Luận văn Quản lý nhà nước về bưu chính từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 3

3.1. Mục đích của luận văn . 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4

4.1. Đối tượng nghiên cứu. 4

4.2. Phạm vi nghiên cứu. 4

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . 5

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 5

7. Kết cấu luận văn. 5

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC BƯU CHÍNH . 6

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của bưu chính . 6

1.1.1. Khái niệm về bưu chính . 6

1.1.2 Đặc điểm và xu hướng phát triển của dịch vụ bưu chính . 8

1.2. Chủ thể quản lý Nhà nước về hoạt động bưu chính 11

1.2.1 Bộ Thông tin và Truyền thông. 11

1.2.2. Sở Thông tin và Truyền thông 14

1.3 Nội dung quản lý Nhà nước về bưu chính 15

1.3.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý Nhà nước về bưu chính . 15

1.1.2. Phương pháp quản lý Nhà nước về hoạt động bưu chính. 20

Tiểu kết chương 1. 21

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ LĨNH VỰC BƯU CHÍNH TẠI ĐẮK LẮK. 22

2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bưu chính 22

pdf88 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về bưu chính từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tem Bưu chính Việt Nam 30 và tem bưu chính nước ngoài, trừ trường hợp quy định của Luật. - Việc nhập khẩu tem bưu chính nước ngoài được thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính. - Tổ chức, cá nhân không được kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền những loại tem sau đây: Tem bưu chính giả; Tem bưu chính có nội dung, hình ảnh, ký hiệu, dấu hiệu gây kích động, thù hằn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong mỹ tục của Việt Nam; Tem bưu chính đã có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Tem bưu chính nước ngoài có nội dung và nguồn gốc xuất xứ không phù hợp theo thông báo của cơ quan bưu chính các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới và các hiệp hội sưu tập tem. 2.1.8 Giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính Các bên khi tham gia giao dịch bưu chính có quyền khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong việc khiếu nại phải được thể hiện bằng văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Thời hiệu khiếu nại được quy định trong Luật hiện hành. 2.2 Thực tiễn quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu chính tại Đắk Lắk So với lĩnh vực công nghệ thông tin, thông tin - báo chí - xuất bản, viễn thông ... thì lĩnh vực bưu chính hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế về số lượng, cụ thể có các văn bản áp dụng pháp luật sau: - Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày năm 2002. - Luật Bưu chính năm 2010. - Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông. 31 - Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính. - Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện. - Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến 2010. - Quyết định số 41/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ định doanh nghiệp thực hiện duy trì, quản lý mạng BCCC, cung ứng dịch vụ BCCI, dịch vụ bưu chính quốc tế. - Quyết định số 45/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí. - Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. - Quyết định số 55/2015/QĐ-TTg về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước. - Trên 20 Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông và Thông tư liên tịch liên quan còn hiệu lực. Các văn bản do UBND tỉnh ban hành nhằm triển khai pháp luật liên quan đến lĩnh vực bưu chính còn hạn chế: - Quyết định số 2515/QĐ-UB ngày 28/12/2004 của UBND tỉnh Đắk Lắk “về việc thành lập Sở Bưu chính, Viễn thông tỉnh Đắk Lắk”. 32 - Quyết định số 924/QĐ-UB ngày 27/5/2005 của UBND tỉnh Đắk Lắk về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Bưu chính, Viễn thông Đắk Lắk, hiện nay là Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. - Quyết định số 1260/QĐ-UBND ngày 21/6/2006 của UBND tỉnh về phê duyệt đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Một số văn bản khác. - Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND31/12/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. 