LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ .x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . xii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Ý nghĩa của đề tài .2
3. Mục tiêu nghiên cứu .3
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.4
5. Câu hỏi nghiên cứu .5
6. Giả thuyết nghiên cứu.5
7. Khung phân tích.6
8. Đóng góp của luận án .6
9. Kết cấu của luận án.7
CHưƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .8
1.1. Những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ chăm
sóc sức khỏe của người dân.8
1.2. Những nghiên cứu liên quan đến quan hệ xã hội với sức khỏe và hành vi
chăm sóc sức khỏe.14
1.3. Những nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội trong bệnh viện với chăm
sóc sức khỏe .19
1.3.1. Những nghiên cứu về các quan hệ xã hội trong bệnh viện .19
1.3.2. Những nghiên cứu về quan hệ xã hội trong chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện.23
1.3.3. Sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại
bệnh viện .27
CHưƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .34
2.1. Các khái niệm công cụ.34
2.1.1. Khái niệm Sức khoẻ .34
2.1.2. Khái niệm Chăm sóc sức khỏe .34
2.1.3. Khái niệm Bệnh viện.35
2.1.4. Khái niệm Quan hệ xã hội và Quan hệ xã hội trong bệnh viện .36
47 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân tại bệnh viện công hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên cứu
- Đặc điểm của mối quan hệ xã hội giữa nhóm người cung cấp với nhóm
người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong bệnh viện công hiện nay có biểu
hiện khá đa dạng và có sự khác biệt giữa hai góc nhìn từ phía người cung cấp và
người sử dụng dịch vụ.
- Có sự khác biệt giữa các nhóm xã hội với các đặc điểm nhân khẩu xã hội như
mức sống, trình độ học vấn, nơi cư trú, loại hình điều trị trong đánh giá về mức độ hài
lòng với qui trình tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện công hiện nay.
6
- Khả năng tiếp cận và sự hài lòng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của
người dân có mối liên hệ, nhưng chưa thực sự rõ nét với đặc điểm của mối quan hệ
xã hội giữa nhóm người cung cấp dịch vụ và nhóm người sử dụng dịch vụ chăm sóc
sức khỏe tại bệnh viện công hiện nay.
7. Khung phân tích
8. Đóng góp của luận án
Trên cơ sở phân tích và kế thừa các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quan
hệ xã với sức khỏe và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, luận án đã chỉ ra được
biến số quan hệ xã hội có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tiếp cận dịch
vụ chăm sóc sức khỏe của người dân tạị bệnh viện hiện nay.
Sự hài lòng trong quá trình tiếp cận dịch
vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện
Bác sĩ
Điều dƣỡng viên
7
Luận án đã nhận diện được những đặc điểm của mối quan hệ xã hội giữa người
cung cấp và người sử dụng dịch vụ CSSK trong bệnh viện. Trên cơ sở đó chỉ ra được
mối liên hệ giữa các đặc điểm của mối quan hệ xã hội này đến sự hài lòng của người
dân trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện công hiện nay.
Từ những phát hiện qua nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp,
khuyến nghị nhằm cải thiện các mối quan hệ chức năng và ngoài chức năng giữa hai
nhóm cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhằm hướng tới cung cấp
dịch vụ CSSK ngày càng hoàn thiện cho người dân.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
nội dung luận án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương này phân tích tổng quan những nghiên cứu đã có cho đến nay về
quan hệ xã hội với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe , chỉ ra giá tri ̣ cũng như những
khoảng trống của các nghiên cứu trước đó , tạo cơ sở cho vi ệc kế thừa, tiếp thu
những kết quả nghiên cứu đã có vào đề tài luận án cũng như tạo tiền tiền đề cho
những phát hiện mới và những điṇh hướng nghiên cứu trong tương lai.
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm công cụ, các lý thuyết được áp dụng trong phân tích
và lý giải các vấn đề nghiên cứu, mô tả đặc điểm địa bàn nghiên cứu cũng như các
phương pháp nghiên cứu được vận dụng.
