Luận văn Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC Trang

Lời cam đoan.i

Lời cám ơn .ii

Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế. iii

Danh mục các từ viết tắt.iv

Danh mục các bảng .v

Danh mục các biểu đồ .vi

Mục lục.vii

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài : .2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

4. Phương pháp nghiên cứu.3

5. Ý nghĩa của đề tài.4

6. Kết cấu đề tài.4

CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

NÔNG SẢN XUẤT KHẨU.5

1.1. Những vấn đề chung về phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu .5

1.1.1. Khái niệm.5

1.1.2. Đặc điểm sản xuất nông sản xuất khẩu.7

1.1.3. Vai trò của sản xuất nông sản xuất khẩu .10

1.1.4. Nội dung phát triển nông sản xuất khẩu .15

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông sản xuất khẩu .18

1.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu một số nước trong khu vực

và một số địa phương trong tỉnh Thừa Thiên Huế.24

1.2.1. Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu ở một số nước trong khu vực .24

1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu ở Việt Nam và tỉnh

Thừa Thiên Huế .29

1.2.3. Những kinh nghiệm rút ra có thể vận dụng cho sản xuất nông sản xuất

khẩu ở huyện Phong Điền.35

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG SẢN XUẤT

KHẨU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.37

2.1 Đặc điểm về tự nhiên và kinh tế, xã hội của huyện Phong Điền .37

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và địa lí hành chính .37

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội .39

2.1.3. Thuận lợi, khó khăn về sản xuất nông sản xuất khẩu của huyện Phong Điền.43

2.2. Tình hình phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu ở huyện Phong Điền .45

2.2.1. Tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp và hộ gia đình .45

2.2.2. Chế biến và tiêu thụ nông sản xuất khẩu .61

2.2.3. Hiệu quả về kinh tế từ việc phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu .66

2.2.4. Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm ,

nâng cao thu nhập, giảm nghèo ở huyện Phong Điền .68

2.2.5. Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu của huyện Phong Điền với vấn đề

sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.69

2.3. Kết quả đạt được, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.71

2.3.1. Kết quả đạt được.71

2.3.2. Về hạn chế .72

2.3.3. Về nguyên nhân .74

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

NÔNG SẢN XUẤT KHẨU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊNHUẾ.77

3.1. Tình hình chung về tiêu thụ nông sản xuất khẩu .77

3.2. Định hướng phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu.82

3.2.1. Mở rộng quy mô sản xuất nông sản xuất khẩu theo hướng tập trung .82

3.2.2. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ để tăng năng lực sản

xuất và nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu .82

3.2.3. Phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản .83

3.2.4. Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu gắn với quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái.84

3.3. Mục tiêu .85

3.3.1. Mục tiêu chung .85

3.3.2. Mục tiêu cụ thể .86

3.4. Giải pháp .87

3.4.1. Tăng cường công tác quy hoạch và quản lí đất đai trên lĩnh vực sản xuấtnông nghiệp.87

3.4.2. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất, chế

biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.89

3.4.3. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để phát triển sản xuất và đầu tưhạ tầng.91

3.4.4. Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết .93

3.4.5. Tăng cường công tác thông tin thị trường và tổ chức tiêu thụ nông sản .94

3.4.6. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất nông sản xuất khẩu.94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.96

