MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN .iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU . v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU . vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ. vii
MỤC LỤC.viii
PHẦN I. 1
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ THANH TOÁN VÀ SỰ PHÁT
TRIỂN THẺ THANH TOÁN NGÂN HÀNG. 4
1.1. Một số vấn đề về thẻ thanh toán ngân hàng . 4
1.1.1 Khái niệm và phân loại thẻ thanh toán.4
1.1.2 Tiện ích của thẻ thanh toán. .6
1.2 Phát triển thẻ thanh toán. 8
1.2.1 Khái niệm phát triển thẻ thanh toán.8
1.2.2 Vai trò của sự phát triển thẻ thanh toán: .9
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ thanh toán . 12
1.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng .12
1.3.1.1 Nguồn lực tài chính. 12
1.3.1.2 Trình độ kỹ thuật, công nghệ thông tin của ngân hàng. . 13
1.3.1.3 Marketing trong hoạt động kinh doanh thẻ. . 13
1.3.1.4 Nguồn nhân lực. 13
1.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài ngân hàng.14
1.3.2.1 Môi trường kinh tế - xã hội . 14
1.3.2.2 Môi trường pháp lý . 15
1.3.2.3 Sự phát triển của công nghệ thông tin. . 15
1.3.2.4 Môi trường cạnh tranh. 16
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thẻ thanh toán. 17
1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng quy mô cung ứng dịch vụ thẻ. .17
1.4.1.1 Tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ thanh toán: . 17
1.4.1.2 Tốc độ tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ:. 18
1.4.1.3 Tốc độ tăng doanh thu (thu nhập) từ dịch vụ thẻ: . 18
1.4.2 Thị phần số lượng thẻ của Agribank trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.18
1.4.3 Sự phát triển của hệ thống máy ATM/POS.18
1.4.3.1 Tốc độ phát triển số lượng máy ATM/POS của Ngân hàng:. 18
1.4.3.2 Tỷ trọng máy ATM/POS của ngân hàng:. 20
1.5 Kinh nghiệm phát triển thẻ thanh toán trong và ngoài nước. . 20
1.5.1 Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) .20
1.5.2 Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB).21
1.5.3 Các ngân hàng tại Hồng Kông .22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ QUẢNG TRỊ. 25
2.1 Giới thiệu chung về Agribank Chi nhánh Thành phố Đông Hà Quảng Trị.25
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển.25
2.1.2 Cơ cấu tổ chức.26
2.1.3 Cơ cấu nguồn nhân lực.27
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Đông Hà giai đoạn 2010-2012.28
2.2 Tình hình phát hành thẻ của Agribank Đông Hà. . 31
2.2.1 Sự phát triển về số lượng thẻ. .31
2.2.2 Doanh số sử dụng thẻ. .36
2.2.3 Doanh số sử dụng trên một đơn vị thẻ: .40
2.2.4 Hiệu quả kinh tế trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Agribank Đông Hà.41
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các loại thẻ của Agribank ĐôngHà. 44
2.3.1 Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý .44
2.3.2 Các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị. .45
2.3.2.1 Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị. 45
2.3.2.2. Cơ cấu dân cư của tỉnh Quảng Trị. . 47
2.3.2.3 Mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thẻ trên địa bàn tỉnhQuảng Trị. . 48
2.3.3 Các nhân tố nội tại của Agribank Đông Hà.53
2.3.3.1 Thực trạng nguồn nhân lực. 53
2.3.3.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng và công nghệ cho dịch vụ thẻ . 53
2.3.3.3 Thực trạng hoạt động marketing. . 58
2.3.3.4 Thực trạng chất lượng dịch vụ thẻ. 62
2.3.3.5 Hoạt động quản lý rủi ro. 66
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ QUẢNG TRỊ. 68
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp . 68
3.1.1 Xu hướng phát triển thẻ thanh toán trên thế giới.68
3.1.2 Định hướng phát triển thẻ ngân hàng giai đoạn 2010- 2020.68
3.1.2.1 Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011- 2015 và định
hướng đến 2020 của Thủ Tướng Chính Phủ. 68
3.1.2.2 Định hướng phát triển ngành ngân hàng về sử dụng thẻ. . 69
3.1.3.1 Mục tiêu chung. 71
3.1.3.2 Một số chỉ tiêu chủ yếu cho hoạt động thẻ của Agribank Đông Hà. . 72
3.2 Một số giải pháp phát triển thẻ thanh toán . 73
3.2.1 Hoàn thiện sản phẩm hiện có, triển khai thêm một số sản phẩm, dịch vụmới.73
3.2.1.1 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các dịch vụ
thẻ để nâng cao chất lượng sản phẩm. . 73
3.2.1.2 Phát hành thêm một số sản phẩm mới và những thiết kế mới ở dòng
sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa. 74
3.2.2 Mở rộng chấp nhận thanh toán thẻ của các tổ chức phát hành, các đối tác
đặc biệt là các tổ chức thẻ quốc tế.75
3.2.3 Nhóm giải pháp về marketing, tiếp thị. .75
3.2.3.1 Thay đổi cách tiếp cận, quản lý thông tin khách hàng. . 76
