Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .2

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.6

3.1. Mục đích.6

3.2. Nhiệm vụ .6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.6

4.1. Đối tượng nghiên cứu . 6

4.2. Phạm vi nghiên cứu . 6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .6

5.1. Phương pháp luận. 6

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể. 7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.8

6.1. Ý nghĩa lý luận . 8

6.2. Ý nghĩa thực tiễn. 8

7. Kết cấu của luận văn.9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC

VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .10

1.1. Khái quát quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với lao động nông thôn .10

1.1.1. Nghề và đào tạo nghề.10

1.1.2. Đào tạo nghề đối với lao động nông thôn.14

1.1.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với lao động nông thôn .19

pdf129 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”. Như vậy, từ năm 2013, phòng LĐTBXH huyện là cơ quan tham mưu, giúp UBND huyện QLNN về đào tạo nghề đối với LĐNT và trực tiếp quản lý đào tạo nghề đối với LĐNT lĩnh vực phi nông nghiệp. UBND tỉnh Bình Dương đã bố trí 01 biên chế quản lý đào tạo nghề ở phòng LĐTBXH huyện. Hiện nay có 01 công chức ngạch chuyên viên, trình độ đại học, chuyên ngành quản trị kinh doanh, tin học trình độ B, tiếng Anh trình độ B, làm việc tại vị trí việc làm quản lý đào tạo nghề thực hiện nhiệm vụ QLNN về đào tạo nghề đối với LĐNT trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, ngoài phụ trách QLNN về đào tạo nghề, công chức này còn kiêm nhiệm lĩnh vực giải quyết việc làm và phòng chống tệ nạn xã hội. 48 - Phòng Kinh tế thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong tham mưu QLNN về đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về đào tạo nghề nông nghiệp đối với LĐNT từ năm 2013. Phòng Kinh tế đã bố trí 01 công chức phụ trách nông nghiệp – phát triển nông thôn, trình độ đại học, chuyên ngành quản trị kinh doanh thực hiện nhiệm vụ quản lý đào tạo nghề nông nghiệp đối với LĐNT. Ngoài ra, công chức còn kiêm nhiệm lĩnh vực khoa học công nghệ, phòng chống thiên tai, hiện nay đang làm việc theo chế độ hợp đồng. Ngoài ra, phòng GD&ĐT, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Huyện đoàn là những cơ quan phối hợp với phòng LĐTBXH, phòng Kinh tế trong thực hiện QLNN về đào tạo nghề đối với LĐNT theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Phòng Nội vụ, phòng Tài chính – Kế hoạch và Ngân hàng chính sách là cơ quan phối hợp, chịu trách nhiệm quản lý về nhân sự, kinh phí phục vụ đào tạo nghề đối với LĐNT và thực hiện các chính sách đối với LĐNT khi tham gia học nghề. Phòng GD&ĐT, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Huyện đoàn bố trí 01 công chức kiêm nhiệm phụ trách nhiệm vụ quản lý và phối hợp quản lý, thực hiện đào tạo nghề đối với LĐNT trên địa bàn huyện. Về xây dựng, phát triển mạng lƣới đào tạo: Trên địa bàn huyện Phú Giáo có 02 cơ sở giáo dục đang hoạt động, đó là Trường Trung cấp Kỹ thuật Phú Giáo được thành lập tháng 12/2010 và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Phú Giáo. - Trường Trung cấp Kỹ thuật Phú Giáo là cơ sở giáo dục trực thuộc Sở LĐTBXH từ tháng 12/2016 và hoạt động theo Luật Giáo dục nghề nghiệp (trước kia là cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD&ĐT, thực hiện Công văn số 205/LĐTBXH-TCDN của Bộ LĐTBXH về việc Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và Công văn số 381/UBND-VX của UBND 49 tỉnh về việc thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được bàn giao từ Sở GD&ĐT về Sở LĐTBXH). - Trung tâm Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Phú Giáo là cơ sở giáo dục trực thuộc UBND huyện từ tháng 7/2017 (trước kia là cơ sở trực thuộc Sở GD&ĐT, do Sở GD&ĐT quản lý về giáo dục nghề nghiệp và chịu sự QLNN về lãnh thổ của UBND huyện); Trung tâm có chức năng tổ chức đào tạo nghề nghiệp trình độ sơ cấp và dưới sơ cấp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp; tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục thường xuyên, giáo dục hướng nghiệp theo quy định của Bộ GD&ĐT. Vì vậy từ năm 2010 đến năm 2016, Trường Trung cấp Kỹ thuật Phú Giáo và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên thực hiện giáo dục nghề nghiệp hệ chuyên nghiệp, tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập, không tham gia hoạt động đào tạo nghề đối với LĐNT trên địa bàn huyện Phú Giáo. Hiện nay, công tác đào tạo nghề đối với LĐNT huyện do Sở LĐTBXH phân công các đơn vị hỗ trợ đào tạo và phòng LĐTBXH, phòng Kinh tế chủ động liên hệ với các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương tham gia đào tạo nghề đối với LĐNT trên địa bàn. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương tham gia đào tạo 25 lớp với nghề trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su, may gia dụng; Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Bình Dương tham gia đào tạo 34 lớp với các nghề nấu ăn đãi tiệc, may gia dụng, thiết kế tạo mẫu tóc; Trung tâm Dạy nghề Người tàn tật tỉnh Bình Dương tham gia đào tạo 01 lớp với nghề bẻ kiềng và cắt máng cao su; Trường Trung cấp nông lâm nghiệp tỉnh Bình Dương tham gia đào tạo 15 lớp với các nghề trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su, tạo dáng và chăm sóc cây cảnh, chăn nuôi 50 thú y, trồng và nhân giống nấm, trồng rau an toàn và Trung tâm dạy nghề và dịch vụ hỗ trợ nông dân tham gia đào tạo 4 lớp với nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh, trồng và nhân giống nấm. Công tác đào tạo nghề đối với LĐNT trên địa bàn huyện Phú Giáo chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại trên địa bàn tham gia hoạt động đào tạo nghề đối với LĐNT. 2.2.2.2. Đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp Kỹ thuật Phú Giáo có 18 cán bộ, giáo viên, nhân viên, cụ thể: 3 cán bộ quản lý, 8 giáo viên và 7 nhân viên, trong đó có 8 nữ, tăng 3 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên so với năm 2010. Qua các năm có sự biến động về số lượng, con người do có cán bộ, giáo viên, nhân viên chuyển công tác, nghỉ việc tuy nhiên Trường có sự phân công, tuyển dụng mới đảm bảo hoạt động thường xuyên của Trường. Trong năm 2016, Sở GD&ĐT duyệt nhu cầu biên chế cấp thêm cho Trường 4 giáo viên (2 giáo viên dạy tin học, 1 giáo viên dạy Pháp Luật, 1 giáo viên dạy Nghiệp vụ văn phòng) nhưng không tuyển