Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trƣờng trung học phổ thông Quế Lâm - Tỉnh Phú Thọ

MỤC LỤC

Lời cảm ơn .i

Danh mục các ký hiệu viết tắt.ii

Danh mục các bảng, biểu đồ.vi

MỞ ĐẦU. 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO

DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.6

1.1. Tổng quan nghiên cứ u về đề tài. 6

1.2. Môṭ số khá i niêṃ cơ bản củ a đề tài. 7

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục. 7

1.2.2. Quản lý trường học. 11

1.2.3. Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống . 13

1.3. Nội dung giáo dục kỹ năng số ng cho hoc̣ sinh THPT. 15

1.3.1. Đặc điểm tâm lý, lứ a tuổi bâc̣ THPT. 15

1.3.2. Mục tiêu giáo duc̣ kỹ năng sống cho hoc̣ sinh THPT . 17

1.3.3. Chương trình, nôị dung giáo duc̣ kỹ năng sống cho hoc̣ sinh TH. PT 18

1.3.4. Phương pháp và hình thức giáo dục KNS cho hoc̣ sinh THPT. 20

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS cho hoc̣ sinh THPT . 23

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường THPT. 24

1.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý GD kỹ năng sống. 24

1.4.2. Tổ chức thực hiện giáo dục KNS . 25

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS. 25

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS. 30

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đ ến quản lý hoạt động giá o duc̣ KNS cho

học sinh THPT. 31

1.5.1. Yếu tố chủ quan. 31

1.5.2. Yếu tố khách quan . 32

Kết luâṇ chương 1. 34

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRưỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG QUẾ LÂM - HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ. 35iv

2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và GD huyêṇ Đoan Hùng tỉnh Phú Th. o ̣ 35

2.1.1. Về kinh tế - xã hội . 35

2.1.2. Về giáo dục của huyện Đoan Hùng. 37

2.2. Đặc điểm trường THPT Quế Lâm huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ . 39

2.3. Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT

Quế Lâm, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ . 42

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, NV, PHHS về giáo dục KNS. 42

2.3.2. Thưc̣ traṇ g chương trình, nội dung giáo duc̣ KNS cho hoc̣ sin. h 43

2.3.3. Thưc̣ traṇ g về phương pháp, hình thức giáo dục KNS cho HS. 46

2.3.4. Kết quả đạt được về giáo dục KNS cho học sinh. 48

2.4. Thưc̣ traṇ g quản lý giá o duc̣ kĩ năng số ng cho hoc̣ sinh trường

THPT Quế Lâm. 50

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch GD kỹ năng sống cho HS. 50

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục KNS cho học sinh. 52

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS cho học sinh. 54

2.4.4. Thưc̣ traṇ g kiểm tra, đánh giá viêc̣ thưc̣ hiêṇ giáo duc̣ kỹ năng

sống cho hoc̣ sinh. 55

2.4.5. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục KNS

cho học sinh. 57

2.5. Đánh giá chung về thực trạng. 58

2.5.1. Ưu điểm . 58

2.5.2. Hạn chế . 59

2.5.3. Nguyên nhân của những yếu kém . 60

Kết luận chương 2. 63

CHưƠNG 3: BIỆN PHÁ P QUẢ N LÝ HO ẠT ĐỘNG GIÁ O DUC̣

KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRưỜNG THPT QUẾ LÂM -

TỈNH THÚ THỌ. 64

3.1. Nguyên tắc đề xuất. 64

3.1.1. Đảm bảo tính muc̣ tiêu. 64

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiêñ . 64

3.1.3. Đảm bảo tính toàn diêṇ . 64

3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa. 64

3.1.5. Đảm bảo tính khả thi . 65v

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường

THPT Quế Lâm . 65

3.2.1. Bồi dưỡng nhâṇ thứ c cho đôị ngũ giáo viên về tầm quan troṇ g

của giáo dục kỹ năng sống cho hoc̣ sinh . 65

3.2.2. Điều chỉnh chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống

trong hoạt động của nhà trường. 70

3.2.3. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch lồng ghép hoạt động

giáo dục kỹ năng sống trong dạy và học . 76

3.2.4. Tăng cườ ng ho ạt động phối hơp̣ giữa nhà trườ ng và gia đình

giáo dục kỹ năng sống cho hoc̣ sinh. 81

3.2.5. Chỉ đạo Đoàn thanh niên có kế hoạch và triển khai kế hoạch

thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT theo

các chủ đề . 86

3.2.6. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS cho HS THPT . 91

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp. 93

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. 95

Kết luận chương 3. 101

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 102

DANH MUC̣ TÀ I LIÊỤ THAM KHẢ O . 106

PHỤ LỤC.

pdf45 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trƣờng trung học phổ thông Quế Lâm - Tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý) có chức năng điều khiển hệ quản lý, làm cho nó vận hành với mục tiêu đã đặt ra. Bộ phận bị quản lý (đối tượng quản lý - giữ vai trò khách thể quản lý) gồm những người thừa hành trực tiếp sản xuất và bản thân quá trình sản xuất. Trong quản lý chủ thể quản lý và đối tượng quản lý lại có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Khi mục tiêu của tổ chức thay đổi sẽ tác động đến đối tượng quản lý thông qua chủ thể quản lý. Từ sự phân tích cách tiếp cận và quan niệm của các học giả đã nêu ta có thể hiểu: Quản lý là tác động có định hướng có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hệ thống đạt đến mục tiêu đã định và làm cho nó vận hành tiến lên một trạng thái mới về chất. [7, tr.9]. Theo quan điểm của tổ chức UNESCO, hệ thống các chức năng quản lý bao gồm 8 vấn đề sau: xác định nhu cầu - thẩm định và phân tích dữ liệu -xác định mục tiêu kế hoạch hoá (bao gồm cả phân công trách nhiệm, phân phối các nguồn lực, lập chương trình hành động ) - triển khai công việc - điều chỉnh - đánh giá - sử dụng liên hệ và tái xác định các vấn đề cho quá trình quản lý tiếp theo. Theo quan điểm quản lý hiện đại, từ các hệ thống chức năng quản lý nêu trên, có thể khái quát một số chức năng cơ bản sau: 10 - Kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo (bao gồm cả sửa chữa, uốn nắn và phối hợp) - Kiểm tra (bao gồm cả thanh tra, kiểm soát và kiểm kê). Như vậy, tuy có nhiều cách phân loại chức năng quản lý khác nhau (khác về số lượng chức năng và tên gọi các chức năng). Về thực chất các hoạt động có những bước đi giống nhau để đạt tới các mục tiêu. Ngày nay còn có các tác giả trình bày chức năng quản lý nói chung (hoặc chức năng QLGD nói riêng) theo những quan điểm phân loại khác nhau, nhưng nền tảng của vấn đề vẫn là 4 chức năng cơ bản theo quan điểm quản lý hiện đại. b. Quản lý giáo dục Để tồn tại và phát triển, con người phải trải qua quá trình lao động, học tập và qua cuộc sống hàng ngày con người nhận thức thế giới xung quanh, dần dần tích luỹ được kinh nghiệm, từ đó nảy sinh nhu cầu truyền đạt những hiểu biết ấy cho nhau. Đó chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục. Quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường là một phương hướng cải tiến quản lý giáo dục theo nguyên tắc tăng cường phân cấp quản lý nhà trường nhằm phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể quản lý trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo mà xã hội đang yêu cầu. Như vậy, quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý giáo dục trong việc vận hành nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường, làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch quá trình dạy và học theo mục tiêu đào tạo.Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình. Giống như khái niệm “quản lý” đã trình bày ở trên, khái niệm “quản lý giáo dục ” cũng có nhiều quan niệm khác nhau.Theo M.I. Kônđacốp: Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp kế hoạch hoá nhằm đảm bảo vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở 11 rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng.“Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm cho hệ thống vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu, tiến lên trạng thái mới về chất" [15]. Quản lý giáo dục có tính xã hội cao, vì vậy cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội để phục vụ công tác giáo dục. Ngoài ra, quản lý giáo dục còn được xem như quản lý một hệ thống giáo dục gồm tập hợp các cơ sở giáo dục như trường học, các trung tâm kỹ thuật - hướng nghiệp dạy nghề mà đối tượng quản lý là đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất kỹ thuật, các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Nói chung, quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Nói một cách rõ ràng hơn, đầy đủ hơn, quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội. 1.2.2. Quản lý trường học Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường [34]. Có nhiều cấp quản lý trường học: cấp cao nhất là Bộ GD - ĐT, nơi quản lý nhà trường bằng các biện pháp vĩ mô. Có hai cấp trung gian quản lý trường học là Sở GD - ĐT ở tỉnh, thành phố và các Phòng Giáo dục ở các quận, huyện. Cấp quản lý quan trọng trực tiếp của hoạt động giáo dục là cơ 12 quan quản lý trong các nhà trường. Mục đích của quản lý nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái đang có, tiến lên một trạng thái phát triển mới, bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực đó vào phục vụ cho việc tăng cường chất lượng giáo dục. Công tác quản lý trong nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động diễn ra trong nhà trường và sự tác động qua lại giữa nhà trường với các hoạt động ngoài xã hội. Quản lý nhà trường như là quản lý một hệ thống bao gồm các thành tố: Thành tố tinh thần: mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, các kế hoạch, biện pháp giáo dục. Thành tố con người: cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh. Thành tố vật chất: Cơ sở vật chất, tài chính, các trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập. Trọng tâm quản lý nhà trường phổ thông là quản lý các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường và các quan hệ giữa nhà trường với xã hội trên những nội dung sau đây: - Quản lý hoạt động dạy học; - Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức; - Quản lý hoạt động lao động và hướng nghiệp; - Quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp; - Quản lý hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động của đoàn thể; - Quản lý tài chính và quản lý sử dụng cơ sở vật chất. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống có trong tất cả các thành tố nói trên của quản lý nhà trường vì: Thực chất quản lý giáo dục KNS cho học sinh THPT là hướng tới quản lý các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục giúp học sinh hình thành các khả năng tâm lý xã hội, để học sinh nâng cao hiểu biết, củng cố mở rộng kiến thức đã học với đời sống thực tiễn, củng cố các kỹ năng, hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu như: Năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức, quản lý, hợp tác và cạnh tranh, năng lực hoạt động chính trị xã hội... 13 1.2.3. Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống a. Kỹ năng sống “Kỹ năng” là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. Kỹ năng sống (life skills) là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động. Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng sống nhưng thống nhất rên những nội dung cơ bản sau; Theo WHO (1993) Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội, đó là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào). Theo tổ chức UNESCO, kỹ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục đó là: * Học để biết (learn to know) gồm các kỹ năng tư duy như: Tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả; * Học để làm (learn to be) gồm các kỹ năng thực hiện công việc và làm nhiệm vụ như: Kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm; 14 * Học để cùng chung sống (learn to live together) gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông. * Học làm người (learn to be) gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin. Như vậy có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm kỹ năng sống.Trong cuốn sách: Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học.Nxb Đại học quốc gia Hà Nội của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc -Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn Tính - Vũ Phương Liên; Đã nêu khái niệm kỹ năng sống có tính chung nhất là: Kỹ năng sống chính là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói một cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống [31, tr.98]. b. Giáo dục kỹ năng sống Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kỹ năng sống là trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản, giúp các em vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng được những cơ hội quý giá trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về động cơ và trách nhiệm có liên quan tới những sự lựa chọn của cá nhân và xã hội một cách tích cực, trở nên mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn. Học sinh biết kiềm chế, giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, không bị lôi kéo, vững vàng trước những áp lực tiêu cực của cuộc sống đương đại. 15 Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống, học sinh được rèn luyện năng lực tư duy, chất lượng các môn học cũng như chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên. Có rất nhiều KNS mà con người cần học trong suốt cuộc đời, nhưng đối với học sinh THPT, nội dung giáo dục kỹ năng sống cần tập trung vào một số kỹ năng cơ bản cần thiết sau: kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng từ chối, phòng ngừa cám dỗ, kỹ năng biết sống lành mạnh, phòng chống tai tệ nạn xã hội, kỹ năng biết tự nhận thức đúng bản thân, kỹ năng biết xác định mục tiêu phù hợp, kỹ năng tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định. Có hai cách tiếp cận trong giáo dục kỹ năng sống: Thứ nhất: Các hoạt động tập trung vào kỹ năng cốt lõi như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử... Theo cách này, bằng hoạt động với chủ đề kỹ năng cụ thể, người học sẽ hiểu về kỹ năng sống đó và vận dụng để giải quyết các tình huống. Thứ hai: Mỗi kỹ năng gắn với một vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và cần vận dụng những kỹ năng khác nhau để giải quyết. 1.3. Nội dung giáo dục ky ̃năng sống cho hoc̣ sinh THPT 1.3.1. Đặc điểm tâm lý, lứa tuổi bâc̣ THPT Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì: + Thời kì từ 15 - 18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên( học sinh THPT) + Thời kì từ 18 - 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (sinh viên) Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. 16 Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp hơn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân. Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức, nên người ta hay nói: “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của các em. Trong gia đình: Các em có quyền lợi và trách nhiệm như người lớn, các em cũng thấy được quyền hạn và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Có thể nói rằng các em trong độ tuổi này là vừa học tập vừa lao động. Trong nhà trường, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì phức tạp và cao hơn hẳn so với tuổi thiếu niên. Đòi hỏi các em tự giác, tích cực hơn, biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo. Nhà trường lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nội dung học tập không chỉ nhằm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức mà còn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các em. Học sinh THPT có quyền tham gia mọi hoạt động bình đẳng như người lớn. Khi tham gia vào hoạt động xã hội các em được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, quan hệ xã hội được mở rộng, các em có dịp hòa nhập và cuộc sống đa dạng phức tạp của xã hội giúp các em tích lũy vốn kinh nghiệm sống để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập sau này. Có thể nói ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn nhưng chưa phải là người lớn, còn phụ thuộc vào người lớn. Ở các em luôn tồn tại hai đặc tính “tính trẻ con” và “tính người 17 lớn”. Những yếu tố kìm hãm sự phát triển người lớn, đó là các em phải lo việc học, không quan tâm lo lắng điều gì, cha mẹ vẫn chăm lo mọi mặt. Những yếu tố thúc đẩy người lớn là nguồn thông tin rộng rãi và phong phú, cha mẹ bận rộn, con tự lập sớm, các em tham gia các hoạt động xã hội ở nhà trường, cùng với sự phát triển nhanh về thể lực. Với những đặc điểm về tâm lí lứa tuổi của học sinh bậc THPT như vậy, giáo dục trang bị cho các em kỹ năng sống là nhiệm vụ rất cần thiết trong mỗi nhà trường. 1.3.2. Mục tiêu giáo duc̣ kỹ năng sống cho hoc̣ sinh THPT Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống của Việt Nam đã chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng được sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam thực hiện mục tiêu giáo dục của thế kỷ XXI mà UNESCO đã đề xuất: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống. Trước những yêu cầu hiện tại giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường THPT nhằm giúp cho học sinh: - Có kỹ năng bảo vệ trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống an toàn và khỏe mạnh của các em học sinh (có quan hệ tình dục sớm và tình trạng mang thai ở trẻ vị thành niên, nguy cơ bị làm dụng tình dục, hoạt động băng nhóm phạm pháp, lạm dụng ma túy và các chất gây nghiện, nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS). Giúp phòng ngừa những hành vi nguy cơ có hại cho sức khỏe và sự phát triển của các em. - Biết làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trước những tình huống căng thẳng, khó khăn trong giao tiếp hằng ngày của các em. - Rèn luyện và định hướng cho các em biết sống có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng khi các em lớn lên trong một xã hội hiện đại. - Tạo cho các em những cơ hội, hướng suy nghĩ, hướng đi tích cực và 18 tự tin cũng như giúp các em có quyết định và lựa chọn đúng đắn những vấn đề của cuộc sống - Học sinh THPT có KNS sẽ biết ứng dụng những nguyên tắc phát triển bền vững vào cuộc sống của mình. Có thể khẳng định, giáo dục KNS cho học sinh là trang bị cho các em chiếc cầu nối giữa lý thuyết với thực hành, giữa kiến thức và kỹ năng, giữa hiện tại và tương lai giúp các em thích ứng với cuộc sống hiện đại không ngừng biến đổi. Theo UNESCO có ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Vì vậy, kỹ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu. Biết sống, làm việc và thành đạt là ước mơ không quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết và hữu ích. Khối lượng kiến thức của chúng ta sẽ trở nên lỗi thời nhanh chóng trong thời đại mới. Trong môi trường không ngừng biến động con người luôn đối diện với áp lực cuộc sống từ những yêu cầu ngày càng đa dạng, ngày càng cao trong quan hệ xã hội, trong công việc và cả trong quan hệ gia đình. Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kỹ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kỹ năng sống con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học những kỹ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột. 1.3.3. Chương trình, nôị dung giáo duc̣ kỹ năng sống cho hoc̣ sinh THPT a. Chương trình Kỹ năng sống cho học sinh THPT không chỉ dừng lại ở việc là thay đổi nhận thức cho học sinh bằng cung cấp thông tin tri thức mà tập trung vào mục tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực, mang tính xây dựng đối với các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Giáo dục KNS 19 giúp học sinh THPT hiểu được những tác động mà hành vi thái độ của mình có thể gây ra có thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đối với các vấn đề của cuộc sống. Học sinh THPT có KNS sẽ biết trang bị những nguyên tắc phát triển bền vững vào cuộc sống của mình giúp trang bị cho cho các em những kỹ năng cần thiết để thích ứng với cuộc sống hiện đại không ngừng biến đổi. Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là những kỹ năng sống cốt lõi cần hình thành và phát triển cho các em. Để việc giáo dục KNS đạt hiệu quả không chỉ thực hiện trong nhà trường, qua các môn học chính khóa, dù rất quan trọng, mà chương trình GDNS còn phải được thực hiện kết hợp với nhiều cách khác như: sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; các hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú; hoạt động văn hóa, nghệ thuật; hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa; hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật; hoạt động tham quan, dã ngoại. Chương trình GD KNS qua các hoạt động Đoàn thanh niên cũng có hiệu quả trong thời gian qua như: Chương trình “Học làm người có ích”; Chương trình “Một ngày để sống - Sống có niềm tin”; Chương trình “Một ngày để sống - Sống biết tiết kiệm”; Chương trình “Vượt qua nỗi sợ hãi”; Chương trình “Học kì quân đội” b. Nội dung Hiện nay, giáo dục KNS đang được nhiều người quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập, việc giáo dục KNS như tên gọi của nó (life skills) với ý nghĩa là học làm người (learning to be) và nhất là kỹ năng thích ứng, hòa nhập với cuộc sống, ứng phó tích cực với các tình huống trong cuộc sống (learning to live together) chưa được quan tâm nhiều.Theo cách tiếp cận KNS qua 4 trụ cột của UNESCO, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho học sinh phổ thông các nội dung thuộc 2 nhóm KNS sau đây: Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc,vui chơi giải trí: Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm; Kỹ năng giữ 20 gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung; Kỹ năng làm việc theo nhóm; Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư duy xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh v.v Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống: Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng; Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân; Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn; Kỹ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông; Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; kỹ năng ứng phó với tai nạn như cháy, nổ...; Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước; Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn xã hội, chống xâm phạm tình dục; Kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh (khi tình trạng bạo lực trong học sinh thường xảy ra). Những nhóm kỹ năng trên rất cần thiết trang bị cho các em học sinh bậc THPT, nhất là trong môi trường xã hội hiện nay. 1.3.4. Phương pháp và hình thức giáo dục KNS cho hoc̣ sinh THPT a. Phương pháp giáo duc̣ KNS cho hoc̣ sinh THPT Phương pháp giáo dục là cách tác động qua lại giữ nhà giáo dục và người được giáo dục, trong đó nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục đề ra. Tùy từng đối tượng để áp dụng phương pháp giáo dục nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Đối với học sinh bậc THPT có thể sử dụng các phương pháp như: Phương pháp dạy học nhóm Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Năng lực hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện nay, chính vì vậy, phát triển năng lực hợp tác 21 từ trong trường học đã trở thành một xu thế giáo dục trên thế giới. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ chính là sự phản ánh thực tiễn của xu thế đó. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy tính tích cực, trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp dùng một câu có thật hoặc truyện được viết dựa trên những trường hợp xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để chứng minh cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết. Cần lưu ý, vì trường hợp điển hình được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nên nó phải tương đối phức tạp, với các tuyến nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản. Trường hợp điển hình có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề song phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với trình độ HS và thời lượng cho phép. Tùy từng trường hợp, có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một trường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp khác nhau. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05050002856_2862_2002731.pdf
Tài liệu liên quan