Luận văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Trang bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục các bảng biểu

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN

THỰC PHẨM. 10

1.1. Các khái niệm liên quan . 10

1.1.1. Khái niệm thực phẩm . 10

1.1.2. Các sản phẩm nông, lâm, thủy sản . 12

1.1.3. An toàn thực phẩm . 12

1.1.4. An toàn thực phẩm nông lâm thủy sản . 14

1.1.5. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối

với các sản phẩm nông lâm thủy sản . 14

1.2. Nội dung và vai trò của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với

các sản phẩm nông, lâm, thủy sản . 16

1.2.1. Nội dung của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản

phẩm nông, lâm, thủy sản . 16

1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản

phẩm nông, lâm, thủy sản . 20

1.3. Chủ thể và công cụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các

sản phẩm nông, lâm, thủy sản . 25

1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm

nông, lâm, thủy sản . 25

pdf118 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 m3. Ngoài các loại cây lấy gỗ, dưới tán rừng còn có nhiều loại tre, nứa, song mây, đót ... làm nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ gia dụng. Rừng còn có nhiều loại cây dược liệu có giá trị như: Sa nhân, hà thủ ô, ngũ gia bì, sâm,... Đặc biệt, cây quế là đặc sản nổi tiếng tập trung ở huyện Trà Bồng, hàng năm có thể khai thác từ 350 - 400 tấn. Bên cạnh đó, rừng Quảng Ngãi còn là nơi sinh sống của nhiều loại thú quý như gấu, hươu, nai, khỉ, trăn và các loài chim quý. Ngoài ra, Quảng Ngãi còn có 163.320,21 ha rừng trồng (trong đó rừng phòng hộ là 34.720,51 ha và rừng sản xuất là 128.599,70 ha), phân bố rải rác ở hầu hết các huyện trong tỉnh, trong đó các huyện miền núi chiếm 80,6% diện tích đất rừng của tỉnh. * Tài nguyên biển: Quảng Ngãi có tiềm năng lớn về tài nguyên biển, bờ biển dài trên 130 km, với 6 cửa lạch lớn nhỏ như Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Lũy, cửa Lở, Mỹ Á, Sa Huỳnh, tàu thuyền có thể ra vào thuận lợi. Diện tích mặt nước có thể khai thác đánh bắt thủy, hải sản khoảng 11.000 km2. Qua điều tra ngư học vùng biển Quảng Ngãi nói riêng và vùng Duyên hải miền Trung nói chung đã phát hiện trên 160 loại cá (trong đó cá nổi chiếm 60% và cá đáy 40%). Trữ lượng cá ước tính khoảng 75.000 tấn (gồm các loại cá: thu, nục, trích, cơm, ngừ, chuồn,...), sản lượng hàng năm cho phép khai thác từ 25.000 - 30.000 tấn/năm. Trữ lượng mực từ 1.000 - 1.500 tấn, hàng năm khai thác từ 400 - 1.000 tấn. Trữ lượng tôm khoảng 1.000 - 1.300 tấn, khả năng cho phép khai thác từ 300 - 350 tấn. Biển Quảng Ngãi còn có nhiều hải sản quý có giá trị kinh tế cao như cua huỳnh đế, sò, điệp, hải sâm,... 46 Đây được coi là một nguồn lợi hải sản quan trọng trong phát triển các mặt hàng nông lâm thủy sản của tỉnh. Ngoài các tài nguyên trên, tỉnh Quảng Ngãi còn có những khoáng sản kim loại như vàng, quặng sắt, quặng nhôm, Silic tự do, cao lanh, graphit, Mica, quặng sa khoáng Titan và than bùn nhưng trữ lượng không lớn. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội * Về kinh tế: Trong giai đoạn vừa qua mặc dù gặp nhiều khó khăn liên quan đến điều kiện sản xuất, giá cả và thị trường tiêu thụ, khủng hoảng kinh tế thế giới, những năm qua nền kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi vẫn đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Kinh tế liên tục phát triển với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hóa, thu ngân sách và đầu tư phát triển ngày một gia tăng, các ngành, các lĩnh vực đều phát triển, đời sống nhân dân ngày một cải thiện, vị trí, vai trò của Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên trong quá trình phát triển vẫn tồn tại những hạn chế và thách thức lớn liên quan đến yêu cầu của hội nhập kinh tế, mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường cũng như các vấn đề tồn tại của nền kinh tế như năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp, việc tiêu thụ một số nông sản và chăn nuôi còn khó khăn, tạo ra những thách thức trong trưởng kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo tổng sản phẩm (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2013 - 2018 là 13,25%/năm trong đó: - Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 5,9 %/năm; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2007 - 2012 là 4,3%/năm, tăng 1,6%/năm so với giai đoạn 2007 - 2012. - Khu vực công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân giai 47 đoạn 2013 - 2018 là 15,5%/năm; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2007 - 2012 là 20,3%/năm, tăng 5,2%/năm so với giai đoạn 2007 - 2012. - Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007– 2012 là 7,6%/năm; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2013 - 2018 là 10,1%/năm, tăng 3,5%/năm so với giai đoạn 2007 - 2012. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong tổng GDP như sau: Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 - 2018 Chỉ tiêu 2013 2014 2016 2017 2018 Tổng số (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông, Lâm, Ngư nghiệp 31,9 29,9 29,3 25,1 19,3 Công nghiệp, xây dựng 32,9 36,0 38,1 43,0 53,9 Dịch vụ - Du lịch 35,2 34,1 32,6 31,9 26,8 Nguồn: Tổng hợp theo niên giám thống kê Quảng Ngãi Đến năm 2018, toàn tỉnh có 16/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Phần lớn các sản phẩm công nghiệp tăng; trong đó, Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động vượt công suất (6,85 triệu tấn). Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,6%; kim ngạch xuất khẩu vượt 20% và kim ngạch nhập khẩu vượt 19,1% so với kế hoạch; thu ngân sách đạt 133,4% dự toán; tín dụng ngân hàng ổn định, nợ xấu trong tầm kiểm soát. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, thu hút đầu tư duy trì, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cao. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 51.224,84 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 9,6% so với năm 2017, vượt 3,5% so với kế hoạch. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng 52,01% (kế hoạch 53- 54%); dịch vụ 30,17% (kế hoạch 28-29%); nông, lâm nghiệp và thủy sản 48 17,82% (kế hoạch 18-19%). GRDP bình quân đần người (giá hiện hành) đạt 57,8 triệu đồng/người, tương đương 2.514 USD/người, đạt kế hoạch.Tổng mức bản lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 51.018,7 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2017, đạt 100% kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 540 triệu USD, tăng 17,9% so với năm 2017, vượt 20% kế hoạch. Trong năm có thêm 05 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu với kim ngạch 18,5 triệu USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 29.594 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2017, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch: 27.000-29.000 tỷ đồng). Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 20.103,2 tỷ đồng, tăng 37,2% so với dự toán HĐND tỉnh giao; trong đó: thu nội địa ước đạt 16.735,9 tỷ đồng, tăng 19,7%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 3.312,3 tỷ đồng, tăng 943,3%. Nhìn chung, trong bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, đạt được những kết quả trên là nỗ lực đáng ghi nhận trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. * Về văn hóa - xã hội Lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong giai đoạn 2011 - 2015 giải quyết được 35 - 38 ngàn việc làm cho người dân, giai đoạn 2016 - 2020 sẽ nâng lên 38 - 45 ngàn việc làm. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 35% vào năm 2015 và 42% năm 2020. Tăng thu nhập bình quân đầu người của tỉnh vào năm 2020 lên khoảng 1,2 lần. Phấn đấu đến năm 2020 chỉ còn dưới 6% số hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới). Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội đảm bảo đời sống, sức khỏe cho nhân dân. Giảm dần tốc độ tăng dân số, thời kỳ 2011 - 2015 còn 0,9%/năm và 0,87%/năm thời kỳ 2016 - 2020. 49 Tiếp tục đổi mới phương pháp, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh đồng thời tiếp tục đầu tư xây dựng, sửa chữa, chống xuống cấp các trường, lớp học đáp ứng nhu cầu dạy và học trong năm 2018 - 2019. Chất lượng khám, chữa bệnh và tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ у bác sỹ, nhân viên trong các cơ sở у tế có bước cải thiện. Hoàn thành đưa vào sử dụng các hạng mục công trình nâng cấp, sửa chữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh và 04 trạm у tế xã. Trong năm, có thêm 07 xã đạt tiêu chí quốc gia về у tế, nâng số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế của tỉnh lên con số 154 (chiếm 83,7% số xã, phường, thị trấn). Hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị у tế trực thuộc theo hướng thu gọn đầu mối, giảm 07 đơn vị. Công tác đền ơn, đáp nghĩa, an sinh xã hội được quan tâm triển khai thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Tập trung xét duyệt 2.498 hồ sơ hưởng ưu đãi người có công; cơ bản giải quyết xong hồ sơ người có công tồn đọng. Trong năm, có hơn 1.200 doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề tham gia tuyển dụng, tuyển sinh giải quyết việc làm trong nước cho 7.833 lao động. Tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; ước đến 31/12/2018, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 9,57%, giảm 1,59%; trong đó, miền núi còn 31,5%, giảm 5,47% so với cuối năm 2017. Công tác dân tộc tiếp tục được quan tâm thông qua việc triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ. Triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, dự án nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, xã hội. Hoàn thành 4/6 điểm định canh, định cư tập trung tại các huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Ba Tơ và Minh Long. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi nổi, rộng khắp; công tác bảo tồn di tích được chú trọng. Hoạt động du lịch có bước chuyển biến tích cực, lượng khách đến tham quan tại tỉnh tăng mạnh. Quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. 50 2.2. Thực trạng sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua Giá trị sản xuất nông lâm, thuỷ sản năm 2018 gấp 3,58 lần so với năm 2001, bình quân hàng năm tăng 5,46%, trong đó nông nghiệp gấp 2,59 lần, bình quân tăng 4,04%/năm; lâm nghiệp gấp 4,37 lần, bình quân tăng 6,34%/năm; thuỷ sản gấp 9,89 lần, bình quân tăng 10,02%/năm. Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng khối lâm nghiệp và thủy sản, tuy nhiên độ chuyển dịch rất chậm. Năm 2010 cơ cấu toàn ngành là: nông nghiệp chiếm 69,1%, lâm nghiệp chiếm 5% và thủy sản chiếm 25,8%; đến năm 2018 nông nghiệp chiếm 63,6 %, lâm nghiệp chiếm 4,9%, thủy sản chiếm 31,5%. Bảng 2.2. Giá trị sản xuất các ngành nông lâm ngư nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi Stt Chỉ tiêu ĐVT 2001 2010 2018 I. GTSX toàn ngành Tỷ đồng 1.733,8 2.299,1 2018 1. Ngành nông nghiệp Tỷ đồng 1.198,7 1.527,9 2.749,4 1.1 Trồng trọt Tỷ đồng 768,1 995,2 1.094,8 1.2 Chăn nuôi Tỷ đồng 335,1 423,5 507,5 1.3 Dịch vụ NN Tỷ đồng 95,5 109,2 146,9 2. Ngành lâm nghiệp Tỷ đồng 87,0 118,6 135,6 3. Ngành