Do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn nên tỷ
lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP còn hạn hẹp. Khối lượng vốn đầu tư huy động
được còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Đầu tư cho phát triển vẫn
còn tình trạng dàn trải, chưa hợp lý.
- Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng chưa rõ ràng, không ổn định.
Thông qua hàng loạt các văn bản pháp quy từ Luật, quy chế quản lý đến các văn
bản dưới Luật khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ và còn có những sơ hở đã bị lợi
dụng trong quá trình thực hiện các văn bản nói trên.
- Môi trường đầu tư trên địa bàn chưa thật sự được cải thiện, cơ chế
chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập, chưa tạo nên một
hành lang pháp lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi gọi vốn đầu tư. Mặt khác,
do thủ tục hành chính chồng chéo gây cản trở cho doanh nghiệp và cá nhân trong
và ngoài nước góp vốn đầu tư.
- Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và tổ chức đầu tư chưa đồng bộ và
bộc lộ nhiều bất cập, liên tục thay đổi nên thường tạo ra nhiều khe hở gây thất
thoát, lãng phí vốn đầu tư.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước ở địa bàn huyện Ea súp, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất được những định hướng giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ
nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong thời
gian tới.
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu những vấn đề đề về lý luận và thực tiễn có liên quan
đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ
nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk
Lắk.
- Về thời gian: Luận văn sử dụng nguồn tài liệu, số liệu phục vụ cho
nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017.
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Ea Súp,
tỉnh Đắk Lắk
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau:
- Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa
bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
- Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh
Đắk Lắk chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế yếu kém đó.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân
sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, được kết cấu thành 3 chương như sau:
5
Chương 1. Cơ sở khoa học Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước cấp huyện.
Chương 2. Thực trạng Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
Chƣơng 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
CẤP HUYỆN
1.1. Tổng quan về đầu tƣ xây dựng cơ bản đối với công trình xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông có nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc cấp
huyện
1.1.1. Một số khái niệm, đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản đối với
công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nói chung và cấp huyện nói
riêng
1.1.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là một bộ phận của hoạt động đầu tư
nói chung, nằm trong giai đoạn thực hiện đầu tư. Đó là việc bỏ vốn để tiến hành
các hoạt động XDCB (Từ khảo sát quy hoạch đầu tư, thiết kế và xây dựng cho
đến khi lắp đặt thiết bị để hoàn thiện việc tạo ra cơ sở vật chất) nhằm tái sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc
dân.
1.1.1.2. Ngân sách Nhà nước
Theo quy định tại Điều 1, Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11
ngày 16/12/2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
6
ngân sách Nhà nước: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của
Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực
hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước”.
1.1.1.3. Cơ sở hạ tầng giao thông
Cơ sở hạ tầng giao thông (đường bộ) là bao gồm toàn bộ hệ thống cầu,
đường phục vụ cho vận tải hàng hóa, hành khách và sự đi lại của nhân dân một
cách an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, cũng như đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh
tế, văn hóa, xã hội giữa người dân trong cùng một vùng, hay giữa vùng này với
vùng khác hoặc giữa nước này với nước khác.
1.1.1.4. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
Đầu tư xây dựng CSHTGT là việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng
hoặc cải tạo những công trình giao thông nhằm mục đích phát triển, duy trì,
nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất
định.
1.1.1.5. Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản đối với công trình xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông nói chung và cấp huyện nói riêng
Các dự án đầu tư xây dựng CSHTGT nói chung và cấp huyện nói
riêng có thời gian xây dựng kéo dài trong nhiều năm, chất lượng xây dựng và
chất hiện đại của công trình chỉ có thể bảo đảm nếu được tính toán chính xác
ngay từ khâu thiết kế, thực hiện thi công bảo đảm chất lượng và quản lý vận
hành đúng quy trình.
Có mức vốn đầu tư lớn, thời gian khấu hao kéo dài nhiều năm, nên rất
khó khăn huy động vốn, do đó nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nguồn vốn ngân
sách nhà nước; đồng thời phải huy động nhiều nguồn vốn khác nhau thỏa mãn
nhu cầu đầu tư;
7
Công trình trải dài theo tuyến hàng km và chiếm không gian rộng, khi
tiến hành đầu tư xây dựng có tác động lớn đến nhiều lĩnh vực khác nhau; mỗi
con tuyến đường giao thông được xây dựng sẽ đi qua nhiều khu dân cư, tác
động tới cộng động dân cư hai bên tuyến và các công trình khác;
Đầu tư xây dựng CSHTGT xây dựng trên đất và gắn với điều kiện tự
nhiên. Vì vậy, điều kiện tự nhiên không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng công
trình mà quyết định luôn chi phí xây dựng và khi đưa và khai thác sử dụng. Do
đó, ngay từ khi khảo sát, thiết kế cho tới xây dựng và đưa vào sử dụng chịu sự
tác động của thời tiết khí hậu và nhiều yếu tố khác mà nếu không chú ý sẽ ảnh
hưởng đến hiệu quả đầu tư và tuổi thọ của công trình. Với đặc điểm của công
trình đường bộ khi đi qua những vùng có địa hình chia cắt bởi sông, suối, vùng
trũng, hay sườn dốc... sẽ đòi hỏi thiết kế phải khác với công trình ở nơi địa hình
bằng phẳng thuận lợi hơn.
