MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng số
MỞ ĐẦU .
Chương 1 - ĐÔ THỊ HÓA VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ
VĨNH LONG TRƯỚC NĂM 1986 .8
1.1 Đô thị và đô thị hóa .8
1.1.1 Đô thị:.8
1.1.2 Đô thị hóa .19
1.2 Vài nét về tỉnh Vĩnh Long trước năm 1986.20
1.2.1 Tổng quan về thành phố Vĩnh Long.32
1.2.1.1 Vị trí địa lí.32
1.2.1.2 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .32
1.2.2 Lịch sử hình thành và quá trình đô thị hóa ở thành phố Vĩnh Long trước
năm 1986 .34
1.2.2.1 Lịch sử hình thành thành phố Vĩnh Long .34
1.2.2.2 Quá trình đô thị hóa ở thành phố Vĩnh Long.36
Chương 2 - SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ SỞ HẠ
TẦNG CỦA THÀNH PHỐ VĨNH LONG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ
HÓA (1986 - 2010).42
2.1 Cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển biến cơ cấu kinh tế trong quá trình đô thị hóa42
160 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình đô thị hóa ở thành phố Vĩnh long, tỉnh Vĩnh long (1986 - 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị kinh tế cao tạo ra thế
mạnh ổn định cho địa phương.
Từ đó, nhiệm vụ đề ra trước mắt là phải điều tra nắm chắc lực lượng lao
động nhất là lao động có kĩ thuật, nắm chắc và phát huy hết công suất máy móc,
khai thác đúng mọi tiềm năng về vốn, vật tư, nguyên liệu, phát triển ngành nghề
TTCN rộng rãi đều khắp từ nội ô đến nông thôn ven. Bên cạnh đó có hướng bố trí
lao động tâp trung phát triển ngành kinh tế mũi nhọn như: vật liệu xây dựng (gạch
ngói, gạch bông, gạch trang trí), ngành xây dựng cơ bản, ngành cơ khí phục vụ
nông nghiệp và giao thông vận tải, chế biến nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng và
hàng xuất khẩu.
* Giai đoạn 1991 - 1995
Đầu năm 1991 còn 4 đơn vị quốc doanh, thị xã đã dồn sức tập trung đầu tư
tạo điều kiện để các đơn vị này phát triển theo cơ chế mới. Nhờ vậy đến cuối năm
1993 các đơn vị này đều đủ điều kiện lên doanh nghiệp Nhà nước và do Tỉnh quản
lí còn thị xã làm nhiệm vụ quản lí Nhà nước trên địa bàn, tạo môi trường thuận lợi
cho các doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) phát triển.
61
Bảng 2.6:
Sản phẩm chủ yếu công nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 1991 - 1995
TT TÊN SẢN PHẨM ĐVT 1991 1992 1993 1994 1995
1 Nước mắm 1000 lít 732 1.483 1.515 789 1.084
2 Dầu dừa Tấn 220 400 680 1.009 1.124
3 Gạo xay xát 1000 tấn 17,3 21 32 52 54
4 Đường thô Tấn 980 777 1.450 217 180
5 Đường kết Tấn 670 950 726 484 701
6 Hột vịt muối 1000 trứng 20.400 21.000 40.400 35.925 48.890
7 Nước tương 1000 lít 306 268 416 284 974
8 Thảm, chiếu 1000 m - - - 43 132
9 Giày thể thao 1000 đôi - - - - 138
10 Gỗ 1000 m 20,7 12 11 8 5
11 Gạch nung 1000 viên 12.650 15.225 16.605 13.672 45.453
12 Ngói nung 1000 viên 3.670 4.476 3.406 4.440 5.989
13 Thùng tuốt lúa Cái 306 280 296 358 259
14 Bánh, kẹo Tấn 432 506 773 353 550
[Nguồn: 48, 49]
Nhìn vào bảng trên cho thấy số lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu
tăng nhanh qua các năm trong đó các sản phẩm như hột vịt muối, gạch nung, ngói
nung là tăng nhanh nhất.
