MỞ ĐẦU .1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ CẤP NưỚC ĐÔ
THỊ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH .6
1.1. Một số vấn đề cơ bản về cấp nước đô thị .6
1.1.1. Khái niệm nước sạch và tiêu chuẩn nước sạch.6
1.1.2. Khái niệm cấp nước đô thị.7
1.1.3. Vai trò của cấp nước đô thị.8
1.1.4. Đặc điểm cấp nước đô thị .9
1.1.5. Hệ thống cấp nước đô thị.11
1.2. Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị.12
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước .12
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về cấp nước đô thị .13
1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về cấp nước đô thị .15
1.2.4. Mục đích quản lý nhà nước về cấp nước đô thị .15
1.2.5. Vai trò quản lý nhà nước về cấp nước đô thị.17
1.2.6. Nội dung quản lý nhà nước về cấp nước đô thị.18
1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về cấp nước đô thị.27
1.3.1.Yếu tố pháp luật.27
1.3.2. Điều kiện tự nhiên .27
1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.28
1.3.4. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp
nước đô thị .29
1.3.5. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân và của các đơn vị cấp nước
.30
1.3.6. Áp dụng khoa học, công nghệ .31
1.4. Kinh nghiệm trong nước và nước ngoài về quản lý cấp nước đô thị .31
1.4.1. Kinh nghiệm trong nước.31
1.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài .33
115 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị ở địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã được đầu tư xây dựng
theo quy hoạch, tuy nhiên nguồn nước từ nguồn nước mặt sông Đà không đáp
ứng đủ công suất trạm bơm, đồng thời mặt bằng trạm bơm tăng áp đủ để bổ
sung dây truyền công nghệ xử lý nước ngầm theo theo công nghệ Đức với
quy mô công suất khoảng 30.000m3/ngđ.
Công ty VIWACO: sử dụng nguồn từ nhà máy nước mặt sông Đà
khoảng 161.229m3/ngđ và tự sản xuất khoảng 6.000m3/ngđ cung cấp nước
sạch cho khoảng 127.000 khách hàng (tương đương 170.000 hộ gia đình với
680.000 người dân) thuộc khu vực quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một
phần quận Hoàng Mai, Thanh Trì;[25]
43
Công ty Cổ phần nước sạch Sơn Tây: sử dụng nguồn từ 2 cơ sở với công
suất hiện nay khoảng 30.000m3/ngđ cung cấp nước sạch cho khoảng 28.000
khách hàng (khoảng 32.000 hộ gia đình với 128.000 người dân) thuộc khu
vực thị xã Sơn Tây, thị trấn Tây Đằng huyện Ba Vì, một số xã dọc Quốc lộ 32
thuộc huyện Phúc Thọ.[25]
Công ty CP nước sạch Vinaconex (Viwasupco): quản lý, vận hành nhà máy
nước mặt sông Đà với công suất trung bình khoảng 220.000m3/ngđ bán buôn
cho Công ty Viwaco khoảng 161.229m3/ngđ, Công ty Nước sạch Hà Đông
khoảng: 30.629m3/ngđ, Công ty Nước sạch Hà Nội khoảng 14.383m3/ngđ và các
khách hàng lẻ khoảng 14.000m3/ngđ.[25]
Biểu đồ 2.1. Lƣợng nƣớc sản xuất và cung cấp từ các đơn vị cấp nƣớc
Nguồn:Báo cáo hiện trạng cấp nước, Sở Xây dựng Hà Nội
Do nguồn nước sạch thiếu nên việc cung cấp nước sạch cho nhân dân
Thủ đô năm 2015, 2016 gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn
2017, 2018 và nhu cầu dùng nước của người dân tiếp tục tăng cao trong các
tháng hè lượng nước thiếu hụt 10-12% tương đương 70.000m3/ngđ –
100.000m
3/ngđ trong khi nguồn cung cấp nước sạch từ các nhà máy nước
theo Quy hoạch chưa thể hoàn thành.
