Luận văn Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Danh mục chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI

TÍCH LỊCH SỬ 8

1.1. Một số khái niệm cơ bản 8

1.2. Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di tích lịch

sử

1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về di tích lịch sử 15

1.4. Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử 50

1.5. Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử 23

1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử 32

Tiểu kết chương 1 34

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

35

2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu 35

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cấp quốc gia 41

2.3. Đánh giá chung 56

2.4. Các vấn đề đặt ra từ thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cấp

quốc gia trên địa bàn tỉnh 61

Tiểu kết chương 2 62

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP

QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

63

3.1. Phương hướng quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh 63

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với di tích lịch

sử cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh 65

3.3. Một số khuyến nghị 73

Tiểu kết chương 3

pdf104 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35 Chương 2. THỰC TRẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, địa giới hành chính 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107˚28'57" đến 108˚59'37" độ kinh Đông và từ 12˚9'45" đến 13˚25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 - 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. - Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai - Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà - Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông - Phía Tây giáp Campuchia. Đắk Lắk có diện tích 13.030,48 km2, có 15 đơn vị hành chính , gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn.[1] Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Nhìn chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ cao: vùng dưới 300 m quanh năm nắng nóng, từ 400 36 - 800 m khí hậu nóng ẩm và trên 800 m khí hậu mát. Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với phát triển sản xuất nông sản hàng hoá. Khí hậu có 02 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. 2.1.1.2. Địa giới hành chính Buôn Ma Thuột là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên Việt Nam. Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Ama Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay. Sau khi chiếm Đắk Lắk, thực dân Pháp bắt tay xây dựng bộ máy thống trị, thành lập đơn vị hành chính tỉnh Đắk Lắk vào năm 1904 theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương. Chúng chia Đắk Lắk làm 5 quận, áp đặt chế độ trực trị, thực hiện chính sách "chia để trị". Nhưng cũng chính từ sự áp bức, bóc lột hà khắc đó, đồng bào các dân tộc Đắk Lắk đã liên tục và anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của các vị Tù trưởng. Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong tỉnh liên tục nổ ra các cuộc khởi nghĩa và đấu tranh vũ trang, tiêu biểu hơn cả là cuộc nổi dậy của đồng bào M’nông do N’Trang Lơng lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa này kéo dài 23 năm (1912-1935) lôi cuốn đồng bào các dân tộc, không chỉ ở cao nguyên DakNông, mà cả Tây Nguyên và Campuchia hưởng ứng.[12] Cùng với các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang do các vị tù trưởng lãnh đạo, trong tỉnh cũng đã xuất hiện một số phong trào đấu tranh chính trị hợp pháp của tầng lớp công chức, viên chức, trí thức, học sinh chống chính sách chia để trị của thực dân Pháp, chống chính sách ngu dân, khinh miệt đồng bào các dân tộc bản xứ. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh do hai giáo chức 37 yêu nước người Ê đê là Y Jút và Y út lãnh đạo (1925 - 1926). Cũng trong thời kỳ này, do chính sách lập đồn điền khai thác thuộc địa, ở Đắk Lắk đã xuất hiện một tầng lớp công nhân làm thuê cho các đồn điền bót lột và hành hạ. Để chống lại sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp, công nhân các đồn điền đã nhiều lần tổ chức các cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau. Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của công nhân thời kỳ này là cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền Mai ô (Maillot) năm 1927, cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền Rossi, CHPI năm 1933, công nhân cầu đường Buôn Hồ 1935 và sau này là công nhân đồn điền CADA...[12] Khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đi vào giai đọan kết thúc, nhất là sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, tình hình phong trào Cách mạng trong tỉnh phát triển sôi nổi. Ngày 24 tháng 8 năm 1945, sau cuộc khởi nghĩa ở đồn điền CADA, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền nổ ra thắng lợi ở Buôn Ma Thuột: hàng vạn quần chúng đã đồng lọat đứng lên ủng hộ ủy ban khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập chính quyền cách mạng, mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do và nhân dân làm chủ vận mệnh của mình.[12] Ngày 30 tháng 12 năm 1945 quân đội Pháp quay lại xâm lược lần thứ hai. Quân dân Buôn Ma Thuột và quân dân các dân tộc trong tỉnh đã đứng dậy đấu tranh. Cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ, gian khổ và ác liệt cuối cùng đã giành được thắng lợi.[12] Nhưng khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam, với âm mưu xâm chiếm miền Nam chia cắt lâu dài đất nước ta. Trong hơn 20 năm chiến chiếm đóng, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai đã tập trung biết bao tiềm lực quân sự và chính trị, nhằm xây dựng Đắk Lắk thành một địa bàn chiến lược trọng yếu, với nhiều thủ đoạn hòng đè bẹp ý chí cách mạng của đồng bào các dân tộc Đắk Lắk. Nhưng vượt lên trên mọi hy sinh tổn thất to lớn và nặng nề nhất, quân dân các dân tộc đã kề vai sát 38 cánh bên nhau, bền bĩ đấu tranh, lần lượt đập tan các âm mưu, thủ đọan của kẻ thù, lập nên những chiến công oanh liệt. Cuối cùng đã làm nên chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/03/1975, mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.[12] 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2017, tỉnh Đắk Lắk xếp ở vị trí thứ 31/63 tỉnh thành. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343 ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài... Năm 2018, Đánh giá về việc thực hiện 18 chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2016 cho thấy, có 15/18 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, nổi bật nhất là chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách nhà nước. Cụ thể, tổng sản phẩm xã hội (GRDP - theo giá so sánh 2010) ước thực hiện 51.496 tỷ đồng, đạt 100,03% kế hoạch; tăng trưởng kinh tế 7,82%. [1] Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 5.500 tỷ đồng, đạt 110% dự toán HĐND tỉnh giao (KH: 5000 tỷ đồng, tăng 6,3% so với thực hiện năm 2017) và đạt 117,5% kế hoạch Trung ương giao.[1] Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 41,1 triệu đồng (KH:41 triệu đồng). Phấn đấu đến năm 2019, kinh tế Đắk Lắk đi theo hướng tăng trưởng xanh, khai thác các lợi thế phát triển theo chiều sâu, liên kết mở, hội nhập khu vực và quốc tế. Tổng sản phẩm xã hội (GRDP - theo giá so sánh 2010) ước 39 đạt 56.000 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 8,7 - 9%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 45,5 triệu đồng.[1] Dân số toàn tỉnh đạt 1.896.578 người, mật độ dân số đạt hơn 145,55 người/km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 464.357 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.432.221 người (số liệu thống kê năm 2017). Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo.[Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2017] Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái. Tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh chiếm đông nhất với 1.161.533 người, thứ hai là dân tộc Ê Đê có 298.534 người, thứ ba là dân tộc Nùng có 71.461 người, thứ tư là dân tộc Tày có 51.285 người. Cùng các dân tộc ít người khác như M'nông có 40.344 người, dân tộc Mông có 22.760 người, dân tộc Thái có 17.135 người, dân tộc Mường có 15.510 người.[1] 2.1.3. Truyền thống văn hóa Đến Đắk Lắk hầu như ai cũng ngạc nhiên trước một hiện thực văn hóa dân gian vô cùng sống động, phong phú, đa dạng của các dân tộc sống trên cao nguyên này. Các nền văn hóa dân gian ấy thống nhất trong sự đa dạng và đa dạng trong sự thống nhất, tạo thành một bức tranh văn hóa dân gian Đắk Lắk với những mảng màu khác nhau, nhưng lại kết hợp khá hài hòa tạo nên 40 một nét độc đáo, tinh tế, để rồi hình thành ba dòng văn hóa giàu bản sắc: Văn hóa bản địa các dân tộc bản địa Tây Nguyên - Trường Sơn; văn hóa của các dân tộc thiểu số phía Bắc; văn hóa dân tộc Kinh (người Việt), mang đủ sắc thái ba miền Bắc - Trung - Nam. Cả ba dòng văn hóa ấy tiêu biểu cho nền văn hóa Việt Nam đang hiện diện và ngày càng phát triển, giao thoa, đan xen, bồi đắp cho nhau, tạo thành nền văn hóa Đắk Lắk phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, ở Đắk Lắk, cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên đã được thiêng hóa. Nó là công cụ duy nhất để con người thông tin với các vị thần linh trong trời đất, là âm nhạc không thể thiếu được trong đời sống cộng đồng, trong sinh hoạt văn hóa, trong nghi lễ và lễ hội của các buôn làng. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005. Đến Đắk Lắk, chúng ta sẽ được tham dự các nghi lễ nông nghiệp (ăn cơm mới, cúng hồn lúa, cầu mưa, cúng bến nước, lễ bỏ mả...) khá độc đáo và sinh động của các dân tộc sinh sống lâu đời tại đây. Lễ hội mùa xuân của các dân tộc thiểu số phía Bắc, lễ hội truyền thống của người Việt, đó là những lễ hội vô cùng quan trọng trong đời sống cộng đồng của mỗi dân tộc. Nó mang trong mình sức sống và ước mơ lý tưởng nhằm cầu mong cho mỗi gia đình và cả cộng đồng ngày càng phát triển phồn thịnh. Ngoài ra, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, hay Buôn Ma Thuột cà phê Festival, là một lễ hội được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk, đây là một lễ hội lớn ở Tây Nguyên. Được Thủ tướng chính phủ công nhận mang tầm vóc một lễ hội cấp Quốc gia, tổ chức định kỳ hai năm một lần. Đó là những tiền đề tất yếu làm cho văn hóa các dân tộc bản địa Đắk Lắk nảy sinh, tồn tại và lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành truyền thống. Nó chính là bức tranh sinh động về xã hội các tộc người bản địa qua 41 các thời kỳ lịch sử. Trong quá trình giao lưu, tiếp biến, giao thoa văn hóa, các dân tộc bản địa Đắk Lắk cũng như Tây Nguyên cùng các dân tộc thiểu số phía Bắc và người Việt vẫn giữ được những nét đặc trưng văn hóa riêng của mình, gia nhập vào cái chung của văn hóa Đắk Lắk, tạo cho vùng đất này có một nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Khái quát về di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Trong những năm đổi mới đất nước, công tác bảo tồn các di tích trên địa bàn tỉnh được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Tính tới ngày 24 tháng 12 năm 2018, toàn tỉnh Đắk Lắk đã có 32 di tích được xếp hạng, 17 di tích được xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Một số di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Di tích lịch sử Đình Lạc Giao Đình Lạc Giao tọa lạc tại số 67, đường Phan Bội Châu thuộc, phường Thống Nhất, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đình do nhân dân làng Lạc Giao cùng nhau xây dựng vào năm 1928, với mục đích dùng làm nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân và là nơi thờ thần hoàng làng. Năm 1930 triều đình Nhà Nguyễn sắc phong ông Ông Đào Duy Từ làng thành hoàng làng và được thờ trong đình. Bộ Văn hóa Thông tin (Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch) đã ra quyết định số 168/QĐ-BVHTT ngày 02/3/1990 công nhận Đình Lạc Giao là di tích lịch sử cấp quốc gia. Di tích lịch sử Hang đá Đắk Tuôr Tháng 5-1965 từ Hang đá Dak Tuôr, Tỉnh ủy đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc H9 vùng dậy phá ách kìm kẹp của địch, giải phóng một vùng đất rộng lớn về phía Đông của tỉnh, vùng đất này nay thuộc huyện Krông Bông. Từ 42 vùng căn cứ cách mạng này, Tỉnh ủy tiếp tục lãnh đạo quân và dân trong tỉnh kháng chiến, giải phóng Buôn Ma Thuột ngày 10-3-1975, mở màn cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 3/8/1991, Hang đá Dak Tuôr được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Sở Văn hóa - Thông tin Đắk Lắk cũng đã có dự án giữ gìn và tôn tạo lại khu di tích gồm : Hội trường Tỉnh ủy trong hang đá; nơi ở và làm việc của đồng chí Huỳnh Văn Cần, nguyên Bí thư Tỉnh ủy lúc bấy giờ. Qua khảo sát đã cho thấy khu di tích này có cả một hệ thống hang đá liên hoàn gồm nhiều tầng lớp ăn sâu vào lòng núi đủ chỗ ở cho hàng trăm sư đoàn. Di tích lịch sử Đồn điền CADA Di tích lịch sử CADA (kéo dài từ km 18 đến km 47 quốc lộ 26 thuộc xã Ea Yông, huyện Krông Pač, do người Pháp xây dựng vào năm 1922, để trồng chè và cà phê. CADA là nơi thực dân Pháp mở đầu cho việc cướp đoạt đất đai để khai thác tài nguyên một cách quy mô trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đắk Lắk, việc lập đồn điền và du nhập chủ nghĩa tư bản thực dân đã phá vỡ nền kinh tế truyền thống của các dân tộc thiểu số tại tỉnh. Ngày 26/1/1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quyết định số 02/1999-QĐ-BVHTT v/v công nhận di tích lịch sử CADA, xã Ea Yông, huyện Krông Pač, tỉnh Đắk Lắk là di tích Quốc gia. Di tích lịch sử số 04 Nguyễn Du (Biệt điện Bảo đại) Di tích số 04 Nguyễn Du (Biệt Điện Bảo Đại) tọa lạc tại số 02 Y Ngông, Tp. Buôn Ma Thuột. Nơi đây trước năm 1905, nguyên là nhà hàng Maison Lefévre, đến năm 1914 Sabatier về làm công sứ tại Đắk Lắk đã chọn địa điểm này để xây dựng công sở được gọi là Toà Đại lý quận trưởng. Năm 1926, sau khi về thay Công sứ Sabatier Công sứ Giran đã cho cải tạo và xây 43 dựng toà nhà như hiện nay, và được gọi là Toà công sứ (Résidence) theo dân địa phương gọi là Sang Ae Prong (nhà ông lớn). Tháng 11/1947 sau khi được chính phủ Pháp bảo lãnh đưa Vĩnh Thụy (Bảo Đại) về nước với danh nghĩa là Quốc trưởng. Bảo Đại đã đến đây ở và làm việc trong khu vực này gần 8 tháng (từ tháng 11/1947 đến khoảng tháng 5/1948). Di tích này được Bộ VHTT (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ký quyết định xếp hạng di tích Quốc gia theo QĐ số: 02/1999 BVHTT của Bộ trưởng Bộ VHTT ngày 26/01/1999. Di tích lịch sử Miếu thờ CADA Đây là một kiến trúc trong tổng thể khu Di tích lịch sử CADA. Miếu thờ CADA là một trong những thành quả đấu tranh của công nhân lao động với Chủ đồn điền; Miếu thờ được lập để thờ cúng Thần hoàng làng của quê hương mới và những công nhân, chiến sĩ cách mạng đã hy sinh; Miếu thờ CADA còn là nơi diễn ra một số cuộc họp Chi bộ Đảng Đồn điền CADA trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ ác liệt, là nơi đặt hộp thư liên lạc, giao nhận nhiệm vụ, báo cáo của cơ sở cách mạng ở đồn điền CADA. Miếu thờ CADA được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 17/09/2012. Di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm chiến sĩ Nam tiến Địa điểm lưu niệm các chiến sỹ Nam tiến tại Buôn Ma Thuột, số 05 đường Lê Duẩn, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 1350/QĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 4 năm 2015. Tại đây đã diễn ra cuộc chiến đấu anh dũng giữa quân và dân Đắk Lắk cùng với các chiến sỹ Nam tiến với quân Pháp xâm lược. Ngày 01/12/1945 (ngày 27 tháng 10 năm Ất Dậu), trong khi nhân dân thị xã Buôn Ma Thuột vẫn sinh hoạt bình thường thì quân Pháp tràn đến. Hơn 100 chiến sỹ Nam tiến 44 của chi đội Vi Dân đã hy sinh tại đồn Bảo An binh (về sau là Khu thông tin triển lãm của tỉnh, nay là số 05 đường Lê Duẩn). Di tích lịch sử Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk 1965-1975 tại huyện Krông Bông Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975) nằm tại sườn núi Čư Yang Sin, huyện Krông Bông (H9) đã trở thành căn cứ địa cách mạng của tỉnh Đắk Lắk từ năm 1965-1975 và đóng vai trò là căn cứ địa cách mạng, trung tâm đầu não của tỉnhTrong kháng chiến chống Mỹ, Khu căn cứ là nơi đứng chân của Cơ quan Tỉnh ủy, các cơ quan, ban, ngành tỉnh, là đầu mối của nhiều tuyến hành lang trọng yếu thuộc đường hành lang chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây đảm bảo cho sự lãnh đạo của Trung ương Đảng đối với chiến trường miền Nam kịp thời; đảm bảo sự chi viện sức người, sức của và các phương tiện chiến tranh cho chiến trường miền Nam. Ngày 09 tháng 3 năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 822/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia: Di tích lịch sử Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975) xã Cư Pui, Yang Mao, Hòa Phong, huyện Krông Bông. 2.2.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.2.2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử Tháng 6 năm 2008, Liên bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư Liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc UBND cấp huyện. Trên cơ sở hướng dẫn này, Ngày 25/01/2016, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 252/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du 45 lịch.Trong đó, quy định rõ về mặt cơ cấu tổ chức, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk có các phòng chuyên môn: Văn phòng, Thanh tra, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng Nghiệp vụ văn hóa, Phòng Xây dựng nếp sống Văn hóa và Gia đình, Phòng Nghiệp vụ thể dục thể thao, Phòng Nghiệp vụ du lịch, Phòng Quy hoạch và phát triển tài nguyên du lịch, Phòng Quản lý Di sản văn hóa. Như vậy, nếu trước đây, nhiệm vụ quản lý về di sản văn hoá chỉ là một bộ phận thuộc quản lý của phòng Nghiệp vụ Văn hoá thì đến thời điểm này, sự ra đời của phòng Di sản Văn hoá đã cho thấy sự quan tâm của tỉnh cho lĩnh vực quản lý di sản văn hoá trong đó có quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử. Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh, phòng Di sản văn hóa được đổi tên thành phòng Quản lý Di sản Văn hóa. Sự thay đổi này nhằm làm rõ chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực di sản văn hóa của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Thực hiện Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; Thực hiện Kế hoạch số 523/KH-BVHTTDL ngày 14/02/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổng kết 10 năm thực hiện “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch tổ chức Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 nhằm tổng kết, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa giai đoạn 2009 - 2019, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân dẫn đến thành công, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, làm rõ những vấn đề đặt ra, những điều chỉnh và đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách, 46 phương thức thực hiện và các căn cứ để xây dựng Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 phù hợp với thực tế và yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Tỉnh đã triển khai tuyên truyền nội dung Luật Di sản Văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 nhằm đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ, gìn giữ, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản văn hóa các dân tộc ở Đắk Lắk, góp phần hiệu quả xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2019 về công tác lập, quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm tăng cường chấn chỉnh công tác lập, quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm chỉ đạo Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng, Thanh tra các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý quy hoạch, xây dựng tại các khu vực bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai trong khu vực bảo vệ. Xây dựng kế hoạch, tiến hành khảo sát, thu thập tư liệu, xây dựng lí lịch, hồ sơ khoa học của di tích, tổ chức Hội nghị khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích, đã hoàn thành 03 hồ sơ khoa học di tích trình cấp thẩm quyền xếp hạng, trong đó có 01 di tích lịch sử cấp Quốc gia: Di tích Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975) tại huyện Krông Bông; 01 Di tích lịch sử cấp Quốc gia đề nghị công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt: Nhà đày Buôn Ma Thuột. Như vậy, có thể nói, từ năm 2010 đến nay, công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có bước ngoặt lớn. Việc ra đời bộ máy quản lý cấp tỉnh trực tiếp là phòng Di sản văn hóa (nay là phòng Quản lý Di sản Văn hóa) với chức năng, nhiệm vụ cụ thể đã góp nâng cao hiệu quả 47 quản lý nhà nước về lĩnh di sản nói chung và di tích nói riêng. Đây là bước tiến lớn, nhằm cải thiện căn bản tình trạng có nơi quản lý còn chồng chéo, có nơi lại buông lỏng quản lý như trước đây. Cùng với đó, những thể chế, chính sách về công tác quản lý, bảo tồn, phát huy các di tích cũng được tỉnh cụ thể hóa trong văn bản mang tính pháp quy được áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh. Đây chính là công cụ pháp lý quan trọng để hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử trên địa bàn toàn tỉnh có căn cứ để thực hiện hiệu quả. 2.2.2.2. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di tích lịch sử Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời ban hành và phê duyêt kế hoạch bảo vệ khẩn cấp đối với các di tích quốc gia trọng điểm, ban hành quy định cụ thể danh mục di tích ưu tiên đầu tư và huy động nguồn lực xã hội để tu bổ, tôn tạo. Ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trên đia bàn tỉnh. Ban hành cơ chế phối hợp liên ngành đẻ quản lý di vật, cổ vật trong các di tích lịch sử. UBND tỉnh cũng đã có văn bản số 2957/UBND-KGVX, gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo); Sở Xây dựng; UBND các huyện, thị xã, thành phố về tăng cường giám sát việc xây dựng, tu bổ, tôn tạo các công trình di tích văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở thực hiện Công văn số 3008/VPCP-KGVX ngày 12/4/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo về hoạt động dịch vụ văn hóa, tâm linh UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở: Nội vụ (Ban Tôn giáo), Xây dựng; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường giám sát việc đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo các công trình di tích văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 48 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa: Từ cấp Trung tâm quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử tỉnh đã chỉnh sửa bổ sung các điều, khoản để tham mưu cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình UBND tỉnh ban hành Quyết định quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đề nghị UBND tỉnh ban hành các Quyết định và bàn giao quyền quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cấp Quốc gia cho các địa phương như: Di tích lịch sử đồn điền CADA, Di tích lịch sử Miếu thờ CADA xã Ea Yông, huyện Krông Pắk cho UBND huyện Krông Pắk; Di tích hang đá Đắk Tuôr tại xã Cư Pui, huyện Krông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_di_tich_lich_su_cap_quoc_g.pdf
Tài liệu liên quan