Luận văn Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU .vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.vi

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .vii

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN

VỆ SINH THỰC PHẨM.10

1.1. Tổng quan về thực phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.10

1.1.1. Khái niệm thực phẩm .10

1.1.2. Khái niệm an toàn vệ sinh thực phẩm .14

1.2. Quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm. .19

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước .19

1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.24

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm .30

1.2.4. Đặc điểm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.34

1.2.5. Hình thức, phương pháp quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.35

1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ

SINH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ

NỘI .42

2.1.Khái quát về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Hà Đông,

thành phố Hà Nội .42

2.1.1.Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội.42

2.1.2. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân

quận Hà Đông, thành phố Hà Nội .46

2.1.3.Tình hình về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Hà Đông. 53

2.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm

trên địa bàn quận Hà Đông .54

pdf128 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận. Phòng gồm 01 Trưởng phòng và 02 Phó Trưởng phòng. - Phòng Văn hóa và Thông tin Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận có chức năng tham mưu giúp UBND quận thực hiện quản lý nhà nước về: Công tác văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và dục lịch, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin, phát thanh, báo chí, xuất bản, bưu chính và chuyển phát, viễn thông và Interne trên địa bàn quận. Phòng gồm 01 Trưởng phòng và 02 Phó Trưởng phòng. 2.1.2..2. Đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân quận Hà Đông Về số lượng Hiện nay, quận Hà Đông có số lượng công chức và lao động hợp đồng như sau: Số lượng công chức trong các cơ quan hành chính ở quận Hà Đông là 346 công chức. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả chỉ tập trung phân tích đánh giá đội ngũ công chức hiện đang công tác tại quận Nam Từ Liêm, không phân tích đánh giá lực lượng lao động hợp đồng. Số lượng công chức đang công tác tại quận Hà Đông được cụ thể hóa qua bảng số liệu sau: 50 Bảng 2.1. Số lượng công chức tại quận Hà Đông giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: người Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số 312 324 346 Trong biên chế 246 249 259 Lao động hợp đồng 66 75 87 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Hà Đông) Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện số lượng CBCC, người lao động của quận Hà Đông giai đoạn 2015-2017 Qua biểu đồ trên ta thấy, tổng số CBCC, người lao động của quận Hà Đông ngày càng tăng lên hàng năm, số lượng CBCC, người lao động năm 2015 là 312 người tới năm 2017 tăng lên 346 người tăng 33 người trong 2 năm. Số lượng công chức trong biên chế năm 2015 là 246 người, năm 2017 là 259 người, tăng 13 người. Qua thực tế ta thấy, hiện nay số lượng công chức đang công tác tại quận có số lượng lao động hợp đồng lớn, năm 2015 là 66 người tới năm 2017 là 87 người tăng 21 người. So sánh số lượng công chức lao động hợp đồng tăng lên cao hơn so với công chức trong biên chế là do yêu cầu về việc tinh giản biên chế của nhà nước nên các cơ quan hành chính nhà nước không tăng biên chế được nhiều, tuy nhiên, so yêu cầu công việc ngày càng nhiều, nên cần phải tuyển dụng một lực lượng lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công việc, nhưng chỉ được tuyển dụng dưới hình thức là lao động hợp đồng. 51 Về độ tuổi Độ tuổi của đội ngũ công chức ở quận Hà Đông rất đa dạng. Có một số công chức tuổi còn trẻ, nhưng cũng có một số công chức đã đến tuổi về hưu. Số công chức cao tuổi giữ vai trò quan trọng trong bộ máy hành chính, họ là những người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm công tác. Bảng 2.2. Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công chức hiện đang công tác tại UBND quận Hà Đông giai đoạn 2015-2017: Đơn vị tính: người Độ tuổi Tổng số Tỷ lệ 346 100% >30 tuổi 138 39,9 Từ 31- 40 tuổi 171 49,5 Từ 41- 50 tuổi 26 7,6 Từ 51- 60 tuổi 7 2 Từ 60 tuổi trở lên 4 1 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Hà Đông) Qua các số liệu trên cho thấy, công chức quận Hà Đông còn rất trẻ, số công chức từ 25 - 40 tuổi trở xuống chiếm gần 90%. Đây là một lợi thế cho việc nâng cao năng lực công chức, nhưng mặt khác, lại thể hiện sự non yếu về năng lực thực tiễn và kinh nghiệm thực thi công vụ. Về giới tính Cơ cấu giới tính công chức quận Hà Đông được cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 2.3. Cơ cấu giới tính công chức quận Hà Đông giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: người Năm Tổng số Nam Nữ 2015 312 214 98 2016 324 217 107 2017 346 222 124 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Hà Đông) 52 Theo số liệu thống kê, công chức của quận Hà Đông là 346 người trong đó nữ là 124 người. Đội ngũ công chức hiện nay của quận chủ yếu là nam, công chức nữ chiếm tỷ lệ tương đối thấp: tỷ lệ nam chiếm 64,2%, nữ chỉ chiếm 35,8%. Trình độ kiến thức - Trình độ chính trị: Bảng 2.4. Số liệu thể hiện trình độ chính trị của công chức quận Hà Đông giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: người Trình độ lý luận chính trị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Cử nhân và cao cấp lý luận chính trị 56 69 89 Trung cấp chính trị 78 85 91 Còn lại 178 170 166 Tổng số 312 324 346 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Hà Đông) Qua số liệu trên cho thấy trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức tại quận Hà Đông có sự biến đổi qua các năm, số lượng công chức có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên tăng lên đáng kể, số lượng công chức chưa được đào tạo giảm , cụ thể năm 2017 có trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp lý luận chính trị là 89 người (chiếm 25,8%), trong tổng số công chức tại quận Hà Đông. Số lượng công chức có trình độ lý luận chính trị trung cấp là 91người (26,3%) trong trong tổng số công chức tại quận Nam Từ Liêm. Số lượng công chức được đào tạo về trình độ lý luận chính trị vẫn còn hạn chế. Trong thời gian tới, cần phải tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công chức quận Hà Đông, đặc biệt là số công chức chưa qua đào tạo, bồi dưỡng, lý luận chính trị. - Trình độ chuyên môn: 53 Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức quận Hà Đông được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức quận Hà Đông giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: người Trình độ học vấn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tiến sĩ 0 1 3 Thạc sĩ 23 44 54 Đại học 76 98 120 Cao đẳng, trung cấp 185 161 162 Không bằng cấp 28 20 7 Tổng số 312 324 346 (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Hà Đông) Nhìn chung, trình độ học vấn của đội ngũ công chức của quận Hà Đông còn thấp. Đa số công chức của quận Hà Đông có trình độ cao đẳng, trung cấp. Số lượng công chức có trình độ đại học, trên đại học không nhiều năm 2015 có 99 công chức có trình độ từ đại học trở lên tới năm 2017 số lượng này tăng lên 177 người. Số lượng cán bộ công chức có trình độ sau đại học thì còn thấp chỉ có 03 tiến sĩ và 54 thạc sĩ. Ngoài việc nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ công chức trong những năm gần đây quận Hà Đông cũng cử nhiều công chức đi học nâng cao kiến thức về pháp luật, về quản lý kinh tế, về kinh tế thị trường, cũng như học tập chính trị nhằm nâng cao năng lực công tác của cán bộ, công chức. 2.1.3. Tình hình về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Hà Đông Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được hiểu là những cơ sở được tổ chức ra do 1 cá nhân, tập thể có tư cách pháp nhân, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật như: vốn, địa điểm... Quy mô của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có thể là 1 người, có thể là hàng nghìn người. 54 Tính đến hết năm 2017, toàn quận hiện có 2.161 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó: + Ngành Y tế quản lý: 1.749. + Ngành Nông nghiệp quản lý: 161 + Ngành Công thương quản lý: 251 Nhìn chung, trên địa bàn quận chủ yếu là các cơ sở kinh doanh nhỏ, trung bình, ít các doanh nghiệp sản xuất lớn. 2.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Hà Đông 2.2.1. Khái quát hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Hà Đông Bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSTP của quận Hà Đông đượcc tổ chức theo quy định của luật pháp hiện hành, cụ thể: * Tại thành phố Hà Nội, Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố chỉ đạo các sở: Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành khác có liên quan (Sở Tài chính, Công an ) thực hiện nhiệm vụ QLNN về ATVSTP. Trong đó, Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP Thành phố có cơ cấu một Phó Chủ tịch Thành phố là Trưởng ban, các thành viên còn lại là lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành có liên quan. Đồng thời, các cơ quan chức năng trực thuộc các Sở được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước bao gồm: Sở Công Thương: Phòng Quản lý Thương mại nội địa thuộc Sở Công thương có nhiệm vụ trực tiếp tham mưu, giúp Giám đốc Sở Công thương thực hiện