3.2.3.2 Phân loại khách hàng . 76
3.2.3.3 Chính sách xúc tiến bán hàng. 77
3.2.3.4 Chính sách giá phí dịch vụ linh hoạt và đảm bảo yếu tố cạnh tranh. 77
3.2.3.5 Phát triển hệ thống ATM, POS và mạng lưới các chi nhánh, phònggiao dịch. 79
3.2.3.6 Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối thẻ. 79
3.2.3.7 Chủ động tìm kiếm các ĐVCNT để nâng cao chức năng của thẻ thanh
toán và cung cấp các tiện nghi cho khách hàng. . 80
3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực.80
3.2.5 Tăng cương công tác quản lý rủi ro với hoạt động kinh doanh thẻ tạo lòng
tin cho khách hàng không chỉ trong hoạt động kinh doanh thẻ mà đối với toàn hệ
thống Agribank.81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 83
3.1 Kết luận . 83
3.2 Kiến nghị . 84
3.2.1 Đối với NHNN .84
3.2.1 Đối với Agribank .85
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 86
PHỤ LỤC 1. 87
PHỤ LUC 2. 90
PHỤ LỤC 3. 93
108 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thẻ thanh toán tại Agribank Chi nhánh Thành phố Đông Hà Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng lương từ ngân sách Nhà nước nên được đơn vị trả lương qua
tài khoản thẻ tại các ngân hàng.
Tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng thì đối tượng khác lại có tốc độ tăng lớn
nhất, năm 2012 tăng so với năm 2008 đạt 293,3%. Đối tượng khác ở đây chủ yếu là
cán bộ hưu trí hay những đối tượng được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Năm 2009
theo định hướng của Chính Phủ, những đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ bảo hiểm
xã hội thay vì hàng tháng phải đến chi nhánh bảo hiểm xã hội để nhận thì được cấp
một tài khoản thẻ để hàng tháng đơn vị sẽ tự động chuyển lương. Chính định hướng
mang tính quyết định này đã là cho số lượng thẻ phát hành cho nhóm đối tượng này
ngày càng tăng cao. Đối với đối tượng sử dụng là học sinh-sinh viên, những người
còn đang sống phụ thuộc vào gia đình thì nhu cầu sử dụng thẻ để giao dịch nhận và
chuyển tiền từ gia đình, người thân cũng rất lớn. Năm 2012 so với năm 2008 số
lượng thẻ của đối tượng này tăng lên 1.947 thẻ đạt 215,1% và tốc độ tăng trưởng
bình quân 5 năm qua đạt 33,24%.
2.2.2 Doanh số sử dụng thẻ.
Doanh số sử dụng thẻ là tổng số tiền khách hàng giao dịch qua tài khoản thẻ
mở tại ngân hàng trong thời gian một năm. Bao gồm toàn bộ giá trị sử dụng dịch vụ
thẻ như rút tiền, thanh toán và chuyển khoản tại máy ATM, POS.
Doanh số sử dụng thẻ phản ánh kết quả việc phát triển, mở rộng hoạt động
giao dịch qua tài khoản thẻ. Nếu như các nhân tố khác cố định thì doanh số sử dụng
thẻ càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động giao dịch qua tài khoản thẻ của ngân
hàng càng tốt, ngược lại doanh số sử dụng thẻ của ngân hàng mà giảm trong khi cố
định các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt động giao dịch qua tài khoản thẻ của ngân
hàng là không tốt hay lợi nhuận thu được từ hoạt động này thấp.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
37
Bảng 2.4 Doanh số sử dụng thẻ của Agribank Đông Hà qua các năm.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 2012 So sánh2012/2008 Bình
quân
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % (+/-) (%)
1. Theo phạm vi lãnh thổ 364.700 100 458.800 100 489.300 100 511.850 100 555.400 100 190.700 52,3 11,09
_ Thẻ Quốc tế 93.550 25,7 98.700 21,5 114.100 23,3 125.950 24,6 147.950 26,6 54.400 58,2 12,14
_ Thẻ Nội địa 271.150 74,3 360.100 78,5 375.200 76,7 385.900 75,4 407.450 73,4 136.300 50,3 10,72
2. Theo tính chất thanh toán 364.700 100 458.800 100 489.300 100 511.850 100 555.400 100 190.700 52,3 11,09
_ Thẻ tín dụng 10.200 2,8 13.000 2,8 16.250 3,3 25.350 5,0 31.750 5,7 21.550 211,3 32,83
_ Thẻ ghi nợ 354.500 97,2 445.800 97,2 473.050 96,7 486.500 95,0 523.650 94,3 169.150 47,7 10,24
3. Theo đối tượng sử dụng 364.700 100 458.800 100 489.300 100 511.850 100 555.400 100 190.700 52,3 11,09
- CBCNV 223.270 61,2 263.375 57,4 275.290 56,3 274.380 53,6 301.370 54,3 78.100 35,0 7,79
- Sinh viên 37.715 10,3 41.560 9,1 58.975 12,1 66.625 13,0 98.225 17,7 60.510 160,4 27,04
- Khác 103.715 28,4 153.865 33,5 155.035 31,7 170.845 33,4 155.805 28,1 52.090 50,2 10,71
( Nguồn: Agribank Đông Hà)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
38
Qua bảng 2.4 ở trên ta thấy doanh số sử dụng thẻ đều tăng qua các năm, với
mức tăng trưởng bình quân là 11,09%. Cho thấy số lượng giao dịch qua tài khoản
thẻ của khách hàng ngày càng cao, giao dịch thanh toán qua thẻ thực sự phát huy
được tính năng của mình, được khách hàng yêu thích và dần trở thành thói quen
thanh toán trong đời sống hằng ngày.