thuỷ sản Tỷ đồng 448,1 652,6 864,6 3.1 - Đánh bắt Tỷ đồng 406,5 545,4 668,3 3.2 - Nuôi trồng Tỷ đồng 41,5 104,0 185 3.3 - Dịch vụ thủy sản Tỷ đồng 0,1 3,2 11,3 II. Cơ câu GTSX NLN % 100,0 100,0 100,0 1 Ngành nông nghiệp % 69,1 66,5 63,6 2 Ngành lâm nghiệp % 5,0 5,2 4,9 3 Ngành thuỷ sản % 25,8 28,4 31,4 Nguồn: Tổng hợp theo niên giám thống kê Quảng Ngãi 51 2.2.1. Về sản xuất sản phẩm nông nghiệp * Trồng trọt - Cây lương thực: + Cây lúa: Do việc chuyển đổi một số diện tích lúa từ 3 vụ sang 2 vụ nên năm 2010 diện tích gieo trồng là 79.365 ha đến năm 2018 diện tích gieo trồng lúa cả năm chỉ còn 72.661 ha. Mặc dù vậy, nhờ áp dụng giống mới có năng suất cao và sử dụng giống phù hợp với điều kiện của từng địa bàn nên năng suất lúa bình quân không ngừng tăng qua các. + Cây ngô: Trong những năm gần đây, do nhu cầu thị trường chế biến thức ăn gia súc, cả diện tích và năng suất cây ngô tỉnh Quảng Ngãi có xu hướng tăng. Năm 2010 diện tích trồng ngô đạt 8.411 ha, đến năm 2018 đạt 10.289 ha. Việc mở rộng nhanh diện tích và phát triển các giống ngô mới kết hợp với trồng thâm canh đã nâng cao năng suất ngô và sản lượng lương thực có hạt đạt 50.752 tấn vào năm 2018. - Rau các loại: Những năm gần đây rau các loại được chú trọng phát triển nên tăng nhanh cả về diện tích và năng suất. Trong 5 năm 2013 - 2018 năng suất rau các loại tăng gần 1,5 lầnso với giai đoạn trước đây. - Cây công nghiệp ngắn ngày: + Cây mía: Sau thời kỳ gia tăng về diện tích và sản lượng mía từ những năm đầu thế kỷ 21, quy mô sản xuất mía của Quảng Ngãi giảm mạnh do biến động giá đường trên thị trường nên số địa phương đã chuyển từ trồng mía sang trồng các loại cây khác khiến cho diện tích mía giảm từ 5.802 ha năm 2010 xuống 3.514 ha năm 2018. + Cây mì: Diện tích mì tăng liên tục, năm 2010 là 19,3 ngàn ha, năm 2018 đạt 23,2 nghìn ha. Đồng thời năng suất cũng tăng khá và đạt 192,5 tạ/ha năm 2018đưa sản lượng mì lên 532,7 ngàn tấn. 52 Bảng 2.3. Chỉ tiêu phát triển một số cây trồng chủ yếu Chỉ tiêu ĐV 2014 2015 2016 2017 2018 1. Diện tích lúa Ha 75.221 74.078 73.829 72.505 72.661 Sản lượng Tấn 376.903 381.200 354.621 370.032 391.167 2. Diện tích ngô Ha 10.154 10.538 10.630 10.847 10.289 Sản lượng Tấn 50.251 52.887 53.673 50.210 51.752 3. Diện tích rau các loại Ha 10.499 10.884 10.891 11.978 12.362 Sản lượng Tấn 160.959 168.401 161.850 172.455 192.801 4. Diện tích mía Ha 5.414 5.334 4.130 4.053 3.514 Sản lượng mía cây Tấn 256.093 290.854 247.898 192.455 172.179 5. Diện tích một số cây CN lâu năm Ha 8.354 8.199 7.542 7.582 7.001 Sản lượng Tấn 14.587 15.641 15.985 16.147 14.883 6. Diện tích một số cây ăn quả Ha 2.342 2.423 2.566 2.451 2.457 Sản lượng Tân 17.425 19.317 21.882 24.779 25.089 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi + Cây công nghiệp lâu năm: Được khuyến khích phát triển và được hỗ trợ bằng các nguồn lực từ Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi và chương trình 327, chương trình định canh định cư,... Do sự biến động của thị trường, năng suất thấp nên diện tích trồng trọt của các cây công nghiệp lâu năm ở Quảng Ngãi cũng có sự biến động lớn. + Cây ăn quả: Bao gồm: chuối, xoài, dứa, cam, bưởi,... Cây ăn quả được chú trọng phát triển theo hướng thâm canh cùng với việc thử nghiệm mở rộng diện tích các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như chôm chôm, sầu riêng, ... trên cơ sở cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế. Diện tích, sản lượng tăng qua các năm: Năm 2014, diện tích cây ăn quả là 2.342ha, sản lượng đạt 17.425tấn. 53 Năm 2018, diện tích cây ăn quả là 2.457ha, sản lượng đạt 25.089 tấn. * Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi Quảng Ngãi đang chú trọng phát triển nhóm sản phẩm chăn nuôi chủ lực quốc gia là thịt lợn, thịt gia cầm; phát triển nhóm sản phẩm chăn nuôi chủ lực cấp tỉnh là bò thịt, nhóm sản phẩm chăn nuôi đặc sản địa phương như heo Kiềng sắt, gà Hre,...; Đồng thời ưu tiên phát triển chăn nuôi theo vùng miền, phát huy lợi thế từng địa phương; khuyến khích chăn nuôi quy mô trang trại, tập trung ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, xây dựng vùng sản xuất chăn nuôi an toàn dịch bệnh, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ ở nông hộ. Tính đến cuối năm 2018, đàn trâu có 70.850 con, đạt 100,2% kế hoạch năm, tăng 5,97% so với năm 2015; đàn bò 283.520 con, đạt 101,9% kế hoạch năm, tăng 1,66% so với năm 2015; tỷ lệ bò lai đạt 66,7%, vượt 2,7% so với chỉ tiêu đề án đến năm 2020. Tổng đàn heo 414.010 con, đạt 97,3% kế hoạch năm, giảm 8,56% so với năm 2015 theo chủ trương không tăng đàn của trung ương để tránh tình trạng cung vượt cầu dẫn đến heo rớt giá; đàn gia cầm khoảng 5,1 triệu con, đạt 107,3% kế hoạch so với cùng kỳ năm 2017. Có 120 cơ sở chăn nuôi theo hình thức trang trại trên địa bàn tỉnh (83 trang trại chăn nuôi, 34 trang trại tổng hợp chủ yếu chăn nuôi kết hợp trồng cây lâm nghiệp, 03 trang trại lâm nghiệp); trong đó có 64 trang trại chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Cơ cấu ngành đang có bước chuyển dịch theo hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực quốc gia, trong đó phát triển đàn lợn ổn định ở mức 450 - 500 nghìn con, theo hướng nạc; giảm chăn nuôi nhỏ lẻ ở nông hộ, ưu tiên phát triển chăn nuôi trang trại. Đẩy mạnh phát triển nuôi gà trang trại quy mô lớn có đầu ra ổn định. Đối với sản phẩm chăn nuôi chủ lực của tỉnh, tập trung phát triển đàn bò thịt ở đồng bằng, đàn trâu thịt ở miền núi thông qua các Dự án: Cải tiến nâng cao chất lượng giống bò thịt, giai đoạn 2014 - 2018; Cải tạo 54 và phát triển đàn trâu theo hướng thịt trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020. Đối với các sản phẩm chăn nuôi đặc trưng địa phương, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã bắt tay khảo sát đánh giá chất lượng giống bản địa là lợn Kiềng sắt và gà Hre để thực hiện công tác lưu giữ, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý này. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cũng đang khuyến khích phát triển mô hình chăn nuôi gia công cho các công ty nước ngoài để ổn định đầu ra cho sản phẩm, chủ yếu trong chăn nuôi gia súc và gia cầm. Nhìn chung trong thời gian qua ngành nông nghiệp đạt được bước phát triển tương đối khá nhưng tốc độ tăng còn chưa cao. Mặc dù tỉnh đã có nhiều cố gắng thực hiện các chương trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong cả trồng trọt và chăn nuôi như áp dụng các loại giống cây trồng mới, cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn, tăng cường bảo vệ thực vật, công tác thú y nhưng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp còn ở mức thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm so với yêu cầu và chưa đều ở các địa phương. Một số cây công nghiệp như cao su chưa đủ điều kiện khẳng định hiệu quả. 2.2.2. Về sản xuất sản phẩm lâm nghiệp Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỉnh Quảng Ngãi có diện tích đất lâm nghiệp là 266.764,70 ha, trong đó rừng phòng hộ 118.888,04 ha, rừng sản xuất 147.876,66 ha. Sản phẩm khai thác từ rừng gia tăng nhanh chóng qua các năm. Sản lượng gỗ từ rừng trồng khai thác hàng năm tăng mạnh, năm 2015 đạt 151.350 m3, tăng 2,66 lần so với năm 2010, đến năm 2018 đạt 165.760 m3. 55 Bảng 2.4. Tình hình phát triển sản phẩm lâm nghiệp Chỉ tiêu Đơn vi 2014 2015 2016 2017 2018 1. DT rừng trồng tập trung ha 5.052 5.209 6.103 8.377 7.810 2. Trồng cây phân tán 1000 cây 2.500 1.300 1.750 2.000 833 3. Chăm sóc rừng ha 15.935 13.220 15.798 14.533 19.689 4. Gỗ tròn khai thác 3m 150.200 180.600 180.700 202.500 185.760 Tr.