Luận văn Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.i

DANH MỤC BẢNG .ii

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. TỔNG QUAN. 3

1.1. Sơ lược về chất thải rắn. 3

1.1.1. Các khái niệm cơ bản. 3

1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn . 4

1.1.3. Thành phần chất thải rắn . 4

1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng . 6

1.2. Tình hình quản lý, xử lý CTR trên Thế giới và Việt Nam. 8

1.2.1. Tình hình quản lý, xử lý CTR trên Thế giới. 8

1.2.2. Tình hình quản lý, xử lý CTR tại Việt Nam . 12

1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu . 15

1.3.1. Điều kiện tự nhiên. 15

1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 17

1.3.3. Tình hình quản lý CTR . 19

Chương 2. . 21

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 21

2.1. Đối tượng nghiên cứu . 21

2.2. Nội dung nghiên cứu. 21

2.3. Phương pháp nghiên cứu. 21

2.3.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu . 21

2.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học . 21

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu . 22

2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. 23

Chương 3. . 24

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 24

3.1. Hiện trạng phát sinh CTR tại thành phố Hưng Yên . 24

3.1.1. CTR sinh hoạt . 24

3.1.2. CTR nông nghiệp . 25

3.1.3. CTR làng nghề . 26

3.1.4. CTR công nghiệp . 26

3.1.5. CTR xây dựng và bùn thải đô thị . 26

3.1.6. CTR Y tế. 27

pdf79 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu được tổng hợp từ các nguồn cũ, không phải năm nào cũng được cập nhật, mà thường được thống kê theo giai đoạn, nhưng trong khuôn khổ đề tài, tác giả cố gắng thu thập và sử dụng những nguồn số liệu mới nhất, để từ đó có thể đưa ra những nhận xét chính xác về hiện trạng, đồng thời dự báo sát hơn về xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu. Bên cạnh đó, tác giả có tham khảo, kế thừa số liệu từ các nguồn tài liệu tham khảo của các nghiên cứu trước, các nguồn dữ liệu từ internet, các bài giảng, công trình khoa học của các tác giả đã thực hiện của một số đề tài tương tự với mục đích làm phong phú thêm nội dung của luận văn về hàm lượng khoa học. 2.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp này chủ yếu dựa vào số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát mức độ hiểu biết, nhận thức và sự tham gia của người dân tại thành phố Hưng Yên trong việc phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn. Bên cạnh đó, tác giả 22 cũng tiến hành tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các cơ quan chức năng trong việc xử lý, quản lý chất thải rắn, cũng như việc định hướng, quy hoạch trong tương lai đối với vấn đề nêu trên. Tác giả tiến hành điều tra 300 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố (tương đương với 300 phiếu phát ra) theo tiêu chí ngẫu nhiên. Phiếu điều tra gồm những nội dung sau:  Lượng rác phát sinh từ hộ gia đình  Thành phần, khối lượng của rác thải sinh hoạt  Cách thức xử lý các loại CTR: trồng trọt, chăn nuôi, vỏ thuốc BVTV, chai lọ thủy tinh, xác động vật chết  Việc nộp lệ phí thu gom rác thải của các đối tượng được tiến hành thu gom  Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường  Thái độ làm việc của công nhân thu gom Hình thức điều tra: phát phiếu trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân sau đó tác giả điền thông tin đã thu thập được vào phiếu điều tra hoặc phát phiếu điều tra, để các hộ gia đình tự điền thông tin vào phiếu. Sau đó số phiếu này được tổng hợp lại và thống kê theo từng mục đã đề ra trong phiếu. Kết quả xử lý số liệu được sử dụng trong phần kết quả nghiên cứu ở chương 3. (Mẫu phiếu xem phần Phụ lục). 