I. Kết luận.96

II. Kiến nghị .97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.99

pdf116 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc Ban quản lí rừng phòng hộ Sông Bồ: 2.663,0 ha, Công ty Cổ phần 1/5: 499,9 ha, Công ty Trúc Thư: 88,0 ha, UBND các xã: 4.189,1 ha, Cộng đồng: 145,3 ha và Hộ gia đình: 80,9 ha. Trong đó, có 6.321,16 ha diện tích đất trống thuộc vùng đồi núi và 1.345,0 ha đất trống thuộc vùng cát có khả năng sản xuất lâm nghiệp. Đây chính là tiềm năng để tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp trong những năm tiếp theo, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện. Từ kết quả ở bảng 2.8 cho thấy: Diện tích rừng và đất rừng đặc dụng: 35,8 nghìn ha chiếm 59,86%; diện tích rừng và đất rừng phòng hộ: 7,2 nghìn ha chiếm 12,06%; diện tích rừng sản xuất: 16,8 nghìn ha 28,08%, trong đó trồng rừng sản xuất 13,4 nghìn ha. Tập trung ở các xã Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Sơn, Phong Thu, Phong An, thị trấn Phong Điền, Phong Hiền, chiếm khoảng 95% tổng diện tích ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 rừng trồng toàn huyện. Đây cũng là những xã có tiềm năng, điều kiện thuận lợi về thỗ nhưỡng, lao động phát triển rừng trồng sản xuất. Bảng 2.8: Đất lâm nghiệp và đất đồi núi theo chức năng 3 loại rừng năm 2009 - 2020 Đơn vị tính: ha T T Chức năng 3 loại rừng Đất lâm nghiệp Đất đồi núi chưa sử dụng Tổng cộng Đất có rừng Đất chưa có rừng Tổng Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng cộng 59.887,8 48.770,6 33.127,6 15.643,1 11.117,2 7.666,2 1 Rừng đặc dụng 35.850,0 24.732,8 24.639,0 93.8 11.117,2 2 Rừng phòng hộ 7.222,4 7.222,4 5.074,2 2.148,3 2.915,0 3 Rừng sản xuất 16.815,4 16.815,4 3.414,4 13.401,0 4.751,2 ( Nguồn: Báo cáo QH,BV&PT rừng huyện Phong Điền giai đoạn 2009-2020) Diện tích rừng trồng toàn huyện 15.643,1 ha, trong đó diện tích rừng trồng của các doanh nghiệp là 3090,9 ha, chiếm 19,75 % diện tích rừng trồng; hộ gia đình 10819,9 ha, chiếm 69,16 %; rừng cộng đồng, tập thể 1020,7 ha, chiếm 6,5 % và Ban quản lí rừng phòng hộ, Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền 711,6 ha, chiếm 4,5% so với diện tích rừng trồng. Loài cây trồng chủ yếu: Keo tai tượng (Acasia magimum), Keo lá tràm (Acasia auriculiformis), Keo lai (Acasia sp), Keo lưỡi liềm (Acasia caesia), Thông nhựa (Pinus merkusii). Tuy nhiên, do nhu cầu của người dân ngày càng lớn và để đảm bảo mục đích vừa có chức năng phòng hộ, vừa đảm bảo cho người dân có đất để sản xuất, tạo ra nguyên liệu để chế biến và xuất khẩu, hiện nay rừng trồng 327 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép sau khi khai thác sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng từ rừng phòng hộ sang trồng rừng trồng rừng kinh tế và giao lại cho hộ gia đình trồng, đảm ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 51 bảo sản xuất có hiệu quả. Từ năm 2007 đến nay đã khai thác 1000 ha và đã giao lại cho hộ gia đình sản xuất. Về chất lượng rừng trồng, trong điều kiện đất đai có hạn và khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các doanh nghiệp và hộ gia đình trồng rừng rất chú trọng các biện pháp thâm canh. Do áp dụng công nghệ hiện đại trong việc tạo ra giống mới Keo lai hom (được chiết từ ngọn của cây Keo lai kết hợp với chế phẩm sinh học). Về ưu điểm cây Keo hom lai có tính vượt trội so với Keo lá tràm, Keo tai tượng, thời gian sinh trưởng nhanh hơn, cho sản lượng gỗ khai thác lớn hơn và hiện đang đưa vào trồng đại trà. Trên địa bàn của huyện có 2 công ty chuyên sản xuất cây Keo lai hom: Công ty 1/5 sản xuất với số lượng 2,5- 3 triệu cây giống/năm và có 30 lao động làm việc tại trại ươm giống; Công ty