Theo phạm vi lãnh thổ, doanh số sử dụng thẻ nội địa vẫn chiếm ưu thế so
với thẻ quốc tế. Năm 2012 doanh số sử dụng thẻ nội địa tăng 136.300 triệu đồng so
với năm 2008 đạt tốc độ tăng 50,3%. Điều đó cho thấy tiện ích trong việc dùng thẻ
là rất lớn và đã được mọi người chú ý đến nhiều hơn, được sử dụng phổ biến hơn
trong các giao dịch hàng ngày, dần dần thay thế thói quen dùng tiền mặt của người
dân.
Tuy doanh số sử dụng thẻ quốc tế của Agribank Đông Hà chiếm tỷ trọng
thấp hơn trong tổng doanh số sử dụng nhưng có tốc độ tăng trưởng đáng kể. Nếu
như năm 2008 doanh số sử dụng chỉ đạt 93.550 triệu đồng thì đến năm 2012 tăng
lên 147.950 triệu đồng với lượng tăng 54.400 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình
quân qua 5 năm là 12,14%.
Ra đời muộn hơn thẻ nội địa nhưng thẻ quốc tế đã phát huy được những lợi
thế của mình trong hoạt động thanh toán ở phạm vi trong nước và nước ngoài. Sử
dụng thanh toán qua thẻ quốc tế khách hàng sẽ nhận được nhiều chương trình ưu
đãi, giảm giá tại các điểm chấp nhận thẻ như nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua
sắm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe Ngoài ra, sử dụng thẻ quốc tế giúp chủ thẻ có thể
đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay tại chỗ, chỉ cần ngồi tại nhà vào internet đặt
mua mọi thứ mình cần, lại còn được ưu đãi giá rẻ. Chính những lợi ích thiết thực
này làm cho doanh số sử dụng thẻ quốc tế trong những năm qua có sự phát triển
vượt bậc.
Phân loại theo tính chất thanh toán thì thẻ ghi nợ (bao gồm thẻ ghi nợ nội địa
và thẻ ghi nợ quốc tế) chiếm ưu thế hơn về doanh số sử dụng tuy nhiên tốc độ tăng
trưởng bình quân qua các năm của thẻ ghi nợ đạt 10,24% thấp hơn tốc độ tăng
trưởng bình quân của thẻ tín dụng 32,83%. Điều đó chứng tỏ thẻ ghi nợ có quy mô
Tr
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
39
doanh số sử dụng lớn hơn nhiều so với thẻ tín dụng nhưng xét ở góc độ tăng trưởng
qua các năm thì doanh số sử dụng thẻ tín dụng lại có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.
Có sự khác biệt này là do thẻ tín dụng chỉ mới được phát hành năm 2007,
trong gian đoạn đầu do mức độ am hiểu của khách hàng về thẻ cũng như điều kiện
phát hành còn nhiều khó khăn nên chưa được khách hàng lựa chọn. Đến giai đoạn
năm 2010, với định hướng của ngân hàng là phát triển sâu các hoạt động dịch vụ
đặc biệt là dịch vụ thẻ, trong đó thẻ tín dụng được quan tâm hàng đầu vì đây là lĩnh
vực còn khá mới đối với Agribank Đông Hà. Thông qua những chính sách xúc tiến
bán hàng hợp lý, đa dạng đã kích thích khách hàng sử dụng thẻ quốc tế nhiều hơn
nên tốc độ tăng trưởng trong những năm này nhanh hơn.