Các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn đã vượt qua được khó khăn
ban đầu, từng bước vươn lên khá tốt như: Công ty Dược và Vật tư y tế Cửu Long,
Xí nghiệp Thuốc lá Cửu Long, Công ty Xổ số kiến thiết, ... một số xí nghiệp mới
được thành lập có dây chuyền công nghệ tiên tiến thu hút hàng ngàn lao động, sản
62
phẩm làm ra được thị trường chấp nhận như: Xí nghiệp Gạch Tuynen, Công ty Giày
da xuất khẩu, Công ty liên doanh Vĩnh Thành, Xí nghiệp Capsul và ống chích 1 lần,
... Đồng thời, một số mặt hàng truyền thống vẫn giữ được uy tín trên thị trường khu
vực như: vật liệu xây dựng, tương, chao, nước chấm, thùng suốt lúa, ... Bên cạnh
đó, một số ngành nghề mới ra đời nhưng cũng đã đứng được trên thị trường Đông
Nam Á như: hột vịt muối, giày da xuất khẩu, ...
Năm 1995 tổng sản phẩm xã hội toàn thành phố (GDP) đạt 77,5 tỷ đồng (giá
cố định năm 1989), tốc độ tăng trưởng là 11,68%, trong đó CN - TTCN đã chiếm
57%, tổng sản lượng CN - TTCN đạt 46,5 tỷ đồng và tốc độ tăng bình quân hàng
năm của cả giai đoạn 1991-1995 là 13,37%.
Những thành tựu đạt được trong giai đoạn này rất quan trọng trong tiến trình
khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới, nhất là đổi mới về quan điểm,
phương thức quản lý và phát triển kinh tế. xác định đúng phương hướng và nhiệm
vụ cụ thể đối với từng ngành nghề, trước hết là củng cố và phát triển đối với các
ngành nghề truyền thống như: ngành cơ khí sửa chữa lắp ráp máy công cụ phục vụ
sản xuất nông nghiệp, TTCN, giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, may
mặc, đồ gỗ gia dụng, ... Đồng thời, phát triển các ngành chế biến nông sản thực
phẩm: hột vịt muối, xay xát gạo, rau quả đóng hộp, ... và quan trọng nhất là quan
tâm tìm thị trường để khôi phục ngành thủ công mĩ nghệ (dệt thảm, thêu đan, gốm
mĩ nghệ xuất khẩu), huy động tốt mọi nguồn lực (gồm vốn tự có, vốn cổ phần, vốn
vay, vốn đầu tư của nước ngoài, vốn ngân sách) và khai thác tốt lực lượng lao động
có tay nghề và các máy móc trang thiết bị hiện có.
* Giai đoạn 1996 - 2000
Nhiệm vụ đề ra đối với ngành CN - TTCN trong giai đoạn này là xác định
CN là hàng đầu trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Hiện nay trong quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH cần động viên mọi tiềm năng và thế
mạnh của các thành phần kinh tế phát triển CN - TTCN. Với thế mạnh Vĩnh Long là
một trong những tỉnh trọng điểm lúa của cả nước nên công nghiệp thành phố Vĩnh
Long phải nhằm thúc đẩy nông nghiệp toàn diện của tỉnh phát triển với tốc độ
63
nhanh hơn, chất lượng cao hơn, có như vậy mới đạt được là đơn vị đi đầu trong
CNH - HĐH góp phần khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Để làm được điều đó
cần tập trung xây dựng một số mặt hàng chủ lực số lượng nhiều, chất lượng cao,
mẫu mã bao bì đẹp hơn, hợp thị hiếu hơn như: hột vịt muối xuất khẩu, nước chấm,
xay xát gạo xuất khẩu, giày da...
Bên cạnh đó còn kết hợp với ngành xây dựng đầu tư xây dựng các công trình
cấp quốc gia nằm trên địa bàn thị xã như cầu Mỹ Thuận, cải tạo nâng cấp quốc lộ
1A ... các công trình cấp tỉnh như: bờ kè sông Cổ chiên, cầu Chợ Cua và đường về
KCN Cổ chiên; nâng cấp các lộ chính trong thị xã theo qui hoạch; xí nghiệp Capsul,
ống chích 1 lần, giày da ... cần nhiều lao động có tay nghề kĩ thuật cao. Tất cả hoạt
động trên tác động mạnh vào sự phát triển KT - XH trên địa bàn.
Đặc biệt, đối với các mặt hàng có khả năng xuất khẩu như xay xát gạo, hột
vịt muối thì khuyến khích phát triển đồng thời tiến tới làm đồ hộp xuất khẩu.
