Luận văn Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ

HÀNG GIẢ TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

1.1. Khái niệm về quản lý Nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương

mại và hàng giả trong lĩnh vực Hải quan.

1.2. Các biện pháp quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận

thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Hải quan.

1.3. Kinh nghiệm của một số Hải quan địa phương và quốc tế.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG

BUÔN LÂU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ CỦA

LỰC LƯỢNG HẢI QUAN CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN

2.1. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Cục Hải quan Đắk

Lắk, Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum.

2.2. Kết quả công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương

mại và hàng giả của Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên .

2.3. Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu.

1 7 7

22

[30

37

37

40

61

pdf131 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu cầu kiểm soát việc tuân thủ pháp luật và tạo thuận lợi thương mại; với tỷ lệ kiểm tra hiện nay, xanh: 58,29%; vàng: 35,98%, đỏ 5,73% (trong thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2018, nguồn Cục QLRR). - Thiết lập được danh sách các văn bản theo từng chính sách quản lý; Phân loại theo nội dung quy định chính sách của từng văn bản; theo danh mục mã số HS. Thường xuyên cập nhật kịp thời các văn bản mới, hủy bỏ những văn bản hết hiệu lực. Nghiên cứu, rà soát, phát hiện rủi ro trong chính sách quản lý và chuyển giao thông tin tới bộ phận xác định trọng điểm nghiên cứu lựa chọn kiểm tra các lô hàng có độ rủi ro cao. 52 Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên đã tiến hành thu thập thông tin từ: (i) Nguồn cung cấp thông tin chính thống (do doanh nghiệp khai báo); (ii) Nguồn thông tin từ công tác kiểm soát, giám sát hải quan (nguồn tin từ việc không tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp mà hải quan và các cơ quan khác thu thập và cập nhật thường xuyên vào cơ sở dữ liệu hải quan); và (iii) Nguồn thông tin tình báo (thu thập được ở trong nước và ở nước ngoài, hoặc do các cơ quan khác hoặc hải quan nước ngoài cung cấp). Các thông tin này cũng đã hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro, đảm bảo cho hoạt động thông quan và kiểm tra sau thông quan được thuận tiện. Đây chính là vai trò tích cực của hoạt động quản lý trước thông quan. Giai đoạn 2013 - 2018 là giai đoạn đánh dấu những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác kiểm soát hải quan từ hành lang pháp lý, cơ cấu tổ chức bộ máy đến công tác đào tạo, xây dựng lực lượng chính quy. Chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu của cơ quan Hải quan ngày càng được hoàn thiện. Về tổ chức, hệ thống các đơn vị chuyên trách làm công tác chống buôn lậu theo từng mảng nghiệp vụ được tăng cường thêm bộ phận kiểm soát ma túy và Sở hữu trí tuệ. Hải quan các tỉnh Tây Nguyên cũng chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan chức năng như Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng; Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng; Sở Tài nguyên và Môi trường... trong yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin, hiệp đồng tác chiến. Nhìn chung, mọi kế hoạch, chuyên đề Tổng cục triển khai, đều được Cục Hải quan Đắk Lắk, Cục Hải quan Gia Lai –Kon Tum thực hiện có hiệu quả, phát hiện, bắt giữ hàng trăm vụ vi phạm nghiêm trọng. Nhằm tăng cường hiệu quả của công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Cục Hải quan Đắk Lắk, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum 53 đẩy mạnh công tác đào tạo, kiểm tra, hướng dẫn công tác nghiệp vụ như: việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, công tác thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, công tác thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, công tác quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ... Với việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp nêu trên, trong 5 năm từ 2013 - 2018 công tác điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như chủ động kiểm soát được tình hình, địa bàn, mặt hàng trọng điểm; số vụ, trị giá vi phạm giảm (Chi tiết kết quả tại Phụ lục 1). Nguyên nhân là do Lãnh đạo Cục thường xuyên chỉ đạo, điều hành, giao các nhiệm vụ cụ thể để lực lượng kiểm soát chủ động nắm bắt thông tin, bám sát địa bàn, đề ra các kế hoạch, phương án, biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý kịp thời các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, hàng giả, ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, văn hóa phẩm độc hại... trên địa bàn quản lý, nhất là khu vực biên giới cửa khẩu và Cảng hàng không Liên Khương. - Thường xuyên phối hợp tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, lực lượng chức năng trên địa bàn, tranh thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ của Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 Trung ương và địa phương để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội, an ninh - quốc phòng tại địa phương. - Chủ động thu thập thông tin, nắm chắc diễn biến tình hình địa bàn hoạt động hải quan và các doanh nghiệp có hoạt động XNK trên địa bàn quản lý để có dự báo và đề ra phương án hoạt động tuần tra, kiểm soát đạt hiệu quả. 54 - Triển khai Kế hoạch phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hóa để tổ chức thực hiện. - Tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Cục Hải quan Đắk Lắk, Gia Lai – Kon Tum và Bộ Chỉ huy Bộ Đội Biên phòng các tỉnh Tây Nguyên. - Tổ chức góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ; góp ý sửa đổi Quyết định số 1843/QĐ-TCHQ về các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC về xử lý rượu ngoại nhập lậu. - Tập trung lực lượng thực hiện các nghiệp vụ kiểm soát hải quan theo các kế hoạch, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nghiệp vụ kiểm soát hải quan đã đăng ký với Tổng cục Hải quan. Các hành vi vi phạm chủ yếu là do doanh nghiệp khai và nộp hồ sơ hải quan quá thời hạn quy định; vi phạm về thời hạn làm thủ tục hải quan; khai sai mã số, thuế suất lần đầu dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp; vi phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tại các cửa khẩu vẫn diễn ra nhưng manh mún, chủ yếu là nhỏ lẻ, số lượng ít, hàng hóa vi phạm chủ yếu là gỗ nguyên liệu, thuốc là ngoại, và pháo nổ các loại. Việc vị phạm là do đối tượng vi phạm chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kết quả áp dụng quản lý rủi ro: Nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và ý kiến chỉ đạo tổ chức thực hiện của Tổng cục Hải quan về công tác quản lý rủi ro, Cục Hải quan Đắk Lắk, Cục Hải quan Gia Lai –Kon Tum đã: 55 - Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại các Quyết định về công tác quản lý rủi ro như: số 230/QĐ-TCHQ ngày 18/10/2016; Công văn số 80/TCHQ-QLRR ngày ngày 14/03/2017; Quyết định số 1192/QĐ-TCHQ ngày 11/4/2017; Quyết định số 140/QĐ-TCHQ ngày 09/5/2017; Quyết định số 154/QĐ-TCHQ ngày 22/5/2017; Quyết định số 221/QĐ-TCHQ ngày 13/7/2017; Công văn số 277/TCHQ-QLRR ngày 21/8/2017; Công văn số 129/QLRR-P6 ngày 08/9/2017; Công văn số 333/TCHQ-QLRR ngày 11/9/2017,... - Thực hiện có hiệu quả kế hoạch thu thập, cập nhật, cung cấp thông tin doanh nghiệp; thông tin rủi ro khác phục vụ cho việc đánh giá tuân thủ pháp luật, đánh giá các điều kiện áp dụng chế độ, chính sách đối với doanh nghiệp; đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro doanh nghiệp; đồng thời, đề xuất thiết lập, cập nhật và áp dụng chỉ số tiêu chí lựa chọn đối với các đối tượng rủi ro hoặc phục vụ yêu cầu quản lý trên phạm vi toàn Cục; kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét điều chỉnh việc áp dụng chỉ số tiêu chí quy định đối với các trường hợp chưa phù hợp. - Công tác quản lý rủi ro tiếp tục được tăng cường; công tác thu thập thông tin nghiệp vụ hải quan có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro; chủ động, cảnh báo cho công chức phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. - Tham gia ý kiến vào dự thảo Đề án Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan; góp ý dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 574/QĐ-BTC của Bộ Tài chính; tham gia ý kiến dự thảo Quyết định ban hành Bộ tiêu chí đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XNK; góp ý sửa đổi quy trình, quy định về quản lý rủi ro theo công văn số 09/QLRR-P3 ngày 10/02/2017 của Tổng cục Hải quan; góp ý quy tắc mã hóa 56 cập nhật thông tin trên Hệ thống theo tinh thần công văn số 232/QLRR-P3 ngày 25/10/2017 của Cục Quản lý rủi ro. - Ban hành Kế hoạch thu thập xử lý thông tin, quản lý rủi ro hàng năm của các Cục Hải quan các tỉnh Tây nguyên và Kế hoạch, phân công nhiệm vụ kiểm soát rủi ro trong phạm vi toàn Cục. (Chi tiết kết quả công tác công tác phân luồng qua các năm cụ thể tại phụ lục số 2). Mặc dù công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan của Hải quan khu vực Tây Nguyên đã có những bước thay đổi, kịp thời đáp ứng công tác quản lý hải quan hiện đại. Tuy nhiên, công tác thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn thông tin Bộ, ngành, đơn vị liên quan hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh vẫn còn khó khăn, chưa có được thông tin đồng bộ, chính xác, kịp thời, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng của công tác đánh giá, phân tích, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan hiện đại. Những hạn chế thể hiện: - Nhận thức của cán bộ, công chức về công tác thu thập xử lý thông chưa thực sự đầy đủ dẫn đến thiếu quan tâm chỉ đạo thực hiện cũng như việc bố trí nguồn lực, triển khai thực hiện; - Việc chỉ đạo, điều hành thống nhất về công tác thu thập, xử lý thông tin đôi khi chưa được kịp thời; trong khi việc phân công nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện thu thập, xử lý thông tin chưa phù hợp, chưa đúng với vai trò nhiệm vụ (“chưa đúng người đúng việc”); dẫn tình trạng việc tổ chức thực hiện công tác này chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí bị trì hoãn, chậm trễ; - Hiện nay, còn khá nhiều văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan quy định cứng việc kiểm tra hoặc miễn kiểm tra. Điều này dẫn đến việc xây dựng tiêu chí bị cứng nhắc, kiểm tra thực tế hàng hóa trong luồng đỏ tỷ lệ vi phạm thấp, chủ yếu sai phạm do khai báo; 57 - Tỷ lệ kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa chuyên ngành còn cao, mất nhiều thời gian, làm tăng thời gian thông quan, gây phản ứng trong cộng đồng doanh nghiệp; - Hệ thống thông tin hải quan và hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan (VCIS) còn hạn chế về thông tin và chức năng thiết lập, áp dụng tiêu chí; đặc biệt tiến độ xây dựng một số hệ thống phục vụ xử lý dữ liệu, đánh giá rủi ro, phân luồng kiểm tra soi chiếu trước/sau thông quan, kiểm tra sau thông quan còn chậm, chưa kịp thời. - Tình trạng quá tải hoặc thiếu thông tin hữu ích. Sự quá tải về thông tin cũng dẫn đến khó khăn cho quá trình xử lý. Trái ngược với sự quá tải về thông tin là tình trạng thiếu thông tin hữu ích. Việc thiếu thông tin hữu ích dẫn đến để có thể có đủ thông tin cho quá trình giải quyết công việc cần phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực hơn. - Hạn chế về năng lực và kỹ năng xử lý thông tin, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin và hiệu quả khai thác thông tin. Sự hạn chế về kỹ năng thu thập thông tin biểu hiện trên nhiều phương diện như thiếu kỹ năng lựa chọn phương pháp thu thập thông tin, kỹ năng triển khai áp dụng các phương pháp. - Những trở ngại trong cơ cấu tổ chức, phong cách quản lý, văn hoá tổ chức có thể ảnh hưởng đến quá trình thu thập và xử lý thông tin. Thiếu sự cởi mở, chia sẻ thông tin giữa các cán bộ, công chức với nhau có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, khi tổ chức duy trì quá nhiều thủ tục cứng nhắc cũng dẫn đến việc thu thập và chia sẻ thông tin khó khăn, thành rào cản cho quá trình thu thập thông tin. Về công tác phối hợp với các Bộ,Ngành: Các cục Hải quan khu vực Tây Nguyên đã triển khai thực hiện các Thông tư liên tich của Bộ Tài chính với với 11 Bộ, Ngành về các lĩnh vực: hướng dẫn trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến người nộp thuế trong 58 lĩnh vực quản lý nhà nước về thuế, hải quan, thương mại và công nghiệp; hướng dẫn việc trao đổi thông tin hải quan, thông tin về người nộp thuế trong lĩnh vực hải quan, thuế, giao thông, vận tải, thông tin và truyền thông; thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội, cá nhân và tổ chức vi phạm; thực hiện cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến người nộp thuế, quản lý nhà nước về hải quan, nông nghiệp và y tế; hướng dẫn về việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan quản lý thuế và các tổ chức tín dụng. Thực hiện tốt quy chế phối giữa TCHQ và một số đơn vị ngoài Ngành như: Quy chế phối hợp hoạt động số 5000/QC-TCHQ-BTLBĐBP ngày 20/9/2012 giữa TCHQ và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Quy chế phối hợp số 10472/QC-TCHQ-BTLCSB ngày 21/8/2014 giữa TCHQ và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Quy chế phối hợp số 3012/QCPH/TCHQ-TCCS ngày 22/6/2003 giữa TCHQ - Bộ Tài chính và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an về việc đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi khác vi phạm pháp luật; Quy chế phối hợp giữa TCHQ với Tổng cục Lâm nghiệp tháng 7/2018 nhằm thực hiện hiệu quả Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 08/08/2017 của Chính phủ về bảo vệ và phát trển rừng, xử lý vụ việc buôn lậu lâm sản, mẫu vật các loài thuộc danh mục CITES.; Chỉ thị số 4550/CT-TCHQ ngày 02/8/2018 về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống ma túy trong địa bàn hoạt động hải quan; Quy chế phối hợp giữa Bộ tư lệnh Biên phòng và Văn phòng 389 trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (ngày 9/8/2018); Nhằm tăng cường hiệu quả của công tác phối hợp thu thập và xử lý thông tin phục vụ quản lý hải quan, các Cục Hải quan khu vực Tây Nguyên thường xuyên đẩy mạnh công tác đào tạo, kiểm tra, hướng dẫn công tác nghiệp vụ như: việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, 59 công tác thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan, công tác thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả. Thông qua tổ chức thực hiện phối hợp, nhận thức của công chức Hải quan về vai trò quan trọng của công tác phối kết hợp giữa các lực lượng về quản lý nhà nước về hải quan đã được nâng cao, Các đơn vị đã chấp hành nghiêm túc sự chỉ huy, chỉ đạo của cơ quan cấp trên, thực hiện tốt nội dung quy chế phối hợp hoạt động giữa các bộ phận; duy trì chế độ báo cáo, công tác phối hợp trao đổi thông tin liên quan đến tình hình hoạt động XNK và xử lý vụ việc xảy ra tại các cửa khẩu. Các lực lượng đã thực hiện tốt việc tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo tổng kết đạt chất lượng, đủ nội dung, tiêu chí theo yêu cầu, các ý kiến nhận định đánh giá sát với tình hình thực tế,... về cơ bản đạt được mục đích, yêu cầu đã đề ra; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hải quan. Tuy nhiên còn một số hạn chế sau: - Ở một số đơn vị cơ sở việc phối hợp trao đổi thông tin chưa nề nếp. Một số ít công chức nhận thức chưa đầy đủ nên có lúc, có nơi việc thực hiện chưa thống nhất. Ở cấp cơ sở mới chỉ làm tốt ở công tác trao đổi thông tin về cơ chế, chính sách. Công tác trao đổi thông tin nghiệp vụ cụ thể mới chỉ thực hiện khi có yêu cầu, chưa chủ động trao đổi thường xuyên và kịp thời, đặc biệt là những thông tin liên quan đến tên tuổi của đầu nậu, đường dây, ổ nhóm buôn lậu. - Một số văn bản hướng dẫn về quy trình, thủ tục của các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chưa thống nhất. - Công tác phối hợp trong đào tạo nhìn chung còn chưa được các cấp chú trọng triển khai thực hiện, đặc biệt là trong việc hỗ trợ nhau mở các khoá tập huấn, đào tạo cho cán bộ, công chức, chiến sĩ của lực lượng bạn những kiến thức cơ bản, quy trình nghiệp vụ của ngành mình. 60 - Công tác cải cách thủ tục hành chính của các ngành chưa đồng bộ nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả quản lý trước thông quan. Việc thực hiện chế độ trao đổi, giao ban của các cơ quan đầu mối tham mưu chưa được duy trì thường xuyên. - Nhận thức của một số ít công chức còn có hạn chế nhất định dẫn đến công tác phối hợp có lúc chưa thật sự thống nhất, thường xuyên. Ngay trong nội bộ các bộ phận việc chia sẻ thông tin cũng chưa đươc coi trọng giữa Cục Điều tra chống buôn lậu và Ban Quản lý rủi ro (nay là Cục Quản lý rủi ro Hải quan) với Hải quan địa phương. - Bản thân các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hoạt động XNK chưa nhận thức đầy đủ vai trò của các hoạt động quản lý nhà nước về hải quan nên chưa phối hợp với Hải quan cũng như các cơ quan liên quan trong công tác cung cấp thông tin và chia sẻ thông tin để phục vụ quản lý nhà nước về hải quan. Hoạt động trong lĩnh vực hợp tác hải quan giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước trên cơ sở các Hiệp định thương mại hay các thỏa thuận song phương đa phương đã có, song thực chất công tác này vẫn chưa thực sự đi vào chiều sâu. Việc chia sẻ thông tin tình báo vẫn gặp nhiều khó khăn. 2.2.3. Kiểm tra sau thông quan. Công tác kiểm tra sau thông quan được Hải quan Việt Nam áp dụng từ ngày 05/6/1999 bằng việc TCHQ ban hành quy chế kiểm tra sau giải phóng hàng theo quyết định số 199/1999/QĐ-TCHQ. Nhằm tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch thu ngân sách, đồng thời ngăn chặn, xử lý các sai phạm của các tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu hàng hoá, Tổng cục Hải quan đã có những chỉ đạo quyết liệt về công tác kiểm tra sau thông quan, giao chỉ tiêu thu ngân sách cho toàn lực lượng kiểm tra sau thông quan. Trên cơ sở chỉ đạo của TCHQ về công tác Kiểm tra sau thông quan, Cục 61 Hải quan Đắk Lắk, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã: - Chủ động thu thập, đánh giá, phân tích, xử lý thông tin người khai hải quan để kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu và quản lý rủi ro; tiếp tục rà soát, thu thập thông tin các doanh nghiệp có hoạt động XNK trên địa bàn quản lý để xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra theo quy định; - Chỉ đạo các Chi cục Hải quan tăng cường công tác rà soát, phân tích, đánh giá thông tin để tiến hành kiểm tra sau thông quan theo quy định, trong đó ưu tiên kiểm tra các mặt hàng, dự án, doanh nghiệp trọng tâm, trọng điểm, có khả năng vi phạm cao ; - Vận dụng tốt nghiệp vụ hải quan như: xác định trị giá, phân loại hàng hóa, xác định xuất xuất xứ hàng hóa, xác định định mức hàng hóa đối với gia công và sản xuất xuất khẩu, xác định hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vào hoạt động kiểm tra sau thông quan ; - Thường xuyên tuyên truyền về hoạt động kiểm tra sau thông quan nhằm giúp doanh nghiệp hiểu và tuân thủ đúng các quy định, quy trình thủ tục hải quan, phòng tránh các sai sót trong quá trình khai báo thủ tục, kê khai, nộp thuế,... tại đơn vị (kết quả chi tiết tại phụ lục số 3). Các cục Hải quan Tây Nguyên đã chú trọng phát triển đại lý hải quan, sau nhiều năm triển khai thực hiện, đại lý làm thủ tục hải quan được hình thành, bước đầu có tính chuyên nghiệp, đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Đó là: tạo ra một cơ chế quản lý chặt chẽ, nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động khai báo, làm thủ tục hải quan, công tác đào tạo đã dần vào nề nếp, giúp cho cơ quan Hải quan có điều kiện cải tiến quy trình thủ tục theo hướng đơn giản hóa các bước trong quy trình tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hàng hóa (hiện trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Đắk Lắk, Gia Lai – Kon Tum có 04 doanh nghiệp được công nhận làm đại lý hải quan). 2.3. Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan trên 62 địa khu vực Tây Nguyên nhận thấy còn một số vấn đề về cơ sở pháp lý cũng như thủ tục hải quan phục vụ cho hoạt động thương mại quốc tế và quản lý hải quan chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (các FTA) như: (i) Vấn đề công bố thông tin và thông tin sẵn có trên mạng. Theo quy định của các FTA phải khẩn trương công bố các thông tin liên quan đến thương mại quốc tế và Hải quan một cách không phân biệt đối xử và dễ tiếp cận Về điều này các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động thương mại đã đáp ứng khá đầy đủ. Tuy nhiên còn một số hạn chế sau: - Chưa thực sự thường xuyên cập nhật bổ sung các văn bản để công bố; - Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chưa được thực hiện nghiêm túc. Nhiều nơi còn coi nhẹ vấn đề này; - Thiếu nguồn lực về tài chính để tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến trong quá trình dự thảo văn bản và tuyên truyền khi văn bản chính thức ban hành. - Cổng thông tin chung (thông qua hệ thống một cửa quốc gia) chưa thực sự phát huy hiệu quả. - Việc ban hành quy chế phối hợp giữa các Bộ ngành liên quan về việc vận hành cổng thông tin thương mại chưa được đề cập; - Đối với bộ ngành có thông báo khẩn cấp hiện tại cũng chưa có quy định phải đăng tải trên cổng thông tin một cửa quốc gia. (ii) Quy định về xác định trước. Phải ban hành một văn bản xác định trước trong thời hạn quy định và theo cách thức hợp lý cho người nộp đơn đã gửi yêu cầu bằng văn bản có các thông tin cần thiết trong đó. Văn bản xác định trước phải có hiệu lực trong thời hạn hợp lý. Khi thu hồi, sửa đổi hoặc quyết định vô hiệu hóa một văn bản 63 xác định trước, Thành viên đó phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn... Về việc này, Luật pháp Việt Nam đã quy định tại Luật thương mại 2005; Luật Hải quan số 54/2014/QH13; Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT- BTC. Tuy nhiên còn có những hạn chế nhất định dẫn đến việc thực thi chưa được nhiều. Chẳng hạn tính pháp lý chưa cao, bảo mật chưa tốt, quy trình xác định và ban hành kết quả xác định trước, cũng có sự chưa đồng bộ. (iii) Về việc Thông báo để tăng cường kiểm soát và kiểm tra. Hệ thống luật pháp Việt Nam đã có quy định về việc thông báo để tăng cường kiểm soát, kiểm tra, tuy nhiên nhóm hàng liên quan đến cần thực hiện kiểm tra vệ sinh, an toàn thì các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa kịp thời đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin của Bộ, Ngành đó và trên cổng thông tin một cửa quốc gia. (iv). Kiểm tra sau thông quan và các biện pháp tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp ưu tiên. Có thể nói việc thực hiện kiểm tra sau thông quan và xây dựng chương trình doanh nghiệp ưu tiên, hệ thống pháp luật Việt Nam đã đáp ứng khá đầy đủ. Trong công tác này có một số hạn chế sau: - Năng lực, kỹ năng kiểm tra sau thông quan, quản lý doanh nghiệp ưu tiên của công chức chưa đáp ứng được đầy đủ nhất là trong việc xác định trị giá hải quan, phân loại hàng hóa, xác định xuất xứ và phân biệt hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; - Công tác trao đổi thông tin, phối hợp với các Bộ, Ngành bị hạn chế; - Chưa có ưu tiên cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nên phần lớn các doanh trong nước bị thiệt thòi; 64 - Việc ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Hải quan các nước chưa được thực hiện kịp thời nên đối với hàng xuất khẩu mới chỉ thuận lợi bên phía Việt Nam mà chưa thuận lợi trong chuỗi cung ứng. (v) Hợp tác Hải quan, theo khuyến nghị cần thực hiện các biện pháp thúc đẩy tuân thủ và hợp tác gồm. - Được đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin chỉ sau khi đã tiến hành các thủ tục xác minh thích hợp đối với một tờ khai xuất nhập khẩu và sau khi đã kiểm tra các tài liệu liên quan sẵn có. - Trao đổi thông tin về phí và lệ phí, mức thuế để xác minh trong các trường hợp có căn cứ hợp lý để nghi ngờ độ trung thực và tính chính xác của tờ khai - Phải cung cấp văn bản yêu cầu dạng bản giấy hay bản điện tử sử dụng ngôn ngữ chính thức của WTO mà hai bên nhất trí hoặc ngôn ngữ khác theo thống nhất của hai bên. Hệ thống luật pháp Việt Nam đã quy định khá đầy đủ, đặc biệt trong các Hiệp định song phương và đa phương, tuy nhiên còn một số hạn chế sau: - Chưa quy định cụ thể về đầu mối liên lạc quốc gia về hợp tác hải quan. - Năng lực công chức hải quan về cách thức chuẩn bị nội dung trao đổi, cung cấp thông tin và xử lý thông tin theo quy định còn hạn chế. - Chưa có quy định cụ thể quy chế trong nội bộ ngành Hải quan về xử lý các yêu cầu nhận được từ nước ngoài trong đó có đề cập đến nội dung: Quy trình thủ tục trao đổi thông tin trong nội bộ ngành; Thời hạn xử lý; Từ chối và lý do từ chối thông tin với nước ngoài. (vi). Hoạt động quản lý rủi ro. Hoạt động quản lý rủi ro, theo quy đinh: - Mỗi thành viên trong phạm vi có thể chấp nhận hoặc duy trì hệ thống quản lý rủi ro trong công tác kiểm soát hải quan; 65 - Xây dựng và quản lý rủi ro theo nguyên tắc không phân biệt đối xử vô lý hoặc áp đặt giữa các thành viên; - Phải chú trọng công tác kiếm soát hải quan và trong phạm vi có thể kiểm soát biên giới đối với các lô hàng có rủi ro cao và giải phóng nhanh các lô hàng có rủi ro thấp. Hải quan Việt Nam đã sớm áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 quy định, cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật quản lý thuế năm 2012 cũng quy định áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Tuy nhiên, hoạt động quản lý rủi ro gặp một số hạn chế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_chong_buon_lau_gian_lan_thuong.pdf
Tài liệu liên quan