MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1
I. Một số vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1
1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế 1
1.1. Cơ cấu kinh tế 1
1.2. Cơ cấu ngành kinh tế 3
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 4
2.1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 4
2.2. Các lý thuyết chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 5
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 8
2.4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 10
2.5. Các chỉ tiêu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 13
II.Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. 14
1. Những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 14
1.1. Điều kiện tự nhiên. 14
1.2. Kinh tế xã hội 18
1.3. Tiềm năng và hạn chế 20
2. Thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hoá đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 21
III. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số địa phương. 22
1. Tỉnh Nghệ An. 22
2. Tỉnh Hà Nam 23
CHƯƠNG II 25
THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦATỈNH THANH HOÁ TRONG THỜI KỲ 1996 ĐẾN 2002 25
I.Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá. 25
1. Tăng trưởng kinh tế. 25
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 25
3. Đầu tư phát triển. 26
4. Hoạt động xuất nhập khẩu. 26
5. Thu chi ngân sách. 27
6. Đời sống kinh tế và xã hội 27
II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hoá từ năm 1996 đến năm 2002. 28
1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung. 28
1.1. Cơ cấu ngành kinh tế theo GDP. 28
1.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành. 30
1.3. Cơ cấu lao động theo ngành 33
2. Thực trạng chuyển dịch nội bộ của các ngành: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. 35
2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. 35
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. 42
2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ 46
3. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến phát triển kinh tế xã hội. 49
4. Những chính sách và biện pháp đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. 50
III. Những kết luận được rút ra từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. 51
1. Những kết quả đạt được 51
2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân 53
2.1. Những tồn tại, yếu kém. 53
2.2. Nguyên nhân .55
3. Bài học kinh nghiệm. 57
CHƯƠNG III 60
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA TỈNH THANH HOÁ TRONGTHỜI KỲ 2003 ĐẾN 2010. 60
I. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Thanh Hoá giai đoạn 2003-2010. 60
1. Ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế, trong nước và thị trường tới sự phát triển của tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2003-2010. 60
1.1. Bối cảnh quốc tế khu vực và thị trường nước ngoài. 60
1.2. Bối cảnh và thị trường trong nước. 61
2. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 63
3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. 66
3.1. Phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 66
3.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 70
4. Mục tiêu phát triển của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnhThanh Hóa. 72
II.Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thanh Hoá. 74
1. Thực hiện công tác quy hoạch. 75
1.1. Quy hoạch không gian nông nghiệp. 75
1.2. Quy hoạch không gian công nghiệp. 76
1.3. Quy hoạch không gian thương mại dịch vụ khác. 78
2. Vốn đầu tư 80
2.1. Trong khâu tạo vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bao gồm có hai nguồn chính: 80
2.2. Trong khâu sử dụng vốn: 81
2.3. Tăng cường quản lý, 82
3. Chuyển dịch cơ cấu lao động. 82
3.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 83
3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 84
4. Ứng dụng khoa học công nghệ. 85
5. Cơ chế chính sách. 87
5.1. Hoàn thiện chính sách tài chính tiền tệ 87
5.2. Chính sách phát triển thị trường. 89
5.3. Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích dân doanh, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 90
6. Giải pháp tổ chức thực hiện. 91
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ 2003 đến 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá trị sản xuất của toàn ngành thuỷ sản khoảng 480,7 tỷ đồng. Nuôi trồng thuỷ sản được quan tâm phát triển. Tổng diện tích nuôi trồng đạt 15.000 ha, trong đó nuôi diện tích nuôi chuyên canh 11.135 ha, nuôi không chuyên canh là 3865 ha. Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 14742 tấn (riêng tôm sú nuôi đạt 1862 tấn là năm có sản lượng tôm cao nhất từ trước đến nay). Cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản đã được tập trung chỉ đạo chuyển dịch theo hướng tăng năng suất và hiệu quả. Các sản phẩm chủ yếu của Thuỷ sản bao gồm: cá, tôm, mực. Trong đó sản lượng cá chiếm tỷ trọng cao nhất là trên 60% trong tổng số lượng toàn ngành thuỷ sản. Trong những năm gần đây sản lượng tôm, mực có chiều hướng tăng lên. Nhiều giống tôm, cá đã được đưa vào nuôi trồng như tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính, cá chim trắng... được đưa vào nuôi thâm canh làm cho lượng thuỷ sản tăng lên đáng kể về số lượng và chủng loại.
