MỞ ĐẦU .1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT.8
1.1. Các khái niệm .8
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu .14
1.3 Một số vấn đề lý luận về quản lý CTXH đối với trẻ em có HCĐB ở cấp độ tổ
chức cung cấp dịch vụ .17
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt ở cấp độ tổ chức cung cấp dịch vụ .20
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ
EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TẠI LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI.29
2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu .29
2.2 Thực trạng Quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có HCĐB tại Làng trẻ em
SOS Hà Nội .34
2.3. Thực trạng các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội đối với Trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt.59
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT TỪ
THỰC TIỄN LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI.63
3.1. Nhóm giải pháp chung.63
3.2. Nhóm giải pháp cụ thể.66
KẾT LUẬN .74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .76
PHỤ LỤC.80
91 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ thực tiễn làng trẻ em sos Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p theo quyết
định số 3286/QĐ-UB, ngày 14 tháng 7 năm 1988 của Ủy ban Nhân dân Thành
phố Hà Nội. Những ngày đầu tiên thành lập hơn 50 cháu đã được tiếp nhận sinh
hoạt tại Làng. Và Làng trẻ em SOS được chính thức khánh thành vào đầu năm
1990.
Từ khi chính thức đi vào hoạt động tính đến năm 2011, Làng trẻ em SOS
Hà Nội đã nuôi dưỡng được gần 400 cháu. Một nửa các cháu hiện đang được
nôi dưỡng, số còn lại các cháu đã có thể hoàn toàn tự lập, hòa nhập xã hội, theo
như kết quả điều tra khảo sát thì trong số này có hơn 100 cháu đã xây dựng gia
đình và các cháu có thể tự chăm lo được cho cuộc sống của mình .
Không chỉ chăm lo cho các cháu về học văn hóa, mà Làng còn rất quan
tâm tạo điều kiện để các cháu có thể phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, và
cả phát triển về năng khiếu cá nhân. Và sự quan tâm đó đã được các cháu đáp
lại bằng những giải thưởng cao trong các cuộc thi, điển hình như vẽ tranh, cờ
tướng, cờ vua, bóng đá.
Với những thành quả đã đạt được Làng trẻ em SOS Hà Nội vinh dự
nhận được rất nhiều khen thưởng của Nhà nước trong quá trình hoạt động. Năm
2009 nhận được Huân chương Lao động hạng III do Chủ tịch nước trao
tặng.[37]
33
Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy
Giám đốc Làng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc quốc gia Làng trẻ em
SOS Việt Nam và các cơ quan quản lý Nhà nước về việc tổ chức, quản lý, điều hành
Làng và các dự án trực thuộc Làng như Lưu xá thanh niên, trường mẫu giáo SOS,
theo các quy định của Làng trẻ em SOS cơ sở và của tổ chức Làng Trẻ em SOS
Việt Nam và theo quy định của pháp luật hiện hành. Xây dựng nhu cầu tài chính
cho năm sau để trình Văn phòng Làng trẻ em SOS Việt Nam và chịu trách nhiệm về
toàn bộ chi tiêu theo đúng kế hoạch được duyệt.
Trợ lý Giám đốc(02 người): là người trực tiếp giúp giám đốc trong việc
quản lý các hoạt động của Làng SOS Hà Nội.
Bộ phận giáo dục: Là phòng ban thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của mình
về mọi việc trong công tác giáo dục, tư vấn, hướng nghiệp giải quyết việc làm thay
cho ban giám đốc. Và là bộ phận quan trọng trong vấn đề tái hòa nhập cộng đồng
của các em.
Bộ phận hành chính: Với nhiệm vụ quản lý mọi thủ tục hành chính, công
tác thu chi, quản lý nguồn kinh phí hoạt động của Làng. Bên cạnh đó là bộ phận
giúp ban giám đốc đón các đoàn khách đến tham quan, thực hiện công việc báo cáo
tổng kết theo thời gian đã quy định.
Bộ phần bà mẹ,bà dì: Hiện tại trong Làng đang có 16 bà mẹ tương ứng với
16 nhà, bên cạnh đó có 7 bà dì hỗ trợ các mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các
em. Ngoài nhiệm vụ chăm sóc trẻ, các bà mẹ còn có nhiệm vụ giáo dục các con
34
đang đi học phổ thông, làm công tác tư tưởng cho các em trong quá trình các em
phát triển và giúp các em hòa nhập cộng đồng..
Khu lưu xá thanh niên: Đây là nơi mà Làng SOS đã xây dựng để quản lý giáo
dục, tạo điều kiện cho các em trai từ 14 tuổi trở lên để có được môi trường phát triển
phù hợp. Khu lưu xá được thành lập từ năm 1996, năm 2000 được khánh thành khu.
Bộ phận mẫu giáo: Bao gồm 01 hiệu trưởng, 06 giáo viên, 02 cấp dưỡng
2.2 Thực trạng Quản lý công tác xã hội đối với trẻ em có HCĐB tại Làng
trẻ em SOS Hà Nội
2.2.1. Xây dựng và thực thi các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển
việc cung cấp dịch vụ CTXH đối với trẻ em có HCĐB
Chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Quản lý chính sách CTXH trong hoạt động trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho mọi kế hoạch hoạch định để
kịp thời điều chỉnh, đối phó với các tình huống thay đổi khi triển khai thực hiện tại
các cơ sở bảo trợ nói chung và Làng SOS Hà Nội nói riêng.
*Các chế độ được hưởng khi đối tượng gia nhập Làng SOS Hà Nội.
- Trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại các gia đình của Làng
SOS Hà Nội theo mô hình các gia đình.
- Hưởng chế độ nuôi Trẻ em được nuôi dưỡng, theo tiêu chuẩn của Làng
SOS Việt Nam, của UBND thành phố Hà Nội trong suốt quá trình sinh hoạt và học
tập tại Làng đến khi trưởng thành.
- Hưởng chế độ đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, nghề
tùy thuộc vào năng lực của mỗi trẻ sau khi hoàn thành bậc học phổ thông.
- Được hưởng chế độ bán tự lập sau khi đã tốt nghiệp các chương trình đào
tạo và bắt đầu đi làm (Làng sẽ tiếp tục cấp một phần tài chính trong 3 năm đầu trẻ đi
làm sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo).
- Ngoài các tiêu chuẩn chế độ trên trẻ còn được Làng triển khai chương trình
tìm cha mẹ đỡ đầu cho trẻ theo quy định của tổ chức Làng trẻ em SOS Quốc tế
mang lại nhiều điều kiện vật chất, tinh thần cho trẻ.
35
Ngày 31 tháng 8 năm 2015, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định
Số: 25/2015/QĐ-UBND Quy định về quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho
các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng và các cơ sở bảo trợ xã hội thước sở
Lao động thương binh và xã hội Hà Nội là 350.000đ/tháng,ở Làng mức hỗ trợ
300.000đ/tháng/trẻ phổ thông, 900.000đ/tháng trẻ bậc Đại học, Cao đẳng, Nhân
viên SOS cùng cán bộ xã, huyện đến tại nhà của trẻ để cấp hỗ trợ và hướng dẫn sử
dụng kinh phí [22].
2.2.2. Quản lý việc thực hiện các chính sách của nhà nước đối với trẻ em
có HCĐB (nuôi dưỡng; chăm sóc về y tế, học văn hóa, học nghề, vui chơi giải
trí).
Về bảo trợ xã hội: Thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính
sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH; Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND
của UBND Thành phố Hà Nội về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định
78/2014/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 về quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng
cho các đối tượng BTXH sống tại cộng đồng và tại các cơ sở BTXH thuộc Sở
LĐTBXH Hà Nội. Làng SOS Hà Nội đã thực hiện trợ cấp cho 100 % các em đang
sinh sống tại Làng SOS Hà Nội theo quy định.
Về nuôi dưỡng
Tính thời gian hoạt động từ năm 1989 đến nay, Làng trẻ em SOS Hà Nội đã
giúp đỡ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục được gần 500 cháu, trong đó có 235
cháu đang được Làng quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, số còn lại các cháu đã hòa
nhập xã hội.
Làng trẻ em SOS Hà Nội rất quan tâm đến công tác quản lý, nuôi dưỡng và
chăm sóc trẻ em ở đây. Với đặc thù của Làng SOS,các cháu được sắp xếp ở trong
một gia đình, trong gia đình có một bà mẹ và bà dì, bà mẹ bà dì là những người ở tại
làng, là những người gắn bó với các em nhất, là những người đã hy sinh gần cả
cuộc đời mình để chăm lo cho các trẻ em như người thân của mình.
36
(Như đã thành thông lệ vào
ngày mồng 3/3 âm lịch - Tết
Hàn Thực, các mẹ Làng trẻ
em SOS Hà Nội lại cùng các
con trong nhà làm bánh trôi
- bánh chay. Chia sẻ với các
con nghĩa của Tết Hàn
Thực xong, tuy là "thức ăn
lạnh" nhưng tình yêu của các
mẹ dành cho các con luôn
ấm áp yêu thương!)
Công tác nuôi dưỡng trẻ được Làng rất chú trọng và quan tâm, mỗi một bữa ăn
của trẻ cần đảm bảm cả về chất lượng, số lượng và phải đảm bảo được nguồn dinh
dưỡng. Qua quan sát của tôi nhận thấy hàng ngày các em có 3 bữa ăn, bao gồm: ăn sáng,
ăn trưa và ăn tối. Ngoài ra, các em còn có thêm các bữa phụ cũng do chính tay các mẹ
chuẩn bị như: chè, cháo, sữa, bánh.... Bữa ăn chính của các em có từ 2 đến 3 món chính
như thịt rang, trứng rán, cá kho, món ăn đều được các mẹ thay đổi luân phiên nhau để
đảm bảo về mặt dinh dưỡng. Riêng các em còn nhỏ tuổi thì có ăn cháo nếu như các em
có nhu cầu. Hàng ngày, các bà mẹ bà dì đều sử dụng những thực phẩm tươi sống, có
nguồn gốc rõ ràng để chế biến đồ ăn cho các em. Và những thực phẩm sử dụng để chế
biến món ăn cho các em đều có sự kiểm tra, giám sát từ bộ phận Y tế của Làng.
Hộp 2.1: PVS, bà mẹ, 46 tuổi
Các con sống ở nhiều vùng khác nhau, mỗi con có cá tính khác nhau, sở thích khác
nhau nên việc xây dựng một chế độ ăn cho các con cùng một bữa không phải là
chuyện đơn giản, trong khi kinh phí có hạn. Nên chúng tôi không thể đáp ứng tỉ mỉ
được nhu cầu của từng con mà chủ yếu là cân bằng về dinh dưỡng cho các con.
Có một khó khăn cho thấy rằng nguồn kinh phí của Làng còn hạn hẹp, mà
giá cả thực phẩm dao động từng ngày trên thị trường nên các mẹ các dì đã phải rất
linh động trong bữa ăn của các em. Ngoài ra, những thời gian rảnh, tận dụng những
37
khoảng đất trống ở mỗi gia đình các mẹ các dì phải tăng gia sản xuất để giúp các em
có thêm những bữa ăn tươi và đảm bảo vệ sinh.
Quần áo, tư trang, đồ dùng cá nhân và những vật dụng cần thiết các em được
mua sắm với nguyện vọng của mình, và phù hợp với kinh phí Làng cấp cho từng em.
Phát triển thể chất cho TECHCĐB là việc làm cần thiết của các bà mẹ,bà dì
cũng như cán bộ của Làng vì đây là những nhu cầu cơ bản nhất của trẻ. Để đáp ứng
được những nhu cầu này một không gian sống lý tưởng lành mạnh sẽ là điều rất cần
thiết đối với trẻ.
Hộp 2.2: PVS, cán bộ quản lý, nữ, 45 tuổi
Các bà mẹ bà dì của Làng hằng ngày đều đi chợ từ rất sớm, để có thể mua những
thực phẩm tươi ngon nhất cho các con. Một bữa cơm của các con phải đảm bảo về
cả mặt dinh dưỡng và đảm bảo về kinh phí, để tiết kiệm cho ngân sách của Làng các
bà mẹ bà dì đã tận dụng những khoảng đất trống trong khuôn viên Làng để tăng gia
sản xuất. Nhu yếu phẩm, thực phẩm mà các em ăn hàng ngày đều được Làng, cụ thể
là bộ phận Y tế giám sát, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quan tâm chăm sóc đến cuộc sống của các em, không chỉ chú trọng vào
mặt chăm sóc về thể chất mà Làng trẻ em SOS Hà Nội cũng rất quan tâm đến vấn
đề chăm sóc tinh thần cho các em. Luôn tạo ra một không khí ấm áp, đoàn kết và
nhiều tiếng cười của anh(chị)em sống chung trong một gia đình, điều đó có thể sẽ
vẽ nên những ký ức đẹp, để từ đó trẻ có những động lực vươn lên trong cuộc sống
cũng như trong học tập. Các hoạt động tiêu biểu như: lớp học vẽ, câu lạc bộ giới
tính, đội bóng đá, giao lưu với các tổ chức nước ngoài, dàn hợp xướng kì diệu...
Dựa trên kết quả phỏng vấn sâu cán bộ quản lý (2), nhân viên công tác xã
hội/ người chăm sóc (3), nhân viên Văn phòng(1) nhân viên Y tế (1), TE có HCĐB
(3) về đánh giá mức độ hoạt động quản lý chăm sóc nuôi dưỡng, trên các tiêu chí
đánh giá (1)Tốt, (2) Bình thường, (3) Chưa tốt. Kết quả cho thấy 8/10 chiếm 80%
chọn Tốt, 2/10 chiếm 20% chọn Bình thường, và không có kết quả nào chọn Chưa
tốt chiếm 0%.
38
Biểu đồ 2.1: đánh giá mức độ hoạt động quản lý chăm sóc nuôi dưỡng
Về chăm sóc Y tế, Làng rất chú trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe, khám và
điều trị các bệnh thông thường cho trẻ .Khi bắt đầu vào Làng các em đều được khám sức
khỏe, thử nhóm máu, xét nghiệm HIV, viêm gan B, nếu không đủ điều kiện sức khỏe sẽ
được trả lại địa phương, em nào bị bệnh nhẹ sẽ được chữa trị ngay tại phòng Y tế của Làng.
Hộp 2.3: PVS, trẻ em tại Làng, nữ, 13 tuổi
Chúng con ở đây được các mẹ chăm hàng ngày, chúng con được rèn luyện hàng
ngày nên ít ốm, có chăng chỉ là ốm vặt. Mỗi lần chúng con ốm hay sốt mẹ đều nấu
cháo cho con dễ ăn, đắp khăn mát lên trán và uống thuốc. Có một lần bạn cùng nhà
sốt cao quá phải đi viện vào nửa đêm, nhưng chỉ vài ngày là bạn lại khỏe lại và về
nhà với chúng con.
Quan tâm đến đời sống sức khỏe của trẻ, cán bộ, bà mẹ, bà dì, Làng trẻ em
SOS Hà Nội liên kết và tin tưởng những đơn vị có chắc năng trong lĩnh vực Y tế,
đến trung tâm để khám bệnh, tư vấn về sức khỏe và cách để phòng tránh những
bệnh dịch theo mùa.
Phối hợp với những cơ quan, đơn vị có chức năng như Y tế phường, trung
tâm Y tế quận, Làng đã tổ chức thành công những buổi tuyên truyền về phòng
chống bệnh dịch cho các cán bộ, bà mẹ, bà dì trong Làng. Ngoài ra theo định kỳ
Làng đã tổ chức phun thuốc muỗi dưới sự hướng dẫn của cán bộ Y tế Phường.
80%
20%
Tốt
Chưa tốt
Bình thường
39
Hình ảnh: em bé 5 tuổi đang khám ở phòng Y tế.
Ban giám đốc cũng như các phòng ban có chức năng đã đôn đốc nhắc nhở
việc giữ vệ sinh chung đến với tất cả cán bộ, bà mẹ, bà dì và trẻ đang làm việc và
sinh sống tại Làng, nhằm tạo ra cảnh quan đẹp môi trường lý tưởng.
Về Học văn hóa, Bên cạnh việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng Làng coi
trọng hoạt động giáo dục, cụ thể là việc học văn hóa của các em. Giáo dục là một
quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia
vào đời sông xã hội, lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh
hộiinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người. Chính vì vậy, được giáo dục là quyền
của trẻ em nói chung và TECHCĐB nói riêng, hành trang cho các em trước khi hòa
nhập với xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên Làng trẻ em SOS Hà Nội
đã tạo điều kiện hết sức cho các em được học tập, rèn luyện.
40
Hình ảnh chị giúp em học bài buổi tối(sưu tầm)
Hàng ngày các em được học tập tại trường Herman Gmeiner từ cấp tiểu học
đến cấp trung học phổ thông. Các em được chuẩn bị đầy đủ quần áo, tư trang, đồ
dùng học tập để bước vào năm học mới, tạo điều kiện cho các có sự ổn định khi
bước vào năm học mới. Làng đã thường xuyên phối kết hợp giữa nhân viên giáo
dục, bà mẹ và các thầy cô, sự giúp đỡ kèm cặp có hiệu quả của đội ngũ sinh viên
tình nguyện nên các hoạt động cộng đồng cũng như kết quả học tập của trẻ vẫ giữ
vững ở mức cao:
Theo báo cáo tổng kết năm 2017 của Làng trẻ em SOS Hà Nội:
- Kết quả xếp loại học lực của các cháu đạt gần 60% học sinh khá, giỏi. Kết
quả xếp loại đạo đức khá, tốt đạt 97%.
-Các cháu thi đỗ vào lớp 10 PTTH đạt 100%, các cháu học lớp 12 đã tốt
nghiệp PTTH đạt 100% trong đó 8/21 cháu đỗ đại học(38.1%), 3/21 cháu đỗ Cao
đẳng(14.3%), cháu học trung học chuyên nghiệp, nghề(47.6%), hiện nay các cháu
đã ổn định học tập tại trường.
-100% trẻ học nghề tại các trường nghề đạt yêu cầu trở lên, 100% trẻ thi tốt
nghiệp ra trường và chuyển sang Bán tự lập.[19]
41
Hình ảnh: Lễ sơ kết học kỳ I năm học 2017-2018
Với thành tích đạt được năm học 2016-2017 Làng có 18 cháu được nhận học
bổng OdonValet với trị giá số tiền học bổng là 149.500.000 đồng.
Theo kết quả Năm học: 2017 – 2018 cho thấy : 119 con của Làng trẻ em
SOS Hà Nội. Các con của Làng đã được đón nhận sự tận tâm đầy trách nhiệm của
các thầy cô giáo Trường Hermann Gmeiner Hà Nội, các anh chị Sinh viên tình
nguyện của Học viện tài chính, Đại Học Sư Phạm Hà Nội, nhóm ACE, Đại Học
Bách khoa Hà Nội....Toàn Làng có 84 trẻ học cấp II & III trong đó: 8 trẻ học lực
Giỏi chiếm 9,5%, 33 trẻ học lực Khá chiếm 39,3%, 36 trẻ học lực TB chiếm 42,9%
và có 7 trẻ phải rèn luyện thêm trong hè - chiếm 8,3%. Trẻ Tiểu học có 35: 16 trẻ
Hoàn thành xuất sắc và 19 trẻ Hoàn thành.
Ngoài ra Làng còn có Câu lạc bộ Dạy học tình nguyện của các bạn sinh viên
đến từ trường Đại học Sư phạm Hà Nội,Học viện tài chính, nhóm ACE, Đại Học
Bách khoa Hà Nội. Với mong muốn giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn vươn
lên trong cuộc sống, học tập,CLB Dạy học Tình nguyện Làng trẻ SOS - Đại học Sư
phạm Hà Nội, sinh viên tình nguyện Học viện tài chính, nhóm ACE, Đại Học Bách
42
khoa Hà Nội tổ chức chương trình dạy học tình nguyện thường niên. Thời gian
tham gia dạy học tình nguyện từ 19h - 21h các ngày thứ 2, 4, 5 hàng tuần
Hình ảnh các bạn sinh viên tình nguyện dạy các em học
Hộp 2.4: PVS, nhân viên chăm sóc, nữ, 33 tuổi
Một số cháu được đưa vào chăm sóc ở Làng trẻ em SOS Hà Nội có mức sống cơ
bản ổn định, các cháu đã tự tin hơn trong cuộc sống, thể lực và học tập của các cháu đã
có nhiều tiến bộ hơn trước khi mới vào. Bản thân những người chăm sóc như chúng
tôi, luôn được rèn luyện, học hỏi, tham gia các lớp tập huấn để trau dồi kiến thức, để có
thể giúp các em nhiều điều hơn trong thời gian các em ở Làng SOS Hà Nội.
Về học nghề, Công tác hướng nghiệp cho TECHCĐB tại Làng SOS Hà Nội
là một khâu quan trọng trong suốt quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng các em. Nếu
công việc này được quan tâm thường xuyên, trẻ sẽ sớm định hướng được nghề
nghiệp riêng cho bản thân, tạo tiền đề cho quá trình trưởng thành và lập nghiệp sau
này. Thường xuyên nắm bắt tình hình, thông tin thị trường lao động việc làm, phối
hợp với nhiều trung tâm đào tạo nghề, các nhà trường và các cơ sở dạy nghề giới
thiệu việc làm từ thiện như: trung tâm dạy nghề nhân đạo Ko To, Trường câp cấp
du lịch Hoa sữa và các công ty, xí nghiệp khác.
Tính đến nay hầu hết các em học đến lớp 10 đều được tham gia buổi tư vấn
hướng nghiệp dạy nghề do đoàn trường tổ chức. Nhiều em đã áp dụng thành công
43
trong cuộc sống, có những cửa hàng hay những cơ sở sản xuất cho riêng mình, còn
lại các em gái thì được học những bộ môn phù hợp với phái nữ
Hộp 2.5: PVS, bà mẹ, 47 tuổi
Chúng tôi sống cùng các con, chăm lo cho các con từng ngày, có những con chúng
tôi chăm sóc từ khi còn rất bé. Các con đều lớn lên, mỗi con đều có những cá tính
riêng của mình, việc uốn nắn các con về với kỉ luật hiện tại cần có cả một quá trình rèn
luyện và tự rèn luyện. Những lúc các con vi phạm khuyết điểm chúng tôi thường giảng
giải, trao đổi thẳng thắn và yêu cầu trẻ tự kiểm điểm và hứa sẽ sửa đổi.
Về vui chơi, giải trí,
Được vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể
dục, thể thao, được du lịch phù hợp với lứa tuổi chính là quyền của trẻ em. Thông
qua kế hoạch quan sát tôi thấy rằng, các em ở Làng SOS Hà Nội ăn – ngủ - chơi –
học đều rất quy củ, đúng theo giờ quy định của mỗi gia đình. Các anh/chị lớn thì
giúp các em bé học bài, tắm rửa. Các bạn lớn nếu muốn đi ra ngoài thì phải có lý do
chính đáng, về đúng theo giờ đã hẹn. Còn các em nhỏ nếu muốn ra ngoài thì phải có
anh/chị lớn đi kèm hoặc mẹ hoặc dì đi cùng nếu rảnh.
Hình ảnh các em bé của các gia đình chơi cùng nhau lúc 16h.
44
Chú trọng công tác chăm sóc thiếu niên nhi đồng, hàng năm Làng tổ chức
sinh hoạt hè cho các TECHCĐB và con em của cán bộ nhân viên trong Làng, là một
cách để tạo điều kiện cho các em có HCĐB hòa nhập với môi trường bên ngoài,
bằng việc tổ chức cho các em đi chơi dã ngoại, các hoạt động ngoại khóa như xem
phim, thi đấu các môn thể thao, chơi các trò chơi ở khu vui chơi, nhà hội thảo, vẽ
tranh, làm mâm quả Trung thu, làm báo tường nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Hình ảnh giao lưu văn nghệ nhân dịp 01/6
Đặc biệt trong mùa hè 2018 vừa rồi, liên hoan đại biểu các Làng trẻ em SOS
Việt Nam lần thứ 8 với sự tham gia của 300 đại biểu xuất sắc nhất từ 17 Làng trẻ
em SOS trên cả nước đã diễn ra sôi nổi từ 19-22/6 tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa. Đoàn Làng trẻ em SOS góp mặt 15 thành viên, Liên hoan được tổ chức 2 năm
một lần như một món quà giành tặng cho những cố gắng, nỗ lực của các em mỗi dịp
hè về. Đến với liên hoan các bạn nhỏ không chỉ được gặp gỡ, giao lưu mà còn được
tham gia các hoạt động bổ ích thú vị để nâng cao nhận thức về môi trường, hiểu rõ
hơn về đất nước, con người Việt Nam, học hỏi nhiều điều hay và có được những
trải nghiệm đáng nhớ.
Có thể nói việc triển khai thực hiện chính sách bảo vệ, chăm sóc đối tượng
đã có sự linh hoạt, kết nối với chính sách CXTH. Các chính sách trợ giúp của Nhà
nước đã phần nào an ủi được cuộc sống của các em, bảo vệ được các em và khẳng
45
định được các quyền về trẻ em. Cụ thể ở đây, các em sống tại Làng trẻ em SOS về
cơ bản đã được hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tất cả kết quả đã
đạt được trong thời gian vừa qua, hứa hẹn những sự phát triển hơn nữa trong nghề
CTXH nói chung và là bước đầu trong triển khai hoạt động CTXH trong lĩnh vực
quản lý, chăm sóc TECHCĐB tại Làng SOS Hà Nội.
Hộp 2.6: PVS bà dì, 32 tuổi
Vất vả nhất là khi các con bước vào tuổi dậy thì. Luôn có những cuốc trò chuyện
với các con khi các cháu mắc lỗi ở tuổi dậy thì. Có những con nói 1,2 lần thì các
con nghe nhưng có những em cá tính mạnh mẽ thì chúng tôi phải dùng những biện
pháp để giáo dục cho con.
Hộp 2.7: PVS trẻ em, nam, 15 tuổi
Cháu chấp hành tốt những nội quy, quy định nếp sống sinh hoạt ở gia đình. Các
buổi tối mẹ và dì giúp đỡ những em nhỏ học viết chữ, học toàn, học tiếng việt. Còn
những anh chị lớn mẹ và các dì nhắc nhở chúng con học bài đúng giờ, những bài
chúng con k làm được, dì thường tìm cách giải quyết bài khó giúp con.
2.2.3. Quản lý việc cung cấp dịch vụ CTXH có tính chất chuyên môn,
chuyên sâu đối với trẻ em có HCĐB bao gồm: Tiếp nhận đối tượng, đánh giá, xây
dựng kế hoạch can thiệp trợ giúp, các hoạt động tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý,
quản lý trường hợp, kết nối nguồn lực trợ giúp, giáo dục kỹ năng sống, tìm kiếm
gia đình chăm sóc thay thế, hỗ trợ hồi gia
2.2.3.1. Quy trình tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vào Làng trẻ em
SOS Hà Nội.
Được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Sở LĐTBXH Hà Nội và căn cứ quy
định pháp luật hiện hành tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã
hội thường xuyên tại cộng đồng; trợ giúp xã hội đột xuất; hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng
tại cộng đồng và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội và nhà ở xã hội, quy
trình tiếp nhận đối tượng gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị tiếp nhận TECHCĐB vào Làng SOS Hà Nội gồm:
46
- Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có xác
nhận của tổ trưởng tổ dân phố/ trưởng thôn và UBND xã/phường nơi đối tượng cư
trú (bản chính);
- Sơ yếu lý lịch của đối tượng và có xác nhận của UBND xã/phường nơi đối
tượng cư trú, kèm theo 02 ảnh 4x6 (bản chính);
- Giấy khai sinh của đối tượng xin vào Làng SOS Hà Nội (bản sao);
- Giấy xác nhận về tình trạng gia đình của đối tượNg.
- Công văn của phòng Lao động – Thương binh và xã hội quận/huyện đề nghị Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận vào Làng SOS Hà Nội (bản chính);
- Giấy xét nghiệm HIV (Bản chính) (nếu có)
- Biên bản họp hội đồng xét duyệt đối tượng vào Làng SOS Hà Nội (bản chính)
*Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo quy định tại Thông tư liên tịch số
29/2014/TTTL-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014:
- Đơn của đối tượng hoặc đơn của người giám hộ theo Mẫu số 8.
- Sơ yếu lý lịch của đối tượng theo Mẫu số 9
- Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội theo Mẫu 1a, 1b, 1d.
Bước 2: Công dân nộp 02 bộ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ
hành chính của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tiếp nhận thụ lý giải quyết
và trả kết quả trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ nhận hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Sở LĐTBXH thành phố Hà Nội có trách nhiệm thẩm định và Giám
đốc Sở LĐTBXH ra Quyết định tiếp nhận TECHCĐB vào Làng SOS Hà Nội. Sở
Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, hướng dẫn thủ tục tiếp nhận đối tượng trẻ
bị bỏ rơi không nơi nương tựa vào nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội
(tiếp nhận trẻ em vào trường; Nội trú Nguyễn Viết Xuân, Làng trẻ em SOS, Birla,
Trung tâm nuôi trẻ em mồ côi suy dinh dưỡng, Trung tâm Giáo dục - LĐXH số 2,
Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật)[44].
47
(Ghi chú: hình ảnh bà mẹ và em bé 6 tuổi đang chuẩn bị học bài)
Theo báo cáo công tác năm 2016 của làng trẻ em SOS Hà Nội, tình hình tiếp
nhận đối tượng của năm 2016 như sau:
* Tổng số trẻ đầu năm: 235 đối tượng
* Số trẻ tiếp nhận mới: 15 đối tượng
* Số trẻ tự lập, trẻ về gia đình: 16 đối tượng
* Số lượng và nhóm đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng [17]
STT Nhóm đối tượng
Số
lượng
người
Trẻ
dưới
18 tuổi
Trong
đó nữ
1 Trẻ đang được hưởng chế độ tại Làng 234 165 78
2 Trẻ bán trú (Hs trường Mẫu giáo) 97 97 47
3 Trẻ em nghèo học giỏi nhận học bổng 0 0 0
2.2.3.2. Lập hồ sơ quản l đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Làng
trẻ em SOS Hà Nội
Sau khi có Quyết định của Sở LĐTBXH thì TECHCĐB được chính thức tiếp
nhận vào Làng. Quy trình tiếp nhận và lập hồ sơ quản lý đối tượng TECHCĐB tại
Làng sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận đối tượng và đánh giá sơ bộ. Bước đầu tiên trẻ sẽ được khám
tổng thế và nhận được sự tư vấn. Sau khi khám và lượng giá ban đầu bằng phương pháp
bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp gia đình TECHCĐB, Làng sẽ tiến hành ghi chép thông tin,
48
lập hồ sơ hướng dẫn cho các đối tượng. Làng cũng sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ về tình
trạng của trẻ (sức khỏe, tâm lý, tình cảm, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu của trẻ...)
Bước 2: Đánh giá toàn diện. Làng sẽ đánh giá sự phát triển của trẻ về nhận
thức, ngôn ngữ, hành vi, vận động, sức khỏe....nhằm đánh giá đúng thực trạng của
trẻ và gia đình trẻ.
Bước 3: Lên kế hoạch quản l đối tượng. Dựa vào kết quả đánh giá, tình hình
thực tế và căn cứ trên tâm lý của các em khi vào Làng, cán bộ quản lý sắp xếp các
em về ngôi nhà của mình dưới sự chào đón của bà mẹ, bà dì.
Bước 4: Kết thúc và lưu hồ sơ. Sau khi đánh giá sơ bộ,giao các em về với bà
mẹ bà dì của mình, lưu đầy đủ thông tin của đối tượng thì cán bộ quản lý có thể kết
thúc việc tiếp nhận và lập hồ sơ quản lý đối tượng
Bước 5: Triển khai kế hoạch trợ giúp tại cộng đồng. Sau khi đối tượng đủ 18
uổi và quay trở lại với cộng đồng, Làng sẽ có những kế hoạch hướng dẫn, trợ giúp
cho trẻ (giới thiệu việc làm, tìm kiếm việc làm phù hợp với đối tượng và có những
hỗ trợ pháp lý đối với đối tượng).
Hộp 2.8: PVS, nữ, cán bộ quản lý, 32 tuổi
Khi các em đến với Làng, chúng tôi luôn đón chào, tạo mọi điều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_cong_tac_xa_hoi_doi_voi_tre_em_co_hoan_canh.pdf