1.1.2. Nguồn đầu tư xây dựng cơ bản đối với công trình xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thông cấp huyện
1.1.3. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản đối với công trình xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông
1.1.4. Các đối tượng cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các
công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước cấp
huyện
1.2. Quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
từ nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp huyện
1.2.1 Khái niệm
Thứ nhất, về nguyên tắc quản lý
Thứ hai, về nhiệm vụ quản lý đầu tư của Nhà nước
Thứ ba, về công cụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông
8
1.2.2. Sự cần thiết Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông từ ngân sách nhà nước cấp huyện
1.2.3. Nội dung Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông từ ngân sách nhà nước cấp huyện
1.2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ bản theo
quy định của pháp luật.
1.2.3.2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động đầu
tư xây dựng cơ bản.
1.2.3.3. Quản lý việc cấp phát và sử dụng nguồn vốn NSNN
1.2.3.4. Quản lý chất lượng công trình
1.2.3.5. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
1.2.3.6. Tổ chức theo dõi, thanh tra, kiếm tra, giám sát việc thực hiện
đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý nhà nước đối với
các công trình cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước cấp
huyện
1.2.4.1. Đặc điểm tự nhiên của địa phương huyện Ea Súp
1.2.4.2. Tình hình phát triển kinh tế -xã hội của huyện Ea Súp
1.2.4.3. Khả năng của bộ máy quản lý và cơ chế quản lý đầu tư huyện
Ea Súp
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản đối
với công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà
nƣớc ở một số địa phƣơng.
1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế
1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Lai Châu
9
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước cho huyện Ea
Súp, tỉnh Đắk Lắk
Qua nghiên cứu QLNN đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông từ nguồn vốn NSNN của một số tỉnh, có thể rút ra một số bài học kinh
nghiệm cho huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk như sau:
Thứ nhất, xây dựng và điều hành tốt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
chú trọng hoạch định phát triển dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
từ nguồn vốn NSNN. Tổ chức tốt lực lượng tham gia QLNN về dự án đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Nhà nước khuyến khích huy động mọi thành phần
kinh tế bỏ vốn tham gia đầu tư. Nhà nước chỉ tham gia vào dự án công trình lớn
và đầu tư vào dịch vụ công cộng, có chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng
nông thôn, sử dụng đa dạng các hình thức đầu tư: BOT, BTO, BT.
Thứ hai, hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến
lược lâu dài, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình
thế trong một thời gian ngắn. Đầu tư phải đảm bảo tính đồng bộ, có kế hoạch và
có tầm chiến lược lâu dài, có quy hoạch tổng thể.
Thứ ba, tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về
rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân
đối vốn đầu tư. Hạn chế tình trạng bao cấp vốn đầu tư cho doanh nghiệp.
Thứ tư, thị trường hóa cơ sở hình thành chi phí và giá xây dựng. Sử
dụng phương pháp quản lý chi phí theo cơ chế thị trường, hòa nhập với thông lệ
quốc tế, khuyến khích áp dụng mô hình tổng thầu trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông.
Thứ năm, sử dụng mô hình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong quản
lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn NSNN.
Thứ sáu, xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa
10
phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan
điểm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Thứ bảy, thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, tăng cường quyền giám sát của
nhân dân về vốn đầu tư. Công khai hóa các quy trình thủ tục cấp phát thanh toán
vốn đầu tư, cải cách hành chính nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính
quyền địa phương.