22.9%
60%
5.7%
2.8%
8.6%
Công ty Viwaco
Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội
Công ty TNHH Cấp nước Hà Đông
Công ty CP cấp nước Sơn Tây
Cấp nước nông thôn
44
Biểu đồ 2.2. Lƣợng nƣớc sạch Hà Nội thiếu qua các năm
Đơn vị: m3/ngđ
Nguồn: Báo cáo hiện trạng cấp nước Hà Nội, Sở Xây dựng
2.2.2. Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố
Hà Nội
2.2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về quản lý cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành một số cơ chế, chính sách quản
lý nhà nước về cấp nước đô thị như:
Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 63/1998 QĐ-TTg “
phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm 2020”.
Ngày 11 tháng 7 năm 2007, Chính phủ đã ra Nghị định số 117/2007/NĐ-
CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, đây là công cụ quản lý thống
nhất có tính pháp lý cao, góp phần cải cách, thúc đẩy ngành cấp nước phát
triển bền vững, ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ
cấp nước, đáp ứng yêu cầu của cộng đồng.
Nghị định số 124/2011/NĐ-CP, ngày 28/12/2011 về sửa đổi, bổ sung
một số điều Nghị định 117/2007/NĐ-CP, ngày 11/7/2007 về sản xuất, cung
cấp và tiêu thụ nước sạch.
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
90000
100000
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
40.000
60.000
100.000
45
Ngày 02 tháng 01 năm 2008, Bộ Xây dựng đã ra thông tư 01/2008/TT-
BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 117/2007/NĐ-CP
của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
Để khắc phục tình trạng chênh lệch giá nước, Thủ tướng Chính phủ đã
giao nhiệm vụ cho các Bộ, Ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương về việc nghiên cứu, sữa đổi, bổ sung và ban hành định
mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất nước sạch. Ngày 15/05/2012 Bộ Tài chính, Bộ
Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có thông tư liên tịch
số 75/2012/TTLT - BTC - BXD - BNN xác định giá tiêu thụ nước sạch. Ngày
28/05/2012 Bộ tài chính đã có Thông tư số 88/2012/TT-BTC ban hành khung
giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt.
Ngày 20/11/2009 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1929/QĐ-TTg
phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt
Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo quyết định này thì hoạt
động cấp nước đô thị được coi là hoạt động kinh doanh chịu sự kiểm soát của
Nhà nước, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước
và khách hàng sử dụng nước. Trong đó xem xét đến việc hỗ trợ cấp nước cho
người nghèo, các khu vực đặc biệt khó khăn, phát triển hoạt động cấp nước
bền vững, khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa
giới hành chính, khuyến khích sử dụng nước sạch an toàn và tiết kiệm, ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xã hội hóa ngành cấp nước.
Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012.
Trong thời gian qua, để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cấp
nước đô thị, Hà Nội đã kịp thời ban hành nhiều quy định pháp luật cụ thể tạo
cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về cấp nước đô thị.
Để quy định về các hoạt động của các tổ chức, cá nhân, liên quan đến
lĩnh vực sản xuất, cung cấp, sử dụng nước sạch và bảo vệ công trình cấp nước
46
tại các khu vực sử dụng nước sạch tập trung do Thành phố quản lý. Căn cứ
theo điều kiện thực tế, UBND thành phố cũng đã ban hình quyết định
69/2013/QĐ-UBND Quy định về sản xuất, cung cấp, sử dụng nước sạch và
bảo vệ công trình cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tiếp đó, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1789/QĐ-UBND
phê duyệt danh mục phân cấp quản lý nhà nước về cấp nước trên địa bàn
thành phố Hà Nội theo quy định tại Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND, ngày
19/9/2016, của UBND thành phố. Theo quyết định, thành phố quản lý đầu tư
xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và hỗ trợ triển khai
dự án cấp nước tập trung tại các quận, thị xã Sơn Tây; các khu vực có sử dụng
nguồn nước sạch tập trung của thành phố và công trình cấp nước nông thôn
tập trung trên địa bàn thành phố. Cấp huyện quản lý, duy tu, bảo trì các công
trình cấp nước sạch tập trung hiện có tại địa phương đã được đầu tư bằng
ngân sách hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước mà chưa xã hội hóa quản lý
sau đầu tư.