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu - Đối tượng được phỏng vấn: một số hộ gia đình sinh sống tại khu vực thành phố Hưng Yên, những công nhân trực tiếp tham gia thu gom rác thải, những cán bộ chuyên môn am hiểu về lĩnh vực môi trường. Cụ thể bao gồm: + Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Hưng Yên. + Lãnh đạo Chi cục BVMT, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên. + Lãnh đạo, chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hưng Yên. + Lãnh đạo, chuyên viên phòng Quản lý đô thị thành phố Hưng Yên. + Lãnh đạo, chuyên viên Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị thành phố Hưng Yên. 23 + Công nhân trực tiếp thu gom, vận chuyển CTR của Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị thành phố Hưng Yên. + Một số hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hưng Yên. - Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp sau đó tác giả ghi chép lại các thông tin đã thu thập được. Trên cơ sở những ghi chép đó, tác giả tổng hợp, phân tích các ý kiến và sử dụng trong phần kết quả ở chương 3. 2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Sử dụng các phần mềm word, excel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được. Từ những số liệu thu thập, tìm những số liệu quan trọng, cần thiết nhất để phục vụ vấn đề nghiên cứu. Tổng hợp phiếu điều tra, phỏng vấn dựa trên phần mềm Excel. 24 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng phát sinh CTR tại thành phố Hưng Yên 3.1.1. CTR sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của con người. CTR sinh hoạt được thu gom từ nhà dân, các cơ quan đơn vị, trường học, chợ và các điểm buôn bán, các nhà hàng kinh doanh ăn uống, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, Hiện tại khối lượng rác thải được Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị thành phố (từ đây gọi tắt là Công ty) thu gom, vận chuyển và xử lý tại Khu xử lý chất thải rắn của thành phố với khối lượng khoảng 70- 75 tấn/ngày [6]. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh Công ty thu gom từ năm 2010 đến thời điểm tháng 6 năm 2014 được thể hiện qua Bảng 3.1. Bảng 3.1. Thống kê lượng CTRSH trên địa bàn thành phố được thu gom qua các năm Năm 2010 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014 KL rác( tấn/năm) 23.045 24.743,50 25.128,19 26.645 13.949, 2 (Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị thành phố Hưng Yên) Số liệu thống kê của Công ty về thành phần, tỷ lệ CTR thu gom được trên địa bàn thành phố năm 2013 được trình bày trong Bảng 3.2 và Hình 3.1 dưới đây. Bảng 3.2. Tỷ lệ CTRSH được thu gom trên địa bàn thành phố Hưng Yên [6] STT Thành phần % Khối lượng I Rác hữu cơ 80,93 1 Rác thực phẩm (rau, củ quả..) 15,24 2 Cỏ, cây,lá.. 59,28 3 Gỗ 0,83 25 4 Giấy, bìa carton 2,29 5 Vải sợi 3,29 II Rác vô cơ 8,32 1 Kim loại 0,09 2 Các