Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh khối các cơ quan trung ương

DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT .

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP

LUẬT CHO THANH NIÊN CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN

HỒ CHÍ MINH . 9

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật cho

thanh niên của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh . .9

1.2 Chủ thể, nội dung, hình thức và mục tiêu của tổ chức Đoàn thanh niên

cộng sản Hồ Chí Minh trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên .21

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng và các điều kiện đảm bảo để Đoàn thanh niên

cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên

 . . . 29

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHO THANH NIÊN CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ

MINH KHỐI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG . 35

2.1 Khái quát chung về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Khối các cơ

quan Trung ương . . . . 35

2.2 Tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của Đoàn thanh

niên cộng sản Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương . 46

2.3 Đánh giá kết quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của Đoàn

thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương . . 66

CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM PHỔ BIẾN, GIÁO

DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ

MINH KHỐI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG .74

3.1 Quan điểm bảo đảm phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên của Đoàn

thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương 74

3.2 Giải pháp bảo đảm hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên

của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương.78

KẾT LUẬN . . 99

DANH MỤC THAM KHẢO . 101

pdf110 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh khối các cơ quan trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức Đoàn. Yêu cầu về khối lượng và chất lượng công việc trong bối cảnh Đảng ta đang tăng cường công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, Chính phủ ta xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo và phát triển đòi hỏi công tác tham mưu, thực thi nhiệm vụ ngày một cao cho đội ngũ cán bộ ở Trung ương nói chung và thanh niên trong Khối các cơ quan Trung ương nói riêng. Việc đoàn viên thanh niên trong Khối phân bổ ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, nhu cầu được tiếp cận và PBGDPL của thanh niên đa dạng trong bối cảnh nguồn kinh phí và các điều kiện đảm bảo cho công tác này của Đoàn còn hạn chế cũng là một trở ngại không nhỏ để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. 46 2.2 Tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương 2.2.1 Công tác chỉ đạo của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Công tác PBGDPL là một trong những nội dung cơ bản trong công tác giáo dục của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nhằm trang bị kiến thức, nhận thức cho thanh niên về việc chấp hành nghiêm Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật có tác động trực tiếp và lâu dài tới kết quả của công tác Đoàn và phong trào thanh niên; là tiêu chí để đánh giá chất lượng phong trào, chất lượng đoàn viên, thanh niên, là điều kiện kiên quyết để tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương xung kích thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Xác định được tầm quan trọng của công tác PBGDPL, trong những năm qua, Ban Thường vụ Đoàn Khối đã luôn quan tâm đến việc PBGDPL cho đoàn viên, thanh niên trong Khối. Ban Thường vụ (BTV) Đoàn Khối đã tham mưu cho BTV Đảng ủy Khối chỉ đạo các cấp ủy Đảng trực thuộc quan tấm đến công tác thanh niên; chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, lý tưởng cách mạng cho thanh niên và đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú để phát triển Đảng. Đồng thời tập trung giải quyết các kiến nghị, tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên các đơn vị phát