Nhằm phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong
bộ máy chính quyền địa phương, vừa tăng cường quyền hạn, trách nhiệm và
tính tích cực, chủ động cho cơ sở, vừa bảo đảm sự quản lý tập trung, thống
nhất và thông suốt của chính quyền Thành phố, tăng cường kỷ luật, kỷ cương
hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn
Thành phố, nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn, phát triển Thủ đô ngày càng giàu
đẹp, văn minh, hiện đại. Ngày 03/5/2017, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
Nguyễn Đức Chung ký ban hành Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy định về sản xuất, cung cấp, sử dụng nước
sạch và bảo vệ các công trình cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội ban
hành kèm theo Quyết định số 69/2013/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của
UBND thành phố Hà Nội.
47
Mặc dù UBND thành phố Hà Nội đã ban hành một số văn bản, chính
sách trong quản lý nhà nước về cấp nước đô thị nhưng nhìn chung còn thiếu.
Thiếu các quy định như quy chế quản lý cấp nước đô thị, thiếu quy định cụ
thể về thẩm quyền của các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước về cấp
nước đô thị. Bên cạnh đó Sở Xây dựng chưa ban hành nhiều văn bản hay
tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản quản lý. Ngoài ra
công tác hướng dẫn, kiểm tra đối với các địa phương trong việc cụ thể hóa
cơ chế, chính sách, xây dựng và quản lý các dự án phát triển, khai thác sử
dụng công trình cấp nước còn hạn chế, chưa được thường xuyên. Các chính
sách về quản lý và phát triển ngành nước, đặc biệt là chính sách tài chính
chưa được qui định cụ thể. Chưa có chính sách huy động các nguồn vốn
trong toàn xã hội từ mọi thành phần kinh tế, để thúc đẩy sự phát triển ngành.
Việc thi hành pháp luật còn yếu, chưa có bộ máy và cơ chế để thực hiện các
luật, quy định đã ban hành.
2.2.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước cấp nước đô thị trên địa bàn Hà Nội
Thực hiện theo quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 6 tháng 5 năm 2008 của
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thì đã chuyển chức năng, tổ chức quản lý
nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị trong đó có lĩnh vực cấp nước từ Sở Giao
thông vận tải sang Sở Xây dựng. Việc cung cấp nước hệ thống đô thị của
thành phố được giao cho 4 công ty cung cấp nước đảm trách gồm: Công ty
TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kinh
doanh nước sạch (Viwaco), Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và
Công ty CP Cấp nước Sơn Tây. Trong mỗi khu vực dịch vụ, mỗi công ty có
trách nhiệm khai thác, sản xuất và cung cấp nước đã xử lý cho người sử dụng.
Các công ty nước này phải đáp ứng được yêu cầu chất lượng theo quy định
của Việt Nam và các tiêu chuẩn trong mức độ dịch vụ, phù hợp với nội dung
trong các hợp đồng với khách hàng dùng nước.
48
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy cấp nƣớc đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội
UBND TP Hà Nội
Sở Xây dựng
Phòng Hạ tầng kỹ
thuật
Công ty TNHH
MTV Nước
sạch Hà Nội
Công ty Cổ phần
nước Sơn Tây
Công ty CP
ĐTXD và kinh
doanh nước
sạch VIWACO
Công ty TNHH
MTV nước sạch
Hà Đông
Công ty Cổ phần nước sạch số 2
Công ty CP SXKD NS số 3
Xí nghiệp KDNS Ba Đình
Xí nghiệp KDNS Đống Đa
Xí nghiệp KDNS Cầu Giấy
Xí nghiệp KDNS Hai Bà Trưng
Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai
49
2.2.2.3. Lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố
Hà Nội
Công tác quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị có vai trò rất quan trọng,
đây là vấn đề vừa mang tính chiến lược nhưng phải đi trước một bước làm cơ
sở cho đầu tư cấp nước đô thị... Đồng thời là một trong những giải pháp chủ
yếu để quản lý cấp nước đô thị phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, góp
phần làm tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh
xã hội. Xác định rõ tầm quan trọng này, trong những năm qua thành phố Hà
Nội đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư có hiệu quả cùng với sự giúp đỡ các
sở, ban, ngành của thành phố; sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân; cấp
ủy và chính quyền Thành phố đã thường xuyên quan tâm sâu sát trong lãnh
đạo, chỉ đạo đề ra giải pháp cụ thể tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, kế
hoạch cấp nước đô thị trên địa bàn.