thành phần khác : - Thủy tinh, gốm, sứ, gạch vỡ, đá... 8,23 III Nhựa 10,75 Hình 3.1. Thành phần CTRSH trên địa bàn thành phố Hưng Yên 3.1.2. CTR nông nghiệp Ước tính tổng lượng chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hưng Yên phát sinh năm 2012 từ trồng trọt khoảng 150 tấn/ngày và chăn nuôi khoảng 100 tấn/ngày, trong đó bao bì từ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khoảng 0,1 tấn/ngày [25]. Thành phần CTR nông nghiệp phát sinh chủ yếu là rơm rạ, trấu, cám, lõi ngô, bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, phân gia súc, gia cầm, bao bì đựng thức ăn chăn nuôi 26 3.1.3. CTR làng nghề Hiện toàn thành phố có 5 làng nghề. Các làng nghề sản xuất các loại sản phẩm như: Chế biến, bảo quản nông sản; nội thất gỗ; làm hương; làm bánh đa. Chất thải rắn làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc vào nhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất thải rắn làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về thành phần. Ước tính khối lượng CTR làng nghề phát sinh tại Thành phố Hưng Yên trung bình mỗi ngày khoảng 14 - 16 tấn/ngày [25]. 3.1.4. CTR công nghiệp Theo kết quả điều tra và tổng hợp do Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hưng Yên cung cấp, khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trong toàn thành phố Hưng Yên năm 2013 là khoảng 56 tấn/ngày. CTR công nghiệp có thành phần phức tạp và đặc tính nguy hại cao. Các thành phần chủ yếu là thủy tinh, vải vụn, giẻ lau, giấy, bìa carton, bao bì, xỉ than, kim loại, dầu thải, sơn bã, gỗ, mùn cưa, plastic, nilon,... Trong đó thành phần của CTNH thường gặp trong CTR công nghiệp là: giẻ lau chứa hóa chất, dầu; bùn của quá trình xử lý nước thải; chai lọ đựng hóa chất, bao bì nhựa hóa chất, dung môi, pin, ắc quy, cặn dầu thải, chất dễ cháy,... CTR công nghiệp trên địa bàn thành phố chủ yếu phát sinh từ các công ty: Công ty nhựa, Công ty May Đại Đồng, Công ty May 2, Công ty May và Đay. 3.1.5. CTR xây dựng và bùn thải đô thị Hoạt động quản lý chất thải rắn xây dựng chưa được quan tâm thích đáng, phần lớn CTR xây dựng được thu gom cùng với CTR đô thị. Khối lượng CTR xây dựng phát sinh trong toàn thành phố năm 2013 khoảng 22 tấn/ngày [25]. Thành phần CTR xây dựng được vứt bỏ đi phần lớn là bê tông vụn, gạch ngói vỡ chiếm đến hơn 80%, tiếp đến là thành phần đất cát chiếm 12%, còn lại 8% là các tạp chất khác. (Hình 3.2) Khối lượng bùn thải đô thị phát sinh tại thành phố Hưng Yên năm 2013 khoảng 23 tấn/ngày [25]. 27 Hình 3.2. Thành phần chất thải rắn xây dựng 3.1.6. CTR Y tế Lượng CTR y tế phát sinh tại thành phố Hưng Yên khoảng 1,19 tấn/ngày, trong đó CTR y tế nguy hại là 0,18 tấn/ngày, chiếm 15% tổng lượng CTR y tế phát sinh [25]. Thành phần của chất thải rắn y tế bao gồm cả thành phần nguy hại và không nguy hại bao gồm: kim loại, vỏ hộp kim loại, kim tiêm, ống tiêm, giấy loại, các bệnh phẩm sau mổ, rác hữu cơ, đất đá và các loại vật rắn khác 3.2. Hiện trạng quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên 3.2.1. CTR sinh hoạt Thông qua Bảng 3.2 có thể nhận thấy: Rác hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ rất lớn trong thành phần CTRSH do Công ty thu gom. Loại rác thải này chủ yếu phát sinh từ các hoạt động dân sinh và các địa điểm công cộng. Loại