Luận văn Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trên địa bàn Quận Đống Đa (LV02285)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4. Giả thuyết khoa học

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

6. Các phương pháp nghiên cứu

7. Đóng góp của luận văn

8.Cấu trúc luận văn

1 2 3 3 3 3 4 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lý

1.2.2. Biện pháp quản lý

6 6 9

10

10

111.2.3. Đánh giá

1.2.4. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

1.3. Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học

1.3.1. Vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá kết quả học tập của học

sinh trong quá trình dạy học

1.3.2. Một số nguyên tắc đánh giá kết quả học tập

1.3.3. Các hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh

1.4. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học

1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động đánh

giá kết quả học tập của học sinh

1.4.2. Những nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của

HS

1.4.2.1. Quản lý thời gian đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học

1.4.1.2. Quản lý nội dung và cách thức đánh giá kết quả học tập của HS

tiểu học

1.4.2.3. Quản lý thông qua dự giờ giáo viên

1.4.2.4. Quản lý việc đánh giá, ghi nhận xét trong hồ sơ đánh giá học

sinh

pdf102 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học trên địa bàn Quận Đống Đa (LV02285), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm tra và quản lý việc đánh giá trong trường. Chịu trách nhiệm báo cáo chính xác kết quả đánh giá và từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Để quản lý tốt hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh, người hiệu trưởng cần lập một kế hoạch kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ngay từ đầu năm học, thành lập hội đồng hỗ trợ mình trong việc quản lý, kiểm tra và tham gia đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm đảm bảo chất lượng thực của hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học. 38 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN ĐỐNG ĐA 2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.1.1. Về số lượng , chất lượng HS tiểu học Trong những năm học qua cấp tiểu học quận Đống Đa luôn giữ vững quy mô trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong toàn quận, duy trì tốt sĩ số HS, không có HS bỏ học. Bảng 2.1. Số lớp và số HS tiểu học quận Đống Đa (từ năm học 2012-2013 đến 2016- 2017) (Nguồn do Phòng GD và ĐT quận Đống Đa cung cấp) Thực hiện Chỉ thị, nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội, phòng GD&ĐT quận Đống Đa đã thực hiện tổ chức quản lý chất lượng giáo Khối lớp Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Toàn quận quận 545 26308 560 28167 556 28197 566 28295 582 28139 Khối 1 114 5678 128 6405 125 6483 117 5754 108 5025 Khối 2 107 4968 112 5637 125 6367 124 6278 119 5642 Khối 3 111 5142 99 4936 110 5485 122 6214 125 6182 Khối 4 120 6118 103 5109 95 4823 108 5322 124 6056 Khối 5 93 4402 118 6080 101 5039 95 4727 107 5234 39 dục đối với các trường tiểu học. Để tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi đã tổng kết kết quả học tập của các em HS từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 qua kết quả của từng mặt, từng môn học từ năm học 2012- 2013 đến năm học 2015-2016 Bảng 2.2. Xếp loại học lực HS tiểu học quận Đống Đa năm học 2012-2013; 2013-2014 Năm Xếp loại hạnh kiểm Xếp loại kết quả học tập Thực hiện đầy đủ (THĐĐ) Thực hiện chưa đầy đủ (THCĐĐ) Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2012-2013 26266 99,8 42 0,16 20127 76,5 5433 20,7 683 2,6 65 0 , 2 5 2013-2014 28148 99,9 19 0,1 21673 76,9 5709 20,2 694 2,6 91 0 , 3 (Nguồn do Phòng GD và quận Đống Đa cung cấp) Bảng 2.3. Xếp loại năng lực, phẩm chất HS tiểu học quận Đống Đa năm học 2014-2015; 2015-2016 Năm học Số HS Nhận xét về năng lực Nhận xét về phẩm chất Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 2014-2015 28197 28165 (99,88%) 32 (0,12%) 28182 (99,94%) 15 (0,06%) 2015-2016 28295 28250 (99,84%) 45 (0,16%) 28291 (99,98%) 04 (0,02%) (Nguồn do Phòng GD và quận Đống Đa cung cấp) 40 Bảng 2.4. Nhận xét về kiến thức, kĩ năng môn Toán, Tiếng Việt của HS tiểu học quận Đống Đa năm học 2014-2015; 2015-2016 Năm học Số HS Toán Tiếng Việt Hoàn thành (HT) Chưa hoàn thành (CHT) Hoàn thành (HT) Chưa hoàn thành (CHT) 2014-2015 28197 28000 (99,3%) 197 (0,7%) 28084 (99,6%) 113 (0,4%) 2015-2016 28295 28249 (99,8%) 46 (0,2%) 28253 (99,85%) 42 (0,15%) (Nguồn do Phòng GD và quận Đống Đa cung cấp) Qua bảng 2.2 có thể thấy từ năm học 2012-2013 đến năm học 2013-2014, giáo dục tiểu học của quận Đống Đa có chất lượng khá tốt, đặc biệt là xếp loại hạnh kiểm của các em đều đạt trên 99,8% là THĐĐ, chỉ còn một số ít các em chiếm khoảng 0,1% tại các khối lớp là THCĐĐ. Đối với kết quả học lực của các em học sinh thì, tỉ lệ HS đạt học lực khá và giỏi ở các khối lớp là đều trên 97%, chỉ còn một số lượng nhỏ các em đạt học lực trung bình và yếu chiếm khoảng 3%. Từ năm học 2014-2015 đến năm học 2015-2016 giáo dục Đống Đa cùng với giáo dục tiểu học trên toàn quốc đã áp dụng Thông tư 30/2014 trong việc đánh giá học sinh tiểu học. Nhìn vào bảng 2.3; 2.4 ta thấy nhận xét về năng lực, phẩm chất của HS trong toàn quận đều trên 99% Đạt và chỉ còn số rất ít là 0,1 % học sinh có nhận xét Chưa đạt. Nhận xét về kiến thức, kĩ năng của hai môn Toán, Tiếng Việt trong hai năm học từ năm học 2014-2015 đến năm học 2015-2016 của HS quận Đống Đa đều có trên 99% được nhận xét HT, chỉ còn dưới 0,1% là nhận xét CHT. 41 Để có cái nhìn cụ thể hơn, tôi xin đưa ra bảng tổng hợp kết quả giáo dục các môn học của HS toàn quận Đống Đa từ khối 1 đến khối 5 trong năm học 2015-2016 như sau: Bảng 2.5. Tổng hợp xếp loại kết quả học tập qua các môn học cuối năm học 2015 - 2016 Tổng số HS Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 SL % SL % SL % SL % SL % Toán HT 5762 6327 6228 5312 4734 100 CHT 10 11 10 15 0 Tiếng Việt HT 5755 6328 6228 5322 4734 CHT 17 10 10 5 0 Lịch sử- Địa lí HT 5325 4734 CHT 2 0 Khoa học HT 5323 4734 CHT 4 0 Đạo đức HT 5769 6336 6237 5327 4734 CHT 3 2 1 0 0 THXH HT 5769 6336 6237 CHT 3 2 1 Âm nhạc HT 5742 6261 6199 5300 4724 CHT 30 77 39 27 10 Mĩ thuật HT 5769 6338 6238 5327 4734 CHT 3 0 0 0 0 Thủ công HT CHT Thể dục HT 5769 6338 6238 5327 4734 CHT 3 0 0 0 0 (Nguồn do Phòng GD và ĐT Đống Đa cung cấp) Qua bảng 2.5 cho thấy, tỷ lệ % được nhận xét HT ở các môn đánh giá bằng điểm các khối lớp rất cao. Tuy nhiên, do cách đánh giá theo Thông tư 30 và 42 Thông tư 22 không chấm điểm thường xuyên, chỉ có hai mức nhận xét là HT và CHT nên những nhận xét về các môn học đôi khi chưa phản ánh rõ nét, thực chất kết quả học tập của HS. 2.1.2. Về đội ngũ GV tiểu học Theo số liệu thống kê toàn quận, năm học 2015-2016 cấp tiểu học quận có 19 trường công lập, 04 trường dân lập với 582 lớp và 28139 HS. Tổng số cán bộ, GV, nhân viên là 1115; trong đó 50 cán bộ quản lý, 217 nhân viên và 848 GV. Nhìn chung đội ngũ GV được thi tuyển và hợp đồng đáp ứng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Trong những năm qua đội ngũ GV tiểu học quận Đống Đa tương đối ổn định, tỷ lệ GV trên lớp đảm bảo đủ trên 1,1 giáo viên/1 lớp. Đội ngũ GV tương đối đồng bộ về cơ cấu; các trường đều phân công lao động hợp lý. 100% số trường trong quận đều dạy 2 buổi trên ngày với tỷ lệ 100% số HS tham gia. 100% GV có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn chiếm tỷ lệ 94% (đại học 75%, cao đẳng 14%). Tỷ lệ đạt trên chuẩn cao so với bình quân của thành phố, tuy vậy vẫn còn GV có trình độ trung cấp sư phạm. Qua khảo sát đánh giá xếp loại GV theo quy định, theo thống kê các đơn vị về xếp loại chuyên môn có 64,3% xếp loại tốt, 31% xếp loại khá và còn 4,7% xếp loại trung bình. Kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học có 51,5% xếp loại Xuất sắc; 32,7% xếp loại Khá; 15,8% xếp loại Trung bình. Đa số giáo viên xếp loại Trung bình còn bộc lộ những điểm yếu về: Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); tinh thần trách nhiệm; ý trí vượt khó vươn lên; năng lực chuyên môn, tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị trong dạy học... Đây là vần đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ trong giai đoạn tới. 43 Chất lượng GV giỏi các cấp ngày được nâng cao. Trong năm học 2015- 2016 có 68 GV tiểu học đạt danh hiệu GV giỏi cấp quận, có 04 GV được công nhận là GV dạy giỏi cấp thành phố. Trong Hội thi GV dạy giỏi cấp thành phố, quận Đống Đa được nhận giấy khen về “Đơn vị có thành thích xuất sắc trong phong trào thi GV giỏi cấp thành phố”. Với 01 giải Nhất; 02 giải Nhì và 01 giải về ứng dụng CNTT. 2.1.3. Về đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học Trong những năm qua ngành giáo dục quận Đống Đa đã xác định: Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học trong quận sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý giáo dục nói chung và chất lượng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các nhà trường nói riêng. Vì vậy nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Phòng Nội vụ quận đã thực hiện công tác tổ chức sắp xếp phù hợp, cân đối đội ngũ cán bộ quản lý giữa các trường và năng lực công tác của từng cán bộ. Khối tiểu học quận Đống Đa có tổng số 50 cán bộ quản lý trong đó 100% là nữ; đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học trên địa bàn quận trẻ, tuổi đời bình quân là 38,3. Số cán bộ quản lý trong độ tuổi từ 30 đến dưới 50 chiếm 87,7%, từ 50 tuổi trở lên chiếm 12,3 %. Có 100% số cán bộ quản lý là Đảng viên. Có 39/50 người đạt 78% cán bộ quản lý có trình độ lý luận từ trung cấp trở lên. Các cán bộ quản lý có tư tưởng chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý cũng được quan tâm, 100% số cán bộ quản lý có trình độ đạt trên chuẩn. Trong đó số cán bộ quản lý có trình độ đại học là 100%. 100% số cán bộ quản lý đã được bồi dưỡng về quản lý giáo dục. Đây cũng chính là những thuận lợi cho ngành giáo dục Đống Đa trong công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học trong 44 toàn quận và nhất là hoạt động quản lý việc đánh giá kết quả học tập học sinh tiểu học của đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học trên địa bàn quận. 2.2. Thực trạng về hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.2.1. Thực trạng về sử dụng các hình thức, phương pháp đánh giá 2.2.1.1 Thực trạng về sử dụng các hình thức đánh giá Từ năm học 2014 – 2015 đến nay, cùng với toàn quốc, các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa đã áp dụng Thông tư 30 về qui định đánh giá HS tiểu học. việc đánh giá HS tại các trường chủ yếu là sử dụng đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất của HS dựa trên các biểu hiện và hành vi của HS, GV đã có những nhận xét đánh giá kịp thời bằng lời nhằm khuyến khích HS phát huy hoặc tiếp tục học tập, rèn luyện để nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi để thực hiện mục tiêu giáo dục theo qui định. Kết hợp song song cùng với hình thức đánh giá thường xuyên chính là hình thức đánh giá định kỳ (thông qua bài kiểm tra định kỳ) vào cuối học kỳ I và cuối năm học. Trong đánh giá định kỳ, việc cho điểm để đánh giá kết quả các môn học vẫn được thực hiện theo thang điểm 10. Như vậy cùng với chấm điểm bài kiểm tra định kỳ, GV tại các trường tiểu học trên địa bàn quận đã kèm theo những nhận xét bằng lời trao đổi trực tiếp hoặc ghi nhận xét vào vở hoặc sổ theo dõi chất lượng giáo dục để HS có thể biết được những ý tưởng, cách thức thực hiện tốtđược ghi nhận, khen ngợi hoặc những nguyên nhân dẫn đến kết quả chưa đúng để học sinh có thể dựa vào những lời nhận xét đó tự rút kinh nghiệm, phấn đấu để khắc phục. 2.2.1.2. Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp đánh giá Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp đánh giá được quan tâm đặc biệt trong công tác giáo dục HS tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa. Qua công tác kiểm tra, dự giờ, thăm lớp cũng như kiểm tra hồ sơ của học sinh, 45 chúng tôi nhận thấy giáo viên trong các trường tiểu học quận Đống Đa đã kết hợp linh hoạt các phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục. Dưới đây là các phương pháp tiêu biểu đã và đang được áp dụng phổ biến trong hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa: - Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp chủ đạo đã và đang được giáo viên sử dụng để đánh giá liên tục HS. Tuy nhiên thực tế cho thấy đôi khi có những GV mới chỉ dựa vào những biểu hiện bên ngoài mà đã vội vàng đánh giá HS dẫn đến kết quả đánh giá chưa thật chính xác. - Phương pháp phỏng vấn Phương pháp này được giáo viên sử dụng phần nhiều với HS cuối cấp. nhiều GV đã tích cực xây dựng các phiếu hỏi để kiểm tra độ hiểu bài của HS. Nhưng cũng không tránh được vẫn còn hiện tượng GV đặt ra các nội dung trong phiếu hỏi quá cao, chưa phù hợp với lứa tuổi HS cũng như nội dung chương trình học. - Phương pháp kiểm tra Trên thực tế các tiết học, GV đã thường xuyên kiểm tra kiến thức HS với nhiều hình thức như kiểm tra miệng, kiểm tra nhanh và cả hình thức làm bài kiểm tra định kì. Ngoài các phương pháp truyền thống nêu trên thì hiện nay trong các trường tiểu học quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, GV đã và đang tích cực áp dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh, nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh theo đúng tinh thần của đổi mới giáo dục. 46 2.2.2. Thực trạng về việc xây dựng các ngân hàng câu hỏi cho các môn học Việc xây dựng các ngân hàng câu hỏi cho các môn học đã được thực hiện tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa trong những năm gần đây. Dưới sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các nhà trường đã thành lập các tổ chuyên môn gồm các GV giỏi, có kinh nghiệm ở các khối lớp kết hợp cùng phó hiệu trưởng để xây dựng những ngân hàng câu hỏi làm nguồn cho các bài kiểm tra định kỳ. Hàng năm, các nhà trường đều tổ chức bổ sung thay thế, làm mới các câu hỏi trong ngân hàng. Giữa các nhà trường tiểu học trong quận cũng luôn có sự trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau trong việc xây dựng các ngân hàng câu hỏi. Đây chính là một trong những thuận lợi giúp nâng cao chất lượng việc đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa. 2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.3.1. Thực trạng quản lý việc ra đề kiểm tra định kỳ Việc ra đề kiểm tra định kỳ là một yêu cầu của Bộ GD&ĐT nhằm đánh giá chất lượng định kì đối với HS tiểu học. Theo Thông tư 30 và Thông tư 22 việc ra đề kiểm tra định kỳ được qui định do các trường tiểu học tự ra đề. Đối với HS lớp 1, 2, 3, 4, hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo GV chủ nhiệm, GV cùng dạy trong lớp và GV sẽ nhận lớp vào năm học tiếp theo ra đề kiểm tra định kì cuối năm học và báo cáo hiệu trưởng duyệt, riêng đối với HS lớp 5 tổ chuyên môn sẽ chịu trách nhiệm ra đề kiểm tra định kì cuối năm học. Tuy nhiên, qua trao đổi với hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, chúng tôi nhận thấy việc ra đề kiểm tra định kì ở các trường tiểu học trong quận Đống Đa vẫn còn nhiều điều cần phải bàn vì: 47 - Năng lực ra đề kiểm tra của các GV và cán bộ quản lí tại các trường tiểu học không đảm bảo đồng đều do trình độ GV và cán bộ quản lý giữa các trường có sự chênh lệch. Tại một số trường, kĩ năng ra đề của GV chưa phù hợp, chưa khoa học. - Đề kiểm tra của nhiều trường chưa mang tính phân loại được các đối tượng học sinh. Như đề mới chỉ kiểm tra được kiến thức cơ bản chung, thiếu các câu hỏi cho đối tượng HS khá, giỏi hoặc đề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_hoat_dong_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_cua_hoc.pdf
Tài liệu liên quan