triển, chăm lo giải quyết việc làm, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật cho thanh niên. Đoàn Khối đã tham mưu cho BTV Đảng ủy Khối Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường cự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Chương trình hành động Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công 47 tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030; Tham mưu Ban Chấp hành Đảng ủy Khối ban hành Nghị quyết 01-NQ/ĐUK ngày 28/7/2009 về Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác thanh niên Khối các cơ quan Trung ương. Đặc biệt, Đoàn Khối đã xây dựng, triển khai các Chương trình “Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương tham gia phổ biến, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật giai đoạn 2013 - 2017” và “Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 - 2022”, trong đó giao nhiệm vụ chủ trì cho Đoàn thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn thanh niên các cơ quan khối nội chính (Đoàn thanh niên Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Đoàn thanh niên Tòa án Nhân dân tối cao, Đoàn thanh niên Ban Nội chính Trung ương...) phối hợp với Ban Tuyên giáo Đoàn Khối và các cơ sở Đoàn tổ chức các hoạt động PBGDPL cho thanh niên, tăng cường vai trò của thanh niên Khối các cơ quan Trung ương trong việc tham gia góp ý xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Ngoài ra, Ban Thường vụ Đoàn Khối đã ký chương trình phối hợp với Thành Đoàn Hà Nội, Đoàn thanh niên bộ Công an, Đoàn thanh niên Khối Doanh nghiệp Trung ương và Ban thanh niên Quân đội trong các hoạt động PBGDPL cho thanh niên. Đoàn Khối cũng chỉ đạo các cấp bộ Đoàn triển khai PBGDPL kịp thời, có trọng tâm, có trọng điểm, xác định đối tượng cụ thể, phù hợp với từng thời điểm, gắn với các sự kiện chính trị - xã hội, sự kiện chính trị - pháp lý và phục vụ nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và của đất nước như: Tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 2013, góp ý sửa đổi Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự sửa đổi, góp ý xây dựng dựng Luật phòng, chống tham nhũng, sửa đổi Luật Kiểm toán năm 2015, Luật thanh niên sửa đổi...cùng nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật. Ban Thường vụ Đoàn Khối chủ trương chỉ đạo các cơ sở Đoàn trực thuộc gắn giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo 48 đức, lối sống văn hoá cho đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành đồng bộ với việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hàng năm, Đoàn Khối thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung của Chương trình tại các cơ sở đoàn trực thuộc thông qua công tác kiểm tra, làm việc, giao ban công tác Đoàn và phong trào thanh niên và các đợt kiểm tra chuyên đề. Qua đó, kịp thời chấn chỉnh những thiếu xót, giúp các đơn vị tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Chương trình công tác đã đề ra trong nhiệm kỳ. Đối với các cơ sở Đoàn trực thuộc, bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Đoàn Khối, các cấp bộ Đoàn đã có nhiều sáng tạo trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, gắn với nhiệm vụ chuyên môn, chính trị của cơ quan, đơn vị; lồng ghép PBGDPL vào các nội dung khác của công tác Đoàn và phong trào thanh niên, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Hằng tháng, trên cơ sở định hướng của Ban Tuyên giáo Đoàn Khối, đa số các cơ sở Đoàn trực thuộc ban hành định hướng công tác tuyên truyền, giáo dục của tổ chức Đoàn, trong đó có nội dung giáo dục pháp luật cho thanh niên; chỉ đạo, hướng dẫn việc nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng dư luận trong đoàn viên, thanh niên để có hướng tuyên truyền, giáo dục phù hợp; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục pháp luật cho thanh niên, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong thanh niên, tích cực tham gia phong trào giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cơ quan và trên địa bàn dân cư, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. 