Bảng 2.7:
Số cơ sở sản xuất công nghiệp ở thành phố Vĩnh Long (1996 - 2000)
Đơn vị tính: cơ sở
1996 1997 1998 1999 2000
Tổng số 1.045 1.000 918 902 927
1.Phân theo cấp quản lí 1.045 1.000 918 902 927
- Trung ương quản lí 1 1 1 1 1
- Tỉnh quản lí 9 6 7 9 9
- Thành phố quản lí 1.035 933 910 892 917
2. Phân theo phường xã
- Phường 1 157 178 154 157 158
- Phường 2 304 264 240 198 181
- Phường 3 67 63 61 60 53
- Phường 4 111 122 123 118 126
- Phường 5 78 80 68 74 78
64
- Phường 8 94 91 89 85 91
- Phường 9 68 65 57 61 86
- Xã Trường An 29 21 20 38 48
- Xã Tân Ngãi 70 54 47 45 46
- Xã Tân Hòa 20 15 14 17 18
- Xã Tân Hội 37 40 37 39 32
[Nguồn: 49, 67].
Số liệu thống kê trên cho thấy số cơ sở sản xuất ngày càng giảm, trong 5 năm
giảm đi 118 cơ sở, phần lớn tập trung ở phường 2, phường 1 và phường 4 (nhiều
nhất ở phường 2). Các cơ sở này chủ yếu sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản phẩm
dệt, thuốc lá, thuốc lào, trang phục. Xét về thành phần quản lí gồm có tập thể, tư
nhân, cá thể và hỗn hợp, trong đó thành phần cá thể chiếm số lượng lớn (năm 1996
có 975 cơ sở), ngược lại ít nhất là hỗn hợp chỉ có 1 cơ sở.
Tóm lại, nhờ vào những định hướng trên mà trong những năm qua sản xuất
CN - TTCN tiếp tục phát triển tạo ra năng lực sản xuất mới (cả qui mô và trang thiết
bị) sản phẩm đa dạng, chất lượng mẫu mã được cải tiến, nâng cao; thị trường trong
và ngoài nước chấp nhận.
Giá trị sản xuất CN - TTCN tăng bình quân hàng năm là 10,7% cao hơn mức
bình quân giai đoạn 1990 - 1995 là 0,1%. Tuy nhiên, ngành CN - TTCN giai đoạn
này bộc lộ một số hạn chế, cụ thể là tuy có phát triển nhưng tốc độ chậm cả về số
lượng và qui mô đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư chuyển đổi công nghệ mới, năng
suất lao động thấp, sản phẩm hàng hóa chưa có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường.
Đối với ngành nghề truyền thống tuy phong phú đa dạng nhưng chưa có chính sách
phù hợp nhằm tổ chức sắp xếp đưa vào hoạt động phục vụ đời sống nhân dân thành
phố, nhân dân trong và ngoài tỉnh.
* Giai đoạn 2000 - 2005
Định hướng đề ra cho thành phố trong giai đoạn 2000 - 2005 là chú trọng ưu
tiên đầu tư phát triển các lĩnh vực CN phát huy được tiềm năng và thế mạnh của
65
thành phố như CN dược và vật tư y tế, sản xuất gốm và vật liệu xây dựng, gia công
và sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng các cơ sở chế biến như chế biến nước mắm,
xay xát gạo, bánh phồng tôm, hột vịt muối, ...
Đối với ngành CN hóa chất cần tập trung tạo ra sản phẩm công nghệ cao dần
dần trở thành một số sản phẩm mũi nhọn của thành phố đủ sức cạnh tranh ở thị
trường nội địa trong thời gian tới. Khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với các
cơ sở sản xuất, chế biến bảo quản hàng nông sản thực phẩm ở qui mô vừa và nhỏ sử
dụng nhiều lao động.
Bên cạnh đó phát triển CN - TTCN phải gắn với qui hoạch thành phố nên
trong những năm tới phải đẩy nhanh công tác qui hoạch, sớm sắp xếp các ngành
nghề ổn định lâu dài đồng thời gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và mĩ quang đô
thị, phấn đấu GTSX CN - TTCN tăng bình quân hàng năm là 12%.
