Luận văn Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ

CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM . 8

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn. 8

1.2. Đặc điểm, các tác hại của chất thải rắn đến môi trường, môi sinh

và con người. 11

1.3. Sự cần thiết, Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về chất thải rắn. 19

1.4. Nội dung quản lý quản lý nhà nước đối với chất thải rắn. 26

1.5. Bài học kinh nghiệm . 33

Chương 2. THỰC TRANG CHẤT THẢI RẮN TẠI ĐÔ THỊ VÀ

QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ KONTUM, TỈNH KON TUM. 36

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với chất thải rắn trên địa

bàn thành phố Kon Tum, tỉnh KonTum. 36

2.2. Thực trạng rác thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum. 59

2.3. Thực trạng QLNN đối với rác thải rắn trên địa bàn thành phố Kon

Tum, tỉnh Kon Tum .68

2.4. Thành tựu và hạn chế QLNN đối với chất thải rắn trên địa bàn

thành phố Kon Tum . 83

CHưƠNG 3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ MỘT SỐ GIẢI

PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI

CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH

KON TUM . 89

3.1. Quan điểm của Đảng về QLNN đối với quản lý chất thải rắn. 89

3.2. Một số giải pháp. 93

3.3. Một số khuyến nghị. 100

pdf118 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ thống nhà ở đô thị và của KCN. Sự phát triển của các trung tâm kinh tế và đô thị liền kề: KCN cần có mối liên hệ với các trung tâm kinh tế và đô thị vì có thể tận dụng được những lợi thế so sánh phục vụ cho việc phát triển, thúc đẩy sự thành công của KCN, cụ thể: Lợi thế về việc tận dụng cơ sở hạ tầng của khu vực đã được nhà nước và địa phương đầu tư (đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thồng thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học); Lợi thế về việc tận dụng hạ tầng dịch vụ tài chính như hệ thống ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư; hệ thống dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, khu thể thao;Là nơi tập trung các cơ sở đào tạo, dạy nghề, các Trung tâm, Viện nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu khoa học khác; là nơi tập trung nhiều lao động kỹ thuật có chất lượng cao; Là nơi đã có sẵn những cơ sở công nghiệp phụ trợ (cung cấp linh kiện, vật tư, thiết bị, phụ tùng, bán thành phẩm.). 45 Sự ổn định chính trị, cơ chế chính sách và môi trường đầu tư: Kinh nghiệm cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài ngoài việc xem xét các ưu đãi về kinh tế của quốc gia tiếp nhận đầu tư mà còn rất quan tâm tới sự ổn định về chính trị, xã hội của quốc gia đó vì nó đảm bảo sự ổn định vững chắc trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư vào các KCN. Không một nhà đầu tư nào lại muốn đầu tư vào một quốc gia có nhiều thay đổi về thể chế chính trị, đường lối chính sách không nhất quán, an ninh xã hội phức tạp Hệ thống pháp luật phải chặt chẽ, đầy đủ và có hiệu lực cao giúp các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh, bảo vệ được lợi ích hợp pháp của mình.Ngoài ra, các chính sách kinh tế vĩ mô khác về đầu tư, lao động, việc làm, giáo dục đào tạo, thương mại cũng có ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung và vào các KCN nói riêng. Sự phát triển của công nghiệp phụ trợ, khả năng cung cấp nguyên vật liệu: Khi đầu tư sản xuất vào các KCN, các nhà đầu tư rất quan tâm đến khả năng cung ứng sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ địa phương bởi điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chi phí nếu phải nhập ngoại, đến thời gian vận chuyển, đến việc chủ động trong xây dựng kế hoạch sản xuất. Do vậy, năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ tại địa phương cao, sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, giá cả cạnh tranh; số lượng và chất lượng các dịch vụ phụ trợ đảm bảo yêu cầu phát triển thì đó là những nhân tố góp phần tạo nên sự thành công của khu công nghiệp. Nguồn cung lao động: Hoạt động sản xuất nói chung và trong KCN nói riêng, xét về thực chất, là quá trình lao động, tức là sự kết hợp giữa các yếu tố con người với tư liệu sản xuất, trong đó người lao động luôn là nhân tố quan trọng, là lực lượng sản xuất chủ yếu. Vì vậy quy mô, mức độ, hiệu quả kinh doanh trong KCN phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng nguồn lao động hiện có và xu hướng vận động của nó.[Nguồn lao động có đủ sức lao 46 động (những năng lực về thể chất, trình độ chuyên môn, tinh thần) là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đó là tài sản vô giá mà doanh nghiệp được sử dụng. Do vậy, việc cung ứng đủ số lượng và đảm bảo chất lượng, trình độ tay nghề của người lao động nói chung, cũng như lao động có hàm lượng chất xám cao nói riêng làm việc trong các KCN là tiền đề để xây dựng thành công KCN. Vốn đầu tư: Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được coi như là tiền đề để thu hút các nguồn vốn đầu tư khác và các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN phải bỏ ra ngay từ ban đầu. Các nhà đầu tư chỉ bỏ vốn đầu tư vào KCN khi đã có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh do vậy các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN phải có tiềm lực tài chính tốt nhằm đảm bảo tiến độ đền bù, giải toả và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đúng quy chuẩn để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuê đất nhanh chóng tiến hành xây dựng nhà máy. Nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, vì vậy nguồn vốn đầu tư không những phải đảm bảo đầy đủ mà còn phải được phân kỳ đầu tư đúng lúc, đúng chỗ để có thể phát huy tối đa tác dụng. 47 Sơ đồ mặt bằng tổng thể khu Công nghiệp Hòa bình, TP. Kon Tum Nguồn: Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum Theo quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 1474/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kon Tum ngày 28/12/2018 về phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Hoà Bình, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum với các nội dung như sau: Phạm vi, ranh giới: Thuộc phường Lê Lợi và xã Đoàn Kết thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, ranh giới cụ thể: Phía Bắc giáp: Khu dân cư; đường mòn và đất cây hàng năm, đất lâm nghiệp; Phía Nam giáp: Khu dân cư, đất cây hàng năm khác và đất lúa nước; Phía Đông giáp: Đường Phạm Văn Đồng (đường Hồ Chí Minh qua đô thị). Phía Tây giáp: Đất cây hàng năm khác và đất lúa nước. Diện tích: 130 ha (trong đó phần diện tích hiện trạng là 60 ha; phần diện tích mở rộng 70 ha). Mục tiêu: Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon 48 Tum giai đoạn đến 2020, giúp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện thắng lợi chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi thu hút đầu tư phát triển sản xuất và kinh tế xã hội. Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Hoà Bình nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, chế tạo, nhà máy chế biến và dịch vụ công nghiệp của các nhà đầu tư tạo môi trường đầu tư thuận lợi và tập trung theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh. Có kế hoạch khai thác và quản lý sử dụng quỹ đất một cách hợp lý, tạo lập một môi trường không gian, kiến trúc cảnh quan phù hợp với sự phát triển của khu vực. Tăng nguồn thu cho ngân sách, làm động lực thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng trưởng kinh tế - xã hội trong khu vực và đất nước nói chung. Góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào quản lý môi trường, quy hoạch kiến trúc, công nghiệp...Tính chất: Là khu công nghiệp tập trung xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, ít gây ô nhiễm môi trường, bao gồm các loại hình công nghiệp: Chế biến nông lâm sản, hàng tiêu dùng,... phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Về quy hoạch: Được phân thành ba cụm theo trục đường giao thông chính, cụ thể như sau: Cụm số 1: Là khu các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng. Cụm số 2: Là khu các nhà máy chế biến nông, lâm sản. Cụm số 3: Là khu nhà máy chế biến nông sản .Các công trình xây dựng mới phải tuân thủ theo quy định quản lý quy hoạch, nhằm tạo lập môi trường ở hài hòa, sạch đẹp, tạo được mỹ quan và phát triển bền vững. Đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đảm bảo yêu cầu của từng nhà máy trong khu công nghiệp theo quy định quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng quy định. Khu công trình hành chính - dịch vụ công cộng: Được bố trí trên trục giao thông chính, gần cổng ra vào của khu các nhà máy, thuận tiện cho việc giao dịch và điều hành. Các công 49 trình xây dựng phải đảm bảo phù hợp với tính chất, chức năng phục vụ và tuân thủ điều kiện sử dụng đất và các yêu cầu quy định quản lý quy hoạch. Các khu kỹ thuật: Khu xử lý nước thải được bố trí về phía Đông - Bắc khu quy hoạch (về phía Tây suối IatCha). Bãi tập kết chất thải rắn được bố về phía Tây, cuối khu công nghiệp. Vị trí đài nước bố về phía Tây khu công nghiệp làm nhiệm vụ điều hoà lưu lượng nước các khu cây xanh. Về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật: San nền, thoát nước mưa, giao thông, cấp điện, cấp nước. Rác thải khu công nghiệp từ các nhà máy sẽ được phân loại riêng ngay trong từng nhà máy. Việc phân loại phải đảm bảo tách riêng rác thải sinh hoạt và sản xuất thông thường không độc hại ra khỏi rác thải công nghiệp độc hại . Các loại rác này được tập trung tại vị trí qui định trong từng nhà máy và được thu gom được đưa về tập trung tại bãi trung chuyển rác của KCN đặt tại khu đất kỹ thuật (F1, F2) để từ đó đưa đi xử lý tại bãi rác của thành phố. Đối với chất thải rắn: Trong từng phân xưởng, từng nhà máy phải được trang bị thùng chứa rác có nắp đậy, đồng thời phải hợp đồng với đơn vị làm quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn thu gom vận chuyển rác thải. Hiện tại, thành phố Kon Tum có Quy hoạch 01 khu công nghiệp Hòa Bình về Quy hoạch đồng bộ hóa với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 50 2.1.4.2. Ảnh hưởng khu quy hoạch rác thải Bản đồ đánh giá hiện trạng khu đất xây dựng Nguồn: Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum. 51 Quy hoạch chất thải rắn là một trong những ưu tiên của quản lý bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển đô thị bền vững; quản lý chất thải rắn phải lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp. Vai trò chủ đạo là Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho quản lý quản lý chất thải rắn; quản lý chất thải rắn không khép kín theo địa giới hành chính, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, sự an toàn về xã hội và môi trường và phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; quản lý chất thải rắn phải tuân thủ theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Năm 2011, UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt Đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 tại Quyết định số 596/QĐ-UBND ngày 01/07/2011, trong đó có nêu các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch “Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các đơn vị khác theo cơ chế hợp đồng, cung cấp dịch vụ hoặc đấu thầu thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích theo quy định của Pháp luật;”Cũng theo Quyết định số 596 /QĐ-UBND ngày 01/7/2011 thì đây là nhà máy xử lý chất thải rắn chủ lực của tỉnh Kon Tum khi đi vào hoạt động dự án sẽ xử lý toàn bộ lượng chất thải rắn hiện đang chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải rắn thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum; lượng chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày của thành phố Kon Tum và chất thải rắn không nguy hại thuộc các khu công nghiệp, cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Kon Tum. Đến nay, thành phố Kon Tum đã thực hiện xong quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố và đã triển khai thu hút kêu gọi đầu tư nhà 52 máy xử lý chất thải rắn đang hoạt động tốt. Nhưng trong thời gian tới thành phố cũng tính đến sự mở rộng quy hoạch, nhằm tránh trường hợp quá tải hoặc ảnh hưởng các khu dân cư xung quanh trước sự bùng nổ quá nhanh vấn đề đô thị hóa. 2.1.5. Ảnh hưởng khoa học công nghệ xử lý rác thải Căn cứ vào khối lượng, thành phần, tính chất CTR. Ưu tiên lựa chọn các công nghệ tái chế, thu hồi chất thải tạo ra nguyên liệu và năng lượng, các công nghệ hạn chế chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất xây dựng. Hạn chế và xử lý triệt để các yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Lựa chọn các công nghệ đã được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, được cấp giấy phép hoạt động. Đảm bảo hiệu quả kinh tế và khả thi về kỹ thuật. Để lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn đô thị phải căn cứ: Thành phần, đặc tính và khối lượng CTR. Khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn. Có diện tích đất đai đáp ứng cho nơi xử lý. Yêu cầu mức độ kỹ thuật, vệ sinh môi trường. Trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực cán bộ, nhân công. Nhu cầu của thị trường về sử dụng các sản phẩm từ việc xử lý CTR. Khả năng tài chính của địa phương. Độ tin cậy của công nghệ trong quá trình hoạt động. Khi lựa chọn công nghệ xử lý CTR cần phải đánh giá sự ph hợp của công nghệ đó với các tiêu chí, gồm 4 nhóm tiêu chí cơ bản sau: Sự thích hợp với điều kiện thực tế của địa phương (khối lượng, thành phần, tính chất CTR, điều kiện tự nhiên, tài chính, đặc điểm kinh tế - xã hội và trình độ khoa học kỹ thuật, nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm, ...). Tiêu chí môi trường: Mức độ và hiệu quả giải quyết nhiệm vụ vệ sinh môi trường của công nghệ (dựa theo tiêu chí môi trường và đánh giá nhanh tác động môi trường). Tiêu chí kinh tế: Ý nghĩa thiết thực của việc lựa chọn công nghệ xử lý trong nền kinh tế quốc dân và riêng của địa phương, bao gồm: Vốn đầu tư ban đầu; chi phí vận hành, bảo dưỡng; hiệu quả và thời gian hoàn vốn của công trình xử lý. Các tiêu chí kỹ thuật của công 53 nghệ xử lý bao gồm: Số lượng việc làm được tạo ra; mức tiêu thụ năng lượng điện, nước; thời gian xây dựng và hoạt động; công suất xử lý ở mức cao nhất và trung bình; nhân công và mức độ cơ giới hóa sản xuất. Dự án Nhà máy xử lý và tái chế rác thải tỉnh Kon Tum do Công ty TNHH Song Nguyên Kon Tum xây dựng với vốn đầu tư giai đoạn 1 là hơn 99 triệu đồng, công suất xử lý khoảng 200 tấn rác thải/ngày đêm. Nhà máy đã bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 1/2018, là nơi xử lý và tái chế khoảng 70 tấn rác thải sinh hoạt hàng ngày trên địa bàn 10 phường và 11 xã (thành phố Kon Tum). Nhà máy xử lý và tái chế rác thải tỉnh Kon Tum là công nghệ xử lý rác thải đô thị chưa phân loại rác thải. Điểm khác biệt mang tính độc đáo của công nghệ là có các máy ủ hữu cơ làm nhiệm vụ ủ rác hữu cơ với thời gian cực ngắn từ 8 đến 12 giờ. Rác hữu cơ đã biến thành phân hữu cơ, là nguyên liệu m n tinh sản xuất phân hữu cơ. Chính vì vậy, tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong quá trình ủ rác hữu cơ và giảm chi phí đầu tư xây dựng khoảng 25 ngàn mét vuông nhà xưởng ủ phân so với các công nghệ khác, dẫn đến suất đầu tư thấp hơn so với các công nghệ khác (kể cả các công nghệ trong nước và công nghệ nước ngoài); công nghệ xử lý khá triệt để, đáp ứng các yêu cầu về quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có tỷ lệ chôn lấp khoảng 5%. Điểm mạnh của công nghệ nêu trên được minh chứng bằng thực tiễn là đã áp dụng rất thành công tại 02 (hai) Nhà máy: Nhà máy xử lý rác thải Nam Thành tại ấp Kiền Kiền, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận (Nhà máy hoạt động từ năm 2002). Nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại thôn Ngòi Sen, xã Văn Tiến, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái (Nhà máy hoạt động từ năm 2013). Nhãn hiệu hàng hóa: Phân hữu cơ vi sinh “Địa cầu xanh” của Công ty TNHH XD-TM&SX Nam Thành Ninh Thuận đã được chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 66976 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 03.10.2005. 54 Bên cạnh, những mặt đạt được của Cộng nghệ xử lý trên. Nhà máy xử lý và tái chế rác thải tỉnh Kon Tum là công nghệ xử lý rác thải đô thị chưa phân loại rác thải. Từ thực trạng trên, vấn đề tìm kiếm, lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt cả nước nói chung và Thành phố Kon Tum nói riêng để đầu tư ph hợp điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của các địa phương là vấn đề cấp thiết. Trong khi đó theo Quyết định số 491/QÐ-TTg, ngày 7-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn 2050, nêu rõ mục tiêu đến năm 2025, có 90% tổng lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ; phấn đấu tỷ lệ CTRSH xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệ dưới 30% so với lượng chất thải được thu gom Với vai trò là cơ quan đầu mối thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành có liên quan tiến hành phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc của các tỉnh, thành phố trong việc áp dụng, lựa chọn mô hình quản lý và sử dụng công nghệ xử lý CTRSH tại địa bàn mình. Trên cơ sở đó, Bộ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về công nghệ xử lý CTRSH trên tinh thần bám sát các mục tiêu Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn 2050, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc hạn chế chôn lấp, tăng cường khả năng tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ. Bên cạnh đó, nghiên cứu và sớm ban hành danh mục công nghệ xử lý CTRSH dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, số lượng CTRSH, quỹ đất, địa lý để các địa phương lựa chọn công nghệ ph hợp điều kiện kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng các công nghệ xử lý đi kèm các giải pháp giảm đến mức thấp nhất, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải, hạn chế thấp nhất lượng thải phải chôn lấp 55 2.1.6. Ảnh hưởng quyết tâm chính trị Từ những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý chất thải rắn cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng, đặc biệt khu trung tâm thành phố Kon Tum. Chính vì thế UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo quyết liệt từng Sở, ban ngành trong quản lý quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum cụ thể, như sau: Quản lý tổng hợp chất thải rắn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho quản lý quản lý tổng hợp chất thải rắn. Quản lý tổng hợp chất thải rắn được thực hiện liên v ng, liên ngành, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an toàn về xã hội và môi trường, gắn với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch phát triển khác. Quản lý tổng hợp chất thải rắn là một trong những ưu tiên của quản lý bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững đất nước. Quản lý tổng hợp chất thải rắn phải đáp ứng theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, theo đó các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm đóng góp kinh phí, khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Quản lý chất thải rắn phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp. Trách nhiệm chính quản lý của các cấp chính quyền UBND tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng các công trình xử lý CTR thuộc v ng tỉnh và v ng liên tỉnh nằm trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch quản lý CTR cấp địa phương do Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức phê duyệt. Tổ chức hoạt động quản lý CTR trên địa phương, công bố, công khai quy hoạch quản lý CTR, tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật 56 trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển CTR. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường trên toàn tỉnh. Chỉ đạo, giám sát quản lý quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch bảo vệ môi trường. Sở xây dựng là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh, chịu trách nhiệm chính trong hoạch định chính sách, quy hoạch và đầu tư xây dựng các cơ sở quản lý, xử lý CTR. Xây dựng và quản lý các hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan đến CTR ở cấp địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường hoạch định chính sách, hệ thống pháp lý ở cấp địa phương, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, Thanh tra, giám sát quản lý quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ , tư vấn về kỹ thuật cho hoạt động xử lý chất thải rắn cho các huyện. Phối hợp với các Sở, Ban, Nghành trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức quản lý chất thải rắn. Chủ trì phân loại CTR tại nguồn. Hàng năm lập báo cáo tổng hợp tình hình quản lý CTR sinh hoạt, CTR nông nghiệp của toàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường tại các trạm trung chuyển, khu xử lý CTR toàn tỉnh. Xây dựng hướng dẫn UBND các huyện về tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật lựa chọn địa điểm và xây dựng các trạm trung chuyển CTR cho các điểm dân cư nông thôn. UBND thành phố hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường cho quản lý quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện. Chỉ đạo, giám sát quản lý bảo vệ môi trường; quản lý thực hiện quy hoạch quản lý chất rắn thải. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường trên địa bàn. Chỉ đạo phòng tài nguyên và môi trường tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường các cơ sở thu mua phế liệu và các doanh nghiệp trên địa bàn theo phân cấp. Xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý CTR thông thường trên địa bàn. Lập kế hoạch đóng cửa các bãi rác không hợp vệ sinh 57 môi trường. Xây dựng giá dịch vụ thu gom, xử lý CTR trên địa bàn của mình, đề nghị Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt UBND các xã, phường dành qũy đất công điền làm điểm tập kết rác thải ở các thôn. Hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường cho quản lý quản lý chất thải rắn trên địa bàn các xã, phường. Chỉ đạo, giám sát quản lý bảo vệ môi trường; quản lý thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường trên địa bàn. Chỉ đạo cán bộ chuyên trách về môi trường tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường các cơ sở thu mua phế liệu và các doanh nghiệp trên địa bàn theo phân cấp. Phối hợp với UBND thành phố lập kế hoạch đóng cửa các bãi rác không hợp vệ sinh môi trường. Tham mưu cho UBND thành phố trong việc quy hoạch các điểm trung chuyển CTR cho các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn. Phối hợp với các nghành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, đề xuất xử lý theo thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nhất là các hoạt động thu gom, xử lý CTR thông thường và các BCL không hợp vệ sinh trên địa bàn. Thành lập tổ VSTM, HTX chịu trách nhiệm thu gom CTR sinh hoạt trên địa bàn Bảng 2.1. Các văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Kon Tum. STT Số văn bản Ngày tháng Đơn vị ban hành Trích yếu 1 15/NĐ-CP 4/2009 Thủ tướng Chính phủ Thành lập thành phố Kon Tum trực thuộc tỉnh Kon Tum 2 596/QĐ- UBND 01/07/2011 UBND tỉnh Kon Tum Phê duyệt Đồ án quy hoạch quản lý chất thải 58 rắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 3 1474/2018/QĐ- UBND 28/12/2018 UBND tỉnh Kon Tum Phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Hoà Bình, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum 4 19/2018/QĐ- UBND 04/07/2018 UBND tỉnh Kon Tum Quy chế phối hợp trong quản lý quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum 5 3547/KH- UBND 21/12/2018 UBND tỉnh Kon Tum Thực hiện phong trào “chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Kon Tum 6 07/2017/QĐ- UBND 15/2/2017 UBND tỉnh Kon Tum Mức giá vệ sinh, đơn giá, định mức thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương 7 1308/QĐ- UBND 21/12/2015 UBND tỉnh Kon Tum Quyết định chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy xử lý và tái chế rác thải tỉnh Kon Tum cho Công Ty TNHH Song Nguyên Kon Tum 59 8 2650/KH- UBND 19/9/2018 UBND tỉnh Kon Tum Điều tra, thống kế chất thải trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2018 9 239/BC-UBND 25/10/2018 UBND tỉnh Kon Tum Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2018 10 1024/QĐ- UBND 27/9/2018 UBND tỉnh Kon Tum Ban hành kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo mô hình cụm trên địa bàn tỉnh Kon Tum 11 Số: 359/BC- STNMT 25/6/2018 Sở Tài nguyên & Môi trường Quản lý quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Kon Tum Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum. 2.2. Thực trạng rác thải rắn trên thành phố KonTum 2.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt Hiện tại, trên địa bàn thành phố có khoảng 238 điểm trung chuyển(ĐTC) rác thải cố định. Khối lượng rác thu gom khoản 70-80 tấn/ngày, Trên 10 phường (Duy Tân, Lê Lợi, Ngô Mây, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Quyết Thắng, Thắng Lợi, Thống Nhất, Trần Hưng Đạo, Trường Chinh và 11 xã (Chư Hreng, Đắk Blà, Đắk Cấm, Đắk Năng, Đắk Rơ Va, Đoàn Kết, Hòa Bình, Ia Chim, Kroong, Ngọk Bay, Vinh Quang)..Công nhân thu gom và chứa rác bằng cộ đẩy 0,25 m3, cộ 0,5 m3 không có nắp đậy, đáy hở. Với việc bố trí ĐTC quá dày và dụng cụ chứa rác để lộ thiên; phương tiện thu gom và chứa 60 rác còn thiếu, chưa đạt yêu cầu, thường xuyên hư hỏng làm phát sinh mùi hôi, động vật, côn trùng có hại (chuột, ruồi, gián, muỗi ), nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường xung quanh, nguy cơ phát tán dịch bệnh cao. Năng lực vệ sinh, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt: Tổng số công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ quét dọn, thu gom và vận chuyển là 199 người. Trong đó gồm: Đội xe cơ giới thu gom rác thải 08 người, đội theo xe cơ giới 23 người, 07 Đội vệ sinh 168 người (đã bao gồm 5 người của phòng Kế hoạch - Kinh Doanh tăng cường). Phương tiện thu gom, vận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_chat_thai_ran_tren_dia_ban_than.pdf
Tài liệu liên quan