Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ

NưỚC CẤP HUYỆN .5

1.1 Tổng quan về chi Ngân sách nhà nước .5

1.1.1. Ngân sách Nhà nước.5

1.1.2. Chi Ngân sách Nhà nước.7

1.2. Quản lý chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện .16

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý chi Ngân sách Nhà nước .16

1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi Ngân sách Nhà nước .20

1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý chi Ngân sách Nhà nước.24

1.2.4. Nội dung quản lý chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện .27

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng.38

1.3. Kinh nghiệm quản lý chi Ngân sách Nhà nước của một số địa phương.42

1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh .42

1.3.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng .44

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình .46

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC TẠI

HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH.50

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Bố Trạch giai đoạn 2015 - 2018.50

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.50

2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện.51

2.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện .54

2.2. Thực trạng về công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Bố Trạch,

tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2018.55

2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Bố Trạch.55

2.2.2. Khái quát hoạt động chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2015 – 2018.59

2.2.3. Thực trạng quản lý chi NSNN tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2015 - 2018.73

pdf125 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH, lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, du lịch Đồng thời đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển. - Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng tăng cường cho chi đầu tư phát triển và đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên, phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân. - Thực hiện việc giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu (giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, giao thông vận tải) trên cơ sở sửa đổi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp theo hướng tập trung cho các nhiệm vụ mang tính xã hội (chi đào tạo nhân tài, chi cho người nghèo, đối tượng chính sách) còn lại huy động nguồn lực xã hội để phát triển. - Thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ xã hội, nghiên cứu thực hiện cơ chế đầu tư cung cấp dịch vụ do nhà nước đặt hàng đối với các tổ chức dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. Một trong những yếu tố có tính quyết định để Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ trong những năm qua là sự quan tâm đúng mức và thực hiện một cách khoa học hoạt động quản lý chi NSNN từ NSNN trên địa bàn thành phố. 46 Những thành công nổi bật của Đà Nẵng trong quản lý chi NSNN từ NSNN, đặc biệt là quản lý chi đầu tư xây dựng có thể thấy trên một số khía cạnh như: quy hoạch và thực hiện quản lý theo quy hoạch, bứt phá cơ sở hạ tầng, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng,người có đất ra mặt đường phải đóng tiền,các chính sách chi đãi ngộ để thu hút và phát triển nhân tài, 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Qua nghiên cứu kinh nghiệm cải cách ngân sách của một số tỉnh, thành phố, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Cần có sự nỗ lực kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước - Để thực hiện mục tiêu giảm chi phí thì cần có sự lựa chọn nhiều hơn những vấn đề mà chính quyền các cấp nên can thiệp, cũng như việc giảm quy mô bộ máy chính quyền. - Tăng cường tính hiệu quả hoạt động của chính quyền trong khi các nguồn lực còn hạn chế, hợp lý hoá việc điều tiết, tăng cường việc trao quyền tự quyết cao hơn cho các nhà quản lý liên quan đến ngân sách và nhân sự. - Cần có nỗ lực hơn nhằm nâng cao sự đáp ứng về hành chính và chất lượng dịch vụ và đưa các dịch vụ đến gần với người sử dụng hơn. - Tăng cường hơn nữa việc trao thêm trách nhiệm cả về tài chính lẫn chính trị, mang lại cho nhà quản lý sự tự do và linh hoạt hơn. - Phân cấp mạnh hơn việc cung cấp các dịch vụ công cho chính quyền cơ sở gắn với việc chuyển giao nguồn lực tài chính cho họ để làm cho việc cung cấp các dịch vụ sát với yêu cầu của người dân, hạn chế được sự lãng phí nguồn lực. Cải cách quản lý chi NSNN - Hình thành một khung chính sách kinh tế nhiều năm, khung kinh tế trung hạn hay kế hoạch phát triển nhiều năm. 47 - Cần phải có sự cam kết về chính trị và sự ủng hộ của các lãnh đạo ở cấp cao nhất để đưa ra quyết định liên quan đến cải cách chính sách chi NSNN theo kết quả đầu ra. - Khởi đầu cho cải cách là nên thực hiện thí điểm ở một vài đơn vị điển hình, sau đó rút ra những kinh nghiệm thành công và kiểm tra những cách tiếp cận khác nhau trước khi thể chế hoá và phổ biến áp dụng rộng rãi phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình quản lý chiNSNN Cần kiểm tra toàn bộ công việc thực hiện cùng với những đánh giá khác nhau để đảm bảo cho việc đưa ra các quyết định một cách hợp lý. Kiểm tra và đánh giá công việc thực hiện - cả hai được xem là công cụ quan trọng của hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra, chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Dữ liệu kiểm tra quá trình thực hiện sẽ cung cấp cho người quản lý những vấn đề còn hạn chế, và nếu không có phân tích thêm thì có lẽ không thể đưa ra những giải pháp để khắc phục. Kinh nghiệm cho thấy chỉ một mình dữ liệu kiểm tra thực hiện thường không cung cấp đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định khôn ngoan. Đánh giá với mục đích là kiểm tra tại sao thực hiện tốt hay xấu bằng việc phân tích những mối quan hệ nhân quả và đưa ra các kiến nghị hành động là những bổ sung rất hữu ích, làm đơn giản hoá sự biểu thị các dữ liệu kiểm tra. Thực hiện các cơ chế quản lý chi NSNN theo hướng kết quả đầu ra Thực hiện cơ chế khoán chi hành chính đồng thời với khoán biên chế đối với cơ quan hành chính. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp. Xã hội hoá là biện pháp tích cực trong việc tăng cường huy động nguồn thu trong nước để bổ sung cho nguồn thu hạn hẹp của Chính phủ. Xã hội hoá còn có tác dụng thu hút sự tham gia của người dân vào quản lý chi NSNN, 48 nâng cao tinh thần trách nhiệm trong các quyết định về chi NSNN cũng như có động cơ tiết kiệm chi phí, giữ gìn bảo quản tài sản chung và các cơ sở hạ tầng có đóng góp của chính mình. Với việc áp dụng nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hoá các hoạt động giáo dục y tế, văn hoá, thể thao, xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua lệ phí người sử dụng và chương trình xã hội hoá, nhà nước đã tăng cường huy động đóng góp của nguời dân và của khu vực ngoài quốc doanh vào các khu vực này. 49 Tiểu kết chương 1 Chương 1 đã tập trung tổng hợp các vấn đề lý luận về chi NSNN; đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của chi NSNN, nội dung, vai trò chi NSNN; đồng thời đã cập nhật và phân tích được khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN, nguyên tắc quản lý chi NSNN, tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN, nội dung quản lý chi NSNN gồm quản lý các khâu của chu trình ngân sách: lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách, nhằm tạo cơ sở lý luận cho việc gắn kết chi NSNN với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; đặc biệt chương 1 cũng đã phân tích các phương thức quản lý chi NSNN gồm quản lý chi ngân sách theo kiểu hành chính, truyền thống, quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra và Quản lý chi ngân sách theo đầu ra trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn; kinh nghiệm quản lý chi NSNN của một số địa phương, trong đó, các nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý chi tiêu công và kinh nghiệm đổi mới quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra và khuôn khổ chi tiêu trung hạn, kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh, kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng, từ đó rút ra các bài học đối với tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng. Những luận giải lý luận ở chương 1 đã xác lập cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN của huyện Bố Trạch trong chương 2 cũng như xác định đúng hướng các nội dung và các giải pháp cần tiến hành để có thể hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn của huyện Bố Trạch trong chương 3 của luận văn. 50 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Bố Trạch giai đoạn 2015 - 2018 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên Huyện Bố Trạch có diện tích tự nhiên 2.124,2 km2, có 30 đơn vị hành chính, bao gồm 28 xã và 2 thị trấn. Là huyện có chiều rộng từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam. * Ranh giới hành chính của huyện: - Phía Bắc giáp: huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa; - Phía Nam giáp: thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh; - Phía Đông giáp: biển Đông; - Phía Tây giáp: nước CHND Lào. Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Bố Trạch 51 * Địa hình có độ nghiêng lớn từ Tây sang Đông, có 4 dạng địa hình như sau: - Địa hình núi đá vôi:Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của xã Thượng Trạch, Tân Trạch và một phần diện tích phía Tây của xã Xuân Trạch, gồm khối núi đá vôi liên tục. Đây chính là khối núi đá vôi liên tục rộng lớn nhất của Việt Nam. - Địa hình gò đồi: Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi đá vôi và vùng đồng bằng. Trên dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su. - Địa hình đồng bằng:Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, có một số đồi gò độ dốc nhỏ. Ở dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển trồng lúa nước. - Địa hình ven biển: Đây là vùng hạ lưu có nhiều đầm phá ven các cửa sông rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. * Khí hậu: Mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven biển miền Bắc Trung Bộ. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nhiệt. Hàng năm thường có nhiều trận bão lụt, nước biển dâng xảy ra gây thiệt hại không nhỏ đến sự phát triển kinh tế. 2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện 2.1.2.1. Dân số và lao động Bố Trạch có dân số 183.012 người, trong đó tỷ trọng dân số sống ở thành thị 12,1%; dân số phi nông nghiệp 30,5%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,95%. Tổng số lực lượng lao động gần 16.600 người, trong đó lực lượng lao động được đào tạo chiếm 46%, lực lượng lao động được đào tạo nghề chiếm 34%. Với lực lượng lao động dồi dao, đây là điều kiện quan trọng trọng việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 52 2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản a. Tài nguyên biển và bờ biển Huyện Bố Trạch có đường bờ biển dài trên 24km. Vùng biển Bố Trạch không sâu nên diện tích bãi chiều của tất cả các xã ven biển rộng, khoảng 2.225 ha. Đây cũng là một yếu tố rất thuận lợi để xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch biển, là điều kiện để khai thác nguồn thu ngân sách có tính bền vững từ khu vực này. b. Tài nguyên đất Là một huyện có tài nguyên đất đai khá đa dạng, huyện có diện tích đất đỏ vàng tương đối lớn (109.850 ha) chiếm gần 52% diện tích đất tự nhiên. Đây là loại đất chính để trồng cây lâu năm như cao su và cây ăn quả. Huyện còn có trên 9.000 ha đất phù sa, loại đất này là điều kiện đảm bảo an toàn lương thực cho huyện. Trong thời gian qua,UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo công tác lập Quy hoạch sử dụng đất 5 năm, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, phát triển quỹ đất để có cơ sở tạo lập nguồn thu từ đất cho ngân sách. c. Tài nguyên khoáng sản Bố Trạch được coi là một vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú đã được điều tra khảo sát nhưng chưa được khai thác nhiều, bao gồm: Nguyên liệu hoá chất và phân bón có pyrit, đá vôi có trữ lượng 131.925 triệu tấn; đá ốp lát trang trí với nhiều loại có màu sắc đẹp; mỏ sét Cao lanh với trữ lượng 800.000m3; nguồn cát xây dựng ở các sông với trữ lượng lớn; cát trắng với trữ lượng 5 triệu tấn có khả năng sản xuất thuỷ tinh. Với nguồn tài nguyên phong phú và có trữ lượng lớn, đây là điều kiện để phát triển các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến. 53 d. Tài nguyên rừng Hiện nay huyện có 176.078 ha đất lâm nghiệp chiếm 82,9% diện tích tự nhiên, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên 52.871 ha, rừng đặc dụng 91.744 ha, rừng phòng hộ 31.463 ha. Thảm thực vật rừng rất đa dạng và phong phú, có nhiều loại gỗ quý như: lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơ mu và nhiều loại thú quý hiếm như: hổ, báo, hươu đen, trĩ sao, gà lôi. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa (diện tích 7.692 ha), phi lao, bạch đàn và keo các loại. Đất có khả năng lâm nghiệp còn khoảng trên 3.500 ha. Một phần diện tích của vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trên địa phận của xã Tân Trạch và Thượng Trạch của huyện Bố Trạch. Đây là khu bảo tồn có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. e. Tài nguyên du lịch Bố Trạch là huyện được thiên nhiên ưu đãi có điều kiện sinh thái đa dạng, bao gồm đầy đủ các cảnh quan sinh thái núi rừng, bờ biển, đồng bằng, đồi, trong đó có những nơi có thể xây dựng thành các điểm du lịch sinh thái, tắm biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế, trong đó các khu nổi tiếng như: - Khu du lịch hang động và rừng quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng: Là một khu du lịch hết sức hấp dẫn với hệ thống hang động đã phát hiện có tổng chiều dài khoảng 106.000m và còn nhiều hang động chưa được thám hiểm. Hệ thống hang động kỳ thú này kết hợp với hệ sinh thái rừng đa dạng trên núi đá vôi và sông suối tạo nên nhiều cảnh quan độc đáo thu hút các nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch. Hàng năm nguồn thu phí tham quan, du lịch tại khu vực này trên 25 tỷ đồng. - Khu du lịch bãi tắm Đá Nhảy: Nằm dưới chân đèo Lý Hoà thuộc địa phận xã Hải Trạch đã được công nhận và xếp hạng là danh thắng quốc gia, là một điểm du lịch hấp dẫn, là điều kiện để phát triển các ngành nghề dịch vụ như: khách sạn, nhà hàng...... tạo nguồn thu cho ngân sách. 54 Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hệ thống di tích truyền thống - lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam như: hệ thống đường Hồ Chí Minh, bến phà Xuân Sơn, Đường 20 và Hang Tám cô...vv là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Vì thế, cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch và doanh thu từ năm 2015 đến năm 2018 liên tục tăng lên, đặc biệt, doanh thu về du lịch tăng đáng kể năm 2018 gấp 6,3 lần 2015. Được thể hiện trong các bảng sau: 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện - Thuận lợi: Huyện Bố Trạch hội tụ đầy đủ hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển. Đặc biệt, Bố Trạch có các tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua là đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và các tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 3, tỉnh lộ 11 nối hệ thống Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và đường 20 tạo thành mạng lưới giao thông ngang - dọc tương đối hoàn chỉnh. Hơn nữa, Bố Trạch còn có cửa khẩu Cà Roòng - Noọng Ma (Việt Nam - Lào), có cảng Gianh, các danh thắng nổi tiếng như vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới lần 2, khu du lịch, nghỉ mát tắm biển Đá Nhảy là những lợi thế trong phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội. Nhiều dự án trọng điểm có tính lâu dài, vốn lớn được đầu tư trên địa bàn, cùng với lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, biển và bờ biển, nguồn nhân lực và truyền thống văn hoá là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện một cách toàn diện. - Khó khăn: Bố Trạch là huyện có vị trí chiến lược quan trọng. Tuy nhiên, vị trí này cũng tạo nên một số khó khăn về mặt khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp khó lường như mưa bão và gió phía Tây Nam đã gây trở ngại không nhỏ cho sản xuất và đời sống người dân. Thu ngân sách huyện còn ở mức thấp, nguồn thu không bền vững, nhất là các khoản thu đưa vào cân đối 55 chi thường xuyên, vì thế huyện chưa tự cân đối được ngân sách, đầu tư cho phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào hỗ trợ của Trung ương. Cơ sở vật chất kỹ thuật về kinh tế, xã hội chưa đồng bộ, sự phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị, địa phương chưa cao dẫn đến việc tham mưu các giải pháp, cơ chế chính sách chưa hiệu quả. 2.2. Thực trạng về công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nƣớc tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2018 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Bố Trạch Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Chỉ đạo điều hành. Quan hệ chức năng: Phối hợp công việc Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN huyện Bố Trạch * Hội đồng nhân dân huyện Bố Trạch: Quyết định ngân sách dự toán chi ngân sách địa phương từng năm, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi bổ sung quỹ dự Hội đồng nhân dân huyện Bố Trạch Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch Phòng Tài chính – Kế Hoạch Kho bạc Nhà nước Ủy ban nhân dân xã Đơn vị thụ hưởng NS chi thường xuyên Đơn vị thu hưởng NS vốn đầu tư 56 trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ; tổng mức vay của ngân sách địa phương, bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách địa phương và vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương; Quyết định phân bổ dự toán chi ngân sách cấp mình Phê chuẩn quyết toán NS năm trước do UBND huyện trình * Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch: Có nghĩa vụ chấp hành các Nghị quyết của HĐND, chịu trách nhiệm báo cáo trước HĐND Lập dự toán chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh chi ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Lập quyết toán chi ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Quyết định giao nhiệm vụ chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia. Quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán chi ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân quyết định; kiểm tra, báo cáo việc thực hiện chi ngân sách địa phương. Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn. Báo cáo, công khai chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 57 Chỉ đạo cơ quan tài chính địa phương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. * Phòng Tài Chính – Kế hoạch: Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Bố Trạch thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, NSNN, kế toán, kiểm toán độc lập tại địa phương theo quy định của pháp luật Tổng hợp tình hình thu chi NSNN, lập tổng quyết toán NSNN hàng năm của địa bàn huyện báo cáo UBND trình HĐND huyện phê chuẩn và báo cáo Sở Tài chính. 58 Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Chỉ đạo điều hành. Quan hệ chức năng: Phối hợp công việc. Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bố Trạch * Kho bạc nhà nước huyện Bố Trạch: Kho bạc Nhà nước cấp huyện Bố Trạch là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước ở tỉnh Quảng Bình có chức năng thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về quỹ NS, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ. Trƣởng phòng Bộ phận phụ trách quản lý Tài chính, ngân sách xã, Đăng ký kinh doanh Bộ phận phụ trách quản lý Tài chính, ngân sách huyện Bộ phận phụ trách công tác quản lý giá cả Bộ phận phụ trách kế hoạch và đầu tư, thẩm định và phân bổ vốn đầu tư,thẩm tra quyết toán vốn đầu tư Phó trƣởng phòng Phó trƣởng phòng Bộ phận phụ trách công tác kế toán 59 * Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách: Quản lý, sử dụng tiền và tài sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Trường hợp vi phạm, tuỳ theo tính chất và mức độ, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tóm lại, việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý chi ngân sách; việc quy định mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận và cán bộ quản lý chi, giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý chi NSNN. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm dụng quyền hạn trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ quản lý có năng lực trình độ thấp, đạo đức bị tha hoá thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi NSNN. 2.2.2. Khái quát hoạt động chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2015 – 2018 Trong giai đoạn 2015 – 2018 huyện thực hiện chi NSNN theo hướng tích cực, quy mô chi NSNN của huyện Bố Trạch không ngừng tăng lên. Trong đó ưu tiên chi ngân sách thường xuyên đồng thời tập trung một phần nguồn lực cho đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chú trọng tăng chi đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa và cho phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội. Theo đó, tỷ trọng chi ngân sách thường xuyên có xu hướng ngày càng tăng trong tổng chi cân đối NSĐP, tỷ trọng chi đầu tư cho giáo dục - đào tạo, y tế và cho sự nghiệp kinh tế - xã hội cũng được quan tâm, bố trí phù hợp. 60 Bảng 2.1. Tình hình chi NSNN huyện Bố Trạch giai đoạn 2015 – 2018 ĐVT: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng bình quân (%) 2015 2016 2017 2018 1 Chi cân đối ngân sách 70.153 77.595 88.979 93.925 110,28 2 Chi từ nguồn thu đề lại quản lý qua NSNN 2.200 2.300 2.518 2.664 106,61 3 Chi bổ sung ngân sách cấp dưới 15.598 19.590 19.052 21.260 111,48 Tổng cộng 87.951 99.485 110.549 117.849 110,28 Nguồn: Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Bố Trạch Số liệu bảng 2.1 cho thấy, chi NSNN của huyện Bố Trạch tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2015 quy mô chi NSNN mới đạt 87.951 triệu đồng thì đến năm 2018 quy mô chi NSNN đã tăng lên đến 117.849 triệu. Tốc độ tăng bình quân của chi ngân sách Huyện giai đoạn 2015 – 2018 đạt 110,28%. Trong đó, chi cân đối ngân sách tăng từ 70.153 triệu đồng vào năm 2015 lên 93.925 triệu đồng vào năm 2018, tốc độ tăng bình quân của chi cân đối ngân sách cũng đạt 110,28%. Tiếp đến là chi bổ sung nguồn ngân sách cấp dưới tăng từ 15.598 triệu đồng vào năm 2015 lên 21.260 triệu đồng năm 2018, tốc độ tăng bình quân của chi bổ sung nguồn ngân sách cấp dưới cao nhất trong các nguồn chi ngân sách trong giai đoạn 2015 – 2018 với 111,48%. Cuối cùng là Chi từ nguồn thu đề lại quản lý qua ngân sách nhà nước tăng thêm 5.662 triệu đồng trong giai đoạn trên, tốc độ tăng bình quân của Chi bổ sung ngân sách cấp dưới thấp nhất trong các nguồn chi trên địa bàn Huyện với 106,61%. 61 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu chi ngân sách tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2015 - 2018 Biểu đồ 2.1 cho thấy: Về cơ cấu chi ngân sách, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi NSNN qua các năm trong giai đoạn 2015 - 2018 là chỉ tiêu chi cân đối ngân sách và chỉ tiêu này có xu hướng giảm. Cụ thể: năm 2015 chi cân đối ngân sách chiếm 79,76%, năm 2016 chi cân đối ngân sách chiếm 78,00%, năm 2017 chiếm 80,49% và cuối cùng là năm 2018 chiếm 79,70%. Tiếp đến là chỉ tiêu chi bổ sung ngân sách cấp dưới và chiếm tỷ trọng ít nhất là chỉ tiêu chi từ nguồn thu để lại quản lý qua NSNN. Trong đó, chỉ tiêu 79,76% 2,50% 17,74% 78,00% 2,31% 19,69% 80,49% 2,28% 17,23% 79,70% 2,26% 18,04% 62 bổ sung ngân sách cấp dưới có xu hướng tăng (năm 2015 chiếm 17,74%, đến năm 2018 chiếm 18,04) và chỉ tiêu chi từ nguồn thu để lại quản lý qua NSNN có xu hướng giảm (năm 2015 chiếm 2,50% nhưng đến năm 2018 giảm 2,26%) trong giai đoạn 2015 – 2018. Bảng 2.2 Tình hình chi cân đối ngân sách huyện Bố Trạch giai đoạn 2015 - 2018 ĐVT: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng bình quân (%) 2015 2016 2017 2018 1 Chi đầu tư phát triển 9.687 14.739 15.125 15.378 118,81 2 Chi thường xuyên 60.466 62.856 73.854 78.547 109,27 Tổng cộng 70.153 77.595 88.979 93.925 110,28 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bố Trạch Bảng 2.2 cho thấy chi đầu tư phát triển có tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2015 – 2018 khá cao với 118,81%, tăng 5.691 triệu đồng từ 9.687 triệu đồng vào năm 2015 lên đến 15.378 triệu đồng vào năm 2018. Nguyên nhân là do hàng năm ngân sách tỉnh đã bổ sung để thực hiện xây dựng nông thôn mới, thiết chế văn hóa giáo dục và xây dựng các công trình thuộc di tích lịch sử. Ngoài ra, nguồn kinh phí do khai thác quỹ đất vượt kế hoạch nên huyện Bố Trạch đã bổ sung để xây dựng cở sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị. Việc chuyển chi chuyển nguồn vốn XDCB ngày càng giảm. Công tác điều hành kế hoạch vốn XDCB hàng năm theo đúng dự toán được giao và các văn 63 bản của cơ quan có thẩm quyền. Trong giai đoạn 2015 – 2018 đã thực hiện thu hồi, điều chuyển đối với 12 dự án chưa cấp bách hoặc chậm tiến độ. Bên cạnh đó thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ các công trình, nhất là các công trình xây dựng nông thôn mới. Khoản chi thường xuyên cũng tăng đáng kể trong giai đoạn này, tăng 18.081 triệu đồng từ 60.466 triệu đồng vào năm 2015 lên đến 78.547 triệu đồng vào năm 2018 với tốc độ tăng bình quân là 109,27%. Nguyên nhân là do Huyện thực hiện một số nhiệm vụ không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_chi_ngan_sach_nha_nuoc_tai_huyen_bo_trach_t.pdf
Tài liệu liên quan