Chương 3: Những quan hệ xã hội cơ bản giữa nhóm cung cấp dịch vụ
với nhóm sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện
Nhận diện những đặc điểm cơ bản của mối quan hệ xã hội giữa người cung
cấp và người sử dụng dịch vụ tại bệnh viện công hiện nay.
Chương 4: Quan hệ xã hội trong đánh giá sự hài lòng của người dân khi tiếp
cận các dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện
Tập trung chỉ ra mối liên hệ giữa đặc điểm của các quan hệ xã hội giữa người
cung cấp và người sử dụng dịch vụ với sự hài lòng trong việc tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện công.
8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đã có nhiều nghiên cứu v ề mối liên hệ giữa các yếu tố tác đ ộng tới sức khỏe
con người như điều ki ện vật chất môi trường tư ̣nhiên , môi trường xã h ội cũng như
nhận thức và hành vi chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời.
Xem xét những nghiên cứu đã đươc̣ thưc̣ hi ện cho đến nay về quan h ệ xã hội
với sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho thấy giá tri ̣ cũng như những khoảng trống của
các nghiên cứu trước đó, tạo cơ sở cho việc kế thừa, tiếp thu những kết quả nghiên cứu
đã có vào đề tài luận án, cũng như tạo tiền tiền đề cho những phát hiện mới và những
điṇh hướng nghiên cứu trong tương lai trên chủ đề này.
Trong chương này, chúng tôi sẽ phân tích tổng quan các công trình nghiên
cứu theo các chủ đề từ khái quát đến cụ thể. Trong mỗi chủ đề, sẽ phân tích các
công trình nghiên cứu của nước ngoài và trong nước. Các chủ đề chính lần lượt
được tổng quan bao gồm: (i) những yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ chăm
sóc sức khỏe của người dân. (ii) quan hệ xã hội với sức khỏe và hành vi chăm sóc
sức khỏe; (iii) các mối quan hệ xã hội trong bệnh viện với chăm sóc sức khỏe.
1.1. Những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc
sức khỏe của ngƣời dân
Các nghiên cứu trước đây về việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của
người dân đã đề cập đến nhiều yếu tố về đặc điểm nhân khẩu - xã hội của người bệnh
và gia đình của họ, cũng như các yếu tố về quan hệ xã hội, có tác động đến việc tiếp
cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân trong những bối cảnh khác nhau.
1.1.1. Yếu tố về đặc điểm nhân khẩu xã hội (tuổi, giới tính, học vấn, kinh tế, khoảng
cách địa lý)
1.1.1.1. Trên thế giới
Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân thường là chủ thể ra quyết định lựa
chọn các dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh cho họ. Tuy nhiên, không phải lúc nào
họ cũng đánh giá được đầy đủ năng lực của một cơ sở cung cấp dịch vụ KCB cũng
như tình trạng bệnh tật của mình để chọn được phương án tối ưu.
Độ tuổi, cùng với nghề nghiệp và khoảng cách địa lý có thể cùng ảnh
hưởng đến việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tai (2004) cho rằng 2%
9
bệnh nhân lớn tuổi không thích tiếp cận với những cơ sở dịch vụ CSSK có khoảng
cách xa hơn 16 km. Hoặc một số tác giả khác đều cho rằng người lớn tuổi lựa
chọn các cơ sở y tế tuyến trên ít hơn những người trẻ tuổi, bởi tình trạng giao
thông và đi lại khó khăn [Goodman, 1997], [Basu, 2005]. Cũng như vậy, một
nghiên cứu khác cũng cho rằng những bệnh nhân trên 85 tuổi có xu hướng thích
lựa chọn những dịch vụ y tế tuyến cơ sở hơn [Adams và cộng sự, 1991]. Còn
nghiên cứu của Jintanakul và Otto (2009) chỉ ra rằng khoảng cách tới bệnh viện
càng xa thì xác suất chọn bệnh viện khác thay thế càng lớn.