Những định hướng đưa ra trong Đại hội Đảng bộ thành phố Vĩnh Long lần
VIII từ 2000 - 2005 các thành phần kinh tế thành phố có những bước phát triển mới
về nhiều mặt, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh được phục hồi và ra đời với những
ngành hàng mới. Đến cuối năm 2004 thành phố xây dựng được 3 HTX TTCN, 3
HTX xây dựng cơ bản, nâng tổng số cơ sở sản xuất CN - TTCN ngoài quốc doanh
thành phố lên 1.345 cơ sở (gồm 14 công ty TNHH, 25 DNTN, 6 HTX và 1.321 hộ cá
thể), với tổng số 5.702 lao động, so với năm 1999 tăng hơn 485 cơ sở và 2.752 lao
động. Đến năm 2005 số cơ sở CN - TTCN là 1.459 (tăng 5,4% so với năm 2000); số
lao động trong các ngành CN - TTCN là 7.863 tăng 2,08% so với nhiệm kì 1996 -
2000. GTSX CN - TTCN tăng bình quân 15,21% vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội,
tăng hơn nhiệm kì trước 4,51%.
Bên cạnh đó thành phố còn hoàn thành đề án phát triển CN - TTCN trên địa
bàn thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2003 - 2010 và bước đầu đi vào triển khai tổ
chức thực hiện. Một số ngành chủ yếu trên địa bàn phát triển khá và ổn định như
gốm sứ xuất khẩu, dầu nhờn, thủ công mĩ nghệ, phân bón, bánh kẹo...
Ngành sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống có 249 cơ sở với GTSX chiếm
25,77%; trang phục có 206 cơ sở chiếm 21,32% và sản xuất sản phẩm từ kim loại có
66
117 cơ sở chiếm 12,11%, trong đó một số sản phẩm được xem là mũi nhọn hiện nay
như: thuốc tân dược, thủy sản đông lạnh, chế biến lương thực thực phẩm, gốm mĩ
nghệ, ...
TTCN cũng được khôi phục và phát triển tạo việc làm cho nhiều lao động
nhàn rỗi. Một số nghề truyền thống được mở rộng và phát triển như nghề làm
tương, chao, hột vịt muối. Tuy nhiên, ngoài một số cơ sở liên doanh liên kết với
nước ngoài còn lại hầu hết các xí nghiệp CN tư nhân đều có công nghệ lạc hậu, khả
năng cạnh tranh thấp.
Năm 2005 trên địa bàn thành phố có 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, một số xí nghiệp liên doanh đi vào hoạt động tốt, sản phẩm chủ yếu là hàng
tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, điển hình là công ty liên doanh gốm sứ Vĩnh Long
(united poterris Vinh Long), công ty liên doanh dụng cụ y tế Việt Nam - Hàn Quốc
(VIKIMCO), công ty thức ăn chăn nuôi Vân Tường.
Giá trị các mặt hàng xuất khẩu hàng năm khoảng 6 - 8 triệu USD/năm. Trong
số 4 công ty liên doanh với nước ngoài (1 công ty 100% vốn nước ngoài) thì chỉ có
1 công ty (công ty dụng cụ y tế VIKIMCO) có mặt hàng xuất khẩu chiếm khoảng
20% doanh thu của công ty còn lại là tiêu thụ nội địa.
Phân bố CN - TTCN trên địa bàn tập trung chủ yếu ở khu vực nội ô nên
nhiều cơ sở kinh doanh tồn tại vấn đề ô nhiễm, ảnh hưởng không tốt đến môi trường
sinh thái, cần phải sắp xếp lại trong giai đoạn qui hoạch tiếp theo. Năm 2004 trong
số 214 cơ sở trong khu vực 4 phường nội thị có tới 153 cơ sở sản xuất không đảm
bảo vấn đề môi trường, chủ yếu là các ngành sản xuất thực phẩm, hóa chất và cơ
khí.
Trong khi đó lao động trong ngành phần lớn là lao động phổ thông, tỉ lệ qua
đào tạo thấp; năm 2005 trong toàn ngành có 6.503 lao động trong đó các cơ sở trung
ương quản lí là 315 lao động, tỉnh quản lí 1.162 lao động, còn lại 5.026 lao động do
địa phương quản lí. Song song đó, trình độ quản lí của các nhà doanh nghiệp chưa
ngang tầm quốc tế, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập từ đó làm hạn chế khả năng cạnh
tranh và trao đổi trên thương trường.