các hoạt độngquản lý nhà nước về ATVSTP theo phân cấp quản lý của ngành công thương trên địa bàn quận. Chi cục ATVSTP Hà Nội: là cơ quan trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, có nhiệm vụ trực tiếp tham mưu, giúp Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về ATVSTP theo phân cấp quản lý của ngành y 55 tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản: Trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là cơ quan đầu mối và trực tiếp tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn thành phố Hà Nội trong lĩnh vực nông lâm sản và thủy sản. Chi cục Thú y: Trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là cơ quan đầu mối và trực tiếp tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn thành phố Hà Nội trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y. Chi cục Quản lý thị trường: Là cơ quan trực thuộc Sở Công Thương có nhiệm vụ trực tiếp tham mưu và giúp Sở Công Thương Hà Nội thực hiện các hoạt độngquản lý nhà nước về ATVSTP theo phân cấp quản lý của ngành công thương trên địa bàn thành phố Hà Nội. * Tại UBND quận Hà Đông: Ủy ban nhân dân quận Hà Đông chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn, Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP quận Hà Đông có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho UBND quận Hà Đông thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về ATVSTP. Trong đó, Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP quận Hà Đông có một Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông là Trưởng ban, các thành viên còn lại là lãnh đạo các ban, ngành có liên quan. Phòng y tế quận Hà Đông: Là cơ quan trực thuộc UBND quận, trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý nhà nước về ATVSTP theo phân cấp quản lý của ngành y tế trên địa bàn. Trung tâm y tế quận Hà Đông: Là cơ quan trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, đóng trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, tham gia vào hoạt động QLNN về ATVSTP ở cấp quận, huyện theo sự chỉ đạo của UBND quận Hà Đông. Đội quản lý thị trường quận Hà Đông: Là cơ quan trực thuộc Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội (Sở Công Thương Hà Nội), đóng trên địa bàn 56 quận Hà Đông và tham gia vào hoạt động QLNN về ATVSTP theo sự chỉ đạo của UBND quận Hà Đông. Trạm quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản liên huyện: Là các cơ quan trực thuộc Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội.Thực hiện QLNN về ATVSTP trong lĩnh vực nông lâm sản và thủy sản trên địa bàn, tham gia vào hoạt động QLNN về ATVSTP ở cấp quận, huyện theo sự chỉ đạo của UBND cấp quận, huyện. Trạm Thú y cấp huyện: Là các cơ quan trực thuộc Chi cục Thú y Hà Nội thực hiện QLNN về ATVSTP trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y trên địa bàn, tham gia vào hoạt động QLNN về ATVSTP theo sự chỉ đạo của UBND quận Hà Đông. Các ban, ngành khác: Công an quận, phòng nông nghiệp quận Tại cấp phường: UBND phường chịu trách nhiệm QLNN về ATVSTP trên địa bàn, Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP phường có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho UBND phường thực hiện các hoạt động QLNN về ATVSTP, trong đó có một Phó Chủ tịch UBND phường là trưởng ban; trạm y tế đóng trên địa bàn phường chịu trách nhiệm chính về thực hiện các nhiệm vụ QLNN về ATVSTP trên địa bàn. Ngoài ra, còn có sự tham gia ban, của các ban, ngành khác như: Công an, văn phòng - thống kê... 57 Sơ đồ 2: Tổ chức quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Hà Đông UBND Thành phố Hà Nội Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP Thành phố Hà Nội Các Sở, Ban, Ngành khác Sở Công Thương Sở Y tế Sở NN và PT Nông thôn Chi cục Quản lý thị trường Chi cục ATVSTP Chi cục QL chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Chi cục thú y UBND cấp Quận, Huyện Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP cấp Quận, Huyện Các ban ngành khác Đội quản lý thị trường Phòng Y tế TT Y tế cấp Quận, Huyện Trạm QL chất lượng Nông lâm sản và thủy sản liên Huyện Trạm Thú y cấp Quận, Huyện UBND cấp xã, phường Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP xã, phường Các Ban, ngành khác Trạm Y tế cấp xã, phường 58 2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Hà Đông * Công tác ban hành văn bản quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm Năm 2014 Nhằm chủ động trong công tác quản lý hoạt động bảo đảm ATTP, phòng Y tế đã tham mưu với UBND quận ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác ATTP sau: - Quyết định số 10413/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 về việc Kiện toàn Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP quận Hà Đông. - Kế hoạch số271 /KH-UBND ngày 30/12/2013 