được nên hiện nay Trường phải hợp đồng thỉnh giảng 03 giáo viên bên ngoài. Về trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý, giáo viên, ngày càng được nâng cao qua các năm: 3/8 giáo viên trình độ thạc sĩ (tăng 2 so với năm 2010), 5/8 giáo viên trình độ đại học (tăng 2 so với năm 2010); 1/3 cán bộ quản lý trình độ thạc sĩ (tăng 1 so với năm 2010), 2/3 cán bộ quản lý trình độ đại học; 1/7 nhân viên trình độ đại học (tăng 1 so với năm 2010), 4/7 nhân viên trình độ trung cấp và 2/7 nhân viên trình độ khác. Đối với giáo viên thỉnh giảng: 3/3 giáo viên trình độ đại học. Đối với các giáo viên của các Trung tâm, Trường đến tham gia giảng dạy, từ năm 2010 đến nay, tổng số giáo viên tham gia giảng dạy các lớp đào tạo nghề là 26 giáo viên, trong đó có 17 giáo viên cơ hữu của các cơ sở tham gia đào tạo và 09 giáo viên thỉnh giảng, ngoài ra có 02 người là công nhân cao 51 su có tay nghề tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành đối với nghề trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su. Trong những năm qua, số lượng giáo viên tham gia đào tạo còn rất ít so với số lớp tổ chức đào tạo, nhất là Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương 07 giáo viên đã tham gia đào tạo 25 lớp, Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Bình Dương 10 giáo viên tham gia đào tạo 34 lớp, chủ yếu các giáo viên tham gia giảng dạy nhiều năm liền, giảng dạy liên tục các lớp hoặc giảng dạy đồng thời 02 lớp trong cùng một khoảng thời gian. Về trình độ các giáo viên tham gia đào tạo nghề đối với LĐNT trên địa bàn huyện: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương có 07 giáo viên tham gia giảng dạy, trong đó: 04 giáo viên trình độ thạc sĩ, 03 giáo viên trình độ đại học. Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Bình Dương có 10 giáo viên tham gia giảng dạy, trong đó 03 giáo viên trình độ thạc sĩ, 04 giáo viên trình độ đại học, 03 giáo viên trình độ cao đẳng. Trường Trung cấp nông lâm nghiệp tỉnh Bình Dương có 06 giáo viên tham gia giảng dạy, trong đó 01 giáo viên trình độ thạc sĩ, 03 giáo viên trình độ đại học, 02 giáo viên trình độ cao đẳng. Trung tâm Dạy nghề Người tàn tật tỉnh Bình Dương có 01 giáo viên tham gia giảng dạy, trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Trung tâm dạy nghề và dịch vụ hỗ trợ nông dân có 02 giáo viên tham gia giảng dạy trình độ đại học. Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy các lớp đào tạo nghề đối với LĐNT trên địa bàn huyện Phú Giáo tham gia giảng dạy nhiều lớp qua nhiều năm, ngày càng chú trọng đến yếu tố thực tiễn liên quan đến đặc thù kinh tế - xã hội, các cây trồng, ngành nghề đặc trưng của huyện và chú trọng hơn đến kỹ năng thực hành của học viên; các giáo viên hầu hết được đánh giá là đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và mong muốn của lao động khi tham gia học nghề (cụ thể xem tại Bảng 2.1). 