Những yếu tố khác như dân tộc, giới tính, trình độ học vấn, qui mô hộ gia
đình cũng ảnh hưởng tới việc lựa chọn các cơ sở CSSK của người dân. Theo
Alimatou Cisse (2011) các gia đình có qui mô lớn sẽ có xu hướng tự điều trị. Trong
khi đó nghiên cứu của Tai (2004) lại chỉ ra rằng cha mẹ có nhiều con cái có khuynh
hướng chọn những bệnh viện địa phương hơn là chọn bệnh viện tuyến trung ương.
Khi so sánh việc lựa chọn giữa cơ sở y học hiện đại với những hình thức khác như y
học cổ truyền dân tộc, Alimatou Cisse (2011) cho biết những người có trình độ học
vấn cao thường tin tưởng vào y học hiện đại, còn nam giới tin tưởng vào phương
pháp điều trị của y học hiện đại hơn nữ giới. Kosimbei (2005) trong nghiên cứu về
hành vi chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Kenya cho rằng những người mẹ có trình độ
học vấn cao sẽ chăm sóc con cái tốt hơn. Có 79,2% những đứa con của người mẹ có
trình độ tốt nghiệp trung học được tiêm vắc xin đầy đủ, trong khi đó tỷ lệ này chỉ là
53,4% đối với những người mẹ chưa tốt nghiệp trung học.
Bên cạnh những yếu tố nhân khẩu - xã hội, thì yếu tố kinh tế, chủ yếu nói về
chi phí khám chữa bệnh, cũng được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Nó bao gồm
những chi phí khám chữa trực tiếp, mua thuốc và chi phí đi lại. Theo [Alimatou
Cisse, 2001] khi phí dịch vụ y tế tăng giá 1% thì nhu cầu khám bệnh giảm tới
8,44%. Theo [Kosimbei, 2005] có tới 40% người nghèo không dùng dịch vụ y tế vì
cho rằng nó quá đắt đối với họ dẫn tới 22,2% người bị bệnh phải tự điều trị mà
không đến cơ sở y tế.
Bảo hiểm y tế là nguồn thanh toán chi phí khám bệnh và có vai trò quan
trọng trong việc lựa chọn cơ sở y tế. [Dranove, 1993] chỉ ra rằng những chương
trình trợ giúp y tế của chính phủ thanh toán rất ít dịch vụ KCB, trong khi những
10
bệnh nhân có bảo hiểm tư nhân được phục vụ nhiều dịch vụ hơn mặc dù chi phí cao
hơn. Thống kê cho thấy những bệnh nhân có bảo hiểm y tế tư nhân có tỷ lệ chọn
tuyến trên là 58.5% cao hơn so với bảo hiểm y tế của chính phủ là 43,6%.
1.1.1.2. Việt Nam
Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đã chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu
học đến việc lựa chọn và sử dụng các dịch vụ CSSK của người dân. Nghiên cứu của
[Huỳnh Đặng Bích Vy, 2007] khẳng định độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và tình
trạng hôn nhân đều có ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh. [Trần Thị Kim Lý,
2008] cho rằng để giảm thiểu tình trạng tự điều trị khi ốm đau đối với nhóm dân tộc
thiểu số thì cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhóm này. Tương tự, để mở
rộng diện bao phủ của BHYT thì cần tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức
cho người dân về bảo hiểm y tế [Đàm Việt Cường, 2007].
Về tác động của yếu tố kinh tế, nghiên cứu của Huỳnh Đặng Bích Vy (2007)
cũng cho rằng chi phí khám chữa bệnh tăng đã ngăn cản người bệnh tiếp cận các
dịch vụ y tế, đặc biệt là người nghèo. Nghiên cứu khác cho biết số người nghèo sử
dụng dịch vụ nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh là 23% so với người giàu là 51%. Còn
tại các bệnh viện lớn ở trung ương, chỉ có 3,9% người nghèo tiếp cận dịch vụ
CSSK. Đã thế, gần 60% hộ gia đình nghèo mắc nợ do chi phí KCB và 67% phải vay
mượn để thanh toán tiền điều trị nội trú. [Vũ Xuân Phước, 2011]
Bảo hiểm y tế chia sẻ gánh nặng chi phí khám chữa bệnh nên có ảnh
hưởng tới việc sử dụng dịch vụ CSSK và người dân có BHYT thường có tần suất
đi khám chữa bệnh nhiều hơn. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra những khác
biệt trong KCB giữa nhóm bệnh nhân có BHYT với nhóm bệnh nhân không có
BHYT. [Huỳnh Đặng Bích Vy, 2007]; [Đàm Việt Cường, 2007].
