Luận văn Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện cần giờ, thành phố Hồ Chí Minh

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CÁM ƠN

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI. 8

1.1. Xây dựng nông thôn mới. 8

1.1.1. Các khái niệm liên quan . 8

1.1.2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và đặc trưng xây dựng nông

thôn mới . 12

1.2. Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới . 16

1.2.1. Khái niệm. 16

1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với xây dựng nông

thôn mới . 16

1.2.3. Cơ sở pháp lý và phân cấp quản lý nhà nước đối với xây

dựng nông thôn mới . 17

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới 20

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với xây

dựng nông thôn mới . 28

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn

mới ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Cần Giờ . 31

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn

mới ở một số tỉnh, thành phố trong nước. 31

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước đối với xây dựng

nông thôn mới ở huyện Cần Giờ. 36

Tiểu kết Chương 1 . 37

pdf148 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện cần giờ, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Hội đồng nhân dân huyện và chỉnh sửa theo các góp ý trình Ủy ban nhân dân thành phố thẩm định, phê duyệt. Đề án của huyện, xã được các thành viên trong Ban Chỉ đạo và Tổ Công tác giúp việc thành phố khảo sát thực tế và góp ý nhằm giúp cho Đề án nhanh chóng hoàn chỉnh, chuẩn xác trình Ủy ban nhân dân thành phố để sớm phê duyệt. Nhìn chung công tác lập đề án được Ban chỉ đạo huyện, Ban Quản lý xã chỉ đạo rất quyết liệt, tích cực, đã bám theo đề cương và chỉnh sửa theo các yêu cầu, hướng dẫn, các ý kiến góp ý, đảm bảo các nội dung cơ bản của đề án. 55 Sau khi Đề án được phê duyệt, huyện đã chỉ đạo tổ chức Hội nghị triển khai, công bố các Đề án, thực hiện niêm yết, tuyên truyền đến người dân. Xây dựng kế hoạch tổng thể từng giai đoạn, kế hoạch hàng năm có phân công nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ theo lộ trình đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Các kế hoạch tổng thể cũng đã tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và được Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành Nghị quyết thông qua. Kế hoạch triển khai được các thành viên góp ý cụ thể; đồng thời Huyện ủy, Đảng ủy xã xây dựng các Nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động cụ thể để lãnh đạo thực hiện Đề án nông thôn mới. Các thành viên Ban Chỉ đạo huyện, Ban Quản lý xã xây dựng kế hoạch thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Tuy nhiên việc xây dựng, trình thẩm định, phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới huyện, xã trong giai đoạn 2016 - 2020 rất chậm, phải chỉnh sửa rất nhiều lần do: việc đánh giá thực trạng các tiêu chí, nhất là các tiêu chí về cơ sở hạ tầng chưa chi tiết, cụ thể, chưa xác định được thứ tự ưu tiên, còn tập trung nhiều vào các tiêu chí về hạ tầng giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất, chưa chú trọng nhiều vào các tiêu chí phát triển thu nhập, đời sống nhân dân phải chỉnh sửa nhiều lần mới được phê duyệt. Bảng 2.2. Thời gian xây dựng và phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 STT ĐƠN VỊ Thời gian bắt đầu xây dựng Đề án Thời gian Đề án được phê duyệt 1 Xã Lý Nhơn Tháng 8/2016 ngày 29/11/2017 2 Xã Bình Khánh Tháng 8/2016 ngày 29/03/2018 3 Xã An Thới Đông Tháng 8/2016 ngày 12/01/2018 4 Xã Tam Thôn Hiệp Tháng 8/2016 ngày 08/01/2018 5 Xã Long Hòa Tháng 8/2016 ngày 15/01/2018 6 Xã Thạnh An Tháng 8/2016 ngày 29/12/2017 7 Huyện Cần Giờ Tháng 4/2016 ngày 04/7/2018 (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ) 56 Từ những phân tích trên cho thấy, công tác lập quy hoạch, đề án và kế hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cần Giờ được nghiêm túc triển khai thực hiện theo quy định và các văn bản hướng dẫn; tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập đòi hỏi huyện Cần Giờ phải có những định hướng, giải pháp cụ thể để khắc phục trong thời gian tới. 2.2.2.2. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới Ủy ban nhân dân thành phố, huyện đã ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước và thực hiện chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố và trên địa bàn huyện. (Xem phụ lục 6) Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới huyện không ban hành các cơ chế, chính sách riêng mà triển khai, vận dụng các chính sách của Trung ương và Thành phố. Ngoài việc xây dựng các Đề án, các kế hoạch thực hiện giai đoạn, hàng năm về thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; giai đoạn 2013 - 2018, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành hơn 460 văn bản để cụ thể hóa hoạt động chỉ đạo, điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới như: Phê duyệt phương án hỗ trợ lãi vay cho các hộ vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho Hợp tác xã nông nghiệp mới thành lập; triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững theo hướng giảm dần từ trợ cấp sang hỗ trợ phương tiện sản xuất cho hộ nghèo tổ chức sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống làm ăn vươn lên thoát nghèo; hỗ trợ đào tạo nghề lao động nông thôn kết hợp giải quyết việc làm; các chính sách miễn giảm học phí, cấp bảo hiểm y tế cho học sinh là thành viên hộ nghèo; trao tặng học bổng; hỗ trợ chi phí học tập, tạo điều kiện vay vốn học sinh, sinh viên; triển khai thực hiện Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường và cho vay, hỗ trợ vốn và một phần kinh phí xây dựng hầm Bioga trong chăn nuôi... 57 Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, thành phố, Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân nắm vững những quan điểm, chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới và vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới với những hình thức như: - Hàng năm tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến các quy định, chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới với hơn 100 người tham dự/năm và 8 lớp đào tạo, tập huấn cho 557 lượt cán bộ, công chức trên địa bàn huyện. Ngoài ra, tổ chức cho 89 cán bộ là thành viên Ban Chỉ đạo huyện và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới các xã tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới tại Thành phố. - Tổ chức phổ biến lồng ghép thông qua các cuộc họp, hội nghị của các cấp ủy đảng, các cơ quan ban ngành, đoàn thể; các cuộc họp, sinh hoạt chi bộ, của tổ nhân dân, của ban ấp; các đợt thông tin tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế: - Công tác triển khai, quán triệt chưa tổ chức theo từng chuyên đề xây dựng nông thôn mới, chưa được thực hiện nhiều, chủ yếu là tuyên truyền lồng ghép. Một số cấp ủy, cán bộ, đảng viên chưa nắm vững, đầy đủ, sâu sắc về mục đích, ý nghĩa và vai trò của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Một bộ phận nhân dân chưa hiểu sâu sắc về các chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới nên vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại. - Chưa chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, trong giai đoạn 2010 - 2015 huyện chủ yếu triển khai các văn bản, chủ trương, chính sách chung của trung ương, thành phố; phải đến tháng 8 năm 2016, mới đề xuất thành phố phê duyệt 03 đề án để hỗ trợ cho 58 huyện Cần Giờ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới: về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững; xây dựng quy hoạch mạng lưới thủy lợi phục vụ phát triển thủy sản và diêm nghiệp; xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt và giải pháp xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường. Từ những phân tích trên cho thấy, huyện Cần Giờ có tiếp thu, quán triệt và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước, chính sách của trung ương, thành phố, huyện về xây dựng nông thôn mới; tuy nhiên vẫn còn hạn chế, đòi hỏi huyện Cần Giờ phải có những định hướng, giải pháp cụ thể để khắc phục trong thời gian tới. 2.2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới * Cấp huyện: Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ (nay là Ban Chỉ đạo của Huyện ủy về Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện) được thành lập theo Quyết định số 2123-QĐ/HU ngày 15/6/2009 của Huyện ủy; hoạt động theo Quy chế làm việc ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ-BCĐ ngày 28/02/2012, sau khi được đổi tên, hoạt động theo quy chế làm việc ban hành kèm theo Quyết định số 863-QĐ/BCĐ ngày 26/8/2014. Hiện nay, Ban Chỉ đạo huyện gồm 40 thành viên, trong đó Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Phó Ban Thường trực, các đồng chí là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng Ban Dân vận huyện ủy và Trưởng Phòng Kinh tế huyện làm Phó ban, các thành viên là lãnh đạo các phòng ban, đoàn thể huyện và Bí thư Đảng ủy các xã. Trong giai đoạn 2010 - 2015, Phòng Kinh tế huyện là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo tham mưu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Thực hiện Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng Điều phối giúp Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp; Ủy ban nhân dân huyện đã 59 thành lập Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện theo Quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 20/11/2015, với 10 thành viên do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Chánh Văn phòng; hoạt động theo Quy chế làm việc ban hành kèm theo Quyết định số 728/QĐ-UBND ngày 22/7/2016 của Ủy ban nhân dân huyện. Đảm bảo thực hiện hoàn thành đúng, đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ (thay thế Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014). * Cấp xã: Thực hiện văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của thành phố và huyện đã có 6/6 xã thành lập Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng ban, Phó Bí thư Đảng ủy, các Phó chủ tịch là Phó ban, thành viên là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ, công chức xã và Trưởng các ấp (số lượng thành viên tùy theo đặc thù của từng xã, bình quân có từ 20 - 30 thành viên) giúp cho Ban Quản lý xã điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ; có ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ các thành viên; đồng thời xây dựng Đề án, kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ban Quản lý các xã đã thành lập các tổ công tác giúp việc gồm: Tổ công tác thực hiện quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng công trình; Tổ thực hiện công tác phát triển sản xuất và kinh tế hợp tác; Tổ thực hiện công tác phát triển văn hóa và xã hội; Tổ thực hiện công tác xây dựng hệ thống chính trị; Tổ tuyên truyền chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm giúp cho Ban Quản lý thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. * Ở ấp: Ban phát triển nông thôn mới được thành lập tại 28 ấp trên địa bàn 6 xã của huyện; do Trưởng ấp làm trưởng ban, Phó ấp và Trưởng Ban công tác mặt trận ấp làm phó ban, Chi hội trưởng các chi hội đoàn thể và người có năng lực, uy tín ở ấp làm thành viên, bình quân mỗi ban có từ 8 - 10 người (do cộng đồng dân cư trực tiếp bầu và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyết định công nhận). Thực hiện các 60 nhiệm vụ được quy định tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT- BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Như vậy, Ban chỉ đạo huyện, Ban Quản lý xã và Ban phát triển ở ấp đều đã được thành lập theo đúng quy định và hướng dẫn của trung ương và thành phố, có quy chế hoạt động phù hợp theo đúng chức năng, nhiệm vụ; có xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Tập trung chỉ đạo và định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, hàng tháng có báo cáo tổng hợp, đánh giá tiến độ thực hiện để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc. Có thực hiện kiện toàn, củng cố và rà soát, chỉnh sửa quy chế hoạt động để chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình đạt hiệu quả. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy việc ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo huyện và ban quản lý xã còn chậm, không được ban hành ngay khi thành lập nên gây ra sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, khó khăn trong hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong giai đoạn đầu thực hiện xây dựng nông thôn mới. Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện được thành lập vào ngày 20/11/2015, chậm hơn 01 năm so với Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Thành viên của các ban thường xuyên có sự thay đổi do luân chuyển, điều động công tác hoặc nghỉ việc. Công tác tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện còn hạn chế, chưa thật sự chủ động và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên, các nhiệm vụ chính vẫn do cán bộ phụ trách nông thôn mới (chuyên viên Phòng Kinh tế huyện và công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng - Môi trường, công chức Văn phòng - Thống kê xã) thực hiện, do các thành viên đều thực hiện chế độ kiêm nhiệm, phải thực hiện nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác được giao, chỉ phối hợp thực hiện khi có sự phân công, chỉ đạo. Xây dựng nông thôn mới được thực hiện trên nhiều lĩnh vực do đó đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân, trong đó đội ngũ cán bộ, 61 công chức có vai trò rất quan trọng. Tổng số cán bộ, công chức trên địa bàn huyện là 606 người, trong đó, cán bộ, công chức cấp huyện là 325 người, cán bộ, công chức cấp xã là 281 người, có trình độ chuyên môn như sau: Biểu 2.2. So sánh trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức huyện, xã (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ) Đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn huyện hiện nay ngày càng trẻ hóa, tăng về chất lượng và được trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên môn, lý luận chính trị giúp nâng cao bản lĩnh, nhận thức góp phần tác động tích cực thực hiện các nhiệm vụ chính trị và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Tuy nhiên tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ dưới đại học còn cao (trình độ chuyên môn dưới đại học của cán bộ chủ chốt cấp xã chiếm 21,9%, của công chức cấp phòng chiếm 24,4%, của cán bộ, công chức cấp xã chiếm 51%); trình độ quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng nhân sự chỉ mới cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Từ thực trạng trên đặt ra yêu cầu về việc đổi mới trong hoạt động, phân công, phối hợp của thành viên ban chỉ đạo, ban quản lý và thực hiện đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức 62 để góp phần nâng cao chất lượng của tổ chức bộ máy thực hiện quản lý nhà nước về nông thôn mới trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 2.2.2.4. Chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới Chương trình xây dựng nông thôn mới được xác định là chương trình trọng điểm của huyện từ khi bắt đầu triển khai đến nay, do đó Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới gắn với nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, với các phong trào hành động và các cuộc vận động tại địa phương; trọng tâm là các nội dung sau: - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp: + Triển khai các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị; phát triển các mô hình sản xuất thâm canh, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững; khai thác thế mạnh về thủy sản, nuôi chim yến lấy tổ. Thực hiện thí điểm và phát triển các mô hình nuôi tôm ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến như: công nghệ nuôi nhiều giai đoạn, công nghệ nuôi trong nhà kính, công nghệ xử lý nước (nước thải, nước cấp); tổ chức thí điểm các đối tượng vật nuôi mới (cua lột, cá đối mục, cá mú ...). Hiện nay, một số mô hình sản xuất được nghiên cứu, thí điểm, trình diễn và phát triển trong nhân dân như: Mô hình nuôi tôm kết hợp cá rô phi, nuôi tôm qua nhiều giai đoạn, nuôi tôm hữu cơ, nuôi tôm mật độ cao trong nhà kính các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện đã được từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững. + Thực hiện phát triển các hình thức sản xuất mang tính liên kết cộng đồng với loại hình kinh tế tập thể: Đã triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hỗ trợ thành lập, phát triển và củng cố hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác để hỗ trợ, liên kết nhau trong sản xuất; tuy nhiên hiện nay đa số hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn huyện có quy mô hoạt động còn nhỏ, hiệu quả chưa cao. Có xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên cơ sở 63 hợp đồng liên kết cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tuy nhiên chưa được thực hiện phổ biến, đến cuối năm 2018 chỉ có 3 hộ nuôi tôm đã đăng ký và có chứng nhận chuỗi sản xuất an toàn thực phẩm. Chưa có hợp đồng thu mua sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp được ký giữa nông dân, tổ chức đại diện của nông dân với doanh nghiệp. - Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn: + Việc triển khai thực hiện các công trình thực hiện đúng quy định của Trung ương và Thành phố theo về quản lý vốn đầu tư; nguyên tắc hỗ trợ vốn, cơ chế đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đồng thời, phát huy vai trò của nhân dân thông qua tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về chủ trương đầu tư các công trình, xác định thứ tự công trình ưu tiên để đầu tư; tham gia giám sát việc triển khai thực hiện các công trình đầu tư; tổ chức quản lý việc triển khai thực hiện theo đúng quy định về đầu tư xây dựng. + Tiếp tục khai thác, bảo quản 163 công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Đề án các xã đã đầu tư giai đoạn 2013 - 2015. Do Đề án của các xã và huyện phê duyệt trễ, nên năm 2018 mới bắt đầu thực hiện thủ tục đầu tư 177 công trình hạ tầng kinh tế - xã hội được duyệt trong giai đoạn 2016 - 2020; dự kiến khởi công 177 trong năm 2019 và 2020, điều này gây khó khăn trong công tác quản lý và tiến độ hoàn thành công trình. - Quản lý các vấn đề xã hội, an ninh và trật tự khu vực nông thôn: + Tập trung chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, chăm lo nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tăng cường tuyên truyền phổ biến nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, quản lý môi trường trong chăn nuôi. Kết quả chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên, cơ bản hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, 100% học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học, 100% học sinh bậc trung học cơ sở tốt nghiệp, 99% học sinh tốt nghiệp bậc trung học phổ thông; tỷ lệ lao động qua đào tạo 82,73%. Cơ sở vật chất y tế ngày càng đáp ứng được nhu cầu chăm 64 sóc sức khỏe của nhân dân, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng (93,59%); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43,63% năm 2010 xuống còn 5,78%, trong đó cơ bản không còn hộ nghèo chuẩn 16 triệu đồng/người/năm; có 96,9% hộ dân có nhà vệ sinh hợp quy cách, 100% hộ dân sử dụng nước sạch, giảm thiểu các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, xóa ao tù nước đọng các khu dân cư. + Hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội từ huyện đến cơ sở ngày càng được củng cố, nâng cao chất lượng; đội ngũ cán bộ từng bước được chuẩn hóa có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện luôn được giữ vững và ổn định, phạm pháp hình sự hàng năm luôn được kéo giảm từ 10 - 20%, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời các loại tội phạm; hạn chế tối đa những tranh chấp mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân hoặc khiếu kiện đông người vượt cấp kéo dài. - Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới: Tăng cường thực hiện thông tin, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, qua đó huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện: + Hàng năm, tổ chức chương trình Tiếng hát nông thôn mới tại 06 xã, Ngày hội Văn hóa - Thể thao quần chúng xây dựng nông thôn mới cho các xã, thị trấn với hơn 350 vận động viên, diễn viên và trên 500 quần chúng nhân dân tham gia. + Đài Truyền thanh huyện thực hiện các chuyên mục về: chung sức xây dựng nông thôn mới, “Dân vận khéo”, Bạn nhà nông, Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, ý kiến người dân, người tốt việc tốt tuyên truyền lồng ghép nội dung về xây dựng nông thôn mới và đăng trên bản tin Cần Giờ hàng tháng. Bình quân hàng năm, thực hiện khoảng 140 tin, bài, phỏng vấn, phát biểu, gương người tốt việc tốt với tổng thời lượng phát sóng trên 1.900 phút. + Sửa chữa, lắp đặt mới hệ thống thông tin tuyên truyền về nông thôn mới; hiện nay có 240 tấm pa nô, băng rôn, bảng tuyên truyền, phướn được 65 làm mới, sửa chữa để tuyên truyền tại các khu vực trung tâm, khu dân cư và tuyến đường chính của xã. Thực hiện pa nô về nội dung 19 tiêu chí tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã và treo, dán tranh cổ động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới tại Văn phòng Ban nhân dân các ấp. + Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tuyên truyền trong lực lượng đoàn viên, hội viên về chương trình nông thôn mới. Phối hợp triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. + Chỉ đạo thành lập 6/6 xã thành lập Tổ truyền thông, thông tin tuyên truyền thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách Văn hóa xã hội Ủy ban nhân dân xã làm tổ trưởng; đồng thời, phân công các thành viên thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền do xã phân công. - Tập trung huy động các nguồn lực xã hội, trọng tâm là nguồn lực từ nhân dân cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững gắn với huy động nguồn lực từ các đơn vị hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; những vấn đề huy động được bàn bạc, công khai trong cộng đồng dân cư. + Giai đoạn 2010 - 2015, Ủy ban nhân dân huyện đã phát động phong trào “Toàn huyện chung sức xây dựng nông thôn mới”; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện đã phát động: phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Cựu Chiến binh gương mẫu”, “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, “Phụ nữ thi đua giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường gắn với xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “5 xung kích, 4 đồng hành giúp cho thanh niên lập nghiệp” qua đó đã huy động được 2.630,65 tỷ đồng (chiếm 47,68% tổng kinh phí thực hiện đề án). + Giai đoạn 2016 - 2020, cùng với các phong trào đã phát động, tiếp tục thực hiện mô hình các đoàn thể chính trị xã hội cùng tham gia xây dựng nông thôn mới (đăng ký hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, học bổng, vốn sản xuất, dạy nghề, giải quyết việc làm, phương tiện sinh kế), tổng giá trị vận động thực hiện 15,368 tỷ 66 đồng cùng với việc dạy nghề và giải quyết việc làm cho 1.059 lao động. Bên cạnh đó, huyện đã ký kết hỗ trợ chung sức xây dựng nông thôn mới với các đơn vị do Thành ủy thành phố phân công hỗ trợ cho huyện Cần Giờ xây dựng nông thôn mới. Đến cuối năm 2018, vốn đã huy động từ cộng đồng là 1,102 tỷ đồng (chiếm 72% tổng kinh phí đã triển khai thực hiện đề án). Nhìn chung, trong thời gian qua công tác thông tin, tuyên truyền, huy động nhân dân tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới được cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, vai trò của nhân dân. Tuy nhiên, vẫn chưa phong phú, đa dạng về phương pháp và hình thức tuyên truyền, chưa thật sự đi sâu vào nhận thức của mỗi người dân. Tuy có quan tâm chỉ đạo tuyên truyền nhưng chủ yếu tập trung vào nội dung các tiêu chí, tiến độ xây dựng nông thôn mới, chưa nhấn mạnh đến vai trò chủ thể của người dân. Người dân chưa nắm rõ hiệu quả mang lại của các dự án, công trình xây dựng nông thôn mới. Nguồn lực huy động từ các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn mới. Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới các xã chưa chủ động, chưa kịp thời trong việc xác định nhu cầu cần hỗ trợ. Chưa thường xuyên sơ kết, đánh giá các mô hình hay tham gia xây dựng nông thôn mới. Trong thời gian qua, cả hệ thống chính trị huyện Cần Giờ đã tập trung lãnh đạo và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo theo chuyên đề, theo từng nhiệm vụ, nội dung xây dựng nông thôn mới; sự phối hợp giữa các ngành với các xã trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nông thôn mới chưa chặt chẽ; tiến độ thực hiện các tiêu chí chưa đạt theo kế hoạch đề ra (xem phụ lục 7). Từ những hạn chế trên đòi hỏi huyện Cần Giờ phải có những định hướng, giải pháp cụ thể để thực hiện hiệu quả hoạt động chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới. 67 2.2.2.5. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Ban chỉ đạo huyện xem đây là nội dung quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; hàng năm, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra công tác lãnh, chỉ đạo và tổ chức triển khai của các cấp ủy, chính quyền và Ban Quản lý các xã xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2013 đến nay, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức 15 cuộc kiểm tra đối với Đảng ủy, Bí thư Đảng ủy các xã về công tác lãnh đạo thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới; Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện tổ chức 14 cuộc giám sát chuyên đề về thực hiện Chương trình nông thôn mới. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân còn thực hiện giám sát thường xuyên thông qua đại biểu phụ trách địa bàn ấp và các buổi tiếp xúc cử tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_xay_dung_nong_thon_moi_tai.pdf
Tài liệu liên quan