49 Có thể nói, công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện giáo dục pháp luật cho thanh niên của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương trong thời gian qua đã được quan tâm, tạo sự thống nhất trong nhận thức của đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp, góp phần thúc đẩy các hoạt động giáo dục pháp luật, phát huy vai trò của thanh niên (đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức trẻ) tham gia xây dựng thể chế, chính sách, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên Khối các cơ quan Trung ương. 2.2.2 Công tác tổ chức thực hiện nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên thông qua các hình thức cụ thể Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Đảng ủy Khối các các cơ quan Trung ương, hằng năm Ban Thường vụ Đoàn Khối đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm công tác Đoàn gắn với PBGDPL cho thanh niên. Các kết quả của công tác này được thể hiện trên các mặt sau: 2.2.2.1 Về nội dung và đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Nội dung PBGDPL cho thanh niên được Đoàn Khối các cơ quan Trung ương triển khai khá đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng và chương trình hoạt động cụ thể của thanh niên. Trong đó tập trung vào các nội dung sau đây: Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và các văn bản pháp luật có tác động trực tiếp đến đời sống cán bộ, nhân dân và thanh niên. Trong đó chú trọng đến các nội dung pháp luật về: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sử đổi, Bộ Luật dân sự, Bộ Luật hình sự, các quy định về an ninh quốc phòng, ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, pháp luật về biển đảo; Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân; Luật bảo vệ môi trường, Luật sở hữu trí tuệ, các quy định về bảo vệ tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn thực phẩm; an 50 toàn giao thông; phòng, chống mua bán người, bạo lực gia đình, bạo lực học đường... Thứ hai, tuyên truyền văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến việc triển khai nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị thuộc các cơ quan Trung ương. Đây là nhóm các nội dung mang tính bắt buộc và được triển khai thường xuyên tại các cơ sở Đoàn trực thuộc Đoàn Khối. Thứ ba, cập nhật thông tin, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới được Quốc hội thông qua, liên quan đến kinh tế, xã hội và tư pháp; các hoạt động của thanh niên tham gia xây dựng, góp ý các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực kính tế, xã hội, quốc phòng an ninh và những vấn đề liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên. Thứ tư, tăng cường tuyên truyền, phổ biến thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật, gắn định hướng dư luận xã hội, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật và tổ chức tuyên truyền các nội dung liên quan đến nghiệp vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ Đoàn, báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn. Nội dung PBGDPL được truyền đạt hiệu quả khi phù hợp với từng điều kiện và đối tượng cụ thể. Với đặc thù của Khối các cơ quan Trung ương, công tác PBGDPL chủ yếu tập trung vào 02 nhóm đối tượng chính: Một là, đối với đoàn viên thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại Khối các cơ quan Trung ương: Đây là lực quạn quan trọng trong việc tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước ở Trung ương. Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương Đoàn và Ban Thường vụ Đoàn Khối, các cấp bộ Đoàn đã bán sát sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong việc tập trung PBGDPL cho đối tượng cán bộ trẻ, 51 cán bộ mới được tuyển dụng vào cơ quan về các nội dung: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Luật lao động, Luật cán bộ công chức, Luật giao thông, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Bảo hiểm xã hội... đặc biệt là các văn bản, nghị định hướng dẫn thi hành liên quan đến các lĩnh vực quản lý của từng ban, bộ, ngành ở Trung ương. Bên cạnh đó, các cơ sở Đoàn trong Khối còn đẩy mạnh việc tham gia xây dựng và phản biện các chính sách pháp luật, đây cũng được coi là cách