về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2014. - Văn bản số138/UBND-YT ngày 21/01/2014 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 09/CT-BYT của Bộ Y tế. - Văn bản số146/UBND-YT ngày 22/01/2014 về việc tiếp tục kiểm tra, xử lý các cơ sở sơ chế, chế biến hoa quả tươi tại phường Đồng Mai. - Văn bản số194 /UBND-YT ngày 08/02/2014 về việc tăng cường kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm mùa Lễ hội và phòng chống dịch bệnh cúm A ở người. - Kế hoạch số74/KH-UBND ngày 25/3/2014 về tổ chức thực hiện Đề án “Triển khai mô hình cải thiện an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống tại 17 phường quận Hà Đông giai đoạn 2013-2015” năm 2014. - Văn bản số 507/UBND-YT ngày 31/3/2014 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại các khu vực xung quanh trường học. - Kế hoạch số87/KH-UBND ngày 08/4/2014 triển khai “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh ATTP quận Hà Đông” năm 2014. - Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 08/4/2014 về việc Kiện toàn Ban chỉ đạoAn toàn thực phẩm quận Hà Đông. - Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 25/6/2014 về kiểm tra ATTP đối 59 với các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình; nước đá thực phẩm (đá viên tinh khiết) và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế trên địa bàn quận Hà Đông. - Văn bản số 1184 /UBND-YT ngày 08/7/2014về việc đề nghị hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT- BNNPTNT-BCT. - Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 11/8/2014 về triển khai công tác kiểm tra công tác bảo đảm ATTP phục vụ Tết Trung thu năm 2014 trên địa bàn quận Hà Đông. - Văn bản số1660/UBND-YT ngày 18/9/2014 về việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm ớt bột. - Kế hoạch số210/KH-BCĐ ngày 20/10/2014 của Ban chỉ đạo ATTP quận về bảo đảm ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố tại các tuyến phố văn minh quận Hà Đông. - Quyết định số 8432/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 về việc Kiện toàn Ban quản lý đề án “Triển khai mô hình cải thiện an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống tại 17 phường quận Hà Đông giai đoạn 2013 – 2015”. - Văn bản số1982/UBND-YT ngày 30/10/2014 về việctăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm. - Văn bản số1983/UBND-YT ngày 30/10/2014 về việc xử lý nội dung Báo Lao động nêu về an toàn thực phẩm quanh trường học. - Văn bản số2061/UBND-YT ngày 07/11/2014 về việc góp ý dự thảo “Hướng dẫn tạm thời cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm”. - Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 18/12/2014 về triển khai công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Mùi và Lễ hội năm 2015 trên địa bàn quận Hà Đông. Trong các năm 2015, 2016, 2017 Quận Hà Đông tiếp tục triển khai các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác VSATTP (gần 70 văn bản); tổ chức 16 60 hội nghị triển khai, đánh giá công tác đảm bảo VSATTP và lồng ghép chỉ đạo tại các hội nghị khác. Bảng 2.6. Số lượng các văn bản về ATVSTP được ban hành từ năm 2014 - 2017 Năm 2014 2015 2016 2017 Số lượng 19 20 23 24 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác ATVSTP các năm 2014, 2015-2016 và 2017 * Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm Năm 2014 - Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP Hàng năm, Ban chỉ đạo ATVSTP quận chỉ đạo Trung tâm y tế quận tiến hành điều tra cơ bản ATVSTP, qua đó nắm bắt được sự biến động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; số cơ sở đã được cấp và chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP, từ đó tham mưu với Ban chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, tập huấn kiến thức về ATTP cho chủ cơ sở và công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, hướng dẫn các cơ sở làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP. a. Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP: * Lĩnh vực y tế: + Tổng số hồ sơ thụ lý: 88 + Tổng số giấy chứng nhận đã cấp: 80 + Số hồ sơ đủ điều kiện cấp: 80 + Số hồ sơ không đủ điều kiện cấp: 08 * Lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn: - Kiểm tra đánh giá, phân loại, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP cho 11 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản (08 cơ sở xếp loại A, 03 cơ sở xếp loại B). - Kiểm tra đánh giá, phân loại loại 13 cửa hàng kinh doanh thuốc bảo 61 vệ thực vật (11 cửa hàng xếp loại B, 02 cửa hàng chưa phân loại). - Cấp phường kiểm tra đánh giá, phân loại, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP cho 02 cơ sở kinh doanh rau củ quả (phường Biên Giang). b. Đánh giá công tác tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn: Công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được tiến hành theo quy định của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm; Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh VSATTP và Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao” được UBND quận xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và được thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND&UBND quận (Bộ phận 1 cửa), được niêm yết công khai tại bộ phận 1 cửa và tại cơ quan chuyên môn. Toàn bộ UBND 17 phường đều đã xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận ATTP và thực hiện công khai tại bộ phận 1 cửa UBND các phường. Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 01/7/2011 phân cấp công tác quản lý ATTP đối với 03 Bộ: Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tuy nhiên Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm đến tháng 4/2012 mới ban hành; Thông tư số 26/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế ban hành ngày 30/11/2012; Thông tư 62 số 29/2012/TT-BCT của Bộ Công thương quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương ban hành ngày 05/10/2012. Trong thời gian các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật ATTP được ban hành, công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP (đối với các cơ sở do ngành y tế quản lý) vẫn được UBND quận tổ chức tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy chứng nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND quận. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành Công thương, ngành Nông nghiệp quản lý được thực hiện tại Sở Công thương và Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Công thương quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương không phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cấp huyện nên đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành Công thương quản lý được bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND quận hướng dẫn liên hệ trực tiếp tại Sở Công thương Hà Nội. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quản lý được phân cấp đến cấp xã theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Đây là lĩnh vực mới đối với cấp huyện và cấp xã nên công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các đối tượng thuộc lĩnh vực này đến tháng 5/2013 UBND quận Hà Đông mới triển khai thực hiện theo hướng dẫn của ngành. c. Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận ATTP: Trong năm 2014, công tác cấp giấy chứng nhận ATTP (lĩnh vực y tế) được UBND quận triển khai theo bộ thủ tục hành chính được UBND thành 63 phố Hà Nội ban hành với tinh thần công khai, nghiêm túc, đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng. Các cá nhân, tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận được giải quyết đúng pháp luật, đúng thời gian quy định, hiện UBND quận chưa nhận được kiến nghị hay khiếu nại nào của cá nhân hay tổ chức về công tác cấp giấy chứng nhận ATTP. Đối với lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp, UBND quận đã giao phòng Kinh tế triển khai thực hiện xây dựng quy trình và đưa ra hoạt động tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND&UBND quận, tuy nhiên đây là lĩnh vực mới nên kết quả vẫn còn hạn chế, đặc biệt là tại cấp phường. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật Nhằm nâng cao nhận thức của người quản lý, người sản xuất và người tiêu dùng thực phẩm; thực hiện chỉ đạo của Quận uỷ, UBND quận Hà Đông, phòng Y tế đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, thành phố Hà Nội và UBND quận về công tác bảo đảm ATVSTP bao gồm: - Luật ATTP năm 2010; - Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; - Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu; - Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; - Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 64 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011; Thông tư số 01/2013/TT- BNNPTNT ngày 04/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011; - Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng, ATTP thủy sản; - Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Công thương quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương; - Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22/10/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; - Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; - Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; - Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y 65 tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm; - Thông tư số 30/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố; - Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn; - Thông tư số 45/201

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_an_toan_ve_sinh_thuc_pham_tren.pdf
Tài liệu liên quan