TNHH Lâm nghiệp Phong Điền sản xuất 1-1,5 triệu cây giống/năm. Với số lượng giống sản xuất của hai công ty này đủ cung cấp để trồng 6500- 7000 ha rừng, đáp ứng cây giống để trồng rừng ở địa bàn huyện Phong Điền và một số địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra có nhiều cơ sở ươm giống của các hộ gia đình sản ra với số lượng giống đáng kể, cung cấp cho hàng nghìn ha rừng trồng của các hộ gia đình. Để huy động các nguồn lực đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất theo hướng xuất khẩu, trong thời gian qua trên địa bàn huyện Phong Điền đã triển khai nhiều dự án, đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện phát triển, cụ thể như sau: - Dự án PAM (1997-2000) với tổng số vốn tài trợ 1.043 triệu đồng, kết quả trồng và chăm sóc 4.000 ha rừng các loại. - Dự án 327: Toàn huyện triển khai thực hiện chương trình 327 với tổng số vốn đầu tư 7.591 triệu đồng. Nội dung của dự án hỗ trợ vốn để đầu tư quản lí bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi trâu, bò ; Bằng nguồn vốn của Dự án 327 trên địa bàn huyện đã trồng được 1276,6 ha rừng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 - Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Quyết định số 661, ngày 29/7/1998 của Chính phủ): Tính đến hết năm 2007, diện tích rừng trồng mới đạt 1.167 ha, khoán bảo vệ 2.339 ha, khoán khoanh nuôi 4.700 ha. - Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3): được triển khai từ năm 2005 với 6 xã tham gia, đến cuối năm 2010 đã trồng và chăm sóc được 2.973,46 ha rừng nguyên liệu, chủ yếu là 2 loài cây trồng chính là Keo tai tượng và Keo lai. - Dự án trồng rừng bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung: Trồng 296 ha, khoán bảo vệ rừng 804 ha. - Dự án phục hồi và phát triển rừng bền vững xã Phong Mỹ do Cộng hòa Czech tài trợ đã tiến hành trồng rừng trên diện tích 30 ha và mô hình canh tác nông lâm kết hợp trên đất dốc 40 ha. Trong nhiều dự án, đáng chú ý dự án WB3 là một trong nhưng dự án có ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất để tạo gỗ nguyên liệu với quy mô tương đối lớn, hướng vào xuất khẩu. Hiện nay trên địa bàn huyện có 5 xã trồng rừng WB3, thời gian thực hiện dự án (giai đoạn 1) từ tháng 8 năm 2005 đến tháng 3 năm 2012. Mục tiêu của dự án là phát triển rừng trồng sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đạt năng suất cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường; góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường. Đến nay trên toàn huyện đã trồng được 2.973,46 ha/1.973 hộ, tập trung 5 xã triển khai dự án: Phong Thu, Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn và Phong An. Cây trồng chủ yếu là Keo lai và Keo tai tượng . Đã tiến hành đo đạc và đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng 3.211,91 ha/2.064 hộ. Tổng số tiền đã giải ngân từ đầu dự án đến nay 20,4277 tỷ đồng, dư nợ 16,165 tỷ đồng. (Phụ lục 2.2)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Bảng 2.9: Về trồng mới và sản lượng khai thác rừng trồng ở huyện Phong Điền, giai đoạn 2006-2010 (Nguồn niên giám thống kê của huyện năm 2010) Qua số liệu Bảng 2.9 cho thấy, diện tích trồng mới hàng năm luôn ổn định ở mức từ 1000 đến 1400 ha. Do nhu cầu trồng rừng ngày càng tăng nên diện tích đất rừng ngày càng bị hạn chế và có xu hướng giảm dần, diện tích trồng rừng năm 2010 giảm 23 % (335 ha) so với năm 2006. Về trữ lượng rừng và khả năng khai thác: Căn cứ kết quả điều tra trữ lượng bình quân các trạng thái rừng trên địa bàn huyện và diện tích các trạng thái rừng (Kết quả Kiểm kê rừng theo Chỉ thị 286/CT-TTg), hiện nay rừng trồng có tổng diện tích 15.643,1 ha, rừng trồng có trữ lượng có