Đối với công tác lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị thì UBND
thành phố đã lập và hiện nay trên địa bàn Thủ đô Hà Nội hiện có hai Quy
hoạch liên quan đến lĩnh vực cấp nước: Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 và Quy hoạch cấp nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số
2691/QĐ-UBND ngày 18/4/2013. Và trong thời gian tới do các quy hoạch
này đã đến thời hạn rà soát, điều chỉnh, đồng thời các quy hoạch phân khu đô
thị được phê duyệt cũng có những thay đổi so với trước đây nên UBND
Thành phố chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng, cho phép lập điều chỉnh Quy
hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày
20/12/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết đị -TTg
về việc phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
50
Và để từng bước thực hiện Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 và các dự án đầu tư đồng bộ hạ tầng đô thị, trọng tâm
giải quyết thiếu nước ở các quận, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011.
Đảm bảo cấp nước ổn định về số lượng và chất lượng ở toàn bộ các quận và
thị xã Sơn Tây; từng bước đầu tư cấp nước khu vực lân cận dọc trục đường
Thăng Long, quốc lộ 32, quốc lộ 6, quốc lộ 1 và cấp nước cho các huyện
ngoại thành; giảm dần khai thác nước ngầm, tăng nguồn nước mặt, giảm tỉ lệ
thất thoát nước sạch, đảm bảo phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 29/KH-UBND ngày
9/3/2012 về việc phát triển hạ tầng cấp nước đô thị và các vùng lân cận thành
phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015. Tiếp đến để đảm bảo cấp nước an toàn,
chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn thành phố ngày 23/06/2017,
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã ký ban hành kế hoạch
số 148/KH-UBND về cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch
trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2020. Từ đó ta có thể thấy là các cơ quan quản
lý nhà nước về cấp nước đô thị đã rất quan tâm và chú trọng đến công tác lập
quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị.
Về quan điểm lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị của Thành phố
Hà Nội đó là: Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, Quy
hoạch sử dụng đất, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2030; Định hướng phát triển cấp nước
đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050
và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt; Hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu
51
các nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch với chất lượng bảo đảm,
đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô
Bảng 2.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nƣớc của thủ đô Hà Nội đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2050
T
T
Nhu cầu
Nhu cầu dùng nƣớc trung bình
(m
3
/ngđ)
Nhu cầu dùng nƣớc max (m3/ngđ)
Năm
2020
Năm
2030
Năm
2050
Năm
2020
Năm
2030
Năm
2050
1
Nhu cầu sử dụng
nước sinh hoạt
738.000 1.126.000 1.533.000 908.000 1.393.000 1.897.000
2
Nhu cầu sử dụng
nước công nghiệp
82.000 129.000 129.000 82.000 129.000 129.000
3
Nhu cầu sử dụng
nước các loại hình
dịch vụ khác
223.000 349.000 495.000 272.000 427.000 606.000
4 Nước thất thoát 224.000 335.000 419.000 298.000 410.000 513.000
Tổng nhu cầu sử dụng
nước
1.287.000 1.939.000 2.576.000 1.560.000 2.359.000 3.145.000
Nguồn: Quy hoạch cấp nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Bảng 2.3. Công suất các nhà máy nƣớc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quy hoạch
Công suất (m3/ngđ)
Nƣớc ngầm Nƣớc mặt Tổng công suất
Đến năm 2020 623.500 1.140.000 1.763.500
Đến năm 2030 613.000 2.125.000 2.738.000
Đến năm 2050 578.000 2.750.000 3.328.000
Nguồn: Quy hoạch cấp nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
52
Biểu đồ 2.3. Cân đối nhu cầu dùng nƣớc và tổng công suất nƣớc cấp giai đoạn
2020-2050
Đơn vị: nghìn m3/ngđ
Nguồn: Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
2.2.2.4. Công tác quản lý đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước đô thị trên địa
bàn thành phố Hà Nội
Đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước đô thị là một trong những nội dung
quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị nên được
UBND thành phố quan tâm và chú trọng thực hiện. Quy hoạch đầu tư, xây
dựng hệ thống cấp nước đô thị chú trọng vào việc đầu tư xây dựng nhà máy,
đầu tư các trạm bơm tăng áp chính, phát triển mạng lưới ống truyền trải, phân
phối và dịch vụ cũng như đầu tư vào các dự án chống thất thoát nước. Cụ thể
Hà Nội đã đầu tư vào các dự án tiêu biểu như sau:
Dự án cấp nước sông Đà: có công suất là 600.000m3/ngđ gồm 2 giai
đoạn với tổng mức đầu tư khoảng 158 triệu USD dự án sẽ cấp nước cho chuỗi
đô thị: Sơn Tây, Xuân Mai, Hòa Lạc, Miếu Môn, Hà Đông, Hà Nội. Hiện tại,
giai đoạn 1 với công suất 300.000m3/ngđ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng
trên các tuyến phố: Trần Duy Hưng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Trãi, Hoàng Minh
Giám, Nguyễn Tuân, Trường Chinh
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
Năm 2020 Năm 2030 Năm 2050
Nhu cầu dùng nước trung bình
Nhu cầu dùng nước tối đa
Tổng công suất các nhà máy
nước
53
Dự án cấp nước sông Hồng do UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu và
đề xuất với tổng công suất khoảng 300.000m3/ngđ chia làm 2 giai đoạn. Giai
đoạn 1 của dự án với tống vốn đầu tư là 42 triệu USD và công suất đạt
150.000m
3/ngđ.
Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống là nhà máy cấp vùng, với quy mô
theo quy hoạch đến năm 2020 đạt công suất 300.000m3/ngđ tổng vốn đầu tư
225 triệu USD.
Về đầu tư xây dựng nhà máy nước có dự án cấp nước thị trấn Yên Viên
công suất 10.000 m3/ngđ; dự án nâng công suất Nhà máy nước Sơn Tây 2 từ
10.000 m
3/ngđ lên 20.000 m3/ngđ; Xây dựng Nhà máy nước mặt Sông Đuống
công suất 150.000 m3/ngđ.
Về đầu tư các trạm bơm tăng áp chính: Xây dựng trạm bơm với công
suất là 20.000 m3/ngđ, dung tích bể chứa 4.000 m3. Nguồn từ Nhà máy nước
mặt Sông Đà cấp cho quận Hà Đông và các huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức; Xây
dựng trạm bơm tăng áp với công suất là 30.000 m3/ngđ, dung tích bể chứa
6.000 m
3
, lấy nước từ Nhà máy nước mặt Sông Đà cấp cho thị xã Sơn Tây;
Xây dựng trạm bơm tăng áp với công suất là 10.000 m3/ngđ, dung tích bể
chứa 1.500 m3, lấy nước từ Nhà máy nước mặt Sông Đà cấp cho huyện Ba Vì.
Về phát triển mạng lưới đường ống truyền tải, phân phối và dịch vụ:
Phát triển mạng lưới cấp I đường kính ống từ DN300 - DN1500, giai đoạn
đến năm 2015 khối lượng tổng cộng khoảng 300 km; Hoàn thiện mạng lưới
phân phối, dịch vụ trên địa bàn Thành phố với tổng số khoảng 4.000 km, ưu
tiên phát triển mạng lưới trên địa bàn các quận còn thiếu nước và cơ bản hoàn
thiện mạng lưới đường ống các huyện Gia Lâm, Từ Liêm, dọc các tuyến
đường quốc lộ 32, 6, 1, Láng - Hòa Lạc, phát triển mạng lưới cấp nước khu
nông thôn liền kề đô thị.
54
Về đầu tư chống thất thu, thất thoát nước sạch: Cải tạo, thay thế khoảng
70 km đường ống cũ khu vực Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng,
Hà Đông, Sơn Tây; thay thế khoảng 400.000 đồng hồ nước.
Về đầu tư xây dựng nhà máy nước: Nâng công suất Nhà máy nước mặt
Sông Đà từ 300.000 m3/ngđ lên 600.000 m3/ngđ; Xây dựng Nhà máy nước
mặt Sông Hồng công suất 300.000 m3/ngđ; Nâng công suất Nhà máy nước
mặt Sông Đuống từ 150.000 m3/ngđ lên 300.000 m3/ngđ (trong đó lượng nước
cấp cho nhu cầu Thủ đô Hà Nội là: 240.000 m3/ngđ, phần còn lại dự kiến cấp
cho các khu vực liền kề Hà Nội của các tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh).
Về phát triển mạng lưới đường ống truyền tải, phân phối và dịch vụ:
Hoàn thiện mạng lưới cấp nước khu vực đô thị từ trung tâm đến vành đai 3;
Phát triển mạng lưới cấp nước tại các khu vực từ vành đai 3 đến vành đai 4
của đô thị trung tâm, khu vực đô thị Long Biên - Gia Lâm, Đông Anh, Mê
Linh, Sóc Sơn, Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên; Tiếp tục phát triển
các tuyến truyền tải từ các nhà máy nước mặt sông Đà, sông Hồng, sông
Đuống đến đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh; Xây dựng các trạm bơm
tăng áp chính tại Kim Bài, Sóc Sơn, Xuân Mai, Phú Xuyên, Chúc Sơn; Phát
triển mạng lưới cấp nước khu vực nông thôn liền kề các đô thị.
Thực hiện chủ trương của Thành ủy, UBND thành phố kêu gọi xã hội
hóa trong lĩnh vực đầu tư cấp nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thành phố đã điều chỉnh cắt giảm các nguồn vốn vay và nguồn vốn đầu tư
trực tiếp từ ngân sách thành phố và chỉ đạo nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư
lĩnh vực này. UBND TP Hà Nội hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia đầu tư nước
sạch trên địa bàn TP việc lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại; giới thiệu
ngân hàng cho vay vốn với lãi suất vay ưu đãi; hỗ trợ thủ tục đầu tư, đảm bảo
thông thoáng, nhanh gọn.
55
Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ kinh phí phát triển nguồn và phát triển mạng lƣới
cấp nƣớc
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Biểu đồ 2.5. Tỉ lệ cơ cấu nguồn vốn của các dự án đầu tƣ cấp nƣớc
Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.2.2.5. Công tác quản lý giá tiêu thụ, chống thất thoát, thất thu nước đô thị
Công tác quản lý giá tiêu thụ nước là một nội dung được UBND thành
phố Hà Nội quan tâm và chú trọng thực hiện nhằm có những điều chỉnh phù
hợp với tính hình thực tế của địa phương. UBND thành phố Hà Nội đã ban
hành Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND Quy định đơn giá bán nước sạch từ
90%
10%
Dự án phát triển
nguồn
Dự án phát triển
mạng lưới
0%
12%
10%
78%
Ngân sách nhà nước
Xã hội hóa
Ngân sách nhà nước và
Xã hội hóa
Xã hội hóa và ODA
56
hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh trên địa bàn thành phố Hà Nội cho
mục đích sinh hoạt như sau:
Bảng 2.4. Giá bán nƣớc sạch cho đối tƣợng là hộ gia đình sử dụng vào
mục đích sinh hoạt
Đơn vị tính: Ngàn đồng
TT
Mức sử dụng nƣớc sinh
hoạt của hộ dân cƣ
(m
3/tháng/hộ)
Giá bán nƣớc
từ 01/10/2013
(đồng/m3)
Giá bán nƣớc
từ 01/10/2014
(đồng/m3)
Giá bán nƣớc
từ 01/10/2015
(đồng/m3)
1 Mức 10 m3 đầu tiên 4.172 5.020 5.973
2 Từ 10m3 đến 20m3 4.930 5.930 7.052
3 Từ 20m3 đến 30m3 6.068 7.313 8.669
4 Trên 30m
3
10.619 13.377 15.929
Nguồn: Quyết định 38/2013/QĐ-UBND
UBND thành phố cho phép khu vực nội thành thực hiện giá nước được
duyệt tại quyết định số 38/2013/QĐ-UBND và quyết định số 39/2013/QĐ-
UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trong quá trình thực hiện khi
chính sách nhà nước thay đổi, giá thành sản xuất và lưu thông nước có biến
động, đồng thời khi nhà máy nước mặt sông Hồng, nhà máy nước mặt sông
Đuống và dự án nước mặt sông Đà giai đoạn 2 đi vào hoạt động, chi phí sản
xuất và lưu thông nước sạch sẽ thay đổi. Các đơn vị cấp nước trên địa bàn sẽ
xây dựng phương án giá nước trình UBND thành phố xem xét, điều chỉnh.