Thứ tám, minh bạch hóa tài sản, thu nhập, kiểm soát gắn liền với cơ chế
thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất tài sản, thu nhập của cán bộ, công
chức, người có chức vụ, quyền hạn; nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ
chốt với tinh thần “Dám nghĩ, giám làm, dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối
thoại trực tiếp với dân.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và xây dựng cơ bản của huyện Ea Súp,
tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế- xã hội
2.1.2. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước
trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các dự án đầu tư giai đoạn 2013 – 2017 trên địa bàn
huyện Ea Súp (Nguồn ngân sách huyện)
11
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT
Các dự án thuộc
ngành, lĩnh vực
Vốn đầu tƣ (triệu đồng)
2013 2014 2015 2016 2017 Cộng
1
Giáo dục
- Đào tạo
Số tiền 13.393 6.018 8.541 7.832 8.198 43.982
Tỷ trọng 68,02 69,38 65,63 65,54 65,18 66,74
2
Quản lý
nhà nước
Số tiền 2.493 956 1.579 1.136 1.154 7.318
Tỷ trọng 12,66 11,02 12,13 9,51 9,18 11,10
3
VHTT-
PTTH
Số tiền 290 150 210 220 215 1.085
Tỷ trọng 1,47 1,73 1,61 1,84 1,71 1,65
4
Quốc
phòng -
An ninh
Số tiền 1.283 520 654 612 725 3.795
Tỷ trọng
6,52 6,00 5,03 5,12 5,76 5,76
5
Giao
thông -
Thủy lợi
Số tiền 2.229 1.030 2.030 2.150 2.285 9.724
Tỷ trọng
25,69 11,87 15,60 17,99 18,17 14,75
Tổng
cộng
19.688 8.675 13.014 11.950 12.577 65.904
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
2.2. Thực trạng Quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản đối
với công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn từ ngân sách
nhà nƣớc trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp công tác lập quy hoạch xây dựng và quản lý
xây dựng theo quy hoạch giai đoạn 2013 – 2017 trên địa bàn tỉnh
Đơn vị tính: Tỷ đồng
12
STT CÔNG TÁC 2013 2014 2015 2016 2017
1 Quy hoạch chung đô thị 70,59 100 100 100 100
2
Quy hoạch phân khu (tỷ
lệ 1/500)
75,4 72,0 72,0 79,5 78,7
Nguồn: Phòng Quy hoạch – kiến trúc thuộc Sở Xây dựng Đắk Lắk
2.2.2. Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản các công trình cơ sở hạ tầng giao thông
Bảng 2.3. Văn bản ban hành của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2013 đến năm 2017
STT TÊN VĂN BẢN
THỜI GIAN
HIỆU LỰC
VĂN BẢN
1
Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 26/3/2010 quy
định về phân cấp trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình
Từ ngày
05/4/2010 đến
ngày
21/10/2015
2
Quyết định số: 34/2015/QĐ-UBND, ngày
09/10/2015 Ban hành quy định về việc phân cấp
quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk
Từ ngày
22/10/2015 đến
ngày 21/9/2018
3
Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND, ngày 06/9/2016
của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy định về phân cấp quản lý dự án
đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo
Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND, ngày 09/10/2015
của UBND tỉnh Đăk Lăk
Từ ngày
22/10/2015 đến
ngày 21/9/2018
13
4
Quyết định số: 22/2018/QĐ-UBND, ngày 12/9/2018
Ban hành quy định về thẩm quyền trong quản lý dự
án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Từ ngày
22/9/2018 đến
nay
5
Quyết định số: 24/2018/QĐ-UBND, ngày 18/9/2018
Ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý nhà
nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk
Từ ngày
28/9/2018 đến
nay
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
2.2.3. Quản lý việc cấp phát và sử dụng nguồn vốn NSNN
2.2.4. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp công tác quản lý chất lượng công trình xây
dựng giai đoạn 2013 – 2017 trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Đơn vị tính: công trình
STT CÔNG TÁC 2013 2014 2015 2016 2017
1
Tình hình sự cố trong thi
công công trình
1 0 0 0 0
2
Tai nạn trong thi công công
trình
1 0 0 0 0
3
Nghiệm thu trước khi đưa
công trình vào sử dụng
0 0 2 1 0
Nguồn: Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
14
2.2.5. Tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về
đầu tư xây dựng cơ bản đối với công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
- Về thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế kỹ
thuật - đầu tư xây dựng; thẩm định thiết kế cơ sở.
- Về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ
thi công và dự toán xây dựng.
- Về thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Bảng 2.5. Tình hình thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản 2013 – 2017 trên địa
bàn huyện Ea Súp
Năm
Số dự án
đƣợc thẩm định
Số dự án bị từ chối
thẩm định
(không đạt yêu cầu hoặc
không đủ cơ sở)
Số dự
án
đạt yêu
cầu
2013 94 5 89
2014 63 7 56
2015 85 8 77
2016 75 6 69
2017 79 5 74
Tổng cộng 2013-2017 396 31 365
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ea Súp, tỉnh Đắk
Lắk.