diện tích 8.651,6 ha chiếm 55,3% diện tích rừng trồng, rừng trồng chưa có trữ lượng có diện tích 6.991,5 ha. Tổng trữ lượng rừng ở thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện là 3.058.307 m3, trong đó rừng tự nhiên có tổng trữ lượng 2.712.243 m3, rừng trồng 346.064 m3. Trữ lượng rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở đối tượng rừng đặc dụng, chiếm khoảng 83% tổng trữ lượng rừng tự nhiên. Trữ lượng rừng trồng tập trung ở rừng sản xuất, chiếm 90% tổng trữ lượng rừng trồng, được phân bổ ở 9 xã vùng đồi và vùng cát nội đồng gồm các xã Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Thu, Phong An, Phong Hòa, thị trấn Phong Điền, Phong Hiền và xã Phong Chương. Trong đó các xã có trữ lượng rừng trồng trên 30.000 m3 là Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Thu; các xã có trữ lượng rừng trồng từ 15.000 - 30.000 m3 gồm Phong An, Các chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 1. Diện tích rừng trồng mới tập trung ha 1.435 1.300 1.350 1.018 1.100 2. Sản lượng gỗ khai thác m3 10.920 10.928 12.877 13.064 35.524 3. Giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 triệu đồng 19.374 19.613 19.954 22.802 25.142 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Phong Hòa, thị trấn Phong Điền, Phong Hiền; xã có trữ lượng rừng trồng thấp nhất là Phong Chương. Về sản lượng gỗ, càng về sau diện tích rừng trồng đưa vào khai thác càng nhiều, vì vậy sản lượng gỗ khai thác liên tục tăng. Năm 2010 sản lượng khai thác gỗ 35.524 m3, tăng 3,3 lần so với năm 2006 (10.920m3). Giá trị sản xuất tăng cao qua các năm, thể hiện sức phát triển sản xuất của ngành lâm nghiệp là rất lớn và khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao.(Phụ lục 2.3) * Phát triển cây cao su tiểu điền ở huyện Phong Điền Tổng diện tích cao su trên toàn huyện đến năm 2010 là: 1.506,86 ha, với tổng số 843 hộ trồng, trong đó: - Trồng bằng nguồn vốn vay Dự án 327 từ năm 1993- 1997 là 422,69/281 hộ. - Trồng bằng nguồn vốn Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp từ năm 2001- 2006 là 988,9 ha/464 hộ, giai đoạn này diện tích cao su trồng mới tăng mạnh. - Từ năm 2006 đến nay, nguồn vốn Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp kết thúc, nguồn vốn trong dân gặp nhiều khó khăn vì vậy diện tích trồng tăng chậm, trong thời gian từ 2006- 2010 trên địa bàn huyện trồng mới được 95,27 ha/98 hộ. Cây cao su tập trung chủ yếu ở xã Phong Mỹ với diện tích: 1.199,16ha/683 hộ, chiếm tỷ lệ 79,6% diện tích cao su toàn huyện. Qua nhiều năm phát triển cây cao su đến nay đã hình thành khu vực sản xuất tập trung với quy mô ngày càng lớn. Qua số liệu báo cáo của Tổ khuyến nông cao su huyện cho thấy, ngoài diện tích cao su 327, từ năm 2001 đến năm 2006 diện tích cao su trồng mới theo Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp liên tục tăng, vì vậy đến nay một số diện tích đã đến kỳ khai thác; sản lượng khai thác mủ tăng nhanh, năm 2010 sản lượng mủ khai thác tăng gấp 5 lần so năm 2006 và tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn cung cấp cho nhà máy chế biến cao su xuất khẩu. (Phụ lục 2.4) ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 55 Bảng 2.10: Diện tích, sản lượng khai thác cao su của huyện Phong Điền, từ năm 2006-2010: Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 1. Diện tích ha 1.391,54 1.391,54 1.441,71 1.466,71 1.506,86 2. Diện tích thu hoạch ha 180 280 350 735 765 3. Sản lượng mủ khai thác tấn 176 286 368 786 883 (Nguồn số liệu thống kê huyện Phong Điền năm 2010 và Báo cáo của Tổ khuyến nông cao su huyện) 180 280 350 735 765 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2006 2007 2008 2009 2010 Năm H a Diện tích thu hoạch (ha) Đồ thị 2.2: Diện tích khai thác cao su của huyện Phong Điền năm 2006-2010 Hiện nay trên địa bàn huyện Phong Điền cây cao su là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, chính vì vậy nhu cầu trồng cao su ở các xã vùng gò đồi là rất lớn. Tuy nhiên, do quỹ đất có hạn nên việc mở rộng diện tích trồng còn rất hạn chế, vì vậy hiện nay có một số hộ đã tùy tiện chuyển đổi diện tích trồng lạc, trồng sắn sang trồng cao su, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở một số địa phương. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Bảng 2.11: Kế hoạch khai thác mủ cao su năm 2010 đến năm 2015. TT Năm khai thác Số lượt hộ Diện tích (ha) Dự kiến sản lượng mủ (tấn mủ đông) 1 2010 357 674.3 3189 2 2011 431 811.94 3747 3 2012 503 970.44 4389 4 2013 553 1085.13 4854 5 2014 593 1391.54 6095 6 2015 663 1466.71 6102 (Nguồn Báo cáo cuả Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện) 3189 3747 4389 4854 6095 6102 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Năm T ấn Dự kiến sản lượng mủ (tấn mủ đông) Đồ thị 2.3: Dự kiến sản lượng mủ cao su khai thác của huyện Phong Điền năm 2010-2015 Từ Kế hoạch khai thác mủ cao su của huyện từ năm 2010- 2015, chúng ta thấy diện tích khai thác và sản lượng mủ sẽ tăng dần qua các năm; đến năm 2015 có diện tích cao su và số hộ khai thác1466,71 ha/663 hộ, tương ứng với sản lượng 6102 tấn mủ đông. * Về phát triển sản xuất thủy sản: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Bảng 2.12: Diện tích, năng suất, sản lượng tôm nuôi huyện Phong Điền phân theo phương thức nuôi Năm Diện tích thả nuôi (ha) Năng suất bình quân (tấn/ha) Sản lượng thu hoạch (tấn) Nuôi trên cát Nuôi đầm phá Nuôi trên cát Nuôi đầm phá Nuôi trên cát Nuôi đầm phá 2006 80 20 6,0 0,7 480 14 2007 91,5 20 9,67 1,1 884,44 22 2008 144,8 20 9,94 0,8 1439,33 16 2009 300,33 4,95 10,7 0,4 3213,27 2 2010 380,9 3,95 8,99 0,68 3423,34 2,7 Tổng 997,53 68,9 9,66 0,83 9440,38 56,7 (Nguồn Báo cáo Tổng kết nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Phong Điền) Trong những năm qua nuôi trồng thủy sản trên địa bàn của huyện phát triển mạnh cả về quy mô và hình thức nuôi. Diện tích thả nuôi và sản lượng tăng mạnh qua các năm, diện tích nuôi tôm năm 2010 tăng gấp 3,85 lần so với năm 2006; trong đó mô hình nuôi tôm trên cát theo phương thức nuôi công nghiệp để xuất khẩu đã mở ra hướng phát triển mới. Nuôi tôm trên cát chiếm 93 % diện tích nuôi tôm toàn huyện giai đoạn 2006-2010. Trong 6 xã nuôi tôm theo bảng trên, có các xã: Phong Hải, Điền Hòa, Điền Lộc, Điền Môn, Điền Hương là những xã ven biển có điều kiện phát triển nuôi tôm trên cát và diện tích phân bổ tương đối đều ở các xã. Chúng ta thấy xã Điền Hương, Điền Lộc là những xã có diện tích nuôi tôm khá lớn, xã Điền Hải có diện tích nuôi tôm ít nhất, với diện tích nuôi 68,9 ha và chủ yếu là nuôi tôm sú ở vùng đầm phá. Hiện nay Ủy ban nhân dân huyện đã quy hoạch vùng nuôi tôm trên cát đến năm 2020 với diện tích 899 ha ở các xã nói trên và tiếp tục triển khai mở rộng diện tích nuôi tôm trong thời gian tới. Năng suất bình quân tôm nuôi trên cát đạt 9,66 tấn /ha. Với việc áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến như hiện nay năng suất có thể đạt 12-15 tấn/ha nhưng khả năng rủi ro cũng sẽ cao hơn, vì vậy hiện tại các doanh nghiệp chỉ duy trì nuôi năng suất từ 9- 10 tấn/ha, hình thức nuôi theo hộ, nhóm hộ có năng suất 8,75 tấn/ha. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Về nuôi tôm đầm phá tập trung ở xã Điền Hải, so với nuôi tôm trên cát diện tích nuôi tôm đầm phá không lớn, năng suất đạt thấp và chỉ bằng 1/11 lần so với năng suất nuôi tôm trên cát, vì vậy diện tích nuôi có xu hướng giảm dần. Mức đầu tư nuôi tôm đầm phá thấp hơn so với nuôi tôm trên cát ven biển và chủ yếu nuôi theo hộ, nhóm hộ mang tính nhỏ lẽ. Nuôi tôm trên cát ở huyện phong Điền là mô hình phát triển mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, song nuôi tôm theo phương thức công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kỹ thuật cao, rủi ro lớn. Vì vậy, về chính sách thu hút đầu tư cần kêu gọi các doanh nghiệp có năng lực sản xuất mạnh tham gia, tạo điều kiện hỗ trợ nông dân cùng phát triển. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 7 doanh nghiệp được cấp phép và giao đất; có 4 doanh nghiệp đã ổn định phát triển sản xuất từ năm 2005 đến nay và sản xuất có hiệu quả. Trong năm 2010 có 110 hộ nuôi tôm trên cát, diện tích bình quân 1,58 ha; năng suất bình quân nuôi theo hộ, nhóm hộ trong giai đoạn 2006- 2010 là: 8,75 tấn/ha, thấp hơn năng suất bình quân chung của huyện 0,91 tấn/ha. Về hình thức liên kết, xã Điền Lộc đã thành lập 2 tổ nuôi tôm ở 2 tiểu khu, xã Phong Hải đã thành lập 10 tổ tự quản ở 4 tiểu khu, các xã Điền Hương, Điền Hoà chưa thành lập. Tuy nhiên các tổ nuôi tôm, tổ tự quản được thành lập chưa đúng thủ tục theo quy định tại Nghị định 151/CP và Thông tư 04/BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hoạt động của các tổ nuôi tôm, tổ tự quản còn hạn chế, chưa phát huy vai trò liên kết, hỗ trợ sản xuất cho các nhóm hộ. ( Phụ lục 2.5) Bảng 2.13: Diện tích, năng suất tôm nuôi trên cát phân theo chủ nuôi Năm Trường Sơn Trường Phú Đông Phương HaWaii Hộ gia đình DT (ha) NS (tấn/ha) DT (ha) NS (tấn/ha) DT (ha) NS (tấn/ha) DT (ha) NS (tấn/ha) DT (ha) NS (tấn/ha) 2006 30 6 0 0 10 6 10 6 30 6 2007 63 10,08 0 0 10,2 8,18 9,5 9,26 9,8 7,96 2008 63 9,31 24 12,67 9,5 9,47 10,5 10,57 37,8 9,2 2009 91,5 9,93 35,6 12,3 18 11 23 11,3 131,9 10,68 2010 136,8 10 52 10 0 0 17 11 174,43 7,73 Cộng 384,3 9,57 111,6 11,3 47,7 9,05 70 10,08 383,93 8,75 (Nguồn số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Qua Bảng 2.13 cho thấy trong giai đoạn năm 2006-2010, diện tích nuôi của các doanh nghiệp là 613,5 ha, chiếm tỷ lệ 61,5% và hộ gia đình nuôi tôm trên cát 383,93, chiếm tỷ lệ 38,5% diện tích toàn huyện. Về quy mô, Công ty TNHH Trường Sơn có quy mô lớn nhất, chiếm tỷ lệ 62,64% so với diện tích nuôi của các doanh nghiệp. Công ty Trường Phú triển khai nuôi tôm trên cát chậm hơn so với các đơn vị khác nhưng năng suất luôn đạt ở mức cao, năng suất trung bình 11,3 tấn/ha. Nuôi tôm trên cát là lại hình nuôi mới, đòi hỏi ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cao. Quy trình nuôi tôm tuân thủ theo quy trình chặt chẽ từ việc xử lí ao nuôi, lựa chọn con giống, nơi cung ứng giống, thức ăn đều phải được kiểm định nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận kiểm dịch. Việc chăm sóc phải thực hiện đúng đúng yêu cầu về mặt kỹ thuật như mật độ nuôi, xác định lượng và chất trong thức ăn cho tôm, nồng độ pH, lượng Ôxi, thuốc phòng bệnh.và sử dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi để tăng năng suất, giảm chi phí và hạn chế tác động ảnh hưởng đến môi trường là vấn đề cần hết sức quan tâm. Mô hình nuôi tôm trên cát ở Phong Điền được triển khai từ năm 2004 đến nay. Trong giai đoạn đầu từ năm 2004 đến năm 2006 chủ yếu nuôi giống tôm Sú (Penaeus monodon) có năng suất bình quân 5-6 tấn/ ha; từ năm 2006 đến nay các doanh nghiệp và hộ gia đình đã chuyển đổi sang nuôi tôm Thẻ chân trắng (Penaeus vannamei Boone) thương phẩm có năng suất bình quân 9,66 tấn/ha. So với tôm Sú, tôm Thẻ chân trắng có thời gian sinh trưởng nhanh hơn, mật độ nuôi có thể cao hơn chính vì vậy mà có thể thâm canh tăng vụ cho năng suất, sản lượng