2.2.1 Xây dựng và chỉ đạo quy hoạch phát triển bưu chính Nhằm xây dựng tỉnh Đắk Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Miền Trung Tây Nguyên theo Kết luận 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010-2020, phương hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột sớm trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk; tập trung đầu tư phát triển lên quy mô cấp vùng trên một số lĩnh vực công nghiệp, khoa học kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục, thể thao; phấn đấu trước năm 2020 trở thành đô thị trung tâm mang đặc sắc riêng của vùng Tây Nguyên. Duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, phát triển nông - lâm nghiệp theo xu hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị, gắn phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư 33 và phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái; củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện. Làm tốt công tác quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ để thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên vào trước năm 2020. Tận dụng cơ hội, khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành, các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, hàm lượng khoa học - công nghệ cao, ít gây ô nhiễm. Trước mắt, coi trọng phát triển một số ngành công nghiệp, thu hút nhiều lao động để giải quyết việc làm; ưu tiên công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng sạch, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển các ngành dịch vụ, như: giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, để từng bước trở thành trung tâm dịch vụ lớn của vùng Tây Nguyên và cả nước. Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa gắn với các vùng, tiểu vùng chuyên canh hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, phục vụ nhu cầu chế biến trong nước và xuất khẩu; hình thành vùng chuyên canh sản xuất cây giống, cây trồng, vật nuôi, xây dựng thương hiệu đặc sản nông nghiệp của thành phố. Đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại, phấn đấu đưa thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm giao lưu, cửa ngõ và đầu mối giao lưu, buôn bán, hợp tác với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; Có chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào thành phố. Khuyến 34 khích, tạo điều kiện thuận lợi các thành phần kinh tế cùng phát triển. Thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, có cơ chế phù hợp để phát triển mạnh mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác. Huy động tối đa các nguồn lực, trong đó ưu tiên bố trí ngân sách để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị. Xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông thông suốt, đầu tư nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột trở thành sân bay quốc tế - đầu mối vận tải hàng không của khu vực Tây Nguyên; nâng cấp mạng lưới điện, thông tin và truyền thông, hạ tầng đô thị hướng tới bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội, chăm lo phát triển con người toàn diện, lấy con người làm mục tiêu và động lực cho phát triển, đảm bảo đồng thuận, hài hòa giữa các nhóm lợi ích, đặc biệt quan tâm đến đối tượng nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ; mở rộng quy mô, cơ cấu hợp lý và nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo; phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống trường dân tộc nội trú; chú trọng đào tạo nghề, đào tạo cao đẳng, đại học để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thành phố, vùng Tây Nguyên và vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Mở rộng, nâng cấp mạng lưới y tế, chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống y tế cơ sở, làm tốt công tác y tế dự phòng, đồng thời tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao phục vụ việc khám và chữa bệnh cho nhân dân tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây Nguyên. Tạo lập môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, chăm lo phát triển, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao; quản lý chặt chẽ các hoạt động phát thanh, truyền hình, Internet, báo chí, xuất bản. Phát triển thể thao thành tích cao, nhất là các môn thể thao truyền thống, có ưu thế, sớm xây dựng thành phố trở thành trung tâm thể thao của vùng. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh, tăng cường tiềm lực quốc phòng, tạo thế ổn định 35 vững chắc cho vùng Tây Nguyên và cả nước; tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân, ngăn chặn và kịp thời đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; bảo đảm hài hòa về phát triển kinh tế - xã hội với ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng nền tảng chính trị vững mạnh cho sự phát triển của thành phố. Để đáp ứng yêu cầu tỉnh cần quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính trên cơ sở tiền năng và xu hướng phát triển bưu chính Việt Nam và thế giới. Từ những định hướng chỉ đạo tại chiến lược phát triển bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 08/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng cụ thể hóa quy hoạch chi tiết ngành bưu chính viễn thông tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 1260/QĐ-UBND ngày 21/6/2006 của UBND tỉnh về phê duyệt đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Quy hoạch mạng bưu chính, chuyển phát tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 được xây dựng nhằm xác lập tầm nhìn, mục tiêu, định hướng, các phương án và giải pháp phát triển toàn diện bưu chính của tỉnh đến năm 2020. Quy hoạch được xây dựng dựa trên định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, Trong quá trình chỉ đạo, quản lý Nhà nước về phát triển bưu chính đã đạt được những kết quả: * Thị trường chuyển phát được phát triển theo hướng mở cửa, xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển phát; Công ty liên doanh chuyển phát 36 nhanh quốc tế; Đại lý chuyển phát nhanh nước ngoài. Thị trường bưu chính cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ nhưng Bưu điện tỉnh - doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. * Các điểm bưu điện văn hóa xã ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. * Công nghệ thông tin được ứng dụng tại tất cả các bưu cục, việc định vị, tìm kiếm bưu phẩm, bưu kiện được khách hàng sử dụng dễ dàng qua các website của các nhà cung cấp dịch vụ. 2.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bưu chính Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk có các phòng chức năng chuyên môn thuộc Sở, thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực viễn thông, CNTT, bưu chính, thông tin – báo chí – xuất bản, như: - Thanh tra Sở: Giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông; thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực thông tin và truyền thông thuộc phạm vi quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông; thực hiện công tác pháp chế, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra. Thanh tra chuyên ngành về các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT. - Phòng Bưu chính, Viễn thông: Tham mưu cho Giám đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực bưu chính, chuyển phát; viễn thông, internet; truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện; phát thanh truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin mạng bưu chính, viễn thông; các dịch vụ công về bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh. 37 - Phòng Công nghệ thông tin: Tham mưu giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động về công nghệ thông tin, điện tử, an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh. - Phòng Thông tin - Báo chí - Xuất bản: Tham mưu và giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực báo chí (bao gồm: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, bản tin thông tấn) và xuất bản (bao gồm các lĩnh vực: xuất bản; in và phát hành); thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh. - Phòng Kế hoạch Tài chính: Tham mưu giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch, kế hoạch, tài chính, chỉ tiêu của ngành trên địa bàn tỉnh; các chương trình, dự án; quản lý các nguồn kinh phí vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn tài trợ, viện trợ khác được giao cho Sở TTTT thực hiện; thực hiện công tác thống kê của ngành thông tin và truyền thông của tỉnh; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý kinh tế chuyên ngành thông tin và truyền thông thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở. 2.2.3 Ban hành và tổ chức các văn bản quy phạm pháp luật Để quản lý các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước, Nhà nước phải sử dụng các công cụ quản lý. Một trong những công cụ hữu hiệu nhất của Nhà nước là ban hành pháp luật. Vì pháp luật tạo ra môi trường pháp lý để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh bưu chính, ghi nhận quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kinh doanh và phát triển bưu chính. Với công cụ pháp lý Nhà nước sẽ điều chỉnh vĩ mô hoạt động ngành bưu chính. Hiện nay, liên quan đến lĩnh vực bưu chính tại Việt Nam, Nhà nước đã có một hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh ở các mức độ khác nhau: Luật Bưu chính được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 38 17/06/2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 và các quy định về bưu chính tại Pháp lệnh bưu chính viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Bưu chính có hiệu lực. Các điểm mới quan trọng của Luật Bưu chính so với pháp lệnh bưu chính viễn thông: Một là, thống nhất cách gọi chung cho cả 2 dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát: - Theo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông quy định dịch vụ bưu chính là dịch vụ nhận gửi, chuyển, phát bưu phẩm, bưu kiện thông qua mạng bưu chính công cộng. Dịch vụ bưu chính bao gồm dịch vụ bưu chính cơ bản và dịch vụ bưu chính cộng thêm. Nhà cung cấp là Bưu chính Việt Nam. - Nghị định số 128/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/08/2007 về dịch vụ chuyển phát quy định về dịch vụ chuyển phát nhằm thực hiện: Chuyển phát thông tin dưới dạng văn bản. Chuyển phát hàng hóa. Chuyển phát nhanh là dịch vụ chuyển phát có yếu tố gia tăng về tốc độ Các bất cập trong hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật, như: Thứ nhất, hai dịch vụ có cùng bản chất là thu gom - vận chuyển - phát nhưng lại được phân loại thành 2 dịch vụ riêng biệt. Thứ hai, phức tạp trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Bởi vì, để quản lý Nhà nước về bưu chính thì phải ban hành các loại văn bản: - Điều chỉnh riêng dịch vụ bưu chính; - Dịch vụ chuyển phát; - Điều chỉnh chung cả 2 dịch vụ. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm của các nước thì đa số các nước chỉ quản lý chung một lĩnh vực là bưu chính. Từ những lý do trên, để phù hợp với sự phát triển của dịch vụ, phù hợp với thông lệ quốc tế, giải quyết những vướng mắc trên, tạo nên sự đồng bộ và đơn giản cho hệ 39 thống pháp luật. Vì vậy, Luật Bưu chính đã thống nhất cách gọi chung cho hai dịch vụ này là dịch vụ bưu chính. Hai là, các điểm mới khác + Điều chỉnh khái niệm thư: Theo Nghị định số 157/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/08/2004 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh bưu chính viễn thông về bưu chính “Thư là thông tin trao đổi dưới dạng văn bản được đóng gói, dán kín, có khối lượng đơn chiếc không quá 02 kg và có địa chỉ nhận”. Từ định nghĩa trên đã gây ra những tác động tiêu cực đối với người sử dụng và cơ quan quản lý Nhà nước: Làm méo mó khái niệm thư, nhiều doanh nghiệp đã cố tình cắt góc thư để không vi phạm quy định, không phải xin giấy phép cấp chuyển phát thư. Việc bưu gửi có phải là thư hay không phải là thư hoàn toàn không lệ thuộc vào khối lượng hay hình thức đóng gói. Trên cơ sở đó, Luật Bưu chính đã đưa ra khái niệm thư như sau: “Thư là thông tin trao đổi dưới dạng văn bản viết tay hoặc bản in, có địa chỉ nhận hoặc không có địa chỉ nhận, trừ ấn phẩm định kỳ, sách, báo, tạp chí”. + Bãi bỏ giấy phép thử nghiệm kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư và giấy phép cung cấp các dịch vụ khác trên mạng công cộng. + Quản lý Nhà nước đối với hình thức nhượng quyền thương mại, đại diện thương nhân, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực bưu chính tại Việt Nam. + Quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực bưu chính. Ba là, xây dựng các văn bản dưới luật: - Nghị định số 47/2011/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính. - Nghị định số 58/2011/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính. 40 - Thông tư số 15/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền thông quy định về quản lý chất lượng bưu chính. - Thông tư số 08/2012/TT-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền thông hướng dẫn chi tiết về việc cung ứng dịch vụ bưu chính công ích. - Thông tư số 17/2013/TT-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền thông quy định về hoạt động của bưu điện văn hóa xã. - Thông tư số 21/2012/TT-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền thông quy định về hoạt động của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam trong các tổ chức quốc tế về bưu chính. - Thông tư số 22/2012/TT-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền thông quy định về phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng. - Thông tư số 23/2012/TT-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về tem bưu chính. - Thông tư số 02/2012/TT-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền thông quy định quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông. - Quyết định số 78/2010/TT-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền thông quy định về hoạt động của bưu điện văn hóa xã. Để thực hiện quản lý Nhà nước về bưu chính đối với các doanh nghiệp bưu chính, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo Bưu điện tỉnh và các doanh nghiệp thực hiện các chế độ báo cáo nghiệp vụ, cung cấp số liệu phục vụ công tác quản lý Nhà nước theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Kết quả đạt được như sau: + Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành gần 30 văn bản, gồm Chỉ thị, Quyết định, Quy định, Chương trình, Đề án, Dự án + Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành gần 900 văn bản để hướng dẫn chỉ đạo các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các văn bản quy phạm 41 pháp luật do Bộ và tỉnh ban hành. 2.2.4 Về công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng, tăng cường quản lý Nhà nước trên địa bàn Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bưu chính trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Trung ương, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân liên quan tổ chức giao ban hàng tháng, quý, năm nhằm đánh giá hoạt động bưu chính, đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý lĩnh vực bưu chính tại Đắk Lắk. 2.2.5 Quản lý an toàn an ninh thông tin hoạt động bưu chính Hiện nay, mạng lưới điểm phục vụ bưu chính trải rộng khắp từ trung tâm tỉnh đến vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, thời gian gần đây với sự tham gia của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, số lượng lớn các doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính, nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh cũng tham gia dịch vụ chuyển phát với công đoạn nhận gửi đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng không cần kiểm tra nội dung gửi. Trong khi đó công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu chính còn nhiều bất cập nên ảnh hưởng lớn đến công tác đảm bảo an ninh trong lĩnh vực này, cụ thể: Lợi dụng tiện ích của các dịch vụ bưu chính các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đã phát tán tài liệu phản động, tài liệu chiến tranh vào địa bàn tỉnh. Phương thức thủ đoạn chủ yếu vẫn là tài liệu, vật phậm được ngụy trang dưới hình thức bưu gửi để thực hiện liên lạc chỉ đạo phương hướng hoạt động động của các nhóm tổ chức phản động trong nước. Bên cạnh đó, tình trạng doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh, không có thông báo hoạt động bưu chính, một số doanh nghiệp không có trụ sở hoạt động ổn định, khi chuyển địa điểm hoạt động không thực hiện thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành gây khó khăn cho công tác thanh 42 tra, kiểm tra. Trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng vào hoạt động kinh doanh sinh lợi không tuân thủ những quy định của nhà nước trong lĩnh vực bưu chính. Đây là những điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch, phản động bên ngoài thực hiện các hoạt động nhận gửi, vận chuyển các bưu gửi, tài liệu nhằm chống phá nhà nước Việt Nam. Thông qua hoạt động bưu chính một số đối tượng đã đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như: Gửi bưu gửi chứa các loại vũ khí, chứa chứa chất cấm, công cụ hỗ trợ, hàng nhập lậu, các nội dung tuyên truyền tà đạo tuy nhiên các cơ quan chức năng chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa có các giải pháp nhằm ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả. Quản lý an toàn, an ninh thông tin hoạt động bưu chính là một vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ bưu chính, chuyển phát, đặc biệt là chuyển phát quốc tế. Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên tăng cường kiểm tra hoạt động này tại các doanh nghiệp bưu chính. Hầu hết các doanh nghiệp không vi phạm thông tin trong việc mở, kiểm tra kiện, gói hàng hóa. Công tác bảo vệ bí mật Nhà nước về bưu chính được đề cao, hiện nay ở Đắk Lắk, chỉ mới có Bưu điện tỉnh và Viettel Post xây dựng Quy chế phối hợp với Công an tỉnh trong việc đảm bảo an ninh trong hoạt động bưu chính. Còn các doanh nghiệp bưu chính khác vẫn chưa thực hiện việc phối hợp tốt với công an để đảm bảo an toàn, an ninh. Trong các năm từ 2010 đến nay, Bưu điện tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công an tỉnh đã ngăn chặn được nhiều vụ việc gửi tờ rơi, ấn phẩm xuyên tạc Nhà nước từ nước ngoài về Việt Nam của các đối tượng xấu. Hải quan, Công an tỉnh Đắk Lắk là đơn vị có quy chế hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp bưu chính trong và ngoài nước. Trong năm 2014, Bưu điện Đắk Lắk cùng với Hải quan, Công an Đắk Lắk đã phát hiện một vụ việc 43 gửi ma túy từ nước ngoài về trong bưu kiện quốc tế. 2.2.6 Quản lý giá cước và chất lượng bưu chính 2.2.6.1 Quản lý giá cước Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk thực hiện việc kiểm tra thường xuyên giá cước dịch vụ bưu chính do các doanh nghiệp đăng ký, niêm yết, việc thu cước thực tế trên biên lai và phần mềm quản lý bưu chính của các doanh nghiệp. Ngoài các dịch vụ do doanh nghiệp tự xây dựng giá phù hợp theo pháp luật bưu chính được quy định tại thông tư 02/2007-TT-BTTT ngày 13/12/2007 hướng dẫn quản lý thực hiện về giá cước bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp bưu chính phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước về dịch vụ bưu chính dành riêng. Tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk duy nhất là Bưu điện tỉnh Đắk Lắk chi nhánh thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được Nhà nước giao thực hiện dịch vụ này. Theo quy định tại Thông tư số 22/2012/TT- BTTT ngày 18/12/2012 quy định về phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng, Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc kiểm tra về giá đối với doanh nghiệp được chỉ định. 2.2.6.2 Quản lý chất lượng bưu chính Trong các năm từ 2014 đến 2018, Sở Thông tin và Truyền thông đã thực hiện các công tác trong lĩnh vực này như sau: + Thống kê hiện trạng hạ tầng các tuyến thư, hạ tầng bưu cục, điểm bưu điện văn hoá xã, các dịch vụ bưu chính, dịch vụ bưu chính Hệ 1 phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước. + The

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_buu_chinh_tu_thuc_tien_tinh_dak.pdf
Tài liệu liên quan