15
Bảng 2.6. Tình hình đấu thầu giai đoạn 2013 – 2017 trên địa bàn huyện
Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
ST
T
Năm
Số gói
thầu
Tổng giá
gói thầu
(tỷ đồng)
Tổng giá
trúng
thầu (tỷ
đồng)
Chênh
lệch
Tỷ lệ tiết
kiệm
trong đấu
thầu (%)
1 2013 2 3.365,31 3.351,12 14,19 0,42
2 2014 3 2.077,56 2.061,58 15,98 0,77
3 2015 4 4.652,17 4.639,23 12,94 0,28
4 2016 3 3.597,25 3.575,41 21,84 0,61
5 2017 5 4.125,62 4.105,94 19,68 0,48
Tổng
cộng
17 17.817,91 17.733,28 84,63 0,47
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
2.2.6. Kiểm tra, xử lý các hành vi sai phạm trong hoạt động đầu tư xây
dựng
2.3. Đánh giá kết quả quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản
đối với công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách
nhà nƣớc trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
2.3.1. Những kết quả đạt được
Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng huyện Ea Súp, tỉnh Đắk
Lắk được hoàn thiện hơn trong quá trình vận hành và đổi mới. Quản lý nhà nước
rõ ràng, minh bạch hơn. Trong các khâu quản lý từ việc triển khai các văn bản,
quy định của pháp luật; quy hoạch xây dựng đến công tác thanh tra kiểm tra đều
có những tiến bộ, đóng góp vào sự tăng trưởng ổn định của kinh tế tỉnh Đắk Lắk
nói chung và huyện Ea Súp nói riêng.
Các kết quả đó được thể hiện cụ thể như sau:
16
Về hoạt động phân cấp và quản lý thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây
dựng.
Về lĩnh vực quy hoạch xây dựng.
Về công tác Thanh tra, giám sát xây dựng:
Về quản lý chất lượng công trình.
Về hiệu quả quản lý Nhà nước.
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác quản lý nhà nước về
đầu tư xây dựng cơ bản đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
có sử dụng nguồn vốn nhà nước đối với huyện Ea Súp vẫn còn có những hạn chế,
tồn tại cơ bản sau đây:
Một là, công tác quy hoạch và kế hoạch hóa còn nhiều bất cập
Hai là, công tác quản lý và thực hiện dự án đầu tư chưa được coi trọng
Ba là, chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế kỹ
thuật tổng dự toán chưa được quan tâm đúng mức
Bốn là, công tác đấu thầu, chỉ định thầu chưa thực hiện đúng quy định
của Luật Đấu thầu
Năm là, việc giải ngân cho các dự án còn thấp so với kế hoạch
Sáu là, công tác quyết toán vốn đầu tư và nghiệm thu công trình chưa
đáp ứng yêu cầu
Bảy là, công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra trong quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông chưa được tăng cường
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
a. Nguyên nhân khách quan:
+ Trong giai đoạn 2013 -2017, nhiều chính sách mới về đầu tư và xây
dựng được ban hành, gây lúng túng cho chủ đầu tư khi triển khai thực hiện dự án.
17
+ Công tác bồi thường GPMB gặp nhiều khó khăn do nhận thức của một
bộ phận nhân dân còn hạn chế, đòi hỏi đơn giá bồi thường cao hơn quy định,
hoặc không chấp nhận phương án bồi thường
+ Điều kiện về thời tiết khí hậu trên địa bàn khắc nghiệt, mùa mưa kéo
dài, điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng tại địa bàn đầu tư các dự án đều khó khăn,
dần việc tập kết vật tư, vật liệu còn hạn chế; thời gian thi công trong năm chủ yếu
tập trung vào mùa khô nên hầu hểt các dự án trên địa bàn đều bị chậm tiến độ.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Trong quá trình thực hịện công tác bồi thường GPMB, sự phối hợp
giữa các Sở, ngành, các chủ đầu tư với các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở một
số địa phương chưa chặt chẽ.
- Cán bộ QL đầu tư, đặc biệt là các chủ đầu tư, ban QLDA còn thiếu và
hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ.
- Năng lực của nhà thầu tư vấn còn yếu, thời gian lập dự án kéo dài, hồ
sơ để trình duyệt và phải chỉnh sửa, bố sung nhiều lần làm chậm tiến độ thực
hiện. Một số nhà thầu xây lắp năng lực hạn chế, không huy động đủ máy móc,
thiết bị, nhân lực, vật tư vật liệu phục vụ thi công, việc thực hiện theo tiến độ và
kế hoạch đấu thầu không nghiêm túc, một số gói thầu phải gia hạn thời gian thi
công.