52 Bảng 2.1: Về thái độ, năng lực giảng dạy của giáo viên (thông qua ý kiến của học viên) (Tổng số người tham gia ý kiến: 220 người) Nội dung Kết quả khảo sát (ý kiến) Tỷ lệ (%) I. Thái độ giảng dạy Nhiệt tình 149 67,73 Bình thường 65 29,55 Thờ ơ 6 2,72 II. Năng lực chuyên môn Tốt 167 75,91 Trung bình 53 24,09 Thấp 0 0 III. Khả năng truyền đạt Dễ hiểu 141 64,09 Bình thường 75 34,09 Khó hiểu 4 1,82 Nguồn: tác giả khảo sát tại huyện Phú Giáo, năm 2017 Nguồn: tác giả lập biểu đồ từ số liệu Bảng 2.1 Biểu đồ 2.1: Thái độ giảng dạy của giáo viên 53 Nguồn: tác giả lập biểu đồ từ số liệu Bảng 2.1 Biểu đồ 2.2: Năng lực chuyên môn của giáo viên Nguồn: tác giả lập biểu đồ từ số liệu Bảng 2.1 Biểu đồ 2.3: Khả năng truyền đạt của giáo viên 2.2.2.3. Chương trình, giáo trình, tài liệu học tập Các chương trình, giáo trình, học liệu phục vụ công tác đào tạo nghề đều được sử dụng dựa trên chương trình khung do Bộ LĐTBXH và Bộ 54 NN&PTNT ban hành. Đối với những nghề chưa có chương trình được phê duyệt từ trung ương, trong quá trình kiểm tra đăng ký hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở đều được phòng Dạy nghề thuộc Sở LĐTBXH hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH. Đến cuối năm 2016, toàn tỉnh Bình Dương đã có đầy đủ chương trình, giáo trình để dạy cho người lao động khi có nhu cầu. Đối với các nghề mới phát sinh theo nhu cầu thực tế, Sở LĐTBXH phối hợp cùng Sở Tài chính và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp để xây dựng, thẩm định kinh phí, trình UBND tỉnh phê duyệt theo Kế hoạch đào tạo nghề hàng năm. Riêng đối với việc tổ chức các lớp đào tạo nghề đối với LĐNT trên địa bàn huyện, trước khi tổ chức lớp học, lãnh đạo phòng LĐTBXH, phòng Kinh tế tiến hành trao đổi với giáo viên tham gia giảng dạy về đặc điểm tình hình, yêu cầu về nội dung đào tạo để có sự điều chỉnh phù hợp với đặc điểm tình hình về ngành nghề và LĐNT trên địa bàn huyện. 2.2.3. Tổ chức triển khai và kết quả đào tạo nghề Tổng số lao động qua đào tạo đến năm 2016 là 19.645 người, bao gồm đào tạo trình độ sơ cấp nghề, đào tạo nghề dưới 3 tháng, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. So với tổng lực lượng lao động hiện tại, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 43,88%, trong đó số LĐNT qua đào tạo nghề là 10.033 người, chiếm 22,41%, tăng 6.632 người so với năm 2010. Từ năm 2010 đến nay, đào tạo nghề đối với LĐNT trên địa bàn huyện Phú Giáo theo Quyết định số 2417/QĐ-UBND tổ chức được 79 lớp với 9 ngành nghề, 2.096 người, đạt 61,72% kế hoạch giai đoạn 2010 – 2020 và 97,05% so với nhu cầu học nghề của LĐNT. 55 Bảng 2.2: Kết quả tổ chức các lớp đào tạo nghề đối với LĐNT từ năm 2010 – 2017 ĐVT: người Ngành nghề 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Cộng Nấu ăn đãi tiệc 60 161 118 116 89 96 640 May gia dụng 33 40 41 20 72 206 Thiết kế, tạo mẫu tóc 20 20 Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh 93 29 42 54 218 Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su 93 251 220 81 21 666 Chăn nuôi thú y 20 35 55 Trồng rau an toàn 83 77 160 Trồng và nhân giống nấm 41 76 117 Bẻ kiềng và cắt máng cao su 14 14 Cộng 93 311 313 275 207 240 247 410 2.096 Nguồn: tác giả thống kê từ số liệu của Phòng LĐTBXH từ năm 2010 - 2017 Nguồn: tác giả lập biểu đồ từ số liệu bảng 2.2 Biểu đồ 2.4: Kết quả học viên tham gia đào tạo nghề theo năm của giai đoạn 2010-2017 56 Nguồn: tác giả lập biểu đồ từ số liệu bảng 2.2 Biểu đồ 2.5: Tình hình học viên tham gia đào tạo nghề đối với LĐNT theo ngành nghề đào tạo giai đoạn 2010 - 2017 