Người nghèo thường không có nhiều cơ hội tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ xã
hội như việc làm, giáo dục, CSSK. Đây vẫn còn là thách thức lớn đối với chính sách
phát triển y tế công bằng [Nguyễn Đình Tuấn, 2014]. Điều này càng trở nên khó khăn
hơn khi vấn đề công bằng trong CSSK ở nước ta vẫn đang bị đánh giá khá thấp. Những
biến số độc lập tác động đến cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế của một nhóm yếu thế trong
xã hội (như nhóm nghèo) bao gồm: nơi cư trú, giới tính, dân tộc, tuổi và tình trạng kinh
tế. Ở đây, yếu tố quan hệ xã hội chưa được tính đến [WHO, 2009].
11
Về tác động của viện phí không chính thức, tính bất định của nó dẫn đến
tính bất định của tổng chi phí KCB đã cản trở người bệnh tiếp cận với các dịch vụ
y tế, đặc biệt là y tế công [Nguyễn Quý Thanh, 2001]. Mức viện phí chính thức
của các cơ sở y tế công thường thấp hơn y tế tư nhân, nên việc bồi dưỡng tiền
(phong bì) không chính thức cho các nhân viên y tế tư là không phổ biến. Từ đó,
có hiện tượng người càng nghèo càng nhiều bệnh, nhưng lại càng ít đi khám chữa
bệnh. Lý do có thể vì không có tiền chi trả; hoặc do các cơ sở y tế quá xa nhà;
hoặc cũng có thể vì họ sợ bị phân biệt đối xử.
Tổ chức hướng tới Minh Bạch (2011) đã từng đề cập đến việc đưa và nhận
chi phí không chính thức trong y tế, là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam. Hành vi
này, xét từ góc độ người bệnh thì là thông lệ, còn người nhận - nhân viên y tế thì coi
như một hình thức tăng thu nhập, và để bệnh nhân “khỏi thất vọng”. Người nhận
còn cho rằng việc hành vi này không ảnh hưởng đến chất lượng điều trị cho bệnh
nhân. Tuy vậy, họ cũng thừa nhận là những bệnh nhân có đưa phong bì thường
được đối xử hòa nhã, thân thiện và có phần ưu tiên hơn.
Từ góc độ công bằng trong y tế, điều này có nghĩa là chất lượng dịch vụ
đã bị ảnh hưởng đối với người không có khả năng chi trả, thông qua nguy cơ
không được điều trị kịp thời, không được tư vấn đầy đủ hoặc không thoải mái
khi nằm viện.
Nghiên cứu “Công bằng sức khỏe ở Việt Nam, Góc nhìn xã hội dân sự” đã đề
cập đến một khía cạnh mà người nghiên cứu quan tâm đó là Công bằng sức khỏe ở
Việt Nam: Từ góc nhìn của bệnh nhân. Các tác giả đã sử dụng khung phân tích các
yếu tố xã hội quyết định sức khỏe, nhìn nhận lại những thay đổi của hệ thống y tế Việt
Nam ở góc độ cá nhân (của các bệnh nhân) đối với công bằng sức khỏe và với các
nhân viên y tế. Nghiên cứu tập trung và tìm hiểu những lựa chọn của bệnh nhân để có
dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng và kịp thời. Kết quả cho thấy các bệnh nhân chỉ có
ba lựa chọn khi không có các dịch vụ y tế phù hợp và kịp thời: (1) Thay đổi địa điểm
cung cấp dịch vụ y tế; (2) Hối lộ các nhân viên y tế (hay còn gọi là đưa phong bì); (3)
Nhờ cậy đến những mối quan hệ cá nhân, bạn bè để làm quen với bác sĩ. [Nhóm hành
động về công bằng sức khỏe (PAHE), 2011]. Hình thức lựa chọn thứ (3) này là một
gợi ý quan trọng để tác giả kế thừa và liên hệ với đề tài nghiên cứu luận án.
12
Báo cáo “Hệ thống y tế Việt Nam: Hướng tới mục tiêu và công bằng” đã phân
tích thực trạng và mức độ bất công bằng giữa các nhóm dân cư phân theo điều kiện
kinh tế, văn hóa, xã hội về một số chỉ số y tế, sức khỏe, bao gồm: Bất công bằng về
sức khỏe, bất công bằng về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bất công bằng về
chi trả chi phí các dịch vụ CSSK và bất công bằng về một số hành vi có liên quan đến
sức khỏe. Nghiên cứu cho rằng Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, phạm vi bao phủ tài chính
cho các dịch vụ CSSK vẫn còn hạn chế và vẫn tồn tại bất bình đẳng giữa các nhóm
kinh tế xã hội về nhiều khía cạnh y tế sức khỏe [PAHE, 2013]. Đây cũng là điều thôi
thúc các nhà nghiên cứu tìm hiểu, liệu ngoài các biến số kinh tế, yếu tố quan hệ xã hội
có tác động như thế nào đến vấn đề công bằng trong chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam.
Như vậy, các nghiên cứu ở nước ngoài đều khẳng định rằng các yếu tố như
tuổi, giới tính, học vấn, kinh tế và khoảng cách địa lý có ảnh hưởng đến việc người
dân tiếp cận các dịch vụ y tế. Còn các nghiên cứu trong nước cũng đề cập đến ảnh
hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học đến việc tiếp cận các dịch vụ CSSK, nhưng
lại nhấn mạnh nhiều hơn đến yếu tố kinh tế, đặc biệt là các chi phí chính thức và
không chính thức trong quá trình khám chữa bệnh.
1.1.2. Yếu tố “sự sẵn có của dịch vụ”
1.1.2.1. Thế giới
Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài đã coi đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến
việc người dân có tiếp cận đến dịch vụ CSSK hay không. Có nghiên cứu cho rằng
việc thiếu các bác sỹ giỏi để xử lý những ca phức tạp là nguyên nhân dẫn đến việc
bệnh nhân thường xuyên vượt tuyến khi điều trị [Jintanakul, 2009]. Trong một số
trường hợp có quá trình chẩn đoán và điều trị phức tạp, như những bệnh về tim
mạch, thì bệnh nhân có xu hướng lựa chọn những cơ sở y tế có công nghệ phù hợp
thay vì lựa chọn những cơ sở y tế gần nhà [Tai và cộng sự, 2004].
Sự sẵn có của dịch vụ còn được hai tác giả Adam và Wright chi tiết hóa đến số
lượng giường bệnh, và cho rằng chúng có ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn cơ sở y tế của
người dân [Adam và Wright, 1991]. Bệnh nhân còn cho rằng bệnh viện có số giường bệnh
càng nhiều thì cung cấp dịch vụ càng tốt hơn. Hoặc các bệnh nhân thích lựa chọn bệnh
viện ngoại ô với qui mô lớn hơn là một bệnh viện thành phố với qui mô nhỏ [Goldsteen,
13
1994]. Trong khi đó nghiên cứu của Burge và Liu lại cho rằng danh tiếng của cơ sở y tế có
liên quan đến lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh của bệnh nhân. Chẳng hạn, bệnh nhân ở
Luân-đôn chấp nhận phải chờ đợi để KCB ở những bệnh viện danh tiếng hơn là ở một
bệnh viện ít danh tiếng, dù không phải chờ đợi [Burge, 2005], [Liu, 2007].