67
Bảng 2.8:
Số lao động CN trên địa bàn phân theo phường xã (2000 - 2005)
Đơn vị tính: người
2000 2001 2002 2003 2004 2005
TỔNG SỐ 5.058 5.026 4.767 5.404 6.006 6.847
Phường 1 753 750 811 976 1.023 613
Phường 2 512 509 497 563 627 804
Phường 3 321 319 353 400 356 409
Phường 4 485 483 458 519 507 635
Phường 5 944 930 882 1.152 1.367 2.108
Phường 8 329 327 311 352 483 670
Phường 9 1.346 1.350 1.106 1.047 1.067 667
Xã Trường An 143 124 147 166 171 156
Xã Tân Ngãi 102 102 99 112 161 469
Xã Tân Hòa 48 48 51 54 167 231
Xã Tân Hội 75 84 52 63 77 85
[Nguồn: 50, 58].
Nhìn vào biểu trên cho thấy tổng số lao động của thành phố tăng nhanh qua
từng năm, năm 2005 tăng nhiều hơn 1.790 người so với năm 2000, trong đó đơn vị
phường 5 có số lượng lao động nhiều nhất (2.108 người), chiếm đến 30,78% tổng
số lao động; phần lớn lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất gạch, ngói nung,
gốm sứ các loại. Ngược lại, ít nhất là xã Tân Hội với 85 người, chỉ chiếm 1,24%
tổng số lao động toàn thành phố.
* Giai đoạn 2005 - 2010
Với chính sách tài chính của Chính phủ và địa phương đã hỗ trợ cho các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, thực hiện tốt xúc
tiến thương mại nhằm đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước. Một số
68
ngành nghề chủ yếu trên địa bàn phát triển khá và ổn định như: chế biến dầu nhờn
các loại, chế biến lương thực thực phẩm, chiếu, thảm xuất khẩu, gốm, gạch ngói
nung, cơ khí. Góp phần nâng GTSX CN - TTCN tăng bình quân 26,28%/năm, vượt
chỉ tiêu Nghị quyết 7,28% và tăng hơn nhiệm kì 2000 - 2005 là 11,08%; số cơ sở
tăng 14,25%, lao động tăng 15,33%, đồng thời, hoàn chỉnh và triển khai thực hiện
đề án phát triển CN - TTCN trên địa bàn thành phố giai đoạn 2003 - 2010 theo qui
hoạch.
Trên địa bàn số lượng cơ sở sản xuất CN ngày càng nhiều, năm 2005 có 1.548
cơ sở trong đó tập thể 3, tư nhân 24, cá thể 1.495 và hỗn hợp là 18 cơ sở. Đến năm
2010 tăng lên 3.215 cơ sở (cá thể chiếm số lượng cao nhất là 2.876 cơ sở) và nơi tập
trung nhiều nhất là phường 1 với 1.320 cơ sở, thấp nhất là xã Tân Hội chỉ có 205 cơ
sở.
Đặc biệt vào năm 2009 (10/04/2009) Chính phủ ban hành Nghị quyết 16
thành lập thành phố Vĩnh Long - nâng thị xã Vĩnh Long lên thành phố - đô thị loại
III trực thuộc tỉnh. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt cho CN - TTCN phát
triển toàn diện hơn trong quá trình đô thị hóa, đáp ứng được yêu cầu là ngành đi đầu
trong lĩnh vực kinh tế của thành phố.
Theo thống kê năm 2007 số lao động công nghiệp trên địa bàn phân theo
thành phần kinh tế gồm: tập thể có 564 người; tư nhân có 1.001 người; cá thể có
2.519 người. Đến năm 2010 khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh thì con
số này tăng lên đáng kể, cụ thể là: tư nhân 1.206 người, tập thể 601 người và cá thể là
2.768 người.
Nhìn chung, CN - TTCN thành phố Vĩnh Long giai đoạn 1986 - 2010 phát
triển nhanh đã đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế nói chung và đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Trong đó cơ cấu theo nhóm
ngành được ưu tiên phát triển theo lợi thế, còn cơ cấu theo thành phần kinh tế được
cải thiện góp phần thu hút mạnh mẽ nguồn vốn sản xuất, kĩ năng quản lí tiên tiến
của nước ngoài.