Từ năm 2010 đến năm 2017, số lượng LĐNT tham gia học nghề không ổn định, năm 2010 có 93 người tham gia đào tạo nghề (thấp nhất trong giai đoạn) do Đề án đào tạo nghề đối với LĐNT mới được triển khai, chưa thu hút được nhiều lao động nông thôn tham gia; tăng ở năm 2011 (311 người) và 2012 (313 người), các chính sách về đào tạo nghề đối với LĐNT được tuyên truyền, phố biến rộng rãi đến người dân, các lớp đào tạo được tổ chức kịp thời đáp ứng nhu cầu của lao động, giảm dần ở năm 2013 và giảm mạnh ở năm 2014 và đây là thời gian của sự chuyển giao giữa các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp; năm 2017 có số lượng LĐNT tham gia học nghề nhiều nhất trong giai đoạn 2010 – 2017 với 410 người. Về ngành nghề đào tạo, trước năm 2012, lao động chủ yếu tham gia học các nghề lĩnh vực nông nghiệp; từ năm 2013 đến nay, lao động chủ yếu tham gia học các nghề phi nông nghiệp. Trong đó, nghề trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su thu hút đông đảo lực 57 lượng lao động tham gia học nghề từ năm 2010 đến 2013, do đây là một nghề nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện với thời gian đầu tổ chức đào tạo, thu hút nhiều lao động quan tâm, tham gia; năm 2016, 2017, các ngành nghề nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao thu hút LĐNT tham gia học nghề như nghề trồng rau an toàn, trồng và nhân giống nấm. Như đã phân tích ở trên, việc tổ chức giảng dạy từ năm 2010 đến năm 2017 do các Trường, Trung tâm ngoài địa bàn huyện tham gia giảng dạy. Công tác tổ chức giảng dạy bao gồm nội dung về lý thuyết và thực hành với thời lượng số tiết khác nhau đối với các nghề khác nhau. Việc tổ chức giảng dạy được thực hiện theo phương thức đào tạo tập trung, hình thức lớp đào tạo lưu động trên địa bàn các xã, thị trấn; trong những năm qua, việc giảng dạy lý thuyết đối với tất cả các lớp được thực hiện tại Hội trường UBND các xã, thị trấn, trụ sở ấp, trung tâm văn hóa; giảng dạy thực hành tại vườn, đồng ruộng của người lao động tham gia đào tạo đối với các nghề nông nghiệp, tổ chức tại địa điểm học lý thuyết đối với các nghề phi nông nghiệp, các cơ sở vận chuyển trang thiết bị giảng dạy như máy may, dụng cụ làm bếp đến địa điểm đào tạo. Từ năm 2010 đến năm 2017, tỷ lệ thực hiện đào tạo nghề đối với LĐNT trên địa bàn huyện Phú Giáo trên kế hoạch đề ra thấp hơn nhiều so với một số huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng, huyện Bàu Bàng và tỷ lệ chung của tỉnh Bình Dương. Bảng 2.3: LĐNT huyện Phú Giáo đƣợc đào tạo nghề từ năm 2010 – 2017 ĐVT: người Tiêu chí/năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng theo tiêu chí 58 Tổng theo năm 93 246 272 194 21 106 166 259 1.357 Giới tính: Nam 37 138 180 19 0 32 43 113 562 Nữ 56 108 92 175 21 74 123 146 795 Độ tuổi: Đủ 15-24 tuổi 26 78 39 47 9 35 42 31 307 25-34 tuổi 29 76 91 72 10 29 51 198 556 35- đủ 55 tuổi 38 92 133 75 2 33 71 123 567 55- đủ 60 tuổi 0 0 9 0 0 9 2 7 27 Lĩnh vực: Nông nghiệp 93 217 272 26 0 37 43 97 785 Phi nông nghiệp 0 29 0 168 21 69 123 162 572 Đối tượng: Đối tượng 1 31 44 30 21 1 4 18 13 162 Đối tượng 2 0 4 51 13 0 3 19 21 111 Đối tượng 3 62 198 191 160 20 99 129 225 1.084 Nguồn: tác giả thống kê từ số liệu Phòng LĐTBXH từ năm 2010 - 2017 Kết quả trên cho thấy, LĐNT được đào tạo nghề từ năm 2010 – 2017 là 1.357 người; trong đó nam chiếm tỷ lệ 41,41%, nghề lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ 57,85%, người học nghề chủ yếu trong độ tuổi từ đủ 25 tuổi đến 55 tuổi và đối tượng ưu tiên chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số LĐNT tham gia học nghề. Về đánh giá hiệu quả đào tạo nghề: thông qua phân tích tình hình công việc, thu nhập, mức sống và các chính sách được giải quyết của LĐNT sau đào tạo nghề, tác giả tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 20% số LĐNT đã tham gia học nghề từ năm 2010-2016, kết quả khảo sát như sau: Trong 220 lao động tham gia khảo sát, tất cả đều tham gia đào tạo nghề chương trình đào tạo dưới 3 tháng, trong đó có 45,91% là nam, 36,82% lao động trong độ tuổi 35-55 tuổi khi tham gia học nghề chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu độ tuổi; đối tượng là người bị thu hồi đất canh tác, hộ nghèo 59 chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu LĐNT qua đào tạo nghề; LĐNT khi đăng kí học nghề với mong muốn chủ yếu là có thêm kiến thức mới để áp dụng vào nghề đang làm, tăng năng suất và tự tạo việc làm mới; 10,45% lao động được công nhận loại giỏi, 61,82% được công nhận loại khá và 27,73% loại trung bình. Các LĐNT trước khi tham gia đào tạo nghề, có trình độ, công việc, thâm niên nghề và thu nhập khác nhau, chủ yếu tự sản xuất, kinh doanh tại gia đình và có thu nhập thấp. Nguồn: tác giả khảo sát tại huyện Phú Giáo, năm 2017 Biểu đồ 2.6: Công việc của LĐNT trƣớc khi tham gia đào tạo nghề Nguồn: tác giả khảo sát tại huyện Phú Giáo, năm 2017 Biểu đồ 2.7: Thâm niên của LĐNT trƣớc khi tham gia đào tạo nghề 60 Nguồn: tác giả khảo sát tại huyện Phú Giáo, năm 2017 Biểu đồ 2.8: Thu nhập của LĐNT trƣớc khi tham gia đào tạo nghề Kết quả trên cho thấy, trong 220 người được khảo sát, đa số LĐNT trước khi tham gia các lớp đào tạo nghề, đa số LĐNT trước khi tham gia đào tạo nghề làm việc nội trợ tại gia đình (42 người, 19,09%), khai thác mủ cao su tại gia đình (42 người, 19,09%). Các LĐNT thay đổi công việc thường xuyên nên không có thâm niên (42,27%) hoặc thâm niên thấp dưới 1 năm (25,45%), thâm niên trên 5 năm chiếm 23,64%, các lao động có thâm niên trên 5 năm chủ yếu khai thác mủ cao su tại gia đình, trồng trọt, chăn nuôi tại gia đình và may tại gia đình. Đối với những lao động đã có việc làm ổn định với thâm niên lâu năm, chủ yếu tham gia đào tạo nghề ngành nghề phù hợp việc làm hiện tại với mong muốn có thêm kiến thức mới để áp dụng vào nghề đang làm (41,82%), tăng năng suất, thu nhập, lương cao (24,09%). Đối với những lao động không có thâm niên hoặc thâm niên dưới 1 năm, làm thuê, nội trợ, không có việc làm hoặc phụ giúp tại gia đình có xu hướng chọn ngành nghề khác với công việc hiện tại, đa số với mong muốn tự tạo việc làm (35,91%), tận dụng được thời gian nhàn rỗi (32,73%), một bộ phận nhỏ dễ tìm việc làm (6,36%), để biết thêm nghề mới (2,27%). 