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng phát hiện ra một số yếu tố ảnh hưởng khác
cũng ảnh hưởng tới việc bệnh nhân lựa chọn nơi KCB. Kosimbei cho biết có 51,4%
người khá giả có xu hướng chọn cơ sở y tế tư nhân [Kosimbei, 2005]. Phibbsthì
nhận thấy các bệnh nhân có bảo hiểm y tế tư nhân ít khi lựa chọn các bệnh viện
công để KCB. [Phibbs, 1993]
1.1.2.2. Việt Nam
Ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu về sự sẵn có của dịch vụ y tế, với sự nhấn
mạnh đến chất lượng, năng lực chuyên môn trong dịch vụ KCB. Nhận định chung là
chất lượng khám chữa bệnh tại các trạm y tế còn hạn chế và hầu hết người dân đều
nghĩ họ sẽ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế có chất lượng được cải thiện nâng cao
hơn [Trần Thị Mai Oanh, 2002], [Đàm Việt Cường, 2009].
Phân tích sự khác biệt và các yếu tố dẫn tới sự bất bình đẳng trong tiếp cận
các dịch vụ y tế của người dân hiện nay, nghiên cứu củaNguyễn Ngọc Thụy đã có
các khuyến nghị nhằm làm giảm bớt bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận các dịch vụ
y tế của người dân [Nguyễn Ngọc Thụy, 2010]. Tương tự, nghiên cứu của Trần
Đăng Khoa chỉ ra thực trạng và một số giải pháp can thiệp để tăng cường tiếp cận,
sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập tại huyện Như Xuân, Thanh Hóa,
giai đoạn 2009-2011.[Trần Đăng Khoa, 2013]
Sự ra đời và phát triển của các cơ sở CSSK tư nhân ở Việt Nam gần đây đã
không chỉ tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở CSSK khỏe mà nó còn đáp ứng nhu
cầu (chất lượng cao) của nhóm dân cư có mức sống khá giả. Nó góp phần đảm bảo
một khía cạnh của sự công bằng trong CSSK ở chỗ người trả nhiều tiền thì đáng
được hưởng dịch vụ chất lượng cao hơn, nhưng mặt khác, lại làm gia tăng bất bình
đẳng trong CSSK giữa nhóm khá giả và nhóm nghèo [Trịnh Hòa Bình và Đào
Thanh Trường, 2004].
Nhìn chung, các nghiên cứu trong và người nước về các yếu tố ảnh hưởng đến
việc lựa chọn cơ sở dịch vụ CSSK đều có những kết luận khá tương đồng, cho dù mức
14
độ ảnh hưởng có khác nhau. Chẳng hạn đó là những đặc điểm nhân khẩu - xã hội của
bệnh nhân (như thu nhập, trình độ, tuổi tác, giới tính, qui mô hộ gia đình cũng như nơi cư
trú, khoảng cách địa lý). Tiếp đến là các yếu tố từ phía các cơ sở cung cấp dịch vụ như:
năng lực, qui mô, danh tiếng, hình thức sở hữu. Nhóm các yếu tố này thường bị chi phối
bởi những chính sách quản lý của nhà nước như các chính sách về giá khám chữa bệnh,
chế độ bảo hiểm. Song đáng lưu ý là các yếu tố liên quan đến quan hệ xã hội và mối liên
hệ của chúng với mức độ tiếp cận dịch vụ CSSK của người dân còn khá mờ nhạt.
1.2. Những nghiên cứu liên quan đến quan hệ xã hội với sức khỏe và hành vi
chăm sóc sức khỏe
1.2.1. Trên thế giới
Quan hệ xã hội là một khái niệm có nội hàm rất rộng, đa nghĩa và phức tạp. Có
thể bắt gặp khái niệm này trong nhiều nghiên cứu và các cách tiếp cận khác nhau: từ
tâm lý học, xã hội học, kinh tế học đến các tiếp cận đa ngành, liên ngành khác.
Mối liên hệ giữa hai khái niệm quan hệ xã hội và sức khỏe đã được nhiều
nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Từ hơn một thế kỉ trước đây với công trình
nghiên cứu nổi tiếng và mang tính kinh điển về tự tử của Durkheim (1897).