- Một số đơn vị được giao làm chủ đầu tư chưa làm hết trách nhiệm,
thiếu kinh nghiệm xử lý các phát sinh trong quá trình thi công, chưa chủ động
đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, còn tư tưởng ỷ lại.
- Trong lãnh đạo, chỉ đạo có lúc thiếu toàn diện; chưa có giải pháp đột
phá mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quản lý
đô thị, quản lý hạ tầng giao thông của huyện.
- Công tác cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu; trách nhiệm
của đội ngũ cán bộ, công chức có mặt còn yếu, thiếu công tâm trong thực hiện
18
chức trách công vụ.
- Do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn nên tỷ
lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP còn hạn hẹp. Khối lượng vốn đầu tư huy động
được còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Đầu tư cho phát triển vẫn
còn tình trạng dàn trải, chưa hợp lý.
- Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng chưa rõ ràng, không ổn định.
Thông qua hàng loạt các văn bản pháp quy từ Luật, quy chế quản lý đến các văn
bản dưới Luật khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ và còn có những sơ hở đã bị lợi
dụng trong quá trình thực hiện các văn bản nói trên.
- Môi trường đầu tư trên địa bàn chưa thật sự được cải thiện, cơ chế
chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập, chưa tạo nên một
hành lang pháp lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi gọi vốn đầu tư. Mặt khác,
do thủ tục hành chính chồng chéo gây cản trở cho doanh nghiệp và cá nhân trong
và ngoài nước góp vốn đầu tư.
- Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và tổ chức đầu tư chưa đồng bộ và
bộc lộ nhiều bất cập, liên tục thay đổi nên thường tạo ra nhiều khe hở gây thất
thoát, lãng phí vốn đầu tư.
- Công tác triển khai thủ tục xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đã được
quan tâm chỉ đạo nhưng tiến độ triển khai của các cấp, các ngành và các chủ đầu
tư chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra...
- Trình độ, năng lực của cá nhân quản lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn còn thiếu những cán bộ có trình độ cao. Do
vậy, hầu hết những sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông gây thất thoát lãng phí lớn cho NSNN đều xảy ra ở những bộ phận yếu
kém về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
Như vậy, trên địa bàn huyện Ea Súp nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung
trong thời gian qua, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông còn bộc
19
lộ nhiều nhược điểm như đã nêu ở trên, nên đã làm giảm hiệu quả vốn đầu tư, đặc
biệt là nguồn vốn đầu tư từ nguồn NSNN. Những hạn chế đó cần có những giải
pháp căn cơ, bền vững để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về đầu
tư xây dựng cơ bản đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên
địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Chƣơng 3:
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Định hƣớng, mục tiêu và quan điểm phát triển kinh tế xã hội
của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Ea Súp,
tỉnh Đắk Lắk tới năm 2020
3.1.2. Mục tiêu đầu tư xây dựng phục vụ phát triển KT-XH
3.1.3. Quan điểm hoàn thiện quản lý đầu tư trong những năm tới
3.2. Một số giải pháp quản lý nhà nƣớc quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ
xây dựng cơ bản đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ
nguồn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch đầu tư CSHTGT
3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý chuẩn bị đầu tư CSHTGT
a. Đối phân cấp quản lý; việc lập hồ sơ dự án, khảo sát, lựa chọn tư
vấn lập dự án
b. Về quản lý lập, thẩm định dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế
- dự toán, thẩm định nguồn vốn
20
c. Về Công tác quản lý công tác đầu thầu
3.2.3. Cải thiện công tác lập và thực hiện kế hoạch vốn NS cho
CSHTGT nhằm huy động nguồn lực
3.2.4. Cải thiện quản lý chất lượng đầu tư xây dựng CSHTGT từ
nguồn vốn NSNN cấp huyện
3.2.5. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư.
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất
Kiến nghị đề xuất đối với UBND tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới
UBND tỉnh Đắk lắk cần chỉ đạo UBND cấp huyện thực hiện một số
nội dung sau:
- Đối với những công trình có cơ cấu nguồn vốn ngân sách tỉnh và
ngân sách cấp huyện, các huyện chỉ được triển khai thực hiện khi UBND tỉnh
đã giao kế hoạch vốn đầu tư, trường hợp huyện thi công trước mà chưa được
UBND tỉnh giao vốn thì phải tiếp tục bố trí vốn của ngân sách huyện để hoàn
thành công trình. Các huyện cần huy động các nguồn lực khác như: ngân sách
huyện, xã, huy động nhân dân đóng góp để phát triển hạ tầng trên địa bàn. Việc
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong xây dựng kế hoạch, phân khai vốn, trong
bố trí mở mới công trình phải nