Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 3

CHưƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ

NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÀ TÌNH HÌNH TÔN

GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY . 11

1.1 Nhận thức chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo .. 11

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo . 11

1.1.2 Khách thể và chủ thể của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôngiáo . 15

1.1.3 Mục tiêu, nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. 20

1.2 Tình hình tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay. 24

1.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội – văn hóa . 24

1.2.2 Tình hình, đặc điểm tôn giáo tỉnh Phú Thọ . 27

CHưƠNG 2. QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN

GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA . 34

2.1 Thành tựu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo của Ban

Tôn giáo tỉnh Phú Thọ . 34

2.1.1 Quá trình hình thành Ban Tôn giáo tỉnh Phú Thọ. 34

2.1.2 Những thành tựu. 39

2.2. Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt

động tôn giáo. 542

2.2.1 Vấn đề đặt ra từ khách thể quản lý . 54

2.2.2 Vấn đề đặt ra từ chủ thể quản lý. 59

CHưƠNG 3. QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN

GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ: BÀI HỌC VÀ GIẢI PHÁP. 65

3.1 Bài học kinh nghiệm rút ra từ quản lý nhà nước đối với hoạt động tôngiáo . 65

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước đối với

hoạt động tôn giáo. 70

3.2.1 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tôn giáo. 70

3.2.2 Hoàn thiện bộ máy tổ chức làm công tác quản lý nhà nước đối với

hoạt động tôn giáo . 72

3.2.3 Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào có tôn giáo . 75

3.2.4 Đổi mới phương pháp quản lý tôn giáo. 77

KẾT LUẬN . 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf37 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống các cơ quan nhà nƣớc bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức. Cho nên, để làm rõ quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Phú Thọ, tôi xác định đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý tôn giáo của Ban Tôn giáo tỉnh Phú Thọ trực thuộc Sở Nội vụ Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Phú Thọ. * Phạm vi nghiên cứu Về không gian: đề tài giới hạn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Tho.̣ Về thời gian: đề tài tiến hành nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ sau khi Chính phủ ban hành Pháp lệnh về tín ngƣỡng tôn giáo (từ năm 2004 đến nay) 6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận - Về thực tiễn, luận văn sẽ góp phần tổng kết thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo của tỉnh Phú Thọ, xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo tại tỉnh trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc sử dụng phục vụ nghiên cứu, vận dụng trong thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. 7. Kết cấu luâṇ văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chƣơng và 6 tiết 11 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 1.1 Nhận thức chung về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo 1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là một vấn đề quan trọng luôn đƣợc ƣu tiên trong hoạt động quản lý của nhà nƣớc. Để hiểu rõ hơn về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trƣớc hết ta cần hiểu về các khái niệm quản lý, quản lý nhà nƣớc và hoạt động tôn giáo. “Quản lý” nhiều tác giả đã đƣa ra các định nghĩa khác nhau về quản lý dựa theo mục tiêu và góc độ nghiên cứu. Có quan điểm coi quản lý là quá trình bao gồm các khâu lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu đã định trƣớc. Cũng có quan điểm cho rằng quản lý là sự tác động định hƣớng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hoá nó và hƣớng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Mặc dù có nhiều quan niệm, song thuật ngữ quản lý đều đƣợc các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý thống nhất ở hai nội dung: thứ nhất, quản lý là sự tác động mang tính tổ chức, tính mục đích của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý. Thứ hai, mục tiêu là nhằm làm cho đối tƣợng quản lý hoạt động vận hành phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý đã định ra từ trƣớc. Nhƣ vậy, quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đặt ra từ trƣớc. “Quản lý nhà nước” là hoạt động quản lý xã hội của nhà nƣớc; trong đó quản lý xã hội đƣợc hiểu là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý và quy luật khách quan. Quản lý xã hội do nhiều 12 chủ thể tiến hành; khi nhà nƣớc xuất hiện, những công việc quản lý xã hội quan trọng nhất do nhà nƣớc đảm nhiệm. Quản lý nhà nƣớc là một chức năng cơ bản của nhà nƣớc, gắn liền với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của nhà nƣớc, đồng thời quyết định sự hƣng thịnh, ổn định hay rối ren, thụt lùi, thậm chí suy vong của một quốc gia, dân tộc. Thuật ngữ quản lý nhà nƣớc thƣờng đƣợc tiếp cận theo hai góc độ: nghĩa rộng, quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội của Nhà nƣớc, sử dụng quyền lực Nhà nƣớc để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời do tất cả các cơ quan Nhà nƣớc (Lập pháp, Hành pháp, Tƣ pháp) tiến hành để thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc đối với xã hội. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang quyền lực Nhà nƣớc với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp). Tôn giáo là một hiện tƣợng lịch sử, xã hội đã xuất hiện từ rất lâu và có nhiều cách hiểu khác nhau. Khi nghiên cứu về nguồn gốc của tôn giáo, C.Mác đã chỉ ra rằng: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự tri giác của con người chưa tìm thấy bản thân mình hoặc lại đánh mất bản thân mình một lần nữa Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có tinh thần; tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”[15;569-570]. Còn trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph. Ăngghen đã đƣa ra khái niệm về tôn giáo “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người, của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu nhiên trần thế”[14;473]. Qua nhận định này có thể thấy, tôn giáo không phải là cái tự có mà là sản phẩm của con ngƣời. Nói cách khác, tôn giáo là sự phản ánh xã hội vào ý thức con ngƣời. Vì vậy, tôn giáo là 13 một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh tồn tại xã hội đã sinh ra nó. Song sự phản ánh đó chỉ là sự phản ánh phi lý tính, hoang đƣờng để giải thích hoặc chi phối hiện thực. Tôn giáo là sản phẩm của con ngƣời, nhƣng không phải con ngƣời cá nhân, riêng lẻ mà là con ngƣời xã hội (hay xã hội con ngƣời), do đó tôn giáo là một hiện tƣợng xã hội. Xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tƣợng xã hội vừa thể hiện sự phản kháng trƣớc những đau khổ, bất hạnh của con ngƣời, vừa biểu thị sự bất lực của con ngƣời trƣớc sức mạnh của tự nhiên và xã hội. Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, Đảng nhận định tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Quan điểm này là cơ sở cho việc quản lý, xem xét, giải quyết các vấn đề tôn giáo ở nƣớc ta hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có thái độ bình tĩnh, khách quan trong khi xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo; đảm bảo cho các tôn giáo ở Việt Nam sinh hoạt một cách bình thƣờng, tuân thủ pháp luật, đồng hành với dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tại Điều 24, Chƣơng II, Hiến pháp 2013 quy định: "1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật"[21;6]. Nhƣ vậy, tôn giáo, tín ngƣỡng đã trở thành quyền cơ bản của mọi ngƣời dân Việt Nam; là một trong những quyền cơ bản của con ngƣời đƣợc nhà nƣớc và pháp luật tôn trọng, bảo hộ. Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ở nƣớc ta chƣa có văn bản nào định nghĩa cụ thể về khái niệm này. Mặc dù việc giải thích khái niệm khá phức tạp, thậm chí khó có thể thống nhất, nhƣng khi nói đến một tôn giáo hoàn chỉnh bao gồm các dấu hiệu cơ bản sau: là đại diện 14 cho một cộng đồng ngƣời có chung niềm tin vào thế lực siêu nhiên, huyền bí; có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi; có tổ chức hoạt động từ Giáo hội xuống cơ sở khá chặt chẽ. Hoạt động tôn giáo là “ việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo”[61;2]. Truyền bá giáo lý, giáo luật (còn gọi là truyền đạo) là việc tuyên truyền những lý lẽ về sự ra đời, về luật lệ của tôn giáo. Thông qua hoạt động truyền đạo, niềm tin tôn giáo của tín đồ đƣợc củng cố, luật lệ trong tôn giáo đƣợc tín đồ thực hiện. Thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi là hoạt động của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo thể hiện sự tuân thủ pháp luật, thỏa mãn đức tin tôn giáo của cá nhân tôn giáo hay của cộng đồng tín đồ. Hoạt động quản lý tổ chức của tôn giáo là thực hiện quy định của giáo luật, thực hiện hiến chƣơng, điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì trật tự trong tổ chức tôn giáo. Trong các hoạt động này, việc phân biệt hoạt động truyền bá giáo lý giáo luật và hoạt động thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi chỉ mang tính tƣơng đối. Từ các khái niệm đã trình bày ở phần trên, ta có thể đƣa ra khái niệm về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo theo hai nghĩa. Nghĩa rộng: là quá trình dùng quyền lực nhà nƣớc (quyền Lập pháp, Hành pháp, Tƣ pháp) của các cơ quan Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật để tác động, điều chỉnh, hƣớng các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt đƣợc mục tiêu cụ thể của chủ thể quản lý. Nghĩa hẹp: là một dạng quản lý xã hội mang tính chất nhà nƣớc; là chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc; là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, đó là sự quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động của các tín đồ, chức sắc trong 15 việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo; quản lý nơi thờ tự, đồ dùng việc đạo, cơ sở vật chất xã hội của các tôn giáo. Từ đây, thuật ngữ quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo sử dụng trong luận văn đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp của thuật ngữ này. Nhƣ vậy, khi nhắc đến quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là nói đến sự quản lý của các cơ quan hành pháp đối với hoạt động tôn giáo. 1.1.2 Khách thể và chủ thể của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh của các cơ quan hành pháp để các hoạt động tôn giáo diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Với cách hiểu nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo bao gồm các yếu tố: đối tƣợng quản lý (khách thể quản lý), chủ thể quản lý. Trƣớc hết, đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo bao gồm hoạt động tôn giáo của các tổ chức tôn giáo, của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành và các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động sinh hoạt tôn giáo nhƣ cơ sở tôn giáo, các đồ dùng phục vụ hoạt động tôn giáo. Tín đồ tôn giáo là “người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận”[61;3]. Tín đồ của các tôn giáo có sự thống nhất trên hai mặt: công dân và tín đồ. Về mặt công dân, họ bình đẳng trƣớc pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ nhƣ các công dân không tôn giáo (thể hiện trong Hiến pháp). Về mặt tín đồ, là ngƣời có tín ngƣỡng tôn giáo (có niềm tin và tình cảm tôn giáo ở mức độ khác nhau); có quyền lợi và nghĩa vụ do tổ chức tôn giáo quy định (thể hiện trong giáo lý. Mặt công dân và mặt tín đồ thống nhất trong con ngƣời tín đồ tôn giáo; nhƣng không đồng nhất với nhau (mặt công dân là số một, mặt tín đồ là số hai). Nhà tu hành là “tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo”[61;3] 16 Chức sắc là “tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo”[61;3]. Các chức sắc tôn giáo có sự thống nhất ba mặt: công dân, hành đạo và đại diện. Về mặt công dân, là ngƣời chuyên việc đạo, bình đẳng trƣớc pháp luật về nghĩa vụ và quyền lợi nhƣ các công dân khác. Mặt hành đạo, đƣợc Giáo hội đào tạo, tấn phong, bổ nhiệm giữ các phẩm trật khác nhau trong chức vị thánh và chức vị phẩm quyền (tùy theo từng tôn giáo). Chức sắc tôn giáo có uy quyền khác nhau tùy theo phẩm trật, năng lực hành đạo. Mặt đại diện, ở những mức độ khác nhau cho tổ chức giáo hội trong mối quan hệ đối nội và trong quan hệ đạo – xã hội. Ba mặt nói trên thống nhất trong con ngƣời chức sắc tôn giáo nhƣng không