Trong khi đó thẻ ghi nợ ra đời sớm hơn, mang lại nhiều tiện ích thiết thực
nên số lượng thẻ ngày càng tăng, tuy nhiên thị trường này phải đối mặt với sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt với các loại thẻ cùng loại của các ngân hàng khác nên có
dấu hiệu chậm lại nhất là thẻ ghi nợ nội địa.
Theo đối tượng sử dụng, đối tượng khách hàng là CBCNV có doanh số sử
dụng thẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 5 năm qua. Doanh số sử dụng thẻ của đối
tượng này năm 2012 so với năm 2008 tăng 78.100 triệu đồng đạt tốc độ tăng 35%.
CBCNV là đối tượng tiên phong trong hoạt động thanh toán không sử dụng tiền
mặt, thông qua việc nhận lương bằng tài khoản thẻ thì đối tượng này thực hiện các
giao dịch rút tiền, thanh toán hay chuyển khoản qua thẻ rất thuận lợi.
Bên cạnh đó, để cho các đơn vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước lựa
chọn thẻ của ngân hàng để chuyển lương cho cán bộ đơn vị mình. Các ngân hàng đã
gia tăng các hoạt động khuyến mãi như miễn phí phát hành thẻ, tặng tiền vào tài
khoản nhân các dịp lễ lớn, giảm giá khi thanh toán hóa đơn qua các ĐVCNTđã
làm cho khối lượng giao dịch qua thẻ ngày càng cao, doanh số sử dụng ngày càng
nhiều.
Đối với nhóm khách hàng là học sinh-sinh viên, thì doanh số sử dụng đang
còn thấp chỉ chiếm dưới 20% tổng doanh số sử dụng thẻ. Nguyên nhân do đối tượng
học sinh-sinh viên có thu nhập thấp và không ổn định, nhu cầu giao dịch thanh toán
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
40
chưa nhiều, chủ yếu sử dụng thẻ để rút tiền nên doanh số sử dụng thẻ chưa cao. Tuy
nhiên Agribank Đông Hà vẫn có những chính sách ưu đãi dành cho các đối tượng
này như miễn phí phát hành thẻ, giảm giá 10% phí các dịch vụ chuyển tiền, rút
tiền khi xuất trình thẻ sinh viên. Đây được xem là hoạt động kích thích đối tượng
này gia tăng hoạt động sử dụng thẻ vì trong tương lai đối tượng này sẽ là những
khách hàng tiềm năng.
2.2.3 Doanh số sử dụng trên một đơn vị thẻ:
Là tổng số tiền khách hàng giao dịch tính trên một đơn vị thẻ trong thời gian
một năm. Doanh số sử dụng trên một thẻ phản ánh kết quả phát triển giữa doanh số
sử dụng và số lượng, được tính bằng doanh số sử dụng của từng loại thẻ trên tổng số
thẻ loại đó.
Bảng 2.5 Doanh số sử dụng trên một đơn vị thẻ.
ĐVT: Triệu đồng/thẻ/năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
So sánh
2012/2008 Bìnhquân(+/-) (%)
1. Theo phạm vi lãnh thổ
_ Thẻ Quốc tế 163,8 145,1 147,6 97,3 82,7 -81,2 -49,6 -15,7
_ Thẻ Nội địa 61,7 59,7 46,8 39,2 35,2 -26,5 -43,.0 -13,1
2. Theo tính chất thanh
toán
_ Thẻ tín dụng 63,4 73,0 79,3 58,8 56,1 -7,3 -11,5 -3,0
_ Thẻ ghi nợ 73,7 68,2 55,1 45,5 40,9 -32,9 -44,6 -13,7
3. Theo đối tượng sử dụng
- Cán bộ CNV 78,8 74,1 66,8 51,3 53,0 -25,8 -0,3 -9,4
- Sinh viên 41,7 31,5 33,4 33,1 34,4 -7,2 -0,2 -4,7
- Khác 84,3 83,9 53,4 45,4 32,2 -52,1 -0,6 -21,4
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2010, 2012)
Qua bảng 2.5 cho thấy, doanh số sử dụng tính trên một đơn vị thẻ phân loại
theo các tiêu chí đều có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng
bình quân của doanh số sử dụng thẻ thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng
thẻ phát hành. Điều này cho thấy các chính sách phát triển dịch vụ thẻ của ngân
hàng chủ yếu hướng đến sự phát triển về số lượng thẻ mà chưa chú trọng đến doanh
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
41
số nên doanh số sử dụng thẻ phát triển chưa tương xứng với số lượng thẻ. Điều này
phản ánh thực trạng số lượng thẻ phát hành ngày càng nhiều nhưng mức độ giao
dịch lại không cao gây lãng phí mà thẻ chưa phát huy được tiện ích của mình. Vì
vậy, ngân hàng cần phải có những chính sách, chiến lược hướng đến chất lượng thẻ,
sự tiện dụng để khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ đã đăng ký.