Durkheim đã phát hiện ra rằng, bất chấp tính chất cá nhân mạnh mẽ của các vụ tự
tử, con số về các vụ tự tử thay đổi rõ rệt từ vùng này sang vùng khác, và qua nghiên
cứu thống kê, ông đã phát hiện ra tỉ lệ tự tử ở những người còn đủ cả cặp vợ chồng,
thấp hơn nhiều so với tỉ lệ này ở những người góa (chồng/vợ) hoặc li hôn.
Durkheim đã bàn luận về nhiều kiểu tự sát. Tự kỷ tự sát, tự sát do không
tham gia vào các mối quan hệ xã hội là loại mà ông dành nhiều thời gian nghiên cứu
nhất và cũng cao hơn ở những người không kết hôn và đã mất chồng/vợ và cũng
thường xảy ra ở những gia đình nhỏ và tại các khu vực ngoại thành. Trong từng
trường hợp, tỉ lệ tử vong cao hơn dường như có liên quan đến những mức độ cao
hơn của chủ nghĩa cá nhân quá mức. Trong lĩnh vực này, Durkheim chú ý rằng tỉ lệ
tự tử có xu hướng giảm trong chiến tranh, phản ánh sự gắn bó của một quốc gia khi
bị đe dọa bởi kẻ thù chung. Kết luận của ông là “sự tự tử thay đổi theo mức độ gắn
kết của những nhóm xã hội mà mỗi cá nhân là một phần trong đó” [David Halpern,
2005]. Nghiên cứu của Durkheim đã chứng minh mối liên hệ giữa việc gắn kết xã
hội của con người với tình trạng tự tử của các cá nhân trong xã hội.
15
Với các nhà tâm lý học, cho đến những năm 1960, họ mới bắt đầu quan tâm
đến vai trò của hỗ trợ xã hội (social support) đối với sức khỏe, đặc biệt đối với sức
khỏe tâm lý, và vai trò của mạng lưới xã hội của một cá nhân trong việc giúp cho cá
nhân đó vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Gần đây, những nhà nghiên cứu y khoa cũng chú ý đến ảnh hưởng của những
mạng lưới xã hội đến sức khỏe thể chất. Họ nhận thấy những người mắc phải các
chứng bệnh kinh niên dường như có ít mối quan hệ thân thiết và bạn bè hơn. Hoặc
những người mang bệnh thường nhận được ít sự hỗ trợ chất lượng hơn, bất kể người
đó có bao nhiêu người trong mạng lưới xã hội của mình [Sarason, Sarason và
Pierce, 1990].
Một số nghiên cứu khác cho thấy sự liên hệ mật thiết giữa quy mô và chất
lượng của mạng lưới xã hội của con người và sức khỏe của họ. Với những người có
quan hệ xã hội rộng, tham gia vào nhiều các hoạt động công dân và xã hội hơn thì
thường có xu hướng sức khỏe tốt hơn [F.E. Beum et al, 2000; Veenstra, 2000, dẫn
theo David Harpen, 2005].
Tuy nhiên, nếu xem quan hệ xã hội với sức khỏe là quan hệ nhân quả thì sự
phản ánh là không rõ ràng. Có thể là người bệnh trở nên bị cô lập hơn bởi vì tình
trạng bệnh tật của họ, hơn là điều ngược lại. Những mối quan hệ cá nhân có bảo vệ
sức khỏe bạn hay không, hay sức khỏe có ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn
không? Ví dụ, việc về hưu sớm, với việc mất đi những quan hệ với đồng nghiệp,
thường có liên quan đến tình trạng sức khỏe kém. Nhưng mặt khác, về hưu sớm
cũng thường là kết quả của việc bị mắc bệnh, hơn là điều ngược lại. Tương tự, bệnh
trầm cảm cũng được công nhận là gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong quan hệ
hôn nhân và những mối quan hệ khác, với ít giao tiếp tích cực hơn, nhiều mâu thuẫn
hơn, và người bị bệnh trầm cảm thường cảm thấy như mình là một gánh nặng.
[Bothwell và Weissman, 1977; Hokanson et al. 1989; Gotlib và Macabe, 1990, dẫn
theo David Harpen, 2005].