thu hoạch lớn hơn. Qua khảo sát cho thấy các doanh nghiệp và hộ gia đình thả nuôi mật độ từ 120 con/m2 đến 172con/m2; địa phương có mật độ thả cao là nhất là Phong Hải, cá biệt có những hộ thả nuôi với mật độ rất cao (trên 200 con/m2). Thời gian trung bình cho một chu kỳ nuôi tôm Thẻ chân trắng là 80 ngày. Nguồn giống mà các hộ, nhóm hộ và công ty chủ yếu mua từ các công ty có uy tín trên thị trường như: Công ty cổ phần Chăn nuôi Việt Nam, Công ty Uni- president Việt Nam, Trung tâm Asia Hawai,... và một số trung tâm sản xuất giống khác từ các tỉnh Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên. Đa số giống được cung cấp có chất lượng, giá cả ổn định và dao động trong khoảng 75 - 85 triệu đồng/01 triệu con tôm giống. Tuy nhiên một số người dân mua giống ở nơi bán tôm giống giá rẻ (40 - 45 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 triệu đồng/01 triệu con tôm giống) nên chất lượng con giống không kiểm soát được.Về sản lượng thu hoạch tôm trên cát của các chủ nuôi thể hiện như sau: Bảng 2.14: Sản lượng thu hoạch tôm nuôi trên cát, phân theo chủ thể nuôi Đơn vị tính: tấn T T Chủ nuôi 2006 2007 2008 2009 2010 Cộng 1 Công ty Trường Sơn 180 635,04 586,53 908,6 1368 3678,17 2 Công ty Trường Phú 0 0 304,08 437,88 520 1261,96 3 Công ty Đông Phương 60 83,43 89,96 198 0 431, 39 4 Công ty HaWaii 60 87,97 111 259,9 187 705,87 5 Hộ gia đình 180 78 347,76 1408,89 1348,34 3362,99 Cộng 480 884,44 1439,33 3213,27 3423,34 9440,38 (Nguồn báo cáo sơ kết Chương trình nuôi tôm trên cát của huyện năm 2010) 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2006 2007 2008 2009 2010 Năm T ấn Công ty Trường Sơn Công ty Trường Phú Công ty Đông Phương Công ty HaWaii Hộ gia đình Đồ thị 2.4: Sản lượng thu hoạch tôm nuôi trên cát, phân theo chủ thể nuôi Trong năm 2009, 2010 sau khi kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, thị trường nông sản tăng trở lại nên sản xuất tôm thương phẩm xuất khẩu trên địa bàn huyện tăng mạnh. Sản lượng tôm nuôi trên cát năm 2010 tăng gấp tăng 2,37 lần so với năm 2008. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 Bảng 2.15: Kết quả đánh giá về năng suất, giá thành, thị trường đầu ra Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Tỷ lệ % người trả lời theo từng thang đánh giá 1 2 3 4 5 Năng suất cao 35 45 0 10 10 Giá thành cao 20 40 10 30 - Thị trường đầu ra thuận lợi 25 45 0 30 - (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả) (Ghi chú: các câu hỏi sử dụng thang đo với 5 mức đánh giá:1 = hoàn toàn đồng ý; 2= đồng ý; 3= không ý kiến; 4= không đồng ý; 5 = hoàn toàn không đồng ý) Qua số liệu Bảng 2.15 cho thấy, về năng suất, đa số ý kiến chuyên gia đánh giá rằng năng suất nông sản sản xuất ra ở huyện Phong Điền có năng suất cao (35%), năng tương đối cao (45%) và 10% kiến cho rằng năng suất chưa cao. Đại đa số kiến (40%) cho rằng giá thành sản xuất nông sản ở huyện Phong Điền vẫn còn cao, 30% kiến cho rằng giá thành không cao và ở mức trung bình. Về thị trường tiêu thụ tương đối thuận lợi. Trong những năm qua, do nhu cầu của thị trường về nông sản ngày càng cao, việc tăng nguồn cung bằng mở rộng diện tích sản xuất trở nên khó khăn do quỹ đất hạn chế, do vậy muốn tăng sản lượng các cơ sở phải tăng năng suất, các cơ sở đã chú trọng đến khâu chọn giống cho năng suất cao, học hỏi kinh nghiệm kỹ thuật sản xuất của hộ gia đình, các doanh nghiệp là tích cực và có hiệu quả, chính điều này tạo cho sản xuất nông sản của hộ gia đình và các doanh nghiệp có năng suất cao. 2.2.2. Chế biến và tiêu thụ nông sản xuất khẩu Sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, sản xuất nguyên liệu nông sản là yếu tố đầu vào cho sản xuất