Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở địa bàn tỉnh Lào Cai

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Danh mục các hình

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ ĐÀO

TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN . 7

1.1. Một số khái niệm cơ bản.7

1.1.1. Nghề và đào tạo nghề.7

1.1.2. Thanh niên và đào tạo nghề cho thanh niên.11

1.1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên .15

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở địa

phương cấp tỉnh.20

1.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên cấp tỉnh.20

1.2.2. Ban hành thể chế, chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên địa phương

cấp tỉnh.21

1.2.3. Triển khai thực hiện các quy định về đào tạo nghề cho thanh niên.21

1.2.4. Hợp tác trong đào tạo nghề cho thanh niên .22

1.2.5. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên.23

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho

thanh niên .24

1.3.1. Các yếu tố khách quan .24

1.3.2. Các yếu tố chủ quan .27

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên .28

1.4.1. Kinh nghiệm ở một số tỉnh trong nước.28

pdf97 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên ở địa bàn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhỏ biệt lập, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống. Những vùng có độ dốc trên 250 chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m đến 3.143 m so với mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng với nhiều vùng sinh thái khác nhau (tiểu vùng). Với đặc trưng địa hình chia cắt, sự phân bố theo đai cao khá rõ ràng, Lào Cai có ba kiểu vùng địa hình chính: 35 - Vùng núi cao (độ cao trên 1.500m) chiếm 15% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh và tập trung ở các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Bát Xát thuộc dãy Hoàng Liên Sơn và một phần huyện Bảo Thắng, TP. Lào Cai, điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng có độ cao 3.143 m so với mặt nước biển. Vùng này có độ dốc trung bình khá lớn từ 20 - 25 0, đặc biệt diện tích độ dốc trên 350 chiếm trên 31% diện tích của vùng. Như vậy, khi so sánh với phạm vi toàn quốc, Lào Cai là một tỉnh có địa hình chia cắt hiểm trở, cao, dốc bậc nhất nước ta [31]. - Vùng núi trung bình (độ cao từ 700 - 1.500m) chiếm 34% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng này phân bố ở các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương và khu vực cao nguyên Bắc Hà, Si Ma Cai,... Đây là vùng có địa hình tương đối phức tạp, độ dốc trung bình từ 15 - 25o, do vậy nhu cầu phòng hộ cũng khá cao. - Vùng đồi và núi thấp (độ cao dưới 700m) chiếm 51% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đây là dải đất dọc ven sông Hồng, sông Chảy và thung lũng thuộc các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên...và thành phố Lào Cai; điểm thấp nhất: 80 m thuộc huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai), đây là khu vực có địa hình ít hiểm trở hơn, nhiều vùng đất đồi thoải. 2.1.1.3. Khí hậu Lào Cai có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, đặc biệt là nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, thảo quả, v.v Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22 – 240C; cao nhất 360C, thấp nhất 100C (có nơi dưới 00C như ở Sa Pa); độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; lượng mưa trung bình năm trên 1.700 mm, năm cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thị xã Lào Cai 1.320 mm. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi mật độ rất dày. Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở những vùng có độ cao trên 1.000m (Sa Pa, Bát Xát) nhiều năm có tuyết rơi. 36 2.1.1.4. Tài nguyên Đất đai ở Lào Cai có độ phì cao, màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm, 30 loại đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Lào Cai là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản có trên 35 loại khoáng sản khác nhau với trên 150 điểm mỏ có giá trị công nghiệp, trong đó có nhiều loại khoáng sản quý, chất lượng cao, có những mỏ trữ lượng lớn hàng đầu Việt Nam như: Apatít, đồng, sắt... Ngoài ra, tỉnh Lào Cai còn có nguồn tài nguyên rừng phong phú và đa dạng; tiềm năng thuỷ điện đạt gần 1.000 MW. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai - Tăng trưởng kinh tế Trong những năm qua, khai thác lợi thế vị trí "cầu nối" giữa nước ta và ASEAN với thị trường Trung Quốc, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định và lựa chọn "phát triển dịch vụ, du lịch là mũi nhọn" và tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình Phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ. Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; chú trọng huy động và sử dụng mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Do vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2012 – 2017 đạt bình quân 14,5%. GDP bình quân đầu người đến hết năm 2017 đạt 52,6 triệu đồng/người/năm, tăng 11,3% so với năm 2016. Có được kết quả như vậy là nhờ có sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã vượt qua những khó khăn lớn để tập trung phát triển kinh tế [30, tr.14]. Điều kiện kinh tế phát triển, nhu cầu về lao động có thay nghề cao để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động trong điều kiện kinh tế hội nhập. - Cơ cấu kinh tế của Tỉnh Lào Cai Cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2012 – 2017 chuyển dịch đúng hướng, tích cực theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ. Cụ thể, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 29,4% năm 2012 xuống còn 15,7% năm 2017; công nghiệp và xây dựng tăng từ 37,5% năm 2012 lên 43,1% 37 năm 2017; dịch vụ tăng từ 33,1% năm 2012 lên 41,2% năm 2017. Tình hình cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2017 được thể hiện qua hình 2.1 Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2017 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai năm 2017) + Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định: Tổng sản lượng lương thực năm 2017 đạt 275.000 tấn (mục tiêu 245.000 tấn), tăng 47.000 tấn so với năm 2012; Góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực, ổn định cuộc sống cho nhân dân các dân tộc vùng cao và công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Các dự án sản xuất hàng hóa được triển khai đồng bộ từ nhân giống đến sản xuất và tiêu thụ có sự liên kết của doanh nghiệp: Lúa chất lượng cao trên 5.000 ha; rau an toàn 586 ha; hoa cắt cành 119 ha; hoa lan và địa lan các loại trên 85 nghìn giò; cây dược liệu 228,3 ha. Tổng diện tích chè tập trung đạt 4.395 ha, trong đó: Chè kinh doanh 3.238 ha (có 1.035 ha chè đã được cấp chứng nhận sản xuất VietGAP). Phát triển cây ăn quả ôn đới; cải tạo vùng mận Tam hoa Bắc Hà với quy mô 600ha, áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến theo quy trình của Pháp, Australia; Các loại cây ăn quả có sản lượng lớn (dứa 818 ha, chuối 1.252 ha) đem lại giá trị và hiệu quả trong sản xuất; đã góp phần tăng mạnh giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác (đạt trên 45 triệu đồng, mục tiêu 35 triệu đồng), tăng 12,75 triệu đồng/ha so với năm 2016. 38 + Chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng tập trung, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường, áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi đạt hiệu quả cao như nuôi gà lạnh, sử dụng giống mới (lợn ngoại, lợn lai, các giống gia cầm công nghiệp cao sản, gà lai lông màu thả vườn...) đã tác động làm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi; hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, theo hình thức trang trại, phương thức công nghiệp, sử dụng giống tốt, thức ăn công nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh. Sản xuất chăn nuôi tại chỗ cơ bản đã đáp ứng gần đủ nhu cầu tiêu dùng của tỉnh và đã có sản phẩm hàng hoá xuất ra ngoài tỉnh; hàng năm xuất bán ra ngoài tỉnh khối lượng lớn gia súc với trên 7.000 con. + Thuỷ sản phát triển mạnh, đã bước đầu khai thác có hiệu quả những ưu thế về mặt nước, khí hậu để phát triển nuôi trồng thuỷ sản đa dạng; tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, nhất là trong khâu sản xuất giống, đã chủ động cung cấp giống tốt cho sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh, diện tích, sản lượng tăng nhanh, đặc biệt nuôi Cá nước lạnh đạt 392 tấn (tăng 287 tấn) so với năm 2017. Tỷ trọng chăn nuôi - thủy sản tăng lên 36,68%; dịch vụ trong sản xuất nông lâm nghiệp tăng lên 2,49%; trồng trọt giảm từ 67,4% xuống còn 60,83%. + Kinh tế nông thôn tiếp tục có bước chuyển dịch tích cực: Ngành nghề nông thôn được khuyến khích phát triển; số lượng làng có nghề tăng, quy mô nhiều làng nghề được mở rộng với 24 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 17 làng nghề truyền thống và trên 7.200 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã tạo được nhiều việc làm, làm gia tăng giá trị nông sản. Công tác khuyến nông, dạy nghề, tập huấn cho nông dân được đẩy mạnh - Văn hóa xã hội Do lợi thế về tự nhiên đã tạo cho Lào Cai có nhiều danh lam thắng cảnh gắn với các địa danh như : Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, đặc biệt khu du lịch Sa Pa đã có tiếng trong nước và quốc tế, với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch leo núi, mạo hiểm. Cùng với 25 dân tộc còn lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc rất đa dạng, phong phú và độc đáo. - Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm và hoàn thiện, trong đó các công 39 trình trọng điểm là các tuyến đường: đường Quốc lộ chạy trên địa bàn tỉnh có chiều dài khoảng 400 km, tỉnh lộ, huyện lộ và nội thị khoảng 1.350 km, đường thôn bản khoảng 4.000 km. Nhìn chung trong 10 năm trở lại đây, băng nhiều nguồn vốn tỉnh Lào Cai đã đầu tư nhiều công trình giao thông: Nâng cấp 75 công trình giao thông với chiều dài 520 km, tăng 645 tuyến giao thông nông thôn với tổng chiều dài 2.150 km. Trên địa bàn tỉnh đã có 100% số xã có đường ô tô tới trung tâm xã, 85% số thôn bản có đường giao thông. Sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng trên địa bàn Lào Cai. Tuy nhiên, tuyến đường còn ở cấp thấp, nhỏ hẹp, nhiều tuyến đường nông thôn chỉ có nền đất, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng lưu thông hàng hoá, thu hoạch và bảo quản nông sản, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống, nhất là trong mùa mưa. - Tình hình dân số của tỉnh Lào Cai Theo số liệu thống kê năm 2017, dân số tỉnh Lào Cai đạt 674.530 người, mật độ mật độ 484 người/km2. Trong đó 33% dân số sống ở thành thị và 67% dân số sống ở nông thôn. Cộng đồng dân cư trên địa bàn Tình gồm 26 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 66,1%. Tình hình phân bố dân cư theo huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2017 được thể hiện qua bảng 2.1. Bảng 2.1. Tình hình phân bố dân cƣ trên địa bàn tỉnh Lào Cai TT Huyện/ Thành phố Dân số trung bình (ngƣời) Tỷ lệ % 1 Thành phố Lào Cai 110.218 16,34 2 Huyện Bát Xát 75.757 11,23 3 Huyện Mường Khương 58.593 8,69 4 Huyện SiMaCai 35.766 5,30 5 Huyện Bắc Hà 60.529 8,97 6 Huyện Bảo Thắng 106.969 15,86 7 Huyện Bảo Yên 82.817 12,28 8 Huyện SaPa 59.172 8,77 9 Huyện Văn Bàn 84.709 12,56 Toàn tỉnh 674.530 100 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai) 40 Qua bảng 2.1 cho thấy dân số của tỉnh Lào Cai tập trung nhiều nhất ở thành phố Lào Cai với số dân 110.218 người chiếm tỷ lệ 16,34% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là huyện Bảo Thắng có 106.969 người chiếm tỷ lệ 15,86% dân số toàn tỉnh. Bảo Thắng là huyện nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 40 km về hướng đông nam, thuận đường giao thông sắt, thủy, bộ và là địa bàn có biên giới, lại là cửa ngõ vào thành phố nên thuận lợi phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, nên dân cư tập trung ở đây nhiều. Huyện Sa Pa là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Lào Cai nhưng dân số tập trung ở đây chỉ có 59.172 người, chiếm tỷ lệ 8,77%. 2.1.3. Thuận lợi, khó khăn đối với công tác đào tạo nghề Từ những điều kiện tự nhiện - kinh tế xã hội của địa phương, hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn có những thuận lợi, khó khăn như sau: - Thuận lợi +Tình hình an ninh chính trị ổn định, kinh tế xã hội của đất nước, của tỉnh tiếp tục phát triển, đã tạo điều kiện thuận lợi cho đào tạo nghề. + Hội nhập kinh tế quốc tế là một cơ hội lớn đối với công tác đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên, liên doanh, liên kết để tăng quy mô và nâng chất lượng đào tạo. + Được Đảng và Nhà nước tiếp tục dành sự quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo nói chung, đến công tác đào tạo nghề nói riêng. + Các cơ sở kinh tế của tỉnh Lào Cai đang trên đà phát triển, sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung đã tác động mạnh đến nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi về đầu ra cho quá trình đào tạo nghề cho thanh niên nói riêng và người lao động nói chung. + Định hướng nghề nghiệp cho học sinh được vận dụng ngay khi học sinh còn ngồi trên ghế trường trung học cơ sở, trung học phổ thông nên quan niệm của người dân về học nghề đã có nhiều thay đổi, nhiều người đã chọn giải pháp đi học nghề và tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Vì vậy nhu cầu được đào tạo nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh đặc biệt là thanh niên hàng năm rất lớn, tạo thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề nâng cao chất lượng đào tạo. 41 - Khó khăn + Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn thấp, chưa được đầu tư đồng bộ. Để đào tạo nghề việc đi lại ở Lào Cai còn nhiều khó khăn, về kinh tế còn thiếu thốn, người dân còn chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đào tạo nghề nên việc triển khai, tổ chức các hoạt động đào tạo nghề còn gặp nhiều khó khăn. + Các nguồn lực để phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai còn yếu, nhất là vốn trong điều kiện khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế toàn cầu kéo dài, thị trường bất động sản trầm lắng, thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát... Vì thế việc tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận vốn vay phát triển nghề sau đào tạo khá khó khăn. + Thanh niên chưa qua đào tạo còn nhiều, lực lượng thanh niên có tay nghề cao chiếm tỷ lệ thấp, năng suất lao động không cao và kỹ năng của lao động còn hạn chế. Phong tục tập quán canh tác còn cố hữu, tác phong người lao động chưa theo kịp xu thế của thời đại ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đào tạo và tìm kiếm việc làm nâng cao thu nhập của thanh niên sau học nghề. + Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề vẫn còn trong tình trạng thiếu và lạc hậu. Ở các cơ sở đào tạo nghề đội ngũ giáo viên cơ hữu còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay. + Chưa huy động được nhiều nguồn lực cho đào tạo nghề, nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn chế so với yêu cầu và nhiệm vụ của công tác đào tạo nghề. Công tác xã hội hóa đào tạo nghề triển khai còn lúng túng. + Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là một lĩnh vực rất rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiều chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Khối lượng công việc quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn Tỉnh cần thực hiện lớn, trong khi đó biên chế cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại Sở Lao động và thương binh xã hội tỉnh Lào Cai còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. 42 2.2. Thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 – 2017 2.2.1. Tình hình thanh niên tại tỉnh Lào Cai 2.2.1.1. Cơ cấu thanh niên trong tổng dân số của Tỉnh Thanh niên luôn là lực lượng nòng cốt của xã hội nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng, trên địa bàn tỉnh Lào Cai lực lượng thanh niên luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số của Tỉnh, cơ cấu thanh niên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 – 2017 được thể hiện qua bảng 2.2. Bảng 2.2. Cơ cấu thanh niên trong tổng dân số ở Lào Cai Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1. Lực lượng thanh niên 321.568 323.768 324.327 326.252 327.643 328.640 2. Tổng dân số 668.523 669.721 670.426 672.431 673.128 674.530 3. Tỷ trọng (%) 48,10 48,34 48,38 48,52 48,67 48,72 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017) Qua số liệu bảng trên cho thấy dân số tỉnh Lào Cai biến động tăng năm sau cao hơn năm trước trong giai đoạn 2012 – 2017, trong đó lực lượng thanh niên hàng năm tăng khoảng gần 1.000 người. Tỷ trọng thanh niên trong tổng dân số luôn dao động trong khoảng 48%, chiếm tỷ trọng lơn trong tổng dân số của Tỉnh. Nguồn lao động trẻ chiếm trỷ lệ cao sẽ là một lợi thế cho tỉnh Lào Cai trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, khi các khu công nghiệp đang đi vào hoạt động và cũng là nguồn nhân lực cho Tỉnh với các dự án đầu tư mới. Chính vì vậy, nếu công tác đào tạo nghề cho thanh niên đạt hiệu quả, sẽ tạo cho tỉnh Lào Cai lực lượng lao động hùng hậu có trình độ chuyên môn, tay nghề, góp phần tạo ra của cải, góp phần xây dựng tỉnh nhà phát triển giàu mạnh. 43 2.2.1.2. Cơ cấu thanh niên chia theo giới tính Tình hình thanh niên tại Tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2012 – 2017 phân chia theo giới tính được thể hiện ở hình 2.2. 44.00% 45.00% 46.00% 47.00% 48.00% 49.00% 50.00% 51.00% 52.00% 53.00% Nữ Nam 47.30% 52.70% 47.70% 52.30% 48.20% 51.80% 48.90% 51.10% 49.30% 50.70% Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Hình 2.2. Cơ cấu thanh niên theo giới tính tại tỉnh Lào Cai 2012 - 2017 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017) Trong lực lượng thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai lao động nữ chiếm tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2012 tỷ trọng nữ thanh niên là 47,3% trong tổng số, sang năm 2014 là 48,2%, năm 2016 là 48,9% và năm 2017 là 49,3%, do Việt Nam nói chung và Lào Cai nói riêng vẫn còn nặng tư tưởng phong kiên phải sinh bằng được con trai, nên lực lượng lao động nữ thanh niên có tỷ trọng thấp hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ nam thanh niên chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lại là một lợi thế cho phát triển công nghiệp và xây dựng trên địa bàn Tỉnh. 2.2.1.3. Tình hình phân bố nguồn lao động là thanh niên theo các thành phần kinh tế Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm tăng nhanh lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ, giảm dần lực 44 lượng lao động thanh niên trong các ngành nông nghiệp, lâm, ngữ nghiệp. Tình hình thanh niên trong cơ cấu ngành nghề trên địa bàn tỉnh Lào Cai được thể hiện qua bảng 2.3. Bảng 2.3. Tình hình phân bố lao động thanh niên theo lĩnh vực ở tỉnh Lào Cai Năm Nông lâm ngƣ nghiệp Công nghiệp - Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ Tổng Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 2012 95.827 29,8 72.031 22,4 153.710 47,8 321.568 2013 94.864 29,3 74.790 23,1 154.114 47,6 323.768 2014 92.433 28,5 79.460 24,5 152.434 47,0 324.327 2015 91.024 27,9 85.478 26,2 149.750 45,9 326.252 2016 89.447 27,3 88.791 27,1 149.405 45,6 327.643 2017 88.076 26,8 91.362 27,8 149.203 45,4 328.640 (Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lào Cai - Báo cáo tình hình việc làm của Thanh niên tỉnh Lào Cai năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017) Qua bảng trên cho thấy số thanh niên làm việc trong ngành thương mại dịch vụ ở Lào Cai có tỷ lệ cao nhất ( trong khoảng 45 – 47%), thấp nhất là tỷ lệ thanh niên lao động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản (giảm từ 29 ,8% năm 2012 xuống còn 26,8% năm 2017), tỷ lệ thanh niên lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng lên từ 22,4% năm 2012 lên 27,8% năm 2017. Toàn Tình Lào Cai hàng năm có hàng ngàn thanh niên bước vào tuổi lao động và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế tăng đều qua các năm. Thanh niên tham gia lao động trong các thành phần kinh tế có sự thay đổi đáng kể phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những con số thống kê cho thấy lực lượng thanh niên ngày càng có vị trí to lớn trong các hoạt động sản xuất, nghề nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh nhà. Tuy nhiên trong thực tế thực trạng mất cân đối về cung 45 cầu lao động, đặc biệt năng lực lao động của thanh niên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, vẫn có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm ngành nghề. Thanh niên tìm được việc làm nhưng đó là những công việc không ổn định, mang tính thời vụ và thu nhập không cao, dẫn đến hay nhảy việc, thất nghiệp. Trong khi đó những công việc đòi hỏi trí tuệ, trình độ lao động cao thì vẫn không tìm được người phù hợp. Số lượng lao động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ ngày càng lớn, nhưng dường như vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả, bởi vì đối với ngành thương mại dịch vụ thanh niên chỉ cần trang bị kiến thức vừa đủ cho ngành dịch vụ mình làm mà không cần áp dụng quá nhiều kiến thức chuyên môn về kinh tế, tài chính, nên hiệu quả kinh doanh không cao. Vấn đề lao động và việc làm của thanh niên có liên quan chặt chẽ với những định hướng nghề nghiệp của chính họ. Để có một nguồn nhân lực trẻ đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề đặt ra là phải định hướng phát triển nghề nghiệp mới trong thanh niên, phù hợp với những yêu cầu mới của sự phát triển. Kết hợp giữa nhu cầu thực tế của sự phát triển thị trường lao động mới với xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Mặt khác giữa yêu cầu về việc làm với định hướng nghề nghiệp của thanh niên, giữa mục tiêu đào tạo nghề và sử dụng lao động có nhiều mâu thuẩn. Hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ” tồn tại qua nhiều năm vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo Do vậy, mặc dù nền kinh tế hội nhập, cơ hội việc làm tăng lên, nhưng thực trạng thanh niên thất nghiệp thiếu việc làm vẫn là vấn đề cần giải quyết của xã hội nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. 2.2.2. Thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên tại tỉnh Lào Cai 2.2.2.1. Nhu cầu đào tạo nghề cho thanh niên Thanh niên là đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất khi mà số lượng thanh niên tỉnh Lào Cai bước vào độ tuổi lao động thì ngày càng tăng mà cơ hội tìm kiếm việc làm thì ngày càng khó khăn do yêu cầu trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, tay nghề ngày càng nâng lên trong điều kiện kinh tế hội nhập. Thực trạng về việc làm và thất nghiệp của thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai được thể hiện qua bảng 2.4. 46 Bảng 2.4. Tình hình việc làm của thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 - 2017 Năm Đủ việc làm Thiếu việc làm Thất nghiệp Tổng Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 2012 273.976 85,2 17.043 5,3 30.549 9,5 321.568 2013 282.649 87,3 17.807 5,5 23.311 7,2 323.768 2014 284.759 87,8 18.162 5,6 21.406 6,6 324.327 2015 291.996 89,5 18.923 5,8 15.334 4,7 326.252 2016 293.896 89,7 19.331 5,9 14.416 4,4 327.643 2017 296.105 90,1 19.061 5,8 13.474 4,1 328.640 (Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lào Cai - Báo cáo tình hình việc làm của Thanh niên tỉnh Lào Cai năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017) Qua bảng 2.4 cho thấy lực lượng thanh niên có đủ việc làm ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2012 – 2017 tăng từ 273.976 người tương ứng vởi tỷ lệ 85,2% năm 2012 lên 296.105 người tương ứng với tỷ lệ 90,1% năm 2017. Trong đó tỷ lệ thanh niên có đủ việc làm cao nhất là vào năm 2017 đạt 90,1%. Bằng sự nỗ lực của cá cấp, các ngành trong việc đào tạo nghề nâng cao trình độ cho thanh niên nên tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên tỉnh Lào Cai chỉ còn 5,8% và tỷ lệ thất nghiệp còn 4,1%. Xã hội càng phát triền, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng nhiều và quy mô ngày càng lớn được thành lập và hoạt động trên địa bàn Tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Lào Cai. Hơn nữa đời sống người dân càng cao, nhu cầu được vui chơi giải trí ngày càng nhiều là điều kiện thuận lợi cho Huyện Sapa phát triển về du lịch, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người dân nói chung và lực lượng thanh niên nói riêng. Tuy tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhưng vẫn còn khoảng 19.061 thanh niên thiếu việc làm và 13.474 thanh niên thất nghiệp. Vì vậy, nhu cầu được giải quyết việc làm của thanh niên tỉnh 47 Lào Cai vẫn còn rất lớn. Vấn đề đặt ra đối với các cấp các ngành là tạo cơ hội cho đối tượng thanh niên thuộc nhóm này được đào tạo nghề để họ tìm được việc làm phù hợp. 2.2.2.2. Tình hình đào tạo nghề cho thanh niên Nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên tỉnh Lào Cai tập trung phần lớn vào đối tượng thanh niên tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Sau khi tốt nghiệp một số thanh niên học tiếp các trường chuyên nghiệp, một số thanh niên không có nhu cầu học nghề mà ở lại gia đình tự tạo việc làm theo truyền thống gia đình, còn lại tìm cơ hội nghề nghiệp thông qua học nghề. Tình hình học nghề của thanh niên Lào Cai trong giai đoạn 2012 2017 được thể hiện qua bảng 2.5. Bảng 2.5. Tình hình đào tạo nghề của thanh niên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 - 2017 Đơn vị tính: Người Năm Tổng số thanh niên có nhu cầu đào tạo nghề Tổng số thanh niên đƣợc học nghề Tỷ lệ (%) Số thanh niên đƣợc học nghề ở trình độ Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp, dạy nghề thƣờng xuyên 2012 10.595 8.083 76,29 2342 2.625 3.116 2013 11.760 9.461 80,45 3.416 2.827 3.218 2014 10.859 8.639 79,56 3554 1.743 3.342 2015 11845 9.525 80,41 3.642 2.756 3.127 2016 11271 9.173 81,39 3.527 2.628 3.018 2017 11432 9.595 83,93 3735 2.589 3.271 (Nguồn: Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Lào Cai – Báo cáo công tác đào tạo nghề năm 2012, 2013, 2014,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_nghe_cho_thanh_nien_o_d.pdf
Tài liệu liên quan