đồng nhất; mặt công dân là số một, các mặt khác là số hai, đặc biệt là mặt hành đạo. Ở Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của chức sắc tôn giáo đƣợc quy định trong Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo năm 2004. Tại Điều 2 Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo nêu rõ: “Chức sắc, nhà tu hành và công dân có tín ngưỡng, tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện quyền nghĩa vụ công dân. Chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật”[61;1] Sinh hoạt tôn giáo, lễ nghi tôn giáo: có hai đặc điểm chính. Về chủ thể: có thể do các thể nhân tôn giáo thực hiện đơn lẻ (nhƣ: đọc kinh, cầu nguyện) và có thể do các pháp nhân tôn giáo thực hiện (nhƣ: Ban hành giáo, hộ tự, Ban chấp sự, Hội đồng tinh thần). Về diễn biến: thực hiện theo lề luật và lễ nghi nhất định, ví dụ: lễ thƣờng, lễ trọng, các phép bí tích, các khóa hạ, giới đànLề luật và lễ nghi thƣờng chứa đựng trong văn tự (hiện hữu trong ngôn ngữ văn tự) và đƣợc thể hiện thành các hành vi có thể đo đếm(định lƣợng và định tính) thông qua các sinh hoạt tôn giáo cụ thể: lễ hôn phối, lễ cầu siêu, lễ tấn phong 17 Cơ sở tôn giáo là “ nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận”[61;2]. Cơ sở tôn giáo có sự thống nhất giữa bốn mặt: vật chất, tôn nghiêm, trụ sở và sinh hoạt cộng đồng. Mặt vật chất, đó là những địa điểm đƣợc xây dựng bằng vật liệu khác nhau, theo những mô hình kiến trúc khác nhau, thể hiện niềm tin của từng tôn giáo. Mặt tôn nghiêm, là nơi bái vọng, ngƣỡng mộ, biểu hiện tình cảm và đức tin tôn giáo, nơi diễn ra những nghi lễ tôn giáo quan trọng. Mặt trụ sở, là nơi diễn ra hoạt động hành chính của đạo. Mặt sinh hoạt cộng đồng, là nơi diễn ra các lễ hội tôn giáo, nơi sinh hoạt các hội đoàn tôn giáoTrong các mặt trên, tôn nghiêm là mặt chi phối. Đồ dùng việc đạo bao gồm: kinh, sách, tƣợng, bài vị, tranh ảnh, cờ trống; trong đó mỗi đồ dùng có vai trò, vị trí khác nhau tùy theo lễ nghi của từng tôn giáo. Đồ dùng việc đạo có chung một đặc điểm là sự thống nhất và đồng nhất giữa tính vật chất và tính biểu đạt. Mặt vật chất, các đồ dùng đƣợc tạo nên bởi các chất liệu khác nhau dƣới dạng vật chất cụ thể. Mặt biểu đạt, mỗi đồ dùng biểu đạt một nội dung nào đó và cái đƣợc biểu đạt chỉ đƣợc hiện hữu khi đồ dùng đƣợc sử dụng vào một nội hoạt động tôn giáo cụ thể theo một lễ nghi nào đó. Trong các đồ dùng việc đạo thì kinh sách, tƣợng, bài vị là quan trọng nhất. Cơ sở vật chất khác: nhƣ khuôn viên (tạo nên cảnh quan kiến trúc văn hoá môi trƣờng), ruộng, đất, nhà chung, trƣờng học, cơ sở từ thiện,... những cơ sở vật chất kỹ thuật này có hai mặt cơ bản. Một mặt là tài sản của giáo hội, là nơi diễn ra các hoạt động của tổ chức tôn giáo, của giáo hội cơ sở... Một mặt đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ bằng cách cấp các văn bản mang giá trị pháp lý, đƣợc giáo hội giao trách nhiệm quản lý hay giao quyền sử dụng các cơ sở thuộc quyền sở hữu của giáo hội. 18 Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo đƣợc thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng tín ngƣỡng, tôn giáo để đạt mục đích của chủ thể cầm quyền đặt ra. Khi hiểu quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là sự quản lý của các cơ quan hành pháp đối với hoạt động tôn giáo thì chủ thể của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo chỉ bao gồm các cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ thống hành pháp (Chính phủ: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp). Trong đó Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo, toàn quyền quyết định các vấn đề có liên quan trên phạm vi cả nƣớc. Chính phủ sử dụng quyền hành pháp để thi hành pháp luật và chấp hành các Nghị quyết của Quốc hội, đồng thời chủ động tham gia quá trình lập pháp về các vấn đề có liên quan đến tôn giáo; sử dụng quyền lập quy để ra các văn bản dƣới luật để thực hiện và thống nhất quản lý nhà nƣớc về các hoạt động tôn giáo. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo trong phạm vi ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật. Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính ở địa phƣơng có trách nhiệm chấp hành pháp luật và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trên, chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân và ra các quyết định, chỉ thị về lĩnh vực tôn giáo của địa phƣơng, nói cách khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo tại địa phƣơng. 19 Mô hình quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo đƣợc thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo Cấp Quản lý Cơ quan giúp việc Trung ƣơng Thủ tƣớng Ban tôn giáo của Chính phủ Tỉnh Phó Chủ tịch Ban tôn giáo thuộc Sở Nội vụ Huyện, thành phố Phó Chủ tịch Phòng Tôn giáo Xã, phƣờng Ủy ban nhân dân Cán bộ tôn giáo Điểm nổi bật của sơ đồ này là đã chỉ ra hệ thống và tính thống nhất của bộ máy quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Quan hệ giữa bốn cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng trong hoạt động điều hành chung của Nhà nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Mỗi cấp vừa có quyền hạn riêng vừa chịu sự tác động của các cấp trong hệ thống theo chiều dọc. Nếu một khâu nào đó của một cấp bị trục trặc thì sự điều hành của các cấp còn lại sẽ gặp trắc trở. Trong hệ thống các cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ có chức năng chính là quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo trong phạm vi cả nƣớc, là đầu mối phối hợp với các ngành về công tác tôn giáo và liên hệ với các tổ chức tôn giáo. 20 Ban Tôn giáo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng là cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nội Vụ - Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về các hoạt động tôn giáo theo pháp luật của Nhà nƣớc trong phạm vi địa phƣơng. Ban Tôn giáo chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nội vụ; đồng thời chịu sự hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ. Phòng Tôn giáo hoặc phòng có chức năng quản lý công tác tôn giáo là cơ quan chuyên môn, tham mƣu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực công tác tôn giáo trên địa bàn huyện, thành phố. Phòng Tôn giáo hoặc phòng có chức năng quản lý công tác tôn giáo chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Tôn giáo tỉnh hoặc Sở có chức năng quản lý công tác tôn giáo. Do năng lực nghiên cứu còn hạn chế, luận văn xin tập trung nghiên cứu quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo của cơ quan quản lý hoạt động tôn giáo cấp tỉnh; cụ thể là Ban tôn giáo tỉnh Phú Thọ. 1.1.3 Mục tiêu, nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo * Mục tiêu quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo Mục tiêu tổng quát: góp phần xây dựng các giá trị văn hóa và chuẩn mực xã hội, tạo nên những mối quan hệ lành mạnh. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trƣớc hết phải bảo đảm đƣợc quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của công dân, bảo đảm cho các hoạt động tôn giáo đƣợc diễn ra bình thƣờng theo đúng quy định của pháp luật Nhà nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyền tự do tín ngƣỡng là một trong những quyền cơ bản của con ngƣời. Tại Đại hội Đại biểu toàn 21 quốc lần thứ IX (năm 2001), Đảng đã nhận đinh: tín ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.“Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật”[30;46] Thứ hai, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo phải phát huy đƣợc những mặt tích cực của tôn giáo nhƣ tính hƣớng thiện, từ bi; khắc phục đƣợc những hạn chế, tiêu cực của tôn giáo đối với sự phát triển của xã hội. Nhà nƣớc tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia cùng Nhà nƣớc giải quyết những vấn đề của xã hội. Mặt khác, nhà nƣớc phải luôn tăng cƣờng cảnh giác đề phòng những âm mƣu lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo, cần phân biệt rõ giữa hoạt động tôn giáo thuần tuý với hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để đề ra những biện pháp quản lý phù hợp. Thứ ba, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo phải thực hiện đƣợc mục tiêu đoàn kết đồng bào có tín ngƣỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngƣỡng, tôn giáo, tạo ra sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu, đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào có tôn giáo và không