rác thải hữu cơ này hiện được tập trung tại bãi chôn lấp của thành phố, nhưng nếu với một lượng lớn như vậy, có thể chuyển thành nguồn đầu vào cho biện pháp xử lý rác thải hữu cơ, tạo phân bón với lượng vi sinh hữu ích cung cấp điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp tại địa phương. Lượng chất thải vô cơ (gạch, đá, gốm sứ, thủy tinh, mảnh vỡ...) chiếm tỷ lệ không cao (8,32%) chủ yếu phát sinh từ các hoạt động xây dựng dân dụng, các cơ sở sản xuất. Ngoài ra, có thể lượng này nếu không được thu gom triệt để, sẽ bị đổ bỏ rải rác khu vực xung quanh công trình xây dựng đó. Lượng rác thải này gia tăng do quá trình xây dựng, tốc độ đô thị hóa của thành phố ngày 28 Rác thải sinh hoạt Nội thị Về điểm tập kếtquy định Xe ô tô ép rác Rác thải của các xã (rác thu gom theo hình thức xã hội hoá) Về điểm tập kết quy định Xe ô tô ép rác Đưa về khu xử lý Chất thải rắn TP Thùng Container chứa rác Xe hooklip càng được đẩy mạnh. Một loại rác thải điển hình chiếm tới 10,75% trong tổng lượng rác thải được thu gom là nhựa, cũng được đưa về khu xử lý rác thải của thành phố và xử lý bằng phương pháp chôn lấp. a. Hình thức thu gom Trên địa bàn thành phố Hưng Yên hiện nay, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải do Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Hưng Yên thực hiện tại các khu vực đô thị và một số khu vực nông thôn theo mô hình như trong Hình 3.3. Công nhân C.T MTĐT Thu gom Tổ thu gom Hình 3.3. Mô hình hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH tại TP. Hưng Yên [7] - Đối với công việc quét thu gom rác tại các đường, vỉa hè, ngõ phố trong khu vực nội thành có công nhân của Công ty thu gom vào 2 ca làm việc trong ngày: ca sáng và ca tối. Sau đó đưa rác gom về các điểm tập kết quy định để các xe ô tô đón, ép rác và vận chuyển về khu xử lý. - Đối với thu gom tại các xã, phường khu vực ngoại thành có tổ thu gom xã hội hóa do xã phường thành lập sau đó tập kết về các điểm quy định để các xe ô tô ép rác vận chuyển về Khu xử lý chất thải rắn Thành phố. - Đối với các khu vực chợ, các khu dân cư có xây dựng các điểm đặt các thùng container 10m3 chứa rác, xe hooklip của Công ty sẽ định kỳ vận chuyển các thùng và đưa về khu xử lý chất thải rắn của Thành phố. 29 Hình 3.4. Bản đồ tuyến điểm thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại TP. Hưng Yên - Đối với khu vực nội thành: Hiện tại trong khu vực thành phố Hưng Yên, rác thải đã và đang được thu gom trên 133 tuyến đường phố nội thành với quy mô thu gom là 24,66 ha và 24,225 km đường phố, tiến hành nhặt rác tại các ngõ phố [8]. - Khu vực tại các xã ngoại thành: Hiện tại với các xã ngoại thành như: Phương Chiểu, Bảo Khê, Lam Sơn, An Tảo, Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu, Hồng Châu, chất thải rắn được thu gom rác với 2 hình thức: thu 30 gom rác xã hội hóa bằng xe gom rác đẩy tay sau đó đưa ra điểm tập kết quy định và thu gom thông qua các thùng container 10m3 đặt tại các khu dân cư tập trung. Hiện tại, có 8 thùng container được đặt tại 03 xã là Hồng Nam, Bảo Khê và Quảng Châu. Đối với 5 xã mới sát nhập về thành phố, Công ty mới chỉ thu gom được của xã Phương Chiểu, 4 xã còn lại, rác thải hiện chưa được triển khai thu gom, Công ty môi trường đô thị của thành phố đang kết hợp với các phòng ban