2.2.4 Hiệu quả kinh tế trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Agribank Đông Hà.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển
kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí
các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm mục tiêu đề ra. [ 8 ]
Bảng 2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank Đông Hà giai đoạn
2010 -2012.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
So sánh
(2011-2010)
So sánh
(2012-2011)
+/- % +/- %
I. Thu nhập 3.603 3.942 4.185 339 9,4 243 6,2
1.Phí thu từ chủ thẻ 959 1.134 1.303 175 18,2 169 14,9
2.Phí thu từ ĐVCNT 972 1.012 1.009 40 4,1 -3 -0,3
3.Phí đại lý thanh toán 894 982 987 88 9,8 5 0,5
4.Phí khác 778 814 886 36 4,6 72 8,8
II. Chi phí 1.937 2.082 2.300 145 7,5 218 10,5
1.Chi phí trang bị máy móc 1.025 1.048 1.121 23 2,2 73 7,0
2.Chi phí in ấn 264 332 395 68 25,8 63 19,0
3.Chi hoạt động 287 320 383 33 11,5 63 19,7
4. Chi phí khác 361 382 401 21 5,8 19 5,0
III. LN trước thuế 1.666 1.860 1.885 194 11,6 25 1,3
( Nguồn: Báo cáo tổng kết thu dịch vụ năm 2012)Trư
ờ
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
42
Mục đích cuối cùng trong hoạt động kinh doanh thẻ không phải là việc gia
tăng phát hành số lượng hay doanh số sử dụng thẻ mà chính là lợi nhuận do sự phát
triển về số lượng và doanh số sử dụng thẻ mang lại cho ngân hàng.
Qua bảng trên ta thấy thu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ đều tăng qua các
năm, năm 2011 tăng 339 triệu đồng so với năm 2010 và năm 2012 tăng 243 triệu
đồng so với năm 2011. Trong đó tăng mạnh nhất là các khoản phí thu từ chủ thẻ
như: phí thường niên mà chủ thẻ phải nộp theo hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng và
phí phát hành, phát hành lại của các loại thẻ khác. Năm 2010 nguồn thu này chỉ có
959 triệu đồng thì năm 2011 tăng lên 1.134 triệu đồng và đến năm 2012 đạt 1.303
triệu đồng. Khoản phí này mang tính cố định nên khi phát hành số lượng thẻ nhiều
thì khoản thu này cũng trở nên đáng kể. Tuy nhiên trên thực tế để khuyến khích
khách hàng phát hành thẻ ngân hàng thường miễn phí đối với các chủ thẻ mới sử
dụng nên khoản thu nhập này của ngân hàng ngày càng eo hẹp hơn.
Khoản thu nhập thứ hai tương đối ổn định mà ngân hàng thu được đó là thu
từ các ĐVCNT như: các khoản phí mà khách hàng sử dụng phải trả cho ngân hàng
khi thực hiện các giao dịch thanh toán tại các ĐVCNT hay một khoản lãi nếu như
không thanh toán đầy đủ theo sao kê. Khoản phí chậm trả mà ngân hàng áp dụng
đối với các chủ thẻ ứng với mỗi sao kê, ngân hàng buộc chủ thẻ phải thanh toán một
khoản tối thiểu, phần còn lại sẽ áp dụng mức phí chậm trả mà thực chất là lãi quá
hạn. Tuy nhiên tốc độ tăng của nguồn thu nhập này rất chậm năm 2011 chỉ tăng 40
triệu đồng so với năm 2010 đến năm 2012 lại giảm 3 triệu đồng so với năm 2011.
Cho thấy khách hàng có xu hướng giảm việc thanh toán tại các ĐVCNT vì vậy
trong thời gian đến Agribank Đông Hà nên có nhiều chính sách giảm giá cho khách
hàng khi thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ của mình để khuyến khích khách
hàng sử dụng thẻ thay cho việc phải chi trả bằng tiền mặt.
Một khoản thu không kém phần ổn định là khoản thu từ phí do thực hiện
thanh toán cho các tổ chức tín dụng khác hoặc cho các tổ chức phát hành thẻ, khoản
phí này được gọi là phí đại lí thanh toán. Cũng giống như khoản phí thu từ ĐVCNT
thì khoản phí này cũng có mức tăng tương đối thấp qua các năm. Năm 2011 tăng 88
Trư
ờng
Đạ
i họ
Kin
h tế
Hu
ế
43
triệu đồng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng 9,8%, năm 2012 tăng không đáng kể so
với năm 2011.