có tôn giáo luôn là ƣu tiên hàng đầu của Đảng. Thứ tư, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo phải đảm bảo sự tăng cƣờng vai trò của Nhà nƣớc trong việc điều chỉnh các hoạt động tôn giáo, góp phần phát triển văn hóa, khoa học. Các tổ chức, cá nhân tôn giáo là một bộ phận của xã hội, đƣợc nhà nƣớc quản lý. Mọi hoạt động tôn giáo phải tuân theo quy định của Nhà nƣớc; các hành vi khiến tổ chức tôn giáo chống lại sự quản lý của nhà nƣớc là bất hợp pháp và bị xử lý theo quy định của pháp luật. 22 * Nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo không ngoài mục đích bảo đảm cho hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, vì lợi ích chung, trong đó có cả lợi ích của đồng bào có đạo và lợi ích của các Giáo hội. Quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo có một số nguyên tắc chính sau: Một là, nguyên tắc đảm bảo cho mọi công dân đƣợc bình đẳng trƣớc Hiến pháp và pháp luật . Nguyên tắc này đƣợc thể hiện tại Điều 52 của Hiến pháp 1992. Đây là nguyên tắc thể chế dân chủ trong hoạt động của Nhà nƣớc ta. Nội dung của nguyên tắc này đƣợc hiểu: Nhà nƣớc đảm bảo quyền tự do tôn giáo hay không tôn giáo của công dân và công dân (dù là tín đồ tôn giáo hay không phải là tín đồ tôn giáo) bình đẳng trƣớc pháp luật, đƣợc hƣởng quyền lợi và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân. Từ cơ sở này, tín đồ đƣợc tự do hành đạo trên cơ sở thực hiện nghĩa vụ công dân. Hai là, nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tôn giáo và tự do không tín ngƣỡng tôn giáo của công dân. Tất cả công dân Việt Nam dù là ngƣời có tôn giáo hay không có tôn giáo, hoặc giữa tín đồ của các tôn giáo khác nhau đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trƣớc pháp luật. Nguyên tắc này tạo cơ sở pháp lý của việc theo hoặc không theo một tôn giáo nào đó của công dân. Tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của con ngƣời, không cá nhân hoặc tổ chức nào có quyền áp đặt hoặc tƣớc bỏ nhu cầu đó. Sự tự do tín ngƣỡng tôn giáo thể hiện sự tự nguyện của cá nhân hƣớng tới hoặc phản đối một Đấng tối cao nào đó. Tuy nhiên quyền tự do tín ngƣỡng luôn phải đƣợc đặt trong khuôn khổ của luật pháp, của sự quản lý của nhà nƣớc nhằm đảm bảo không có bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng quyền này để phá hoại 23 hòa bình, độc lập, thống nhất đất nƣớc, kích động bạo lực, chia rẽ dân tộc, gây rối trật tự công cộng Ba là, nguyên tắc về tính thống nhất giữa sinh hoạt tôn giáo và bảo tồn giá trị văn hoá. Niềm tin tôn giáo đƣợc thể hiện thông qua sinh hoạt vật chất của con ngƣời: lễ nghi, trang phục; đƣợc thể hiện thông qua các công trình kiến trúc, kinh sáchNhững dạng vật chất của tôn giáo đồng thời cũng là sản phẩm của văn hóa. Các giá trị này trải qua giai đoạn phát triển, dần kết hợp, hòa quyện với các truyền thống dân tộc. Sự tồn tại của tôn giáo là động lực cho sự phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hoá đích thực vẫn còn những hiện tƣợng phản văn hoá có trong tôn giáo, những hủ tục, mê tín dị đoan Do đó sự quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo phải vừa giữ gìn đƣợc bản sắc văn hoá dân tộc, vừa loại bỏ dần những hiện tƣợng phản văn hoá trong sinh hoạt tôn giáo. Bốn là, nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất, hài hoà lợi ích cá nhân – cộng đồng và lợi ích quốc gia, xã hội. Đối với tín đồ các tôn giáo, nhu cầu tôn giáo của họ đƣợc nhà nƣớc coi trọng và tạo mọi điều kiện để họ thực hiện những hành vi tôn giáo của mình. Nhƣng ở vào một thời điểm nào đó đứng trƣớc nhiều nhu cầu khác đòi hỏi tín đồ phải giải quyết hài hoà, thoả đáng giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể với lợi ích chung của xã hội. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải giải quyết tốt các xung đột, mâu thuẫn xuất hiện giữa các chủ thể nói trên. Năm là, những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ phải đƣợc đảm bảo. Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của tổ quốc và của nhân dân đƣợc khuyến khích. Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để chống lại Nhà nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004779_1_9671_2002885.pdf
Tài liệu liên quan