69
Một số ngành, một số sản phẩm có lợi thế, có năng lực cạnh tranh được đầu
tư phát triển và đã đạt qui mô sản phẩm tương đối khá bước đầu chiếm lĩnh và có uy
tín trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế
cần được khắc phục cụ thể là:
+ Tăng trưởng công nghiệp giai đoạn này chưa đồng bộ, tăng trưởng về hiệu
quả sản xuất và trình độ công nghệ chưa tương xứng với tăng trưởng về qui mô và số
lượng doanh nghiệp, chưa có chính sách hấp dẫn để thu hút phát triển các ngành CN
công nghệ cao, có hàm lượng tri thức lớn nhằm tạo sự đột phá trên một số ngành mũi
nhọn.
+ Trình độ quản lí chưa đáp ứng yêu cầu mới, trình độ tay nghề của người
lao động thấp. Công tác xúc tiến thương mại, hình thành hiệp hội, xây dựng thương
hiệu, ... chưa được quan tâm đầy đủ và thực hiện một cách triệt để, chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa.
2.2.3 Thương mại - Dịch vụ
* Giai đoạn 1986 - 1990
Vào thời điểm này nhiệm vụ chủ yếu của ngành thương mại là phục vụ cho
sản xuất và đời sống, làm đúng chức năng và nhiệm vụ của thương nghiệp XHCN.
Tuy nhiên, do giá cả thị trường có nhiều biến động nên tất cả các công ty cần phải
tập trung đầu tư tiền vốn, vật tư cho sản xuất để nắm hàng (nhất là các mặt hàng
chủ yếu) nhằm tạo quỹ hàng hóa dồi dào, ổn định để trao đổi và tổ chức phân phối
tới tay người tiêu dùng.
"Năm 1986 thành phố thành lập được 6 công ty thương nghiệp dịch vụ quốc
doanh với 67 cửa hàng mua bán lẻ; các HTX cũng xây dựng được mạng lưới bán lẻ
hàng hóa đến các ấp, khóm với 326 cửa hàng. Tổng giá trị bán ra năm 1987 là 2,665
tỷ đồng, trong đó bán lẻ là 2,879 triệu đồng, năm 1986 chỉ có 992.477,16 đồng và
bán lẻ là 661.551,44 đồng với các mặt hàng chủ yếu là nước chấm, đường các loại,
xà bông, thuốc lá, dầu lửa, ... (năm 1986 sản lượng bán ra của xà bông là 486,28 tấn
đến năm 1988 tăng lên 612,35 tấn)" [61,25].
70
Bên cạnh đó, ngành thương mại - dịch vụ giai đoạn này gặp nhiều khó khăn gay
gắt giữa kinh doanh theo cơ chế bao cấp với cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN với
các thành phần kinh tế khác, nhưng với quyết tâm củng cố thành phần kinh tế XHCN,
tạo điều kiện đứng vững và đi lên, cụ thể năm 1990 có 8 công ty, 15 HTX mua bán và
một số công ty hợp tác kinh doanh, doanh số cuối nhiệm kì tăng 21 lần so với nhiệm kì
1980 - 1985; riêng đối với hộ cá thể phải được đăng kí dưới sự quản lí của Nhà nước
nên có nhiều hộ đã chuyển sang ngành TTCN, từ đó số hộ cá thể giảm xuống còn
2.500 hộ.
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế một số đơn vị quốc doanh không thích
ứng kịp nên co lại và phần lớn ngưng hoạt động (kể cả các đơn vị lớn như công ty
thương nghiệp tổng hợp, công ty vật tư tổng hợp, công ty nông sản thực phẩm).
Trong khi đó một số đơn vị đã nhạy bén, năng động chuyển đổi kịp thời với cơ chế
mới đã tồn tại và phát triển đó là công ty lương thực, công ty xuất nhập khẩu, công
ty dịch vụ ăn uống, công ty giao thông, công ty Chợ, ...
Hệ thống HTX mua bán và công ty cấp 4 của phường, xã không thích ứng
kịp cơ chế mới nên tan rã dần và đến năm 1990 không còn hoạt động nữa.