Ngoài ra còn có các loại phí khác như: phí gia hạn mức tín dụng, phí tra soát,
phí cấp lại thẻ bị mất cắp, thất lạc...
Nhìn chung, thu nhập từ dịch vụ thẻ qua các năm đều tăng, trong đó chủ yếu
do tăng nguồn thu từ chủ thẻ còn các nguồn thu khác hầu như không có sự thay đổi
nhiều. Vì vậy trong thời gian đến để tăng thu nhập trong hoạt động kinh doanh thẻ
đòi hỏi ngân hàng phải có những chính sách hợp lý để kích thích gia tăng số lượng
thẻ và tăng mức độ giao dịch qua tài khoản thẻ.
Bên cạnh những khoản thu từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, kinh
doanh thẻ cũng phải bỏ ra nhiều loại chi phí, bao gồm: Chi phí trang bị máy móc,
chi phí in ấn, chi hoạt động và các khoản chi khác. Với quy mô ngày càng lớn cả về
số lượng lẫn chất lượng đòi hỏi chi phí ngân hàng phải bỏ ra ngày càng nhiều. Năm
2011 chi phí cho hoạt động thẻ 2.082 triệu đồng tăng 145 triệu đồng so với năm
2010 và đến năm 2012 chi phí tăng lên 2.300 triệu đồng với lượng tăng 218 triệu
đồng, tương đương 10,5% so với năm 2011.
Trong đó chi phí trang bị máy móc thiết bị cho các cơ sở chấp nhận thẻ hay
máy ATM là khoản chi phí lớn nhất. Năm 2011 chi phí này là 1.048 triệu đồng tăng
23 triệu đồng so với năm 2010 và năm 2012 tăng thêm 73 triệu đồng so với năm
2011. Đây là các khoản chi phí liên quan đến khấu hao tài sản cố định của ngân
hàng và chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị liên quan đến thẻ.
Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, chi phí này chiếm
một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh thẻ bởi tốc độ hao mòn của máy móc
thiết bị rất lớn. Đây là một khó khăn tương đối lớn cho việc phát triển thị trường thẻ
bởi phần lớn thiết bị đều phải nhập từ nước ngoài có trình độ khoa học kỹ thuật cao.
Chi phí in ấn và mã hoá thông tin, quản lý hồ sơ khách hàng, khoản chi này
tương đối ổn định và chiếm một tỷ trọng nhỏ. Chi hoạt động bao gồm các khoản lệ
phí tham gia tổ chức thẻ quốc tế, khoản này được cố định hàng năm và được tổ chức
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
nh t
ế H
uế
44
thẻ quốc tế quy định. Các khoản chi phí này chiếm tỷ trọng không cao và mang tính
cố định nên khó tiết kiệm.
Các chi phí khác bao gồm: Chi phí bảo hiểm liên quan đến tài sản cố định,
các khoản trả lãi cho số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng và các
chi phí liên quan khác, chi phí cho việc quảng cáo, Marketing sản phẩm thẻ, các tổn
thất do các rủi ro phát sinh. Chi phí này chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau chi phí trang
bị máy móc thiết bị và cũng có xu hướng tăng nhưng nguồn thu này không mang
tính cố định vì vậy Agribank Đông Hà có thể tiết kiệm chi phí này để tăng lợi nhuận
cho hoạt động kinh doanh thẻ trong thời gian đến.
Qua bảng 2.6 ta thấy thu nhập trong lĩnh vực thẻ luôn tăng qua các năm, đặc
biệt là tăng nguồn phí thu từ chủ thẻ với tốc độ tăng trưởng qua các năm xấp xỉ 20%.
Tuy nhiên chi phí cho hoạt động thẻ cũng tăng lên nhất là chi phí trang bị máy móc
thiết bị vì thẻ là một hoạt động kinh doanh mang tính hiện đại nên để phát triển hoạt
động này đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư chi phí khá lớn để đầu tư vào tài sản cố
định này nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh thẻ vẫn mang lại nguồn thu nhập
đáng kể cho ngân hàng, tạo sức hấp dẫn cho những người kinh doanh thẻ. Tỷ lệ sinh
lời trên kinh doanh thẻ vượt lên trên tất cả các loại hình kinh doanh khác với 1%
tăng trưởng về quy mô thị trường và gắn liền với nó là sự tăng trưởng mạnh mẽ về
lợi nhuận kinh doanh.
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các loại thẻ của Agribank Đông
Hà.