đó gỗ rừng trồng 3m 149.400 180.000 180.000 202.000 185.300 5. Củi Ster 360.000 350.000 345.000 310.000 280.000 6. Tre, nứa 1000 cây 1.900 1.700 1.750 1.700 1.600 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi Năm 2015 GTSX ngành lâm nghiệp theo giá so sánh năm 2010 đạt 118,6 tỷ đồng, tăng bình quân 7,7%/năm của giai đoạn 2010 - 2015. Công tác trồng, bảo vệ, chăm sóc, khoanh nuôi phục hồi rừng được chú trọng phát triển và đạt nhiều kết quả khả quan, độ che phủ rừng (theo tiêu chí cũ) tăng từ 27,6% năm 2005 lên 40,9% năm 2015. Trong 5 năm 2010 - 2015 đã trồng 32.551ha rừng tập trung, trên 8 triệu cây phân tán; chăm sóc 79.175 ha rừng; khoanh nuôi 16.131 ha rừng tái sinh. Khai thác 480.000 tấn gỗ nguyên liệu giấy, 10 tấn vỏ quế. Trong thời gian qua, ngành Lâm nghiệp là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ngãi. Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 296.087 hecta chiếm 55,46% diện tích tự nhiên của tỉnh. Hiện nay, tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đạt 51,5%; mỗi năm trồng mới trên 12.000 hecta rừng (trong đó có 1.000 hecta rừng phòng hộ); khoanh nuôi từ 2 - 3.000 hecta và bảo vệ trên 12,5 nghìn hecta... Để tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất, ngành lâm nghiệp tỉnh chú trọng phát triển diện tích và độ che 56 phủ của rừng sang hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển rừng bền vững, theo hướng tập trung trồng rừng gỗ lớn. 2.2.3. Về sản xuất sản phẩm thủy sản Ngành nông nghiệp Quảng Ngãi đã xác định việc tái cơ cấu ngành thuỷ sản là phát triển ngành thuỷ sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường là một mục tiêu quan trọng. Trong giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 4,6% /năm, chiếm 33,4% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Đến năm 2020 giữ ổn định sản lượng khai thác thuỷ sản ở mức 150.000 - 160.000 tấn/năm; số lượng tàu thuyền giảm; giảm dần tàu cá có công suất nhỏ dưới 90CV và tăng dần tàu có công suất 400CV trở lên. Để phát triển và khai thác thuỷ sản bền vững, ngoài việc giảm khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt và khai thác thuỷ sản gần bờ, ngành thuỷ sản Quảng Ngãi cũng tập trung phát triển đầu tư công nghệ, hiện đại hoá các tàu thuyền và xác định tăng tỷ lệ nuôi trồng thuỷ sản. Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2020, diện tích nuôi thuỷ sản đạt 2.500 ha, với sản lượng nuôi trồng đạt 10.000 tấn/năm. Đặc biệt, Quảng Ngãi có 5 huyện, 01 thành phố ven biển trải dài khoảng 130km, với 6 cửa biển lớn và 1 huyện đảo. Bao đời nay, ngư dân Quảng Ngãi luôn có truyền thống gắn liền với nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. Do vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Quảng Ngãi, kinh tế thuỷ sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn; trong đó, việc đánh bắt thuỷ hải sản theo hướng hiện đại, bền vững gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ trọng tâm. Do đó trong thời gian vừa qua Chính phủ và UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển hiện đại hóa bước đầu đã đem lại hiệu quả và nhờ có chủ trương này, nhiều ngư dân có điều kiện tiếp cận và trang bị cho con tàu các trang thiết bị hiện đại, đảm bảo 57 an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động, khai thác trên biển. Các tổ đội sản xuất được thành lập giúp ngư dân trao đổi thông tin về ngư trường, thời tiết, các rủi ro khác từ đó đã nâng cao được hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tổn thất khi xảy ra rủi ro. Các chính sách hỗ trợ giúp ngư dân yên tâm bám biển trong điều kiện thị trường luôn có