Nhìn chung ngành nông nghiệp trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể. Ngành nông nghiệp đã góp phần vào việc gia tăng giá trị xuất khẩu với các sản phẩm chủ yếu như: lạc nhân, chè, gạo, thịt đông, dưa chuột muối, thảm cói đay, hàng tre mây... nông nghiệp còn cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản của tỉnh, phục vụ nhu câù tiêu dùng trong cả nước. Đã hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa, vùng lúa cao sản ở các huyện đồng bằng. Nhiều mô hình trang trại sản xuất nông nghiệp kết hợp với lâm nghiệp trên vùng đồi, các mô hình thâm canh lúa nước,mía, lạc nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi trâu bò là những tiền đề quan trọng để phát triển nông nghiệp trong tương lai. Đến nay toàn tỉnh đã có 2.190 trang trại với các loại hình: trồng cây hàng năm, cây lâu năm, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, bước đầu đã có hiệu quả thiết thực về kinh tế xã hội. Tuy nhiên các trang trại này vẫn ở quy mô nhỏ, phạm vi chủ yếu là trong gia đình.
Song song với những kết quả đạt được là những yếu kém của ngành: ngành nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, cơ cấu nông nghiệp chậm được chuyển đổi để gắn với thị trường và phù hợp với hệ sinh thái. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp tuy đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng cho yêu cầu sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng cao và ổn định. Năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp, đời sống nông dân còn nhiều khó khă. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, khâu chế biến của địa phương chưa được đầu tư thỏa đáng, hiệu quả thấp, giá thành sản phẩm còn quá cao so với giá cạnh tranh... đang là những thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp.
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.
Xây dựng và công nghiệp ở Thanh Hoá có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với nền kinh tế của tỉnh theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Với tiềm năng dồi dào về tài nguyên, lao động công nghiệp Thanh Hoá đã những đổi mới đáng phấn khởi. Hàng năm đóng góp của công nghiệp vào ngân sách tỉnh khoảng 60-65%. Tốc độ tăng trưởng của ngành hàng năm vào khoảng 13%/năm. Các nhóm ngành chính trong ngành công nghiệp bao gồm: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện nước. Trong nội bộ ngành công nghiệp có những thay đổi đáng kể từ năm 1996 đến nay.
Bảng 14 : Cơ cấu công nghiệp theo giá trị sản xuất phân theo
ngành kinh tế của Thanh Hoá từ năm 1996 đến năm 2002.
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng số
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Công nghiệp khai thác
4,0
4,4
4,3
5,2
4,0
3,7
4,0
Công nghiệp chế biến
95,7
95,3
95,0
94,6
95,7
96,0
95,8
Công nghiệp điện, nước
0,3
0,3
0,7
0,2
0,3
0,3
0,3
Nguồn: Sở Công nghiệp Thanh Hoá
Xu hướng biến đổi của các ngành trong ngành công nghiệp là: ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất trên 90%, sau đó là ngành công nghiệp khai thác và cuối cùng là ngành công nghiệp điện nước.
Công nghiệp khai thác: chủ yếu ở đây là khai thác đá, cát sỏi... khai thác quặng kim loại. Còn khai thác than ở Thanh Hoá là rất ít vì đây là nguồn hạn chế nhất. Trong những năm từ 1996, 1997 giá trị hầu như không đáng kể, mãi đến năm 1998 mới đạt giá trị 25 triệu đồng. Ngành khai thác đá và các mỏ khác chiếm tỷ trọng cao nhất năm 1996 đạt 78%, năm 2002 đạt 72,7%. Do tiềm năng sẵn có của các núi đá (Thanh Hoá có trữ lượng đá vôi lớng nhất cả nước) và nhu cầu sản xuất như sản xuất xi măng, gạch ốp lát, đá xẻ... cho nên ngành khai thác đá và các mỏ khác đạt giá trị cao nhất trong công nghiệp khai thác.Năm 2002 giá trị sản xuất ngành này có xu hướng giảm xuống là do sản phẩm trên địa bàn bị ứ đọng nhiều nên buộc các nhà sản xuất phải hạn chế khai thác.
Đứng sau công nghiệp khai thác đá là khai thác quặng kim loại. Đáng chú ý là quặng crôm chiếm đa số trong ngành này bởi vì Thanh Hoá là tỉnh duy nhất trong cả nước có chứa khối lượng crôm cao nhất 21.898 triệu tấn.