liên quan của thành phố khảo sát để bố trí các điểm đặt thùng container tại các địa phương nêu trên. - Ngoài thu gom rác thải đường phố, ngõ, nhà dân, rác của các cơ quan, đơn vị nằm trên địa bàn Thành phố và của các nhà hàng, tổ chức kinh doanh, thương mại, dịch vụ, khách sạn được thu gom, vận chuyển và xử lý khi ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị thành phố. Hiện tại Công ty đang thu gom vận chuyển và xử lý rác thải của trên 130 cơ quan đơn vị, nhà hàng, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hưng Yên [7]. Theo ông Trương Quốc Trân – PGĐ Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị thành phố cho biết: Hiện tại Thành phố Hưng Yên chưa triển khai việc phân loại rác tại nguồn và Công ty chưa thực hiện việc phân loại rác thải. Lượng rác thu gom được đưa về Khu xử lý CTR của thành phố và được chôn lấp, xử lý theo công nghệ EM. Theo phỏng vấn ông Cáp Quang Tuyến - Phó trưởng Phòng Tài nguyên môi trường thành phố cho biết: Trong năm 2013, nếu chỉ tính riêng khu vực nội thành thì tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH đạt 100% so với tổng lượng CTR phát sinh, tỷ lệ trên địa bàn Thành phố Hưng Yên đạt khoảng 85-86% (chưa tính đến tỷ lệ thu gom rác thải của 05 xã mới sát nhập về thành phố) so với tổng lượng rác thải phát sinh của toàn Thành phố. Nguyên nhân là do lượng rác thải phát sinh còn tồn đọng trong các ngõ, phố chưa được triển khai thu gom triệt để do nhiều yếu tố khách quan như: đường, ngõ nhỏ xe thu gom không vào được, có nhiều thôn, xã chưa thành lập được tổ vệ sinh môi trường tự quản để tổ chức thu gom rác thải. 31 Khối lượng CTRSH được Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị thành phố thu gom và vận chuyển được thể hiện qua Bảng 3.3. Bảng 3.3. Khối lượng CTRSH thu gom và vận chuyển tại địa bàn thành phố [6] TT Phạm vi thu gom Số hộ dân được thu gom Khối lượng thu gom (tấn/ ngày) Khối lượng chất thải rắn được xử lý(tấn/ ngày) 1 Khu vực đường, hè ngõ phố, nhà dân các phường nội thành của Thành phố được công ty thực hiện quét thu gom 10.736 hộ 45,7 45,7 2 Khu vực các điểm tập kết rác thải các phường, xã ngoại thành trực thuộc Thành phố Hưng Yên có thành lập tổ thu gom rác xã hội hóa và có điểm đặt thùng contaier 10 m3 chứa rác 21 điểm 15,3 15,3 3 Các cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố Hưng Yên 56 đơn vị 6,9 6,9 4 Các nhà hàng, khách sạn kinh doanh ăn uống 53 đơn vị 4,7 4,7 b. Tần suất thu gom rác tại địa bàn thành phố Theo phỏng vấn bà Nguyễn Thị Thu Điệp – Chuyên viên phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị thành phố Hưng Yên, cho biết: 32 - Trong khu vực địa bàn nội thành có công nhân trực tiếp của Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị thực hiện thu gom rác tại các đường phố, nhà dân với tần suất thu gom rác là 2 lần/ngày vào ca sáng và ca tối. - Đối với các xã có tổ thu gom rác xã hội hóa và có điểm đặt thùng container định kỳ theo lịch đã thống nhất với các xã, xe ô tô của Công ty sẽ thực hiện vận chuyển rác thải tại các điểm tập kết rác. Phương án thu gom CTR tại 05 xã mới sát nhập về thành phố: Qua phỏng vấn ông Trương Quốc Trân, PGĐ Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị thành phố cho biết: - Hiện tại Công ty đã thực hiện thu gom rác tại 01 xã đó là xã Phương Chiểu do xã đã thành lập được các tổ thu gom rác xã hội hóa và tổ chức thu gom 3 lần/tuần, định kỳ 3 lần/tuần xe ô tô của Công ty sẽ vận chuyển rác tại 03 điểm tập kết của xã đến bãi chôn lấp của thành phố. - Với 04 xã còn lại Công ty đã cùng các phòng ban của thành phố tiến hành khảo sát được các vị trí để xây dựng các điểm đặt thùng container 10 m3, dự kiến là mỗi xã 03 điểm đặt thùng. Khi nào được triển khai xây dựng các điểm đặt hoặc các tổ thu gom xã hội hóa tại các xã đi vào hoạt động Công ty sẽ tổ chức thực hiện thu gom, vận chuyển. c. Về hình thức vận chuyển Phương tiện vận chuyển rác thải đang sử dụng là: 03 xe cuốn ép rác (01 xe 2,5 tấn; 01 xe 5 tấn; và 01 xe 7 tấn); 01 xe hooklip vận chuyển thùng container chứa rác. Khoảng cách trung bình vận chuyển từ các điểm tập kết về Khu xử lý rác thải là từ 18 - 23km. Hiện trạng về phương tiện vận chuyển CTRSH của thành phố được thể hiện qua Bảng 3.4. 33 Bảng 3.4. Hiện trạng về phương tiện vận chuyển CTRSH của thành phố [6] TT Phương tiện thu gom và vận chuyển Số lượng Ghi chú 1 Xe gom rác đẩy tay loại 400 lít 91 2 Xe ô tô vận chuyển ép chở rác 03 01 xe loại 2,5 tấn 01 xe loại 5 tấn 01 xe loại 7 tấn 3 Xe ô tô vận chuyển rác Hooklip có thùng kín dung tích 10 m3 01 d. Về biện pháp xử lý CTR được áp dụng Hầu hết chất thải rắn của thành phố được tiến hành xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Rác thải được thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải tập trung của Thành phố. Khu xử lý chất thải rắn TP. Hưng Yên đang được Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thành phố quản lý và vận hành đã đi vào hoạt động từ năm 2008 có vị trí giáp ranh ba xã, phường là phường An Tảo, xã Trung Nghĩa và xã Bảo Khê. Khu này có tổng diện tích 12,55 ha, trong đó: diện tích ô chôn lấp 1,7 ha, diện tích còn lại để xây dựng các công trình phụ trợ và vùng đệm cách ly. Hiện nay, Ban quản lý đang xin phép thành phố mở rộng thêm diện tích 11,379 ha. Khu xử lý rác bắt đầu tiếp nhận rác sinh hoạt từ ngày 01/06/2008 đến nay vẫn đang hoạt động. Lượng rác tiếp nhận vào khoảng 70 – 75 tấn/ ngày đêm. Rác thải được vận chuyển về là rác thải sinh hoạt không có rác công nghiệp và rác thải nguy hại vì với năng lực của Công ty chỉ xử lý được rác thải sinh hoạt, chưa xử lý được rác công nghiệp và rác nguy hại [7]. Sau khi tiếp nhận rác, Công ty đã xây dựng quy trình xử lý rác thải và quy trình xử lý nước thải bám sát với yêu cầu đánh giá tác động môi trường. Vị trí, quy mô, tính chất và các công nghệ áp dụng tại bãi chôn lấp chất thải được thể hiện qua Bảng 3.5. 34 Bảng 3.5. Vị trí, quy mô, tính chất và công nghệ áp dụng tại bãi chôn lấp CTR thành phố [6] Tên công trình xử lý Vị trí Quy mô (ha) Công suất Công nghệ xử lý Phạm vi thu gom Khả năng đáp ứng Chi phí xử lý 1000 VNĐ/ tấn) Khu xử lý Chất thải rắn TP Hưng Yên. Giáp ranh 3 phường, xã: An Tảo, Bảo Khê, Trung Nghĩa Quy mô khu xử lý là 12,55 ha đang thu hồi mở rộng thêm 11,397 ha để trồng cây tạo vành đai cây xanh cách ly, trong đó bao gồm các công trình phụ trợ và diện tích ô chôn lấp rác hiện có 1,7 ha Công suất bãi: 200 tấn/ ngày Chôn lấp hợp vệ sinh bằng công nghệ EM Các xã, phường trong khu vực TP. Hưng Yên (chưa bao gồm 4 xã mới sát nhập về thành phố) Khả năng đáp ứng của ô chôn lấp hiện tại đến giữa năm 2015 76 Khu xử lý chất thải tập trung của thành phố định kỳ thực hiện quan trắc và giám sát môi trường các thông số: khí thải, nước thải trước và sau xử lý, nước ngầm, nước mặt và định kỳ 06 tháng sẽ báo cáo kết quả quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên. e. Về phí vệ sinh áp dụng trên địa bàn thành phố: 35 Theo Quyết định số 09/2010 QĐ-UBND ngày 12/4/2010 về việc quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên do UBND tỉnh phê duyệt, phí vệ sinh môi trường được áp dụng tại thành phố như sau: Bảng 3.6. Mức thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hưng Yên [19] STT Phí vệ sinh môi trường Đơn vị tính Mức thu phí (đ) 1 Các hộ không kinh doanh A Trên địa bàn các phường Thành phố Hưng Yên - Hộ dân ở vị trí mặt tiền các đường phố và các ngõ mà xe thu gom rác vào lấy rác tận nơi đ/người/tháng 3.000 - Hộ dân ở trong ngõ hẹp xe thu gom rác không vào được đ/người/tháng 2.000 - Hộ gia đình trong các cơ quan, đơn vị: cá nhân ở trong ký túc xá các trường học, nhà tập thể của các cơ quan, đơn vị, thuê trong các hộ gia đình đ/người/tháng 2.000 B Trên địa bàn các xã của thành phố Hưng Yên và các thị trấn thuộc huyện - Hộ gia đình và cá nhân cư trú trên địa bàn các xã của thành phố đ/người/tháng 2.000 - Chi phí vận chuyển, xử lý rác thải của các xã tại điểm tập kết trung chuyển đ/m3 rác 150.000 2 Các hộ kinh doanh trên địa bàn các phường, thị trấn, xã - Hộ kinh doanh nhà nghỉ, hàng ăn uống bán cả ngày đ/hộ/tháng 100.000 - Hộ kinh doanh hàng ăn uống bán buổi sáng, buổi tối, hàng tạp phẩm - bách hoá, làm biển hiệu quảng cáo. đ/hộ/tháng 80.000 - Hộ giết mổ gia súc, gia cầm đ/hộ/tháng 70.000 36 - Hộ kinh doanh hoa tươi đ/hộ/tháng 60.000 - Hộ kinh doanh sửa chữa ôtô xe máy đ/hộ/tháng 50.000 - Hộ kinh doanh phế liệu đ/hộ/tháng 40.000 - Các hộ kinh doanh còn lại đ/hộ/tháng 30.000 3 Các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, LLVT, HCSN, văn phòng các doanh nghiệp và HTX - Có dưới 10 người đ/đơn vị/tháng 40.000 - Có từ 10 đến dưới 50 người đ/đơn vị/tháng 60.000 - Có từ 50 đến dưới 100 người đ/đơn vị/tháng 80.000 - Có từ 100 người trở lên đ/đơn vị/tháng 100.000 4 Các trường học A Trường học phổ thông, nhà trẻ - Trong năm học đ/trường/tháng 50.000 - Trong thời gian nghỉ hè có tổ chức học và nhận trẻ đ/trường/tháng 20.000 B Trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh đ/trường/tháng 100.000 5 Các cơ sở y tế - Trạm y tế phường, xã đ/trạm/tháng 30.000 - Phòng khám tư nhân đ/phòng khám/tháng 100.000 - Bệnh viện cấp tỉnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế tư nhân đ/m3 rác thải 150.000 6 Khách sạn, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, bến tàu, bến xe và các nhà hàng có lượng rác thải dưới 1m3/tháng đ/đơn vị/tháng 100.000 7 Khách sạn, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, bến tàu, bến xe và các nhà hàng có lượng rác thải từ 1m3/tháng trở lên đ/m3 rác 150.000 37 3.2.2. CTR nông nghiệp Theo tổng hợp kết quả điều tra qua phiếu điều tra: 90% người dân được hỏi cho biết hầu hết CTR độc hại như vỏ bao bì hóa chất thuốc BVTV, phân bón hóa học chưa được thu gom, xử lý hợp vệ sinh, một phần được người dân tập kết đốt cùng với rơm rạ sau thu hoạch mùa và một phần nữa được thu gom cùng CTR sinh hoạt Đối với chất thải trồng trọt có 65% khối lượng sinh khối phát sinh từ trồng trọt không được thu gom mà được xử lý ngay tại đồng bằng phương pháp đốt rồi dùng tro bón ruộng; 25% được dùng làm chất đốt; 10% được thu gom cùng CTR sinh hoạt (Hình 3.5). Hình 3.5. Các phương pháp xử lý CTR nông nghiệp từ trồng trọt Khoảng 60% CTR chăn nuôi được các hộ gia đình chăn nuôi tận dụng để ủ làm phân bón ruộng và các cây trồng khác, 30% được sử dụng làm nhiên liệu đốt thông qua công nghệ khí sinh học làm hầm biogas, 10% còn lại được chôn lấp tại chỗ sau chuồng trại chăn nuôi (Hình 3.6). 38 Hình 3.6. Các phương pháp xử lý CTR nông nghiệp từ chăn nuôi 3.2.3. CTR làng nghề Theo điều tra tại các hộ gia đình, chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được phân loại, thu gom, xử lý triệt để. 30% khối lượng CTR làng nghề được tận dụng, tái sử dụng; 60% CTR được thu gom cùng với CTR sinh hoạt; 10% khối lượng được người dân tự xử lý hoặc xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan xung quanh (Hình 3.7). Hình 3.7. Các phương pháp xử lý CTR làng nghề 3.2.4. CTR công nghiệp Việc phân loại CTR công nghiệp của các doanh nghiệp chưa được thực hiện triệt để. Hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ thực hiện việc phân loại CTR đối với các chất thải mang lại giá trị kinh tế như kim loại, nhựa, thủy tinh, giấy, bìa 39 carton Còn các chất thải không có giá trị kinh tế thì được đem thu gom và đổ lẫn lộn với chất thải sinh hoạt, gây khó khăn và tốn kém trong quá trình thu gom xử lý. Việc tái chế CTR công nghiệp thường được thực hiện theo các hình thức như: - Bán: Bao bì giấy, bao bì nhựa, bao bì kim loại, gỗ vụn, bụi bông, phoi, bavia kim loại, xỉ kim loại, xỉ than, bã của quá trình sản xuất thực phẩm, thuỷ tinh - Tái sử dụng tại công ty: bao bì giấy, bao bì kim loại, bao bì nhựa, gỗ vụn, giấy, thuỷ tinh, vải vụn, xỉ kim loại, xỉ than, chất dễ cháy - Tận thu làm chất đốt: giấy, gỗ vụn, giẻ lau. 3.2.5. CTR xây dựng và bùn thải đô thị Tại thành phố Hưng Yên, CTR xây dựng đổ thải được Công ty Môi trường và Đô thị Hưng Yên thực hiện thu gom. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom CTR xây dựng khá khiêm tốn, nhiều vị trí chưa được thu gom, nhất là tại khu vực các xã ngoại thành do năng lực của các tổ, đội rất hạn chế mới chỉ thực hiện phần lớn đối với rác thải sinh hoạt. Qua điều tra cho biết, việc xử lý CTR xây dựng trên địa bàn thành phố Hưng Yên được xử lý khá đơn giản: 70% CTR xây dựng được đổ thải khá tùy tiện, tại rìa đường, tại các khu vực đất trũng; 20% được tận dụng làm việc khác; 10% được thu gom cùng CTRSH. (Hình 3.8) Hình 3.8. Các phương pháp xử lý CTR xây dựng Nguyên nhân chủ yếu do tại các điểm dân cư nông thôn chưa có các điểm tập kết CTR xây dựng. Một phần khối lượng CTR xây dựng đổ bỏ được thu gom về các bãi chôn lấp xử lý bằng phương pháp chôn lấp. 40 Công tác nạo vét bùn thải từ cống rãnh trên địa bàn thành phố Hưng Yên do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi thành phố đảm nhiệm với tần suất 1 lần/tháng. Một phần bùn khô tơi xốp dùng để bón cho cây xanh đô thị và cây lấy gỗ; các tạp chất khác được đưa đi chôn lấp tại bãi xử lý CTR

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvanthacsi_chuaphanloai_362_4757_1870230.pdf
Tài liệu liên quan