có cán bộ dược, 25 trạm có cán bộ được đào tạo y học cổ truyền; 38 bác sĩ đang tăng cường tại các trạm y tế. Trong đó, cán bộ y tế xã là người dân tộc thiểu số có 112 người chiếm 28%; các thôn, làng đều có cộng tác viên y tế. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến cuối 2004 là 28,9% (năm 2000 là 37%); trẻ em được tiêm phòng đủ 6 loại vắcxin đạt trên 90%. Đến năm 2004, 7/9 huyện thị có trung tâm y tế được xây dựng khang trang trong đó có huyện được xây dựng mới. Số giường bệnh tuyến huyện và tuyến tỉnh tăng từ 280 giường năm 2000 lên 480 giường năm 2004 [16, tr.55] Phần lớn các trung tâm y tế tỉnh đã tương đối đủ máy móc phục vụ nhân dân từ tỉnh đến xã. Công tác nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ và nhân viên trong ngành được quan tâm thường xuyên. Thực hiện các chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào các DTTS tại các trạm y tế xã huyện và bệnh viện tỉnh. Đẩy mạnh việc thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội như: phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết, tiêm chủng mở rộng, phòng chống lao... Nhìn chung, mạng lưới y tế được xây dựng củng cố và kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu và trang thiết bị hiện đại cùng với việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý điều hành là những nhân tố quan trọng giúp nâng cao năng lực và chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người lao động trong tỉnh. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những khó khăn đối với người lao động ở cách xa trung tâm xã, huyện ít có điều kiện khám và chăm sóc sức khỏe, bên cạnh đó chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe chưa được đảm bảo, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tuổi thọ người lao động. - Về tình hình xoá đói giảm nghèo vùng DTTS: Công tác XĐGN của tỉnh trong những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng. Hệ thống kết cấu hạ tầng các xã nghèo, đặc biệt khó khăn, biên giới được đầu tư xây dựng cơ bản góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn: tính đến 11/2004 có 14.671 hộ nghèo được cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, người nghèo được hưởng các chính sách ưu đãi về y tế, giáo dục, pháp lý, an sinh xã hội, hỗ trợ giải quyết khó khăn, tạo điều kiện để bà con phát triển sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập, tạo ra sự thay đổi lớn về mặt nhận thức, góp phần sớm thoát nghèo, ổn định và phát triển. Đến nay tỉnh không còn hộ đói kinh niên; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; số hộ tái nghèo ít. Năm 2001 số hộ nghèo toàn tỉnh là 21.140 hộ, chiếm 31,85%, trong đó số hộ người DTTS là 17.150 hộ, chiếm 81,1%, đến 2005 còn 7.468 hộ nghèo, chiếm 9,69%; hộ DTTS: 6.144 hộ, trong 5 năm toàn tỉnh đã giảm 13.672 hộ nghèo (theo tiêu chuẩn cũ) [3]. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác XĐGN còn bộc lộ những hạn chế. Công tác chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp, hoạt động của ban chỉ đạo các chương trình, dự án đôi lúc, đôi nơi chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, việc thực hiện phân cấp còn lúng túng dẫn đến một số chương trình dự án gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện, tiến độ triển khai chậm như Chương trình 134, 135, 168, 159... Công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành thuộc chính quyền với mặt trận và đoàn thể trong việc tuyên truyền vận động, triển khai, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, các chương trình mục tiêu quốc gia tại một số địa phương chưa chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Cán bộ làm công tác XĐGN, cán bộ phụ trách các chương trình chưa thật sự gần dân, hiểu dân nắm bắt tâm tư nguyện vọng của dân. Nhiều hộ nghèo chưa hiểu rõ những quyền lợi mà người nghèo được hưởng từ các chủ trương, chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước, chưa huy động được nguồn lực xã hội, sự đóng góp tích cực của cộng đồng, chưa thực sự tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, vẫn còn nhiều hộ nghèo sinh con đông, một bộ phận hộ nghèo chưa có ý thức vươn lên, chây lười lao động, trông chờ, ỷ lại. Năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của một số cán bộ làm công tác XĐGN tại các địa phương còn hạn chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa tích cực nghiên cứu, tham mưu các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương để định hướng giúp nhân dân thoát nghèo. Công tác phối kết hợp trong việc triển khai thực hiện còn rời rạc, thiếu sự thống nhất. Một số địa phương trong quá trình triển khai thực hiện chưa làm đúng theo quy trình, hướng dẫn chung, chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cán bộ khảo sát, xét chọn không đúng đối tượng, không đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan