Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn .

Danh mục kí hiệu, các chữ viết tắt .

Danh mục các bảng .vi

Danh mục các biểu đồ.vii

MỞ ĐẦU.iii

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦ A QUẢ N LÍ

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.xi

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .xi

1.1.1. Ngoài nước .xi

1.1.2. Trong nước.xii

1.2. Một số khái niệm cơ bản.xiv

1.2.1. Hoạt động giáo dục đạo đức.xiv

1.2.2. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức .xvii

1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức .xxi

1.2.4. Học sinh tiểu học và trường tiểu học.xxi

1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học .xxiv

1.4. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện giáo dục đạo đức cho

học sinh tiểu học.xxvi

1.4.1. Mục tiêu, nội dung .xxvi

1.4.2. Phương pháp giáo dục đạo đức.xxviii

1.4.3. Điều kiện và phương tiện giáo dục đạo đức .xxix

1.5. Yêu cầu về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong giai

đoạn hiện nay .xxx

1.5.1. Mục tiêu của giáo dục đạo đức.xxxii

1.5.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học .xxxiiiii

1.5.3. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu

học.xxxiii

1.6. Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh .xxxv

1.6.1. Mục tiêu, nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho

học sinh tiểu học .xxxv

1.6.2. Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học

sinh tiểu học.xxxvii

1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho

học sinh . xxxviii

1.7.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức . xxxviii

1.7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục đạo đức.xxxix

Kết luận chương 1 .xli

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRưỜNG TIỂU HỌC AN

TưỜNG - THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN

HIỆN NAY .

2.1. Giới thiệu về Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên QuangError! Bookmark not d

2.1.1. Vị trí địa lí và môi trường giáo dục .

2.1.2. Quy mô trường lớp, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện giáodục .

2.1.3. Đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý

2.1.4. Chất lượng giáo dục học sinh .

2.2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp đánh giá thực trạng

2.2.1. Mục tiêu.

2.2.2. Nội dung .

2.2.3. Phương pháp đánh giá .

2.3. Kết quả .

2.3.1. Nhận thức về hoạt động giáo dục đạo đức ở Trường Tiểu

học An Tường, thành phố Tuyên Quang.iv

2.3.2. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức ở Trường Tiểu học

An Tường, thành phố Tuyên Quang.

2.3.3. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức

2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức và quản lí hoạt

động giáo dục đạo đức .

2.4. ưu điểm và hạn chế của giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động giáo dục

đạo đức ở trường tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang

2.4.1. Ưu điểm .

2.4.2. Hạn chế.

Kết luận chương 2 .

CHưƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRưỜNG TIỂU HỌC AN TưỜNG,

THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYError! Bookmark not def

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và thực tiễn

3.2. Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo

dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học An Tường, Thành phố Tuyên

Quang trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức năng lực quản lý và thực

hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho cán bộ quản lý và giáoviên .

3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao năng lực xây dựng các loại kế

hoạch giáo dục đạo đức .

3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hội thảo tư vấn học đường về giáo

dục đạo đức trong nhà trường.

3.2.4. Biện pháp 4: Triển khai đổi mới kiểm tra đánh giá giáo dục

đạo đức cho học sinh.

3.2.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp các lực lượng bên trong và bên

ngoài nhà trường.v

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạođức.

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết, khả thi của các biện phápError! Bookmark not define

3.4.1. Mục đích .

3.4.2. Đối tượng.

3.4.3. Các bước tiến hành .

3.4.4. Kết quả .

3.4.5. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thiError! Bookmark not define

Kết luận chương 3 .

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.xlii

PHỤ LỤC.

pdf49 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội [25, tr.12] Dƣới góc độ giáo dục học, đạo đức là một hình thái xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống các quan điểm về cái thực, cái có trong mối quan hệ của con ngƣời với con ngƣời [17, tr.170-171]. Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của một cá nhân đã đƣợc xã hội hóa. Đạo đức đƣợc biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh, trong sáng, ở hành động giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn. Khi thừa nhận đạo đức là một hình thái ý thức xã hội thì đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng lớp giai cấp trong xã hội cũng phản ánh ý thức chính trị của họ đối với các vấn đề đang tồn tại [25, tr.153-154]. Đạo đức còn là nhân tố quan trọng của nhân cách và đƣợc xem là khái niệm luân thƣờng đạo lý của con ngƣời, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, dữ/hiền... Trong phạm vi lƣơng tâm con ngƣời, hệ thống phép tắc đạo đức là trừng phạt mà đôi lúc còn gọi là giá trị đạo đức. xv Ngày nay, đạo đức đƣợc định nghĩa nhƣ sau: "Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội, nhờ đó con ngƣời tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con ngƣời và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa cá nhân và xã hội" [25, tr.12]. Tóm lại, đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con ngƣời trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng đƣợc thực hiện bởi niềm tin các cá nhân, bởi truyền thông và sức mạnh của dƣ luận xã hội. b. Giáo dục đạo đức: Giáo dục đạo đức về bản chất theo giáo sƣ Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt "là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của ngƣời đƣợc giáo dục". Giáo dục đạo đức là hình thành cho con ngƣời những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Nhờ đó con ngƣời có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tƣợng đạo đức xã hội cũng nhƣ tự đánh giá suy nghĩ về hành vi của bản thân mình vì thế công tác giáo dục đạo đức góp phần vào việc hình thành, phát triển nhân cách con ngƣời mới phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Giáo dục đạo đức là quá trình tác động hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin và thói quen hành vi đạo đức, thể hiện trong cuộc sống hàng ngày đối với gia đình, cộng đồng, làng xóm, với bạn bè, tập thể. Giáo dục đạo đức giúp cho mỗi cá nhân biết đƣợc giá trị xã hội, biết hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi ngƣời, vì sự tiến bộ và phồn vinh của đất nƣớc. Sản phẩm của giáo dục đạo đức là hành vi, thói quen đạo đức thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con ngƣời. xvi Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh đƣợc phát triển đúng đắn, giúp học sinh có hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi ngƣời xung quanh và của cá nhân với chính mình. Trong tất cả các mặt giáo dục, đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu "dạy học cũng nhƣ học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức, đức là đạo đức cách mạng đó là cái gốc rất quan trọng nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng". Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ đƣợc thực hiện khi có tính phức tạp hoặc có đòi hỏi cấp bách. Hiện nay, giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, phát huy tinh thần yêu nƣớc, thấm nhuần tƣ tƣởng xã chủ nghĩa, yêu thích môn học, thực hiện những ƣớc mơ, sáng tạo trong công việc cũng nhƣ hành động, biết tôn trọng pháp luật, yêu thƣơng con ngƣời, bảo vệ môi trƣờng và thế giới xung quanh... Tóm lại, giáo dục đạo đức là yêu cầu khách quan của sự nghiệp "trồng ngƣời" nó giúp đào tạo ra thế hệ vừa "hồng" vừa "chuyên" nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. "Đạo đức nhƣ gốc cây, ngọn nguồn của sông nƣớc, sức mạnh của con ngƣời, sức có mạnh mới gánh đƣợc nặng và đi đƣợc xa" (Hồ Chí Minh). Chính vì vậy, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là việc làm quan trọng và rất cần thiết. 1.2.1.2. Hoạt động giáo dục đạo đức Là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân cách học sinh dƣới những tác động và ảnh hƣởng có mục đích đƣợc tổ chức có kế hoạch có sự chọn lựa về nội dung, phƣơng pháp và hình thức giáo dục với vai trò chủ đạo của giáo viên. xvii Đó là một quá trình giáo dục lâu dài đƣợc hình thành từ thấp đến cao từ những việc cụ thể trong cuộc sống đời thƣờng đến những vấn đề to lớn của xã hội. Giáo dục nhân cách hành vi đạo đức con ngƣời là một quá trình giáo dục cần phải đặc biệt coi trọng bởi vì quá trình đó làm cho con ngƣời nhận đƣợc những yếu tố sau: Làm chủ tập thể, yêu lao động, yêu chủ nghĩa xã hội, có lòng yêu nƣớc, biết đoàn kết giúp đỡ nhau, biết coi trọng mọi ngƣời. 1.2.2. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức 1.2.2.1. Quản lý - quản lý giáo dục (Khái niệm, chức năng và phương pháp) a. Khái niệm: Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (hay là đối tƣợng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con ngƣời trong các quá trình sản xuất, xã hội để đạt đƣợc mục đích đã định. Các Mác đã mô tả bản chất quản lý là: “Nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động riêng lẽ của nó. Một người chơi vĩ cầm riêng lẽ tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần người chỉ huy”[8, tr.342]. Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí thì: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. Các nhà giáo dục trong thực tiễn còn quan niệm: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngay nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thƣờng xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà còn rộng ra cho mọi ngƣời; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục đƣợc hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trƣờng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống những xviii tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đƣờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục học thế hệ trẻ, đƣa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất [31, tr.31]. Vậy quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lý giáo dục, các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nƣớc đề ra. Nhƣ vậy, quan niệm về quản lý giáo dục có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song trong mỗi cách định nghĩa đều đề cập tới các yếu tố cơ bản: Chủ thể quản lý giáo dục; khách thể quản lý giáo dục; mục tiêu quản lý giáo dục, ngoài ra còn phải kể tới cách thức (phƣơng pháp quản lý giáo dục) và công cụ (hệ thống văn bản pháp luật) quản lý giáo dục. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ về quản lý Quản lý giáo dục có những đặc trƣng sau đây: - Các mục đích cụ thể, tƣờng minh, lƣợng hóa của các thiết chế giáo dục rất khó xác định rõ ràng so với việc xác định mục đích của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Trong giáo dục, rất khó đo lƣờng, đánh giá việc đạt đƣợc các mục đích. Công cụ quản lý Chủ thể quản lý Khách thể quản lý Mục tiêu quản lý Phƣơng pháp quản lý xix - Những yếu tố “đầu vào” (trẻ em, thanh thiếu niên) và những yếu tố “đầu ra” của các cơ sở giáo dục - đào tạo khác biệt với những yếu tố “đầu vào” (nguyên liệu thô) và những yếu tố “đầu ra” (hàng hóa) của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Ngƣời quản lý và ngƣời giáo viên phổ thông (và ở mức độ nhẹ hơn, nếu xét đến các trƣờng đại học) đều có chung một căn bản chuyên nghiệp, với những giá trị đƣợc chia sẻ, đƣợc đào tạo và có những kinh nghiệm không khác nhau bao xa. - Mối quan hệ “khách hàng” giữa giáo viên với học sinh, giữa giảng viên với sinh viên có nhiều điểm khác biệt so với mối quan hệ nhà chuyên môn - khách hàng ở những lĩnh vực hoạt động khác. - Cấu trúc tổ chức của các cơ sở giáo dục thƣờng bị “chia cắt, phân đoạn” vì những nhân tố bên trong cũng nhƣ những tác động bên ngoài. - Các cán bộ quản lý ở các trƣờng đại học có quá ít thời gian dành cho hoạt động quản lý. b. Chức năng: Chức năng quản lý là một loại hoạt động quản lý đặc biệt, là sản phẩm của quá trình phân công lao động và chuyên môn hóa trong quản lý. Kế hoạch hóa là phƣơng pháp quản lí xác định mục tiêu và đề ra những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa: xác định, hình thành mục tiêu (phƣơng hƣớng) đối với tổ chức; xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt đƣợc các mục tiêu; quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt đƣợc các mục tiêu đó. Tổ chức sắp xếp, sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, những con ngƣời, những hoạt động thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tƣơng tác với nhau một cách hợp lý. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của ngƣời quản lý. xx Chỉ đạo là chỉ dẫn, động viên, điều chỉnh và phối hợp các lực lƣợng để thực hiện kế hoạch đề ra. Tuy nhiên việc chỉ đạo không chỉ bắt đầu sau khi lập kế hoạch, thiết kế bộ máy mà nó thấm vào và ảnh hƣởng quyết định tới hai chức năng kia. Kiểm tra là chức năng dùng để kiểm tra: phát hiện sai sót để kịp thời uốn nắn, sửa chữa. Một kết quả hoạt động đúng hƣớng phù hợp với những chi phí bỏ ra, thì phải tiến hành điều chỉnh không tƣơng xứng. Thông tin đƣợc coi là sợi dây, là huyết mạch liên kết với cả 4 chức năng của quản lý. Nếu thiếu một trong bốn chức năng này thì không thể quản lý nhà trƣờng, quản lý giáo dục. Bởi bốn chức năng này tạo nên một quy trình khép kín. Khi thực hiện nhà quản lý cần vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế. Đặc biệt phải tuân theo các tiền đề nền tảng đã đƣợc thống nhất. c. Các phương pháp quản lý: Phương pháp tâm lý giáo dục: Là cách tác động vào đối tƣợng quản lý thông qua tâm lý, tình cảm, tƣ tƣởng con ngƣời. Cơ sở của biện pháp này là dựa vào quy luật tâm lý và chức năng tâm lý con ngƣời. Nội dung của biện pháp là kích thích tinh thần tự giác, sự say mê của con ngƣời. Muốn quản lý thành công nhà quản lý cần hiểu rõ tâm lý của bản thân và đối tƣợng quản lý. Phƣơng pháp này sử dụng các tác động của chủ thể quản lý vào đối tƣợng quản lý bằng lý lẽ làm cho họ nhận thức đúng đắn và tự nguyện thừa nhận các yêu cầu của nhà quản lý, từ đó có thái độ và tinh thần phù hợp với yêu cầu này. Phương pháp hành chính - tổ chức: Là cách tác động của chủ thể quản lý vào đối tƣợng quản lý trên cơ sở quyền lực tổ chức, quyền hạn hành chính. Cơ sở của biện pháp này là dựa vào quy luật của tổ chức, bởi lẽ bất kỳ một hệ thống tổ chức nào cũng có quan hệ tổ chức. Trong đó ngƣời ta sử dụng quyền uy và sự phục tùng trong bộ máy xxi này. Khi sử dụng phƣơng pháp hành chính tổ chức chủ thể quản lý phải nắm chắc các văn bản pháp lý, biết rõ giới hạn, quyền hạn trách nhiệm, kiểm tra và nắm đƣợc các thông tin phản hồi. Phương pháp kinh tế: Là cách tác động của chủ thể quản lý với đối tƣợng quản lý thông qua lợi ích kinh tế. Cơ sở của biện pháp này dựa vào quy luật kinh tế thông qua đó để tác động vào tâm lý đối tƣợng. Nội dung của biện pháp này là nhà quản lý đƣa ra các nhiệm vụ kế hoạch tƣơng ứng với các lợi ích kinh tế. Đối tƣợng bị quản lý có thể lựa chọn phƣơng án thích hợp để vừa đạt đƣợc mục tiêu của tập thể vừa đạt đƣợc lợi ích kinh tế của cá nhân. Khi sử dụng biện pháp này cần tránh dẫn đến chủ nghĩa thực dụng hay sự mất đoàn kết nếu thiếu công bằng. 1.2.2.2. Biện pháp quản lý Đại từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Nhƣ Ý, 1994) cho rằng: Biện pháp là cách làm, cách thực hiện tiến hành một vấn đề cụ thể nào đó. Theo cách hiểu về quản lý và biện pháp có thể nói rằng, biện pháp quản lý là tổ hợp các cách tiến hành của chủ thể quản lý tác động đến đối tƣợng quản lý nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng cơ hội của đối tƣợng quản lý để đạt đƣợc mục tiêu quản lý. Để quản lý tốt cần có các biện pháp quản lý thích hợp. 1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức Về bản chất, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là quá trình tác động có định hƣớng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục đạo đức, hình thành niềm tin, lý tƣởng, động cơ thái độ, tình cảm, hành vi, thói quen. Đó là những nét tính cách của nhân cách, ứng xử đúng đắn trong xã hội. 1.2.4. Học sinh tiểu học và trường tiểu học 1.2.4.1. Học sinh tiểu học Học sinh cấp tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên đang hình thành và phát xxii triển nhân cách các em đến trƣờng học tập là một bƣớc ngoặt thực sự quan trọng có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời của các em. Các em thực sự trở thành một học sinh. Nhà trƣờng tiểu học là cái lối mở ra cho các em một thế giới mới lạ với những quan hệ mới và phức tạp hơn. Các em chuyển từ vui chơi là hoạt động chủ yếu ở tuổi mầm non sang học tập tiểu học có tính quyết định những biến đổi tâm lý cơ bản ở tuổi học trò. Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Đây là lứa tuổi các em trở thành một học sinh ở trƣờng phổ thông, chứ không còn là một em bé mẫu giáo "học mà chơi, chơi mà học" nữa. Đó là một sự chuyển biến rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ em, một đặc trƣng quan trọng của lứa tuổi này. Ở lứa tuổi này có những thay đổi cơ bản về hoàn giải phẫu sinh lý. So với trẻ mẫu giáo, lứa tuổi này đang diễn ra một sự kiện toàn đáng kể về cơ thể; não bộ, hệ xƣơng, hoạt động tim mạch, hệ thần kinh. Đây là những tiền đề vật chất quan trọng tạo điều kiện cho trẻ chuyển sang hoạt động khác về chất so với hoạt động vui chơi ở tuổi mẫu giáo. Bƣớc chân đến trƣờng, là một biến đổi quan trọng trong đời sống của trẻ em cấp 1. Điều đó làm thay đổi một cách căn bản vị trí của trẻ trong xã hội, trong gia đình, cũng nhƣ thay đổi cả nội dung và tính chất hoạt động. Trở thành một học sinh chính thức trẻ bắt đầu tham gia một hoạt động nghiêm túc, một hoạt động xã hội, với đầy đủ ý nghĩa xã hội trọn vẹn của nó. Hoạt động học tập trở thành hoạt động chủ đạo của các em. Nội dung học tập với nhiều tri thức phong phú, nhiều môn học có tính chất khác nhau (toán, văn, thủ công) đề ra những yêu cầu cao cho các em, buộc các em phải phấn đấu, nỗ lực vƣợt mọi khó khăn trở ngại. Theo A.V.Petrovski, các em mới đến trƣờng thƣờng gặp ít nhất ba khó khăn: Thứ nhất là học tập mới mẻ, phải dậy sớm, đến trƣờng đúng giờ, làm bài tập đúng hạn, phải có cách học tập mới thích hợp. xxiii Thứ hai là mối quan hệ mới của các em với thầy, bạn, với tập thể lớp, các em lo ngại, rụt rè, thậm chí sợ sệt trƣớc mọi ngƣời, các em chƣa quen sinh hoạt với tập thể v.v... dần dần những khó khăn này sẽ giảm đi ở các lớp cuối cấp. Thứ ba là nhiệm vụ học tập làm trẻ mệt mỏi, uể oải. Khó khăn này thƣờng nảy sinh sau vài ba tháng ban đầu, có nhiều thích thú mới lạ trong việc đi học: đó là sự thích thú cái vẻ bên ngoài hấp dẫn của nhà trƣờng (trƣờng to, rộng, nhiều bàn ghế, nhiều tranh ảnh, nhiều bạn vui chơi. Đó là những vấn đề cần chú ý đối với các học sinh lớp một, tuy nhiên việc giải quyết những khó khăn trên có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển tâm lý ở các em. Paul Osterrieth nhận xét: "Đứa trẻ trở thành con ngƣời tùy thuộc vào trình độ văn hóa và nhóm gia đình mà đứa trẻ tham gia". Sự tiến bộ không ngừng của đứa trẻ, sự chuyển biến từ những phản ứng đơn giản đến những hành động phức tạp, từ những cấu trúc tâm lí sơ khai đến những cấu tạo tâm lí mới tạo nên những sự kiện đặc trƣng trong sự phát triển của trẻ em. 1.2.4.2. Trường tiểu học Trƣờng tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân có tƣ cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Theo điều 3: (Nhiệm vụ và quyền hạn của trƣờng tiểu học) trƣờng tiểu học có các nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ: Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lƣợng theo mục tiêu, chƣơng trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chƣơng trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của các cấp có thẩm quyền; Xây dựng, phát triển nhà trƣờng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phƣơng; Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; Thực hiện kiểm định chất lƣợng giáo dục; Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng xxiv đồng thực hiện hoạt động giao dục; Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Điều 29 (Hoạt động giáo dục) nhấn mạnh việc thực hiện các hoạt động giáo dục nhằm rèn luyện đạo đức và phát triển các năng lực cho học sinh. 1. Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dƣỡng năng khiếu giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học. 2. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp đƣợc tiến hành thông qua việc học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục, thể thao, tham quan du lịch, giao lƣu văn hóa; hoạt động bảo vệ môi trƣờng, lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. Tóm lại: trƣờng tiểu học là nơi thực hiện các hoạt động giáo dục và dạy học nhằm phát triển nhân cách cho học sinh, chú trọng rèn luyện đạo đức cho các em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu của địa phƣơng, của xã hội. 1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học Đối tƣợng của cấp tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lƣu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình. Lứa tuổi này đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bƣớc hội nhập các mối quan hệ xã hội. Do đó, học sinh tiểu học chƣa đủ ý thức, chƣa đủ phẩm chất và năng lực mà các em cần sự bảo trợ, giúp đỡ của ngƣời lớn, của gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Bên cạnh đó trẻ ở độ tuổi này cũng thiếu tập trung cao độ, khả năng xxv ghi nhớ và chú ý có chủ định chƣa phát triển mạnh, tính hiếu động dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên rất nhanh. Tri giác của học sinh tiểu học phản ánh những thuộc tính trực quan. Tri giác giúp cho trẻ định hƣớng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới. Tri giác của học sinh tiểu học không tự nó phát triển. Trong quá trình học tập, khi tri giác trở thành hoạt động có mục đích đặc biệt, khi trở nên phức tạp và sâu sắc, trở thành hoạt động có phân tích, có phân hóa hơn thì tri giác sẽ mang tính chất của sự quan sát có tổ chức. Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí sức mạnh. Vì vậy, cần phải rèn luyện cho học sinh không chỉ quen làm việc gì mà mình hứng thú mà còn cần làm những việc không lí thú, hấp dẫn. Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con ngƣời, nhờ có trí nhớ mà con ngƣời tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tƣợng phát triển chiếm ƣu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic. Tƣ duy của trẻ em mới đến trƣờng là tƣ duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tƣợng và hiện tƣợng cụ thể. Tƣ duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ƣu thế ở tƣ duy trực quan hành động. Tƣởng tƣợng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày. Nhà giáo dục phải phát triển tƣ duy và trí tƣởng tƣợng của các em bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện. Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của mỗi ngƣời. Đối với lứa tuổi này, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ. Học sinh tiểu học xxvi thƣờng có nhiều nét tính cách tốt nhƣ hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thƣơng ngƣời, lòng vị tha. Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phƣơng thức lĩnh hội. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kĩ năng sống trong môi trƣờng trƣờng học và môi trƣờng xã hội. Cùng với sự ảnh hƣởng khá lớn của môi trƣờng giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và trƣờng học, học sinh tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi. N.X.Leytex đã khắc họa: "Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ƣu thế. Chức năng trên đƣợc thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trƣng của lứa tuổi này - sự tuân thủ tuyệt đối vào những ngƣời có uy tín với các em (đặc biệt là thầy cô giáo), sự mẫn cảm, sự lƣu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với các đối tƣợng mà các em đƣợc tiếp xúc". Sự biến đổi thể chất ở học sinh tiểu học diễn ra những biến đổi cơ bản về hệ cơ xƣơng, về hệ thần kinh làm cơ sở cho những biến đổi tâm lí, nhân cách ở lứa tuổi này. Cùng với việc lĩnh hội tiếp thu một hệ thống trí thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kĩ năng sống trong môi trƣờng học và môi trƣờng xã hội. Cùng với sự ảnh hƣởng khá lớn của môi trƣờng giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng độ tuổi, cùng lớp và cấp học, học sinh tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực và quy tắc đạo đức của hành vi. Những biến đối cơ bản quan trọng trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học chuẩn bị cho các em những bƣớc ngoặc quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên - tuổi học sinh trung học cơ sở - lứa tuổi có xu thế vƣơn lên làm ngƣời lớn. Vì thế, ngƣời ta gọi học sinh tiểu học là lứa tuổi hoa. 1.4. Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, điều kiện giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 1.4.1. Mục tiêu, nội dung 1.4.1.1. Mục tiêu Thực hiện các yêu cầu về giáo dục đạo đức đặt trong chƣơng trình giáo xxvii dục tiểu học và trong các văn bản chỉnh sửa nhằm hình thành nhân cách công dân Việt Nam và công dân toàn cầu trong thế kỉ 21. 1.4.1.2. Nội dung Kính yêu Bác Hồ, biết tiểu sử Bác Hồ, thuộc và làm theo 5 điều Bác dạy và biết kiểm điểm các điều đó. Có hiểu biết bƣớc đầu về Tổ quốc, về Đảng, tự hào về truyền thống của dân tộc, về tuổi nhỏ Việt Nam anh hùng. Ghét bọn đế quốc, bành trƣớng, phản động và tay sai, kẻ thù của tổ quốc, của nhân dân và của hòa bình thế giới. Rèn luyện tác phong quân sự hóa, giúp đỡ các chiến sĩ biên giới, hải đảo. Hiểu nhiệm vụ của ngƣời học sinh, chăm học, chăm làm, thực hiện đầy đủ các yêu cầu của giáo viên, các quy định của nhà trƣờng, của tập thể; đi học đều, đúng giờ, giữ vở sạch, chữ đẹp, thuộc bài, làm bài đầy đủ, trung thực trong thi cử. Giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức nhƣ quét nhà, đun nƣớc, chăm sóc cây trồng... Tham gia đầy đủ các buổi lao động do lớp hay Đội tổ chức. Yêu mến Đội và tham dự sinh hoạt Đội đầy đủ, thuộc lịch sử Đội, nghi thức Đội, hiểu ý nghĩa của khăn quàng đỏ và cờ Đội. Hàng ngày làm việc tốt, xứng đáng là ngƣời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05050002780_0847_2003077.pdf
Tài liệu liên quan