công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Ngày nay trong điều kiện mở rộng thương mại quốc tế, sản xuất không chỉ để tiêu thụ trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 Trong những năm qua sản xuất nông sản xuất khẩu ở huyện Phong Điền tuy có bước phát triển mạnh hơn so với trước cả về quy mô và chất lượng sản phẩm hàng hóa; song việc tổ chức chế biến nông sản vẫn là khâu yếu hiện nay của huyện, chủ yếu là sản xuất nguyên liệu cung cấp cho một số cơ sở chế biến ở trong và ngoài tỉnh. Qua số liệu điều tra ở bảng 2.15 cho thấy có 30% số người được hỏi cho rằng, tình hình tiêu thụ nông sản còn gặp nhiều khó khăn; 45% số người đồng với ý kiến tiêu thụ nông sản khá thuận lợi. Trên thực tế việc tiêu thụ nông sản còn gặp rất nhiều khó khăn, tính ổn định không cao và phần lớn bán qua trung gian. * Tình hình tiêu thụ sắn nguyên liệu và chế biến, tiêu thụ tinh bột sắn Do đặc điểm trồng sắn nguyên liệu mang tính thời vụ nên diện tích sắn được trồng từ tháng 01 đến tháng 03 hằng năm (sau mùa mưa lũ, trước mùa nắng nóng ). Tuy nhiên, thời gian thu hoạch sắn lại thường kéo dài, trong đó sắn trồng ở những địa hình thấp trũng thường được khai thác từ tháng 08 đến tháng 10 (sắn chạy lũ), đối với diện tích sắn thu hoạch sớm trữ lượng bột thấp, do vậy giá bán cũng thấp tương ứng. Diện tích sắn thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, chiếm tỷ lệ lớn (62%) phần lớn tập trung ở vùng gò đồi, bên cạnh cho năng suất, giá bán cao diện tích sắn ở vùng gò đồi còn là nơi để cung cấp cây giống cho sản xuất cho vụ tiếp theo. Về hình thức tiêu thụ, do người dân không tự chủ về nguồn nhân lực khi khai thác và phương tiện vận chuyển, nhất là những tháng cao điểm nên phần lớn các hộ trồng sắn bán (nguyên thửa) cho các đầu mối thu mua, chiếm tỷ lệ 85%. Hiện nay trên địa bàn của huyện có Nhà máy chế biến tinh bột sắn Fococev của tỉnh sản xuất trên địa bàn với công suất hoạt động 350 tấn/ngày. Sản xuất của Nhà máy mang tính thời vụ cao, nguồn nguyên liệu chủ yếu là ở Phong Điền và các huyện trong tỉnh Thừa Thiên Huế, sản lượng sắn cung cấp cho Nhà máy chỉ đạt 80% công suất thiết kế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 Bảng 2.16: Nguyên liệu sắn cung cấp Nhà máy chế biến tinh bột sắn Fococe Đơn vị tính: tấn TT Đơn vị cung cấp nguyên liệu 2006 2007 2008 2009 2010 1 Huyện Phong Điền 7000 21000 11000 14000 15000 2 Ngoài huyện 24000 38600 29400 27200 37000 Cộng 31000 59600 40400 41200 52000 (Nguồn số liệu Báo cáo tổng kết hoạt động của Nhà máy giai đoạn 2006-2010) Về thuận lợi Nhà máy nằm trên địa bàn huyện nên việc vận chuyển nguyên liệu từ nơi sản xuất đến Nhà máy không xa, cự lí từ 8-12 km, chi phí vận chuyển bình quân 110 nghìn đồng/ tấn. Tuy nhiên, do đặc điểm vùng nguyên liệu tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền là những huyện có địa hình bán sơn địa, thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa lũ trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 nên việc thu hoạch sắn trồng trên diện tích thấp trũng thường sớm hơn diện tích trồng ở vùng cao, vì vậy năng suất, trữ lượng bột đạt thấp. Việc thu hoạch sắn ở vùng thấp trũng thường dồn dập nên việc tiêu thụ gặp không ít khó khăn, độ trể từ khi thu hoạch đến khi nhập tại Nhà máy khá lớn và không ổn định, tỷ lệ hư hỏng cao và đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người nông dân. Bảng 2.17: Tổng hợp tình hình tiêu thụ tinh bột sắn của Nhà máy Fococev Đơn vị tính: tấn TT Thị trường 2006 2007 2008 2009 2010 1 Bán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_san_xuat_nong_san_xuat_khau_o_huyen_phong_dien_tinh_thua_thien_hue_5255_1912343.pdf
Tài liệu liên quan