61 LĐNT khi tham gia đào tạo nghề có trình độ khác nhau, chủ yếu là lao động trình độ ở các bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông chiếm 81,36%, một số có bằng trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc không có trình độ. Qua khảo sát, kết quả sau khi tham gia đào tạo nghề của LĐNT có nhiều chuyển biến tích cực. Bảng 2.4: Về công việc, thu nhập của LĐNT sau đào tạo nghề (thông qua ý kiến của học viên) (Tổng số người tham gia ý kiến: 220 người) Nội dung Số ý kiến Phần trăm 1. Công việc của người lao động hiện tại với ngành nghề được đào tạo 220 100 Đúng với ngành nghề được đào tạo 157 71.36% Không đúng với ngành nghề được đào tạo 37 16.82% Không có việc làm 26 11.82% Trong đó: Được DN/ đơn vị tuyển dụng 38 17.27% Được DN/ đơn vị bao tiêu sản phẩm 0 0.00% Làm nghề cũ có năng suất cao hơn 121 55.00% Tự tạo việc làm mới (tự SX, KD) 26 11.82% Đối tượng thoát nghèo 1 0.45% Không có việc làm 26 11.82% Thành lập tổ hợp tác, tổ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp 0 0.00% Khác 8 3.64% 2. Thu nhập/tháng 220 100 Không có thu nhập 19 8.64% <1,5 triệu đồng 13 5.91% >1,5 – 2 triệu đồng 11 5.00% >2 – 3 triệu đồng 13 5.91% >3 – 4 triệu đồng 55 25.00% > 4 triệu đồng 109 49.55% Nguồn: tác giả khảo sát tại huyện Phú Giáo, năm 2017 62 Sau đào tạo, tỷ lệ lao động có việc làm theo đúng nghề được đào tạo đạt 71,36%, trong đó lao động chủ yếu làm nghề cũ với năng suất cao hơn ở nhóm nghề nông nghiệp như trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su, chăn nuôi và tự tạo việc làm ở nhóm nghề phi nông nghiệp như may gia công, nấu ăn đãi tiệc, thiết kế tạo mẫu tóc; một số lao động được tuyển dụng vào làm tại các cở sở sản xuất kinh doanh, trang trại; một số lao động chưa có việc làm chủ yếu học nghề năm 2016, một số lao động chuyển sang nghề khác từ lĩnh vực nông nghệp sang phi nông nghiệp rơi vào lao động trong độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi khi tham gia học nghề. Qua khảo sát, LĐNT được đào tạo nghề từ 2010-2016, thu nhập bình quân hàng tháng của lao động tăng lên không đáng kể, số lao động có thu nhập dưới 1,5 triệu đồng và không có thu nhập là 14,55%, trên 4 triệu đồng là 49,55%. Nguyên nhân của thu nhập tăng lên là một số lao động làm việc trong các trang trại áp dụng quy trình chăn nuôi tốt hiệu suất cao, giá mủ cao su trong những năm gần đây có xu hướng tăng, xu hướng sử dụng dịch vụ của người dân tăng nên các nghề như thiết kế tạo mẫu tóc, nấu ăn đãi tiệc phát triển, do đó thu nhập của người lao động được cải thiện; hơn nữa, hàng năm Chính phủ đều có quy định về tăng mức lương tối thiểu nên thu nhập của lao động cũng tăng theo. Bảng 2.5: Về kiến thức, kỹ năng thực hành nghề và thái độ làm việc của LĐNT đã đƣợc đào tào nghề (thông qua ý kiến của doanh nghiệp) (Tổng số doanh nghiệp tham gia ý kiến: 10 doanh nghiệp) Số ý kiến Phần trăm 1. Đánh giá chung về chất lượng lao động 10 100% Tốt 3 30.00% Trung bình 5 50.00% 63 Chưa tốt 2 20.00% 2. Kiến thức lý thuyết về nghề của lao động 10 100% Đáp ứng tốt 2 20.00% Đáp ứng 3 30.00% Đáp ứng một phần 4 40.00% Không đáp ứng 1 10.00% 3. Kỹ năng thực hành nghề của lao động 10 100% Đáp ứng tốt 3 30.00% Đáp ứng 2 20.00% Đáp ứng một phần 4 40.00% Không đáp ứng 1 10.00% 4. Thái độ làm việc/ kỷ luật lao động của người lao động 10 100% Đáp ứng tốt 2 20.00% Đáp ứng 3 30.00% Đáp ứng một phần 4 40.00% Không đáp ứng 1 10.00% Nguồn: tác giả khảo sát tại