thức để tăng cường PBGDPL trong đối tượng cán bộ, công chức đồng thời phát huy tinh thần xung kích, trách nhiệm của thanh niên trong việc tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Hai là, với đối tượng là sinh viên trong Khối: Mục tiêu chung của tổ chức Đoàn trong PBGDPL cho đối tượng sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng và học viện là chú trọng thông qua công tác Đoàn để bồi dưỡng, trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật, nêu cao trách nhiệm của bản thân với nhà trường, cộng đồng và xã hội, hướng thanh niên sống có ước mơ, hoài bão. Trong giai đoạn 2012 - 2019, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn trong Khối tích cực tuyên truyền các nội dung về: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật thanh niên, Luật giao thông, Luật phòng, chống ma túy, Luật giáo dục, Luật Việc làm, các nội dung cơ bản của các Bộ luật Hình sự và Dân sự...đã có 753 buổi hội thảo, tọa đàm trao đổi, hội thi tìm hiểu về pháp luật trong sinh viên được tổ chức thu hút hơn 250.000 lượt sinh viên tham gia. 100% các Đoàn cơ sở chỉ đạo trong năm mỗi chi đoàn có ít nhất 02 buổi sinh hoạt chuyên đề về phổ biến và thảo luận các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hiệu quả bước đầu của việc lựa chọn nội dung phù hợp với đối tượng sinh viên đã giúp hướng dẫn mỗi bạn thanh niên trở thành những tuyên truyền viên pháp luật tích cực, trước tiên là tuyên truyền phổ biến pháp luật cho bạn bè, người thân trong gia đình góp phần đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống. 52 Bên cạnh việc tập trung vào nhóm đối tượng nêu trên, Đoàn Khối các cơ quan Trung ương cũng đặc biệt quan tâm đến việc tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến đông đảo nhân dân thông qua các hoạt động tình nguyện của Đoàn ở các địa phương, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo. Với thế mạnh của mình, thanh niên trong Khối đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện kết hợp thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ như: Trao đổi kiến thức với thanh niên ở địa phương về các văn bản mới, kỹ năng nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý Nhà nước với thanh niên các sở, ban, ngành địa phương; tham gia hỗ trợ pháp lý cho đồng bào và nhân dân nơi Đoàn đến công tác, tổ chức tuyên truyền pháp luật về các nội dung liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình, Luật thừa kế, Luật Kiếu nại, tố cáo, Luật đất đai, Luật bảo vệ Môi trường, Luật nghĩa vụ quân sự; Luật phòng, chống ma túy... và trao tặng nhiều ấn phẩm, sách báo, tài liệu cho tủ sách pháp luật các địa phương. Kết quả trong nhiệm kỳ 2012-2017 đã có 3.725 hoạt động của các cơ sở Đoàn trong Khối được triển khai ở 52 tỉnh, thành phố trong cả nước với hơn 1.600 hoạt động có lồng ghép nội dung PBGDPL, trên 400.000 ấn phẩm tuyên truyền và 600 tủ sách pháp luật được trao tặng; nhiều hoạt động hỗ trợ pháp lý, tuyên truyền pháp luật cho đông đảo thanh niên và nhân dân ở các địa phương được tổ chức. 2.2.2.2 Về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên Qua thực tiễn triển khai công tác PBGDPL cho thanh niên của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương trong giai đoạn 2012 - 2019 cho thấy đây luôn là một nhiệm vụ khó khăn, khô khan đối với giới trẻ, luôn đòi hỏi sự năng động và sáng tạo. Cùng với sự bùng nổ về thông tin và cách thức tiếp cận thông tin của thanh niên có sự thay đổi rõ rêt. Bên cạnh những hình thức truyền thống, thanh niên có xu hướng tiếp nhận thông tin pháp luật thông qua báo, đài và internet; đa số thanh niên trong Khối đánh giá các hình thức 53 PBGDPL của Đoàn như: nghe nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các hoạt động văn hóa văn nghệ có lồng ghép tuyên truyền pháp luật, các buổi sinh hoạt chi đoàn... mang lại nhiều hiệu quả cao hơn so với các hình thức khác. (Xem bảng 4) Bảng 4. Nhu cầu về các hình thức phổ biến, giao dục pháp luật cho thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Stt Nội dung Tỷ lệ (%) CBCC SV 1 Nghe nói chuyện chuyên đề 64,1 55,2 2 Thi tìm hiểu pháp luật 72,8 56,1 3 Thông qua Câu lạc bộ pháp luật 33,7 49,6 4 Thông qua hội thi tuyên truyền viên pháp luật 42,5 61,2 5 Tuyên truyền pháp luật lồng ghép với các trương trình văn hóa, văn nghệ, tiểu phẩm... 78,3 81,1 6 Làm báo tường 19,7 21,1 7 Phát tờ rơi tuyên truyền về luật 18,6 27,6 8 Thông qua truyền hình, báo, đài, internet... 