2.3.1 Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý
Năm 1999 chứng kiến sự ra đời của Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán
thẻ ngân hàng do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành theo Quyết định số
371/1999/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 10 năm 1999, đã đánh dấu một bước tiến lớn
đối với dịch vụ thẻ tín dụng tại Việt Nam. Tạo ra một môi trường pháp lý cho các
ngân hàng xây dựng quy chế nghiệp vụ cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẻ
phù hợp với tình hình thị trường và điều kiện của từng ngân hàng.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
45
Tuy vậy, với tốc độ phát triển dịch vụ thẻ của các NHTM Việt Nam hiện nay,
quy chế này trên thực tế đã tỏ ra bất cập và không bao hàm được hết mọi mặt
nghiệp vụ. Các NHTM vừa phải lo phát triển dịch vụ sản phẩm mới và phải lo vận
dụng các quy định khác nhau trong lĩnh vực thẻ của ngân hàng sao cho phù hợp đã
phần nào cản trở sự đầu tư để phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng.
Tuy nhiên để tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ ngày càng hoàn
thiện thì Nhà nước đã có nhiều quy định mới như Quyết định số 2453/QĐ-TTg do
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện đề án đẩy mạnh hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Đây là định hướng quan
trọng trong lĩnh vực thanh toán nói chung và hoạt động dịch vụ thẻ ngân hàng nói
riêng, bắt buộc các doanh nghiệp trả lương cho cán bộ nhân viên thông qua hệ
thống tài khoản tại ngân hàng... Chính vì vậy, dịch vụ thẻ ngân hàng có điều kiện
phát triển với tốc độ rất nhanh.
Ngày 28/12/2012 Thông tư 35 của NHNN đã quy định về phí dịch vụ thẻ ghi
nợ nội địa. Trong đó quy định nguyên tắc thu phí, biểu khung phí theo lộ trình, tổ
chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngoài khung phí dịch vụ thẻ đã ban
hành đã góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh về giá phí giữa các ngân
hàng. Đồng thời, ĐVCNT không được thu phí giao dịch đối với chủ thẻ khi thanh
toán tại máy POS, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể liên quan, thúc đẩy
khách hàng tăng cường giao dịch tại các điểm chấp nhận thẻ thay vì phải mất thời
gian rút tiền tại các máy ATM để thanh toán.
Đồng thời ban hành Thông tư 36 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và
đảm bảo an toàn hoạt động của máy ATM nhằm thực hiện song hành đồng bộ với
Thông tư 35 từ ngày 01/03/2013. Qua đó tăng cường nghĩa vụ và trách nhiệm đảm
bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng ATM của các tổ chức cung ứng dịch thanh toán có
trang bị ATM và các đơn vị liên quan.
2.3.2 Các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị.
2.3.2.1 Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị.
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
ế H
uế
46
Kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị đã và đang đạt được nhiều thành tựu
quan trọng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt
10,7%, thu nhập bình quân đầu người tăng dần theo các năm, nếu năm 2005 thu
nhập bình quân đầu người chỉ đạt 5,8 triệu đồng thì đến năm 2011 là 21,6 triệu đồng
(khoảng 1.000 USD/người) [5]. Thu nhập của người dân ngày càng tăng thì nhu cầu
của con người về cuộc sống hiện đại cũng ngày càng tăng. Ngoài việc chi tiêu thu
thập cho những nhu cầu thiết yếu, người dân còn chi tiêu cho những nhu cầu cao
hơn như giải trí, mua sắm, du lịchTuy nhiên việc mang theo một lượng tiền mặt
để chi tiêu lại trở thành một trở ngại đối với nhiều người bởi tâm lý lo sợ không an
toàn. Xuất phát từ điều này, người dân sẽ lựa chọn thanh toán qua thẻ vừa đảm bảo
an toàn, tiện lợi và nhanh chóng. Điều này mở ra cơ hội lớn cho ngân hàng trong
việc gia tăng phát hành và sử dụng thẻ.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực là tăng tỷ trọng các
ngành công nghiệp – xây dựng và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, năm 2005
tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 25,7% và nông nghiệp chiếm
35,9% thì năm 2011 tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng đạt 36,7% và nông
nghiệp chỉ còn 28,6% [5]. Công nghiệp-xây dựng là những lĩnh vực đòi hỏi sự linh
hoạt, nhanh chóng và hiện đại trong hoạt động thanh toán hơn so với các ngành
nông nghiệp nên khi cơ cấu các ngành nghề này chiếm tỷ trọng lớn thì nhu cầu sử
dụng các dịch vụ thanh toán ngân hàng ngày càng nhiều sẽ là một môi trường thuận
lợi cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng.