huyện Phú Giáo, năm 2017 Qua khảo sát 10 công ty, đơn vị có sử dụng lao động qua đào tạo, các công ty, đơn vị chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, số lượng lao động làm việc ít và trong các ngành trồng trọt, khai thác mủ cao su, kinh doanh cây kiểng, kinh doanh dịch vụ ăn uống Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 03 công ty, đơn vị cho là lao động có chất lượng tốt; tuy nhiên trong 03 công ty, đơn vị đó chỉ có 02 công ty, đơn vị đánh giá lao động tốt cả về kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành và thái độ làm việc, kỷ luật lao động; 05 ý kiến trung bình và 02 ý kiến chưa tốt. Nguyên nhân chủ yếu về hạn chế do người lao động thiếu kỹ năng thực hành, kiến thức về công việc trong quy trình sản xuất và nhận thức của người lao động chưa cao, đặc biệt trong ứng xử tại nơi làm việc. Sau khi tuyển dụng lao động, 07 ý kiến cho rằng họ phải đào tạo lại, đào tạo nâng cao hoặc vừa sử dụng vừa kèm cặp, hướng dẫn người lao động thông qua việc 64 thuê giáo viên, chuyên gia hoặc sử dụng lao động có tay nghề cao tại công ty, đơn vị đào tạo, hướng dẫn. Như vậy, LĐNT được đào tạo nghề trong những năm vừa qua có xu hướng chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp, lao động được đào tạo làm việc hiệu quả hơn, năng suất và thu nhập cao hơn, tạo được việc làm cho bản thân và được tuyển dụng vào các cơ sở sản xuất, một số lao động thoát nghèo. Tuy nhiên, số lao động chưa có việc làm, chuyển sang nghề khác còn nhiều, chủ yếu tập trung ở lao động trẻ; lao động thuộc đối tượng chính sách tham gia học nghề còn hạn chế; một số lao động chưa được học nghề theo nhu cầu; các ngành nghề LĐNT được đào tạo chưa đa dạng, chỉ tập trung một số nghề, một bộ phận lao động chưa đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cả về kiến thức, năng lực thực hành và tính kỷ luật đặt ra yêu cầu về hiệu quả công tác đào tạo nghề đối với LĐNT, sự quản lý của nhà nước để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, giải quyết các bất cập, đào tạo nguồn lao động có kiến thức, năng lực và thái độ nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. 2.2.4. Đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí Số cơ sở đào tạo nghề đã được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề trong giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh Bình Dương là 07 đơn vị, gồm: Trường trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dương, Trường trung cấp nghề Dĩ An, Trường trung cấp nghề Tân Uyên, Trường trung cấp nghề tỉnh Bình Dương, Trung tâm dạy nghề huyện Dầu Tiếng, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên của thị xã Bến Cát và Thuận An. Đối với huyện Phú Giáo do trước năm 2016, Trường trung cấp kỹ thuật Phú Giáo và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên do Sở GD&ĐT quản lý nên UBND huyện không có thẩm quyền bố trí kinh phí đầu tư cơ sở 65 vật chất, mua sắm trang thiết bị; đào tạo nghề đối với LĐNT sử dụng cơ sở vật chất chủ yếu thuê, mượn đối với các đơn vị của các xã, thị trấn. Mặt khác, do đào tạo nghề đối với LĐNT trên địa bàn huyện Phú Giáo chủ yế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_nghe_doi_voi_lao_dong_n.pdf
Tài liệu liên quan