Tiếp đến, trong nghiên cứu của House và cộng sự (1988) cho rằng những
mối quan hệ xã hội, hoặc sự thiếu cân xứng của nó, tạo ra những nguy cơ lớn đối
với sức khoẻ Chẳng hạn, liên hệ giữa quan hệ xã hội và sức khỏe đã được chỉ ra
trong nghiên cứu về Hút thuốc và sức khỏe của US Surgeon General vào năm 1964.
16
Từ khẳng định này, mối quan hệ xã hội và sức khoẻ đã trở thành một thực tế xã hội,
với nhiều nghiên cứu về các lý thuyết, cơ chế tác động của những quan hệ xã hội
đến sức khoẻ [Debra Umberson và cộng sự, 2010].
Xét từ phương diện hành vi sức khoẻ của cá nhân, những hoạt động như tập thể
dục, ăn uống tốt, tuân thủ chặt chẽ các phác đồ điều trị, có xu hướng tăng cường sức
khoẻ và phòng ngừa bệnh tật, trong khi những hành vi khác, như hút thuốc, tăng cân
quá mức, và lạm dụng thuốc, có thể làm giảm sức khoẻ [McGinnis và cộng sự, 2002].
L. F. Berkman (1995) đã coi các mối quan hệ xã hội như là thành phần quan
trọng trong hoạt động khám chữa bệnh. Chúng ta cần phải tăng cường các hỗ trợ xã
hội, đặc biệt là mối quan hệ giữa bệnh nhân và gia đình, cộng đồng và tác động can
thiệp của nó vào quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân. Có các bằng chứng về
việc bối cảnh bệnh nhân sống, với các mối quan hệ xã hội đủ mạnh, là có khả năng
hỗ trợ cho người bệnh. Hoặc những người bệnh bị cô lập thường có mức độ chịu rủi
ro cao hơn. Đặc biệt, tình trạng sức khỏe kém cũng có mối liên hệ mật thiết với các
mối quan hệ xã hội hay cơ chế hành vi không có lợi cho người bệnh. Để nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khỏe, cần có các tương tác qua lại hay các mối quan hệ gia
đình, cộng đồng chứ không chỉ dừng lại ở cá nhân người bệnh. Nghiên cứu này cho
rằng trong tương lai các yếu tố này sẽ phải được đưa vào quá trình thiết kế, thử
nghiệm và thực hiện các biện pháp can thiệp.
Cohen, Sheldon (2004), trong nghiên cứu về quan hệ xã hội và sức khỏe,
đã chỉ ra các biến số: quan hệ xã hội, hỗ trợ xã hội, hội nhập xã hội, và các tương
tác mang tính tiêu cực trong việc đánh giá những ảnh hưởng đến sức khỏe. Các
biến số này tác động đến sức khỏe thông qua các cơ chế khác nhau. Điều này
cũng thúc đẩy các hòa nhập xã hội và hỗ trợ xã hội, đồng thời giảm thiểu các
tương tác xã hội tiêu cực.
Một nghiên cứu tiếp theo của Sheldon, Cohen và Denise Janicki-Deverts
(2009) trên chủ đề “Làm sao có thể cải thiện sức khỏe thể chất bằng thay đổi mạng
lưới xã hội”, cho thấy các quan hệ xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe,
tuổi thọ của con người. Tiếp đến, Debra Umberson và Jennifer Karas Montez
(2010), trong nghiên cứu về Quan hệ xã hội với sức khỏe, một điểm sáng cho chính
sách sức khỏe, đã nhận định quan hệ xã hội như là điểm then chốt trong chính sách
17
sức khỏe. Các tác giả cho rằng các quan hệ xã hội, cả về số lượng và chất lượng ảnh
hưởng đến sức khỏe tâm thần, hành vi sức khỏe, sức khỏe thể chất và nguy cơ tử
vong. Các nhà xã hội học đã đóng một vai trò trung tâm trong việc thiết lập mối liên
kết giữa quan hệ xã hội và kết quả sức khỏe, xác định và giải thích cho liên kết này.
Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ xã hội có tác động ngắn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004716_1_4669_2002803.pdf