Theo quy định tại quyết định 69/2013/QĐ-UBND Quy định về sản xuất,
cung cấp, sử dụng nước sạch và bảo vệ công trình cấp nước trên địa bàn thành
phố Hà Nội thì:“Khách hàng sử dụng nước là các hộ gia đình đã thỏa thuận
đấu nối vào mạng lưới cấp nước của đơn vị cấp nước mà không sử dụng hoặc
sử dụng nước ít hơn 4m3/hộ gia đình/tháng thì hộ gia đình có nghĩa vụ thanh
toán và đơn vị cấp nước được phép thu tiền nước theo khối lượng nước sử
dụng tối thiểu quy định là 4m3/hộ gia đình/tháng”. Người tiêu dùng chỉ trả
57
tiền cho hàng hóa, dịch vụ mà mình sử dụng, không thể trả tiền cho cái mà
mình không sử dụng và tiêu dùng. Việc sử dụng ít hơn 4m3/hộ/tháng là do
nhu cầu thực tế. Nếu tính khối lượng nước tối thiểu là 4m3/hộ/tháng đối với
những hộ có nhu cầu ít hơn 4m3/hộ/tháng sẽ khuyến khích sự lãng phí nước
sạch, không hợp lý.
Về quản lý chông thất thoát, thất thu nước. Trong công tác quản lý nhà
nước về cấp nước đô thị thì đây là vấn đề khiến các cơ quan quản lý nhà nước
quan tâm giải quyết. Để đảm bảo cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu
nước sạch trên địa bàn thành phố ngày 23/06/2017, Phó Chủ tịch UBND TP
Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã ký ban hành kế hoạch số 148/KH-UBND về cấp
nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn giai đoạn
2017-2020. Từ đó ta có thể thấy là các cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước
đô thị đã rất quan tâm và chú trọng đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch cấp
nước đô thị. Theo yêu cầu mỗi năm tỷ lệ thất thoát nước sạch sinh hoạt phải
giảm nhưng hiện tỷ lệ này của Hà Nội vẫn ở mức cao, trung bình 22% [25].
Trong đó tỷ lệ thất thoát của 4 doanh nghiệp, đơn vị cung cấp nước sạch sinh
hoạt chính trên địa bàn lại khác nhau: tỷ lệ thất thoát nước của Công ty TNHH
MTV Nước sạch Hà Nội là 24%; Công ty Cổ phần ĐTXD và Kinh doanh
nước sạch Hà Nội là 25%; Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông là 22%;
Công ty Nước sạch Sơn Tây là 20%. Hà Nội đã cắt bỏ, thay thế 70 km đường
ống cũ khu vực Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Đông,
Sơn Tây và sửa chữa sự cố hư hỏng kịp thời; Thay thế 400.000 đồng hồ đo
nước nhằm giảm lượng nước thất thoát trên hệ thống đường ống – kinh phí
400 tỉ đồng; Sử dụng thiết bị ghi đọc cầm tay trong việc đọc chỉ số đồng hồ
chính xác, kiểm tra sử dụng nước của các hộ dùng khoán để truy thu tiền
nước; Lắp đặt đồng hồ tổng cho từng khu vực để kiểm soát lượng nước thất
thoát và có giải pháp hữu hiệu cho từng khu vực; Xây dựng hoàn thiện chế độ
vận hành nhà máy, trạm bơm tiết kiệm điện năng, tối ưu hóa quy trình vận
58
hành; Tập trung nâng cao trình độ chuyên môn và trách nhiệm phục vụ của
nhân viên ngành nước trong công tác ghi, thu tiền nước, kiểm tra vận hành
trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại; Tăng cường công tác quản lý, kiểm
tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hệ thống cấp nước (gây vỡ ống, đục
phá ống, đấu vào nguồn nước không phép)
2.2.2.6. Công tác quản lý chất lượng nước
Công tác thanh tra, kiểm tra nước sạch đô thị cơ bản đảm bảo được mục
tiêu, chất lượng nước sạch đô thị, góp phần để người dân tận hưởng cuộc sống
trong lành. Các nhà máy hầu hết đã thực hiện chế độ nội kiểm xét nghiệm các
chỉ tiêu nhóm A,B theo quy định tại thông tư 15/2006/TT-BYT của Bộ Y tế
về hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống thực hiện kiểm
tra thường xuyên đối với một số chỉ tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_cap_nuoc_do_thi_o_dia_ban_thanh.pdf