sự biến động khó lường. Chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai là nguồn động viên to lớn giúp ngư dân phục hồi sản xuất. Đặc biệt, Nghị định 67 đã góp phần từng bước làm thay đổi tư duy của ngư dân, họ đã mạnh dạn suy nghĩ đến những dự án tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới với các trang thiết bị, nghề khai thác và phương pháp khai thác đạt trình độ của các nước có nền công nghiệp khai thác hiện đại. Bên cạnh đó là đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Đến nay, toàn tỉnh chỉ còn 16 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, tổng công suất chế biến gần 8.000 tấn sản phẩm/năm. Sản lượng thủy sản qua chế biến công nghiệp tăng chậm, năm 2015 xuất khẩu đạt5,49 triệu USD. Bảng 2.5. Tình hình phát triển sản phẩm ngư nghiệp Chỉ tiêu Đơn 2014 2015 2016 2017 2018 1. Đánh bắt thuỷ sản Tấn 88.217 88.650 89.930 92.390 104.191 Số lượng tàu Chiế 3.900 4.170 4.200 5.260 5.574 Tổng công suất CV 234.019 270.000 280.000 470.996 538.432 2. Nuôi trồng thuỷ sản Tấn 5.062 5.900 6.820 7.965 6.938 Tr.đó: cá Tấn 902 950 1.100 1.169 1.200 Tôm Tấn 4.160 4.950 5.690 6.796 5.717 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi Nhìn chung, ngư nghiệp của Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng phát triển và trong thời gian qua đã phát huy được nhiều lợi thể. Tuy nhiên, tỷ lệ tàu cá hành nghề lưới kéo (giã cào) còn rất cao, chiếm hơn 34%, đã ảnh hưởng 58 không tốt đến môi trường và nguồn lợi thủy sản. Cường lực khai thác cao, cơ cấu hành nghề chưa hợp lý, tình trạng ngư dân sử dụng xung điện, chất nổ để khai thác thủy sản vẫn còn dẫn đến nguồn lợi thủy sản vùng biển trong tỉnh ngày càng cạn kiệt, nhất là vùng biển ven bờ. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường nước gia tăng do các hoạt động của con người cũng khiến nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt. Do vậy, cần quản lý tốt việc khai thác ven bờ, phục hồi nguồn lợi hải sản vùng ven bờ, đặc biệt là một số loài thủy sản làm nguyên liệu chế biến cho các sản phẩm thủy sản, điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ của tỉnh để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản phục vụ cho việc quản lý và khai thác có hiệu quả, bền vững nguồn lợi thủy sản; hoàn thành việc quy hoạch, khoanh vùng khu vực cấm khai thác, vùng cấm khai thác thủy sản có thời hạn, đồng thời công bố danh mục các loại nghề cấm, đối tượng thủy sản cấm khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; chấm dứt tình trạng sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc và sử dụng ngư cụ cấm khai thác để khai thác thủy sản. 2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 2.3.1. Về công tác ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản Để triển khai thực hiện hiệu quả công tác QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản những năm qua, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản đã chủ động tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về công tác QLNN về ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản, như: 59 - Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 27/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định phân cấp, phân công cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản và cơ quan quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; - Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 11/8/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Kế hoạch hành động Năm cao điểm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; - Quyết định số 642/QĐ-UBND ngày 07/4/2017 của UBND tỉnh Quảng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_an_toan_thuc_pham_doi_voi_cac_s.pdf
Tài liệu liên quan