Công nghiệp chế biến: Thế mạnh của công nghiệp chế biến là các sản phẩm như vật liệu xây dựng (cát, vôi, sỏi đá, xi măn, gạch, chất keo dính xây dựng...), đường bánh kẹo, hải sản đông lạnh, nước mắm....
Bảng15: Các sản phẩm chủ yếu của công nghiệp chế biến
Thanh Hoá giai đoạn 1996-2002
Đơn vị
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Vật liệu xây dựng:
- Xi măng
- Cát sỏi
- Gạch nung
- Ngói lợp
- Vôi
- Đá ốp lát
- Thép + phôi
- Gạch lát hoa
- GạchCeramic
.........
Tấn
1000m³
1000 viên
1000 viên
Tấn
1000 m²
Tấn
1000 viên
1000 m²
1237
635,4
256493
15095
62500
273
2375
3464,1
-
1209
762,8
227264
14455
75090
259
2169
3320
-
1211
878,5
239977
13242
80200
348
3106
4000
215
1066
932,5
246964
10081
101521
401,8
3722
1577
325
1671
993,8
316282
12118
115271
449,9
3515
1673
401
2754
1003
345729
11038
107381
967
3203
1635
423
3551
1400
526000
10170
126600
1410
3100
1578
700
Hải sản đông lạnh
Tấn
563
1043
1220,4
1270,6
2091
2570
3500
Đồ uống
1000 lít
13180
13817
19342
15355,5
18.034,5
17.017
22.000
Nước mắm
1000 lít
3461
5391
5287
5061
5.892
6197
6715
Đường+ bánh kẹo
Tấn
33780
49948
69949
93850
202683,3
145761
132571
Chiếu cói
1000 lá
2310
2712
2953
3598
3940,9
3833
3545
Quần áo may sẵn
1000 cái
2217
2702
2994,3
2492
3037,6
3245
4648
........
.....
....
.....
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Thanh Hoá
Qua bảng trên ta thấy: Các mặt hàng của công nghiệp chế biến đều tăng nhanh qua các năm. Trong ngành vật liệu xây dựng tăng nhanh nhất vẫn là xi măng từ 1237 tấn năm 1996 tăng lên đến 3.551 tấn năm 2002, bởi vì Thanh Hoá có 2 nhà máy xi măng lớn là nhà máy xi măng Bỉm Sơn và nhà máy xi măng Nghi Sơn với công suất 4,1 triệu tấn/năm. Hiện nay, Thanh Hoá có tới 3 nhà máy đường: Lam Sơn, Việt -Đài và Nông Cống với tổng công suất 14.000 tấn mía/ngày, điều đó lý giải rằng tại sao mà sản lượng mía đường tăng mạnh đến như vậy. Khối lượng đường mật tăng từ 33.053,7 năm 1996 tấn lên tới 142628 tấn năm 2002. Nhưng trong hai năm trở lại đây sản lượng đường giảm mạnh. Đến năm 2002 chỉ còn lại có 109.485 tấn.
Công nghiệp điện nước: Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các ngành, năm 2002 nó chỉ chiếm có 0,3%. Các phân ngành chính của công nghiệp điện nước là phân phối và sản xuất điện, nước cho sản xuất và tiêu dùng. Trong hai phân ngành này thì sản xuất và phân phối điện là chủ yếu, chiếm hơn 80%, còn sản xuất và phân phối nước chiếm tỷ trọng rất bé. Nguyên nhân chủ yếu là chỉ ở thành phố, thị xã, thị trấn mới có nhu cầu dùng nước máy còn lại đa phần người dân nông thôn ở Thanh Hoá họ sinh hoạt chủ yếu dựa vào nước ngầm thông qua hình thức đào giếng. Trong tương lai khả năng phát triển mạnh ngành này có thể được xem là sáng sủa, cùng với tốc độ đô thị hoá ngày càng lên cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cũng như trong cả nước, khu vực và trên thế giới.
Trên đây mới chỉ là những đánh giá chung nhất về thực trạng công nghiệp tỉnh Thanh Hoá phân theo ngành sản xuất. Để đánh giá đúng thực trạng của ngành công nghiệp hiện nay như thế nào, đề tài xin được đề cập đến khía cạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp phân theo thành phần kinh tế.
Bảng 16 : Cơ cấu công nghiệp theo giá trị sản xuât phân theo khu
vực kinh tế có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.
Đơn vị: %
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng số
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
1. Khu vực vốn trong nước
99,9
97,5
94,8
93,4
83,4
71,0
71,6
2. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
0,1
2,5
5,2
6,6
16,6
29,0
28,4
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá
Qua bảng trên ta nhận thấy: Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh từ khôi đáng kể năm 1996 đến năm 2002 đã chiếm tỷ trọng 28,4% giá trị sản xuất toàn ngành. Công nghiệp có vốn đầu tư trong nước từ chỗ chiếm tỷ trọng chủ yếu 99,9% năm 1996 giảm xuống còn có 71,6% năm 2002. Vì vậy cơ cấu công nghiệp theo các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi. Giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh tăng bình quân 6,4%/năm, công nghiệp địa phương quản lý tăng 16,64%/năm trong đó ngoài quốc doanh tăng 30,31%/năm.
Nhìn chung ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua đã có những thành tích đáng kể, giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng, đã tập trung đầu tư một số ngành công nghiệp có lợi thế so sánh như công nghiệp chế biến vật liêụ xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản... Tuy nhiên vẫn còn yếu kém: cơ cấu sản phẩm ngành nghề còn đơn điệu, chậm đổi mới, nhiều ngành hàng tiêu dùng, chế biến nông lâm thuỷ sản, ngành thu hút nhiều lao động như dệt may, giày da...chưa được tổ chức sản xuất nhiều trong tỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu ngay cả thị trường nội tỉnh. Doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý đại bộ phận có công nghệ lạc hậu khó tháo gỡ về mặt tài chính, về tổ chức lao động, do đó hoạt động kém hiệu quả, các doanh nghiệp mới đầu tư công suất còn thấp. Công nghiệp ngoài quốc doanh tuy đã có bước phát triển khá nhưng chưa mạnh, chưa phát huy được hết nội lực trong nhân dân, các chính sách khuyến khích đầu tư chưa đồng bộ và chưa được quan tâm tổ chức chỉ đạo thực hiện.
2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ
Các hoạt động dịch vụ thương mại trong những năm qua phát triển nhanhvà đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, nhất là hoạt động kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, bưu chính viễn thông, vận tải, tiền tệ,du lịch và các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống. Tỷ trọng GDP ngành dịch vụ từ năm 1996 đến năm 1997 liên tục tăng, nhưng từ sau năm 1998 tỷ trọng này bị giảm sút, do chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Đến năm 2002 tỷ trọng dịch vụ còn có 32,62%, trong khi đó tỷ trọng này đã đạt được 34,6% GDP vào năm 1998. Xu hướng trong những năm tới tỷ trọng ngành này sẽ tăng vì thị trường đã ổn định, theo ước tính thì tỷ trọng GDP của ngành này đã tăng lên 33,2% vào năm 2002, đây là một xu hướng tích cực.
> Ngành thương mại
Thương mại đã được xây dựng và phát triển thị trường với nhiều thành phần tham gia. Năm 2002tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường đạt 4.300 tỷ đồng, tăng bình quân năm là 7,7%. Diện mạo thị trường có nhiêu khởi sắc, hàng hoá phong phú, cung ứng đầy đủ nhu cầu vật tư, hàng hoá cho sản xuất và đời sống. Thương mại nhà nước ngoài việc đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống còn cung ứng đầy đủ, kịp thời các mặt hàng chính sách phục vụ đồng bào miền núi, các xã khó khăn...
Hoạt động xuất nhập khẩu: khả năng xuất nhập khẩu các mặt hàng trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng lên trong thời gian vừa qua. Những năm gần đây đã khắc phục được tình trạng nhập siêu.
Bảng 17: Thực trạng xuất nhập khẩu Thanh Hoá
thời kỳ 1996-2002
Đơn vị: Nghìn USD
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Xuất khẩu
13509
26566
28356
25897
36950
45520
57500
Nhập khẩu
18751
36643
20000
28000
30000
29355
37515
X- N
-5242
-10077
8536
-2103
6950
16165
19985
Nguồn: Phòng thương mại- Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có chiều hướng gia tăng 32260 nghìn USD năm 1996 lên 95015 nghìn USD năm 2002. Trong các năm từ 1996, 1997 và năm 1998 Thanh Hoá vẫn phải nhập siêu, nhập siêu cao nhất là năm 1997 là 10.077 nghìn USD. Đến năm 2000 do xuất khẩu gia tăng mạnh đã khắc phục được tình trạng nhập siêu. Một số loại hàng nhập khẩu như là: thép, phôi thép, ô tô, tủ lạnh, phân đạm, máy móc thiết bị... Trong tổng kim ngạch nhập khẩu, tỉnh đã giành 82,5% để nhập khẩu tư liệu sản xuất.
Bảng18: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Thanh Hoá
trong thời gian 1996-2002
Đơn vị
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Gạo tẻ
Tấn
4000
8000
13545
700
-
1100
828
Lạc nhân
tấn
7210
3230
2656
4145
5366
5366
8732
Cà phê
Tấn
-
-
-
41
637
20
4000
Hạt tiêu đen
Tấn
500
602
68
-
-
95
102
Xi măng
Tấn
800
-
-
-
18267
14574
-
Quặng Crom
Tấn
16936
24202
53838
56442
63178
51012
54730
May gia công
1000sp
561
323
361
373
363
421
514
Đá ốp lát hoa
m²
15594
40614
43980
29547
126260
263040
464000
Hải sản đông lạnh
Tấn
756
545
443
604
1228
1646
2222
Dưa chuột
Tấn
90
437
1000
1000
818
800
690
Súc sản
Tấn
33
502
576
43
328
363
245
Hàng mây tre đan mỹ nghệ
100sp
308
274
662
1100
629
917
1521
Luồng ván sàn
m²
2240
12300
4920
6850
2600
7500
6541
Nguồn: Cục thống kê Thanh Hoá
Mặc dù những năm qua sản lượng các mặt hàng xuất khẩu có tăng nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn là lĩnh vực còn nhiều yếu kém, trì trệ chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh. Xuất khẩu mới chỉ đạt 16% so với mục tiêu đề ra do các mặt hàng lương thực, xi măng, đường, hải sản, nông sản... không có xuất hoặc rất thấp.
> Ngành dịch vụ khác
Đối với ngành dịch vụ du lịch phát triển khá, lượt khách du lịch đến địa bàn tỉnh tăng đều qua các năm . Năm 1996 có 234675 lượt khách du lịch (kể cả trong và ngoài tỉnh) thì đến năm 2002 lượt khách này đã tăng lên đến 427.636 lượt, tổng doanh thu du lịch năm 2002 đạt 120 tỉ đồng.
Dịch vụ bưu chính viễn thông có bước tăng trưởng khá trong các năm gần đây, ngành bưu chính viễn thông đã có cố gắng để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, đáp ứng kịp thời cho vệc chỉ đạo các hoạt động của các cấp chính quyền trong các hoạt động kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh.Doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông năm 2002 đạt 128 tỷ đồng, số máy điện thoại được lắp đặt tăng từ 20.500 máy năm 1996 lên tới 26.000 máy năm 2002,đưa tổng số máy điện thoại toàn tỉnh lên tới 80.000 máy, bình quân 22,1 máy trên 1.000 dân. Số trạm bưu điện văn hoá xã tăng khoảng 3,6%/năm.
Ngành giao thông vận tải cuả Thanh Hoá được đánh giá cao vì Thanh Hoá có các tuyến đường giao thông quan trọng như: quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam đi qua và đường biển có khả năng hoạt động rất hiệu quả trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá và luân chuyển hàng hoá cũng như là hành khách. Do vậy khối lượng hành khách và hàng hoá liên tục tăng đều qua các năm. Điều này được thể hiện trong bảng 17 sau;
Bảng19: Thực trạng vận tải của Thanh Hoá
ĐVT
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
1. Vận tải hàng hoá
- Khối lượng vận chuyển
- Khối lượng luân chuyển
1000
tấn
3418
228158
3981
223632
4123
228250
4365
234484
4568
242232
4740
249973
5002
258071
2. Vận chuyển hành khách
- Khối lượng vận chuyển
- Khối lượng luân chuyển
1000người
1232
133888
1524
147325
1456
155000
1743
165870
1856
170370
2014
180410
2165
194834
Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hoá
Khối lượng vận chuyển cũng như luân chuyển hàng hoá và hành khách tăng liên tục qua các năm, đưa giá trị sản xuất ngành giao thông vận tải lên khá cao so với các ngành khác thuộc lĩnh vực dịch vụ Thanh Hoá. Gía trị sản xuất của ngành vận tải tăng qua các năm, năm 1996 gía trị của nó đạt 201.022 triệu đồng đến năm 2002 giá trị này trên 350.000 triệu đồng. Nhưng chất lượng đường liên huyện, liên xã chưa đảm bảo so với nhu câu cần thiết do đó ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát triển kinh tế của Thanh Hoá trong những năm tới.
Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua đã có bước đi đúng hướng, phù hợp với quy luật của sự phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó còn những khó khăn, yếu kém không nhỏ. Điều này sẽ được đề cập đến ở phần II của chương.
3. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến phát triển kinh tế xã hội.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình làm thay đổi cấu trúc và mối quan hệ của các ngành kinh tế theo phương hướng nhất định. Hiện nay nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Thanh Hoá tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, khai thác tối đa thế mạnh của mình, từng bước phát triển công nghiệp và khoa học công nghệ, nhằm thu được giá trị kinh tế và những kết quả cao nhất.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình biến đổi cơ cấu này từ chỗ chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu sang công- nông nghiệp và dịch vụ hiện đại. Nó là phương hướng cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của một nước nói chung và của tỉnh nói riêng, thể hiện:
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm sử dụng được nhiều lợi thế so sánh của nước công nghiệp chậm phát triển, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế khắc phục được tình trạng: sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém và nhỏ bé, công nghệ lạc hậu...sản phẩm hàng hoá còn đơn điệu, chất lượng thấp, không có khả năng cạnh tranh, khó tiêu thụ; nâng cao đời sống nhân dân....
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Tránh được các nguy cơ: tụt hậu về kinh tế, đi lệch hướng xã hội chủ nghĩa, quan liêu bao cấp..., thực hiện được mục tiêu của Đảng đề ra "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh".
4. Những chính sách và biện pháp đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, Thanh Hoá cũng đã có những tiến bộ vượt bậc trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Đạt được kết quả như vậy là cả một sự phấn đấu không ngừng của Đảng và nhân dân tỉnh Thanh. Trong những năm qua các cấp uỷ Đảng, lãnh đạo tỉnh cùng các cơ quan ban ngành tìm ra các giải pháp, chính sách cho sự phát triển kinh tế nói chung và cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng. Trong khuôn khổ của đề tài chỉ xin đề cập đến các giải pháp chính sách đã thực hiện trong thời gian qua đối với các ngành kinh tế để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
- Trong nông nghiệp: Hoàn thành chương trình kiên cố hoá kênh mương, đầu tư cải tạo nâng cấp các hồ đập, ưu tiên làm công trình tiêu ứng, công trình tưới. phát triển chăn nuôi theo hướng cải tạo đàn giống, xây dựng các cơ sở chế biến thứ ăn... Chuyển đổi và thành lập các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
Lâm nghiệp: Đổi mới tổ chức và hoạt động của các lâm trường quốc doanh, phát triên kinh tế trang trại. Có chính sách giao rừng đến hộ sản xuất, chính sách khuyến khích sử dụng đất sau khi giao, chính sách vay vốn...
Thuỷ sản: Đã đầu tư đồng bộ và hiệu quả các đội tàu đánh cá xa bờ, cải tiến cơ cấu nghề đánh bắt gần bờ. Thực hiện hình thức quảng canh cải tiến bán thâm canh nuôi tôm công nghiệp. Các hình thức hợp tác trong sản xuất kinh doanh thuỷ hải sản.
- Trong công nghiệp: Sắp xếp cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, có chinh sách khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển, tạo môi trường đầu tư thông thoáng thuận lợi, nhà nước có sự hỗ trợ các doanh nghiệp.
- Trong dịch vụ: đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại đặc biệt là ngoại thương; công tác quản lý thị trường được tăng cường, sắp xếp lại hệ thống kinh doanh thương mại, khuyến khích tư nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
Đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực cho du lịch và vận tải. Đổi mới trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho vận tải hành khách chất lượng cao.
Các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng, tư vấn, công nghệ thông tin dịch vụ kỹ thuật, đẩy mạnh thị trường vốn đặc biệt là ở nông thôn, các chương trình mục tiêu quốc gia đã được lồng ghép với nhau.
III. Những kết luận được rút ra từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.
1. Những kết quả đạt được
Cơ cấu kinh tế ngành là tổng thể các quan hệ tỷ lệ và tác độngqua lại giữa các ngành. Qua việc phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá trong thời gian qua, trên cơ sở so sánh giữa mục tiêu và kết quả đạt được của các chỉ tiêu, đề tài rút ra một số nhận xét về kết quả đạt được như sau:
Thứ nhất, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thanh Hoá trong thời gian qua được thực hiện trong công cuộc đổi mới, nền kinh tế chuyển từ khép kín sanh nền kinh tế mở vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước đã tác động sâu sắc đến quá trình phát triển nền kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành của Thanh Hoá nói riêng. Thông qua các chính sách phát triển như tự do hoá lưu thông, chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các luật khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước được ban hành và có sự thay đổi ngày càng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, các chính sách tài chính tiền tệ, tín dụng ưu đãi đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng... đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế mà đặc biệt là tham gia vào việc phát triển các ngành kinh tế trong tỉnh. Đây thực sự là những động lực và hành lang pháp lý hữu hiệu bền vững cho sự tăng trưởng và phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Thứ hai, cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp bước đầu hình thành một số khu công nghiệp tập trung. Trong nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo đúng hướng tăng dần tỷ trọng các ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất cao và cây có giá trị phục vụ cho xuất khẩu, sản lượng lúa của tỉnh tăng liên tục trong các năm. Trong công nghiệp tỉnh đã bước đầu có sự chuyển dịch dần theo hướng loại bỏ tình trạng sản xuất manh mún, lạc hậu và theo hướng hiện đại hóa các thiết bị, công nghệ sản xuất. Từ một nền công nghiệp đơn thành phần đã trở thành một nền công nghiệp đa thành phần, cả công nghiệp tiểu và tiểu thủ công nghiệp đều có sự phát triển, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Trong cơ cấu dịch vụ cũng có nhiều biến chuyển, các hoạt động dịch vụ như bưu điện, tài chính ngân hàng ngày càng tăng, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất khu vực dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, vận tải... được tăng cường một bước. Ngành du lịch của vùng hiện nay đang chiếm dần ưu thế, bên cạnh lượng khách trong nước, tỉnh đang ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch nước ngoài.
Trong việc phân bổ nguồn lực cho phát triển kinh tế ở Thanh Hoá bước đầu đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung gắn với vùng kinh tế động lực, hình thành một số vùng cây công nghiệp tập trung, có quy mô lớn như vùng mía ở miền đồi núi thấp 30.000 ha, vùng chè, vùng cà phê, vùng cao su...gắn vói các cơ sở công nghiệp chế biến tạo điều kiện khai thác tiềm năng lợi thế của mỗi vùng.
Thứ ba, đã huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là từ năm 1996 trở lại đây, bình quân mỗi năm huy động được 2000-3000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư được tập trung hơn, cơ cấu đầu tư được điều chỉnh theo xu hướng đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của tỉnh, một số công trình lớn đã phát huy tác dụng như nhà máy xi măng Nghi Sơn, nhà máy đường Việt - Đài... Đặc biệt là trong thời gian qua là thời kỳ tỉnh đã tập trung mạnh cho đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất, mạng lưới giao thông thuỷ lợi, điện nước tăng cường và củng cố, đảm bảo cho sản xuất của toàn bộ nền kinh tế được lưu thông. Sự xuất hiện của nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tăng trưởng nhanh đã mở ra một thời kỳ mới cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng mở cửa và hội nhập.
Thứ tư, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá đã xuất hiện một số mô hình mới như: mô hinh kinh tế đồi, vườn rừng, vườn đồi, mô hình kinh tế trang trại...Đặc biệt là mô hình hiệp hội mía đường Lam Sơn đang được cả nước học tập kinh nghiệm với sự hợp tác đa thành phần, đa sở hữu trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nhiều loại hình kinh doanh có liên quan đến trồng mía, dịch vụ và chế biến tiêu thụ đường tham gia. Tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước và kinh tế hộ gia đình, giữa nông nghiệp, lâm nghiệp với công nghiệp chế biến, sản xuất và các loại hình dịch vụ khác. Có thểkhẳng định đây là mô hình mới, có hiệu quả rõ rệt, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Thứ năm, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thanh Hoá là quá trình cải biến t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16001.DOC