Thương mại và dịch vụ tư nhân phát triển mạnh, phong phú về chủng loại, đa
dạng về mẫu mã thõa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên do công tác quản
lí Nhà nước trong chỉ đạo không kịp thời và thiếu kiên quyết chấn chỉnh thương
nghiệp quốc doanh, buông lỏng thị trường thương nhân, thả nổi những mặt hàng
chiến lược (phân, thuốc cho nông nghiệp, dược phẩm); cho phát triển quá mức các
dịch vụ không cần thiết (ăn uống, giải trí, ...) đã gây ra nhiều rối ren, phức tạp.
Về xuất khẩu: đáp ứng được phần nào những nhu cầu thiết yếu của xã hội và
sản xuất kinh doanh, với thảm, lác se đan là mặt hàng xuất chính nhưng khi Đông Âu
và Liên Xô tan rã nên thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cũng vào thời
điểm đó thành phố đã kịp thời tìm được thị trường mới, mặt hàng mới chủ yếu sản xuất
ở địa phương, tổng kim ngạch xuât khẩu năm 1990 đạt 5,54 triệu USD vượt chỉ tiêu
nghị quyết 0,7%. Từ đó, cho thấy tiềm năng xuất khẩu của thành phố còn rất lớn nhưng
chưa được khai thác hết, chưa thu hút được vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến để thúc
71
đẩy nền kinh tế địa phương phát triển còn các cơ sở gia công, dịch vụ thu ngoại tệ phát
triển chậm.
Nhìn chung, ngành thương mại - dịch vụ giai đoạn này còn nhiều lúng túng,
chậm chuyển đổi phương thức kinh doanh, một số nhiều công ty, xí nghiệp hoạt
động có hiệu quả kinh tế cao, nhưng cũng còn một số cơ sở sản xuất kinh doanh
chưa thích ứng, theo kịp đòi hỏi của thị trường phải thu hẹp hoạt động, thậm chí
phải ngưng sản xuất hoặc giải thể.
* Giai đoạn 1991 - 1995
Năm 1992 thành phố có 10 công ty kinh doanh nhưng do phương thức hoạt
động theo cơ chế thị trường mới nên nhiều đơn vị quốc doanh, HTX tổ chức kinh
doanh đường dài chuyển hình thức bán lẻ sang bán buôn vì thế số lượng cửa hàng
giảm dần. Mặt khác, thương nghiệp quốc doanh và HTX cũng đã bộc lộ những yếu
kém trong cơ chế thị trường, đến cuối năm 1992 hầu hết các đơn vị quốc doanh và
HTX kinh doanh đều thua lỗ, đi đến giải thể.
Tuy nhiên khi cơ chế mới được hình thành thì kinh tế thương nghiệp, dịch
vụ phát triển trở lại. Theo thống kê năm 1995 tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội là
458.344.516 đồng, trong đó thương nghiệp là 391.320.708 đồng chiếm 85,38% cao
hơn so với năm 1993 là 12,03% và năm 1994 là 10,93%.
Về dịch vụ, năm 1995 có 4.000 cơ sở (có 91 doanh nghiệp) với doanh số trên
270 tỷ đồng, đóng góp 83,64% tổng thu ngân sách. Hệ thống các chợ được nâng
cấp, mở rộng tạo thêm nhiều chỗ buôn bán cho nhân dân. Hệ thống cửa hàng, cửa
hiệu được chấn chỉnh một bước vừa thuận tiện cho người mua vừa trật tự ngăn nắp
hơn.
Thành phố là tỉnh lị nên dịch vụ phục vụ cho toàn tỉnh và khu vực, giải quyết
việc làm cho nhiều lao động và đóng góp hơn 80% tổng thu ngân sách. Đặc biệt, từ
khi thực hiện qui hoạch phát triển của thành phố, các xí nghiệp ra đời, dân số tăng
lên, nhu cầu dịch vụ sẽ còn tăng mạnh và đây cũng chính là thế mạnh của thành phố
Vĩnh Long.
72
Giai đoạn này số hộ kinh doanh và lao động tăng lên rất nhanh qua từng
năm, cụ thể vào năm 1991 có 2.232 hộ, trong đó DNTN có 8 hộ; tổng số lao động là
3.232 người, trong đó có 40 người thuộc DNTN.