83,5 86,4 9 Thông qua các kênh tuyên truyền của Đoàn như báo, website, báo cáo chuyên đề... 56,1 39,3 10 Xét xử qua phiên tòa giả định 21,6 33,9 11 Thông qua tuyên truyền, tư vấn pháp luật trong các hoạt động tình nguyện 39,8 39,6 12 Thông qua sinh hoạt chi đoàn 77,4 66,2 54 13 Thông qua các hoạt động góp ý xây dựng pháp luật 75,2 61,1 Nguồn: Đoàn Khối các cơ quan Trung ương 2017 Căn cứ đánh giá của thanh niên về các hình thức PBGDPL của Đoàn, trong quá trình triển khai Chương trình Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương tham gia phổ biến, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật giai đoạn 2013 - 2017 và Chương trình Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 - 2022, các hình thức PBGDPL của Đoàn Khối đã được lựa chọn và áp dụng khá phong phú, đa dạng, bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa hình thức PBGDPL truyền thống và những hình thức mới đang áp dụng có hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng thanh niên và điều kiện thực tiễn, đó là: Phổ biến pháp luật thông qua hoạt động hội thảo, tọa đàm góp ý xây dựng pháp luật: Với lực lượng đoàn viên đang học tập, công tác tại các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, Đoàn Khối coi đây là hình thức PBGDPL thế mạnh của thanh niên các cơ quan Trung ương. Các diễn đàn, tọa đàm nhằm góp ý xây dựng, bổ sung, sửa đổi những quy định của pháp luật chưa phù hợp thường xuyên được tổ chức mang lại hiệu quả thiết thực. Trong giai đoạn từ 2012 - 2019, Đoàn Khối đã tổ chức nhiều hoạt động tham gia góp ý xây dựng thể chế, chính sách pháp luật liên quan đến thanh thiếu niên thông qua các diễn đàn phổ biến, lấy ý kiến của thanh niên vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Bộ luật Dân sự sửa đổi, Bộ luật Hình sự sử đổi, các diễn đàn Luật thanh niên sửa đổi, Luật tiếp cận thông tin, Luật phòng, chống tham nhũng... cùng nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật. Thông qua các hoạt động này đã tạo điều kiện phát huy trí tuệ và trách nhiệm của thanh niên Khối các cơ quan Trung ương, để thanh niên tiếp cận, tham gia thảo luận, thực hiện quyền và trách nhiệm của mình trong việc giám sát và 55 phản biện xã hội, góp phần nâng cao nhận thức về chủ trương xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật. Các diễn đàn này được chú trọng triển khai và trở thành những hoạt động đem lại ý nghĩa tích cực cho thanh niên, tạo môi trường trực tiếp để thanh niên tham gia nghiên cứu, trao đổi, học hỏi kiến thức và kỹ năng từ những nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, người hoạt động thực tiễn đã thu hút đông đảo thanh niên tham gia, nhất là đội ngũ thanh niên cán bộ công chức công tác trong mảng pháp chế của các ban, bộ, ngành và đoàn viên thanh niên sinh viên trong các đơn vị đào tạo về luật. Đặc biệt, các Diễn đàn Phổ biến, lấy ý kiến thanh niên vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự sửa đổi và Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi đã tạo sức lan tỏa sâu rộng, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện PBGDPL trong thanh niên. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ Đoàn và thanh niên: Chủ thể chính trong hoạt động PBGDPL của tổ chức Đoàn cho thanh niên là đội ngũ cán bộ Đoàn, do đó hằng năm công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đối tượng này được Đoàn Khối triển khai thường xuyên. Trên cơ sở cụ thể hóa nghị quyết đề ra từ đầu nhiệm kỳ, trong chương trình công tác năm, Ban Thường vụ Đoàn Khối triển khai ít nhất từ 3 - 4 hội nghị tập huấn cấp Đoàn Khối, từ 100 - 150 hội nghị tập huấn cấp cơ sở có chuyên đề về kiến thức pháp luật mới và kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL nhằm phổ biến, giới thiệu, cập nhật, bồi dưỡng những nội dung cơ bản và điểm mới, sửa đổi, bổ sung trong các văn bản luật, bộ luật, pháp lệnh mới được Quốc hội thông qua. Các lớp tập huấn được các chuyên gia, lãnh đạo các ban, bộ, ngành tại các cơ quan chủ trì xây dựng, soạn thảo và thẩm định văn bản pháp luật trực tiếp trao đổi. Các hội nghị và lớp tập huấn tập trung cập nhật các văn Luật như: Luật bảo vệ môi trường, Luật Hộ tịch, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Chính 56 quyền địa phương, Luật phòng chống tác hại ma túy, mại dâm, Luật thanh niên...; giải đáp những khó khăn, vướng mắc, giải pháp trong triển khai Luật phổ biến giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, các kỹ năng nghiệp vụ PBGDPL cho thanh niên. Bảng 5. Số liệu thống kê hội nghị tập huấn, lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ Đoàn, báo cáo viên cấp Khối Năm Cấp Khối Cấp cơ sở 2012 3 143 2013 5 174 2014 3 136 2015 4 168 2016 3 134 2017 4 121 2018 4 183 2019 4 175 Nguồn: Đoàn Khối các cơ quan Trung ương Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt Chi đoàn và câu lạc bộ pháp luật: Chi Đoàn là tế bào của tổ chức Đoàn, là cơ sở để đánh giá một tổ chức Đoàn mạnh hay yếu, nơi tổ chức thực hiện mọi chủ trương của Đoàn, nơi rèn luyện, phấn đấu của mỗi đoàn viên và là cầu nối giữa thanh niên với tổ chức Đoàn. Do đó, một trong 4 mục tiêu đột phá được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn Khối các cơ quan Trung ương trong nhiệm kỳ 2012 - 2017 là nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi Đoàn. Đoàn Khối chủ trương đẩy mạnh cuộc vận động "Xây dựng chi đoàn mạnh" với các giải pháp cụ thể gồm: Thứ nhất, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức sinh hoạt, 57 hoạt động chi đoàn, Đoàn cơ sở gắn với giải quyết những vấn đề bức xúc của đoàn viên, thanh niên ở địa bàn dân cư, của cộng đồng, đơn vị. Thứ hai, phát huy vai trò chủ thể của người đoàn viên trong mọi sinh hoạt, hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn, trong xây dựng và thực hiện các chủ trương công tác của Đoàn; khắc phục tình trạng hành chính hóa, hình thức và một chiều trong sinh hoạt Đoàn. Thứ ba, thường xuyên nghiên cứu điều chỉnh và phát triển tổ chức Đoàn phù hợp với cơ chế quản lý mới. Xây dựng tổ chức Đoàn trong các đội, nhóm, câu lạc bộ thanh niên. Thứ tư, phát huy vai trò và đề cao trách nhiệm của tổ chức cơ sở Đoàn trong tập hợp, đoàn kết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thanh niên, tích cực tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền nhân dân. Với các mục tiêu đó, trong 02 năm 2012, 2018 Ban Thường vụ Đoàn Khối đã lấy chủ đề năm là “Năm nâng cao chất lượng Chi đoàn”. Hằng năm, mỗi tổ chức Đoàn trực thuộc đã tổ chức các hoạt động về “Ngày Chi đoàn”, “Ngày đoàn viên”. Bên cạnh đó, các cơ sở Đoàn trong toàn Khối đã tổ chức và duy trì hoạt động của 732 câu lạc bộ, tổ, nhóm (trong đó có 121 câu lạc bộ, nhóm pháp luật) với nhiều nội dung sinh hoạt được đổi mới theo hướng ngày càng thiết thực hơn, hấp dẫn hơn, tiệm cận gần hơn đến nhu cầu, lợi ích chính đáng của đoàn viên, thanh niên, gắn sát với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Thông qua sinh hoạt Chi đoàn và các tổ, đội, nhóm hằng tháng, hằng quý theo chủ đề, chủ điểm gắn với sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tổ chức Đoàn đã kịp thời tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật mới gắn với từng nhóm đối tượng cụ thể và lĩnh vực chuyên môn của mỗi đoàn viên, thanh niên. Các nội dung chủ yếu được triển khai như: Đẩy mạnh thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh; cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức, viên chức ”Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”; các hoạt động tuyên truyền giáo dục phòng, chống 58 tác hại của thuốc lá, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội; tuyên truyền bảo vệ biển đảo, biên giới; tham gia công tác góp ý xây dựng và hoàn thiện pháp luật, tham gia công tác xây dựng Đảng.... Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng: Trong sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_pho_bien_giao_duc_phap_luat_cho_thanh_nien_cua_doan.pdf
Tài liệu liên quan