Bên cạnh đó, mục tiêu đề ra của tỉnh Quảng Trị là phát triển mạnh các ngành
thương mại và dịch vụ nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tiềm năng lớn và
có sức cạnh tranh đã thúc đẩy sự phát triển của hệ thống siêu thị, trung tâm thương
mại lớn. Nếu như năm 2010 toàn tỉnh chỉ có 15 siêu thị và trung tâm thương mại thì
đến năm 2012 số lượng đã tăng lên 24 [5]. Siêu thị và các trung tâm thương mại là
nơi tập trung mua sắm vì vậy sẽ thu hút người dân phát sinh nhu cầu thanh toán qua
thẻ để thuận tiện cho quá trình mua hàng hóa tại đây. Khi số lượng siêu thị và các
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
ế
47
trung tâm thương mại ngày càng tăng thì nhu cầu sử dụng thẻ để thanh toán ngày
càng nhiều đem lại lợi nhuận cho ngân hàng ngày càng cao.
Mặt khác hệ thống siêu thị và các trung tâm thương mại sẽ là những đối tác
của ngân hàng để trong việc chấp nhận trở thành ĐVCNT của ngân hàng để hưởng
các ưu đãi trong quan hệ vay vốn đồng thời giảm chi phí trong quá trình cất trữ tiền
mặt và dễ dàng kiểm soát được dòng tiền vào. Tóm lại sự phát triển mạnh mẽ của hệ
thống siêu thị và các trung tâm thương mại sẽ thúc đẩy sự phát triển về số lượng thẻ
thanh toán và doanh số sử dụng đồng thời giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới
ĐVCNT.
Trong lĩnh vực du lịch, ngày càng có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc
trưng để xây dựng một số thương hiệu du lịch mạnh như: du lịch về lại chiến trường
xưa, phát triển mạnh khu dịch vụ và du lịch Cửa Việt – Cửa Tùng – đảo Cồn Cỏ,
liên kết chặt chẽ với du lịch các vùng miền trong cả nước và các nước trên tuyến
hành lang kinh tế Đông – Tây để thu hút khách nội địa và quốc tế. Năm 2011 Quảng
Trị đã đón 288 nghìn lượt khách nội địa và khách quốc tế là 41 nghìn lượt người [5],
cho thấy sự phát triển ngày càng mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ,
đây sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển về doanh số sử dụng thẻ và hoạt động
thanh toán thẻ nội địa cũng như thẻ quốc tế.
Nguồn thu nhập của người dân ngày càng tăng và những thành tựu to lớn
trong sự phát triển của lĩnh vực thương mại và dịch vụ hay sự lớn mạnh của hệ
thống siêu thị và các trung tâm thương mại của tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua
sẽ là nhân tố quan trọng làm tiền đề cho sự phát triển thẻ thanh toán trong thời gian
đến.
2.3.2.2. Cơ cấu dân cư của tỉnh Quảng Trị.
Năm 2012 dân số trung bình của tỉnh là 608.142 người. Dân số thành thị có
177.681 người, chiếm 29,2% còn dân số nông thôn có 430.461 người, chiếm 70,8%.
Tổng số lao động của tỉnh năm 2012 là 326.389 người trong đó lao động làm việc
tại thành thị là 94.523 người và lao động làm việc tại địa bàn nông thôn là 231.866
người [5]. Sự phát triển không ngừng của dân cư đặc biệt là số lao động làm việc tại
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
48
thành thị tạo nên một thị trường tiềm năng cho việc phát triển thẻ trong thời gian
đến.
Năm 2012 số lượng CBCNV của tỉnh Quảng Trị là 57.243 người. Đây là
những đối tượng trực tiếp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước sẽ là những đối
tượng tiên phong thực hiện theo Chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/08/2007 của
Chính Phủ về việc trả lương qua tài khoản của ngân hàng. Định hướng này đã thúc
đẩy số lượng thẻ thanh toán ngày càng phát triển. Hiện tại số lượng thẻ phát hành
cho đối tượng này năm 2012 của Agribank Đông Hà chỉ mới đạt 5.689 thẻ (bảng
2.3) và doanh số sử dụng tính trên một thẻ chỉ có 53 triệu đồng (bảng 2.5) vẫn còn
quá ít so với tiềm năng hiện có. Nguyên nhân do mang yếu tố bị động nên một bộ
phận CBCNV vẫn giữ thói quen dùng tiền mặt, còn tâm lý e ngại khi tiếp cận và sử
dụng loại hình thanh toán qua thẻ. Đây cũng là một khó khăn lớn trong hoạt động
kinh doanh thẻ khi số lượng thẻ ngày càng tăng nhưng doanh số sử dụng vẫn còn
thấp, thẻ chỉ để rút tiền chứ không phát sinh bất cứ giao dịch thanh toán nào khác.
Số lượng sinh viên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2012 là 18.165 người,
trong đó số lượng thẻ phát hành cho đối tượng này chỉ mới đạt 2.852 (bảng 2.3) thẻ
xấp xỉ 16% tổng số lượng sinh viên. Đối tượng này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_the_thanh_toan_tai_agribank_chi_nhanh_thanh_pho_dong_ha_quang_tri_651_1912344.pdf