Năm 1993, UBND thành phố kết hợp với các ngành chức năng sắp xếp lại
các chợ, các cửa hàng, cửa hiệu, ... nhằm bảo đảm trật tự đô thị. Nâng cấp mở rộng
mặt bằng chợ trung tâm phường 1 đi đến mở rộng các chợ khu vực: chợ Phước Thọ
(phường 8), chợ Trường An, Mỹ Thuận, chợ Cua (phường 4); nghiên cứu mở chợ
ngã ba Chiều Tím và chợ vùng sâu Tân Ngãi. Thường xuyên kiểm tra chất lượng
hàng hóa, chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, ... nhằm góp phần
chống buôn lậu.
"Định hướng cho giai đoạn tiếp theo, thành phố tiến hành sắp xếp lại các
dịch vụ, khuyến khích các dịch vụ phục vụ thiết thực cho đời sống, hạn chế những
dịch vụ ăn chơi giải trí cao cấp, cấm những dịch vụ mang tính đồi trụy. Từng bước
sắp xếp lại phương tiện giao thông công cộng phù hợp với xu thế phát triển của đô
thị, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại đang gia tăng rất lớn của nhân dân. Phối hợp với
các ngành chức năng từng bước xây dựng hệ thống "Du lịch nhân dân" gắn liền với
hệ thống sinh thái vườn cây sông nước để thu hút khách du lịch trong nước và quốc
tế, trước mắt thí điểm vùng ven sông Tiền của 02 xã Trường An và Tân Ngãi"
[64,42].
* Giai đoạn 1996 - 2000
Thương mại - dịch vụ không ngừng phát triển về số hộ kinh doanh và qui mô
kinh doanh. Chợ thành phố được đầu tư nâng cấp, mở rộng với diện tích 3.500m,
đáp ứng một phần nhu cầu giao lưu hàng hóa trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Năm
1997, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng xã hội là 836,6 tỷ đồng, tăng
bình quân hàng năm 12,8% và tăng 1,8 lần so với năm 1995.
Đối với dịch vụ vận tải đường thủy, đường bộ không ngừng phát triển đã đáp
ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh và đi lại của người dân;
năng lực, chất lượng vận tải được nâng lên cả phương tiện và cơ sở vật chất. Định
hướng trong giai đoạn tiếp theo tiếp tục đẩy nhanh mạng lưới thương mại - dịch vụ ở
73
các KCN, tuyến quốc lộ, khu đông dân cư, thực hiện liên kết với các điểm "Du lịch
miệt vườn", vận động nhân dân đầu tư hình thành đội tàu sông nước (đến các vườn cây
ăn trái vào ban ngày và chạy dọc tuyến sông Cổ chiên vào ban đêm), từng bước tiến tới
thành lập HTX du lịch.
Bảng 2.9:
Khách du lịch trên địa bàn thành phố Vĩnh Long giai đoạn 1996 - 2000
Đơn vị tính: người
1996 1997 1998 1999 2000
Số khách lưu trú (người)
* Người Việt Nam
* Người nước ngoài
46.394
20.989
25.405
71.682
48.794
22.888
60.424
41.085
19.339
73.165
51.119
22.046
99.975
66.038
33.937
Số ngày khách lưu trú (ngày)
* Người Việt Nam
* Người nước ngoài
56.495
24.650
31.845
85.918
56.627
27.291
76.843
51.238
25.605
89.380
62.492
26.888
108.628
70.877
37.751
[Nguồn: 49, 106].
Nhìn vào biểu trên cho thấy số lượng khách du lịch đến thành phố Vĩnh
Long qua các năm 1996 - 2000 tăng lên rất nhanh, dẫn đến số ngày khách lưu trú
cũng tăng theo. Đặc biệt, vào năm 2000 khi cầu Mỹ Thuận được hoàn thành và
thông xe, giao thông đi lại thuận tiện hơn không còn qua lại bằng phà khó khăn và
mất thời gian như trước đây nữa. Trong số khách du lịch đến thành phố Vĩnh Long
thì phần lớn là người Việt Nam, chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh đến.
* Giai đoạn 2000 - 2005
Đây là giai đoạn được các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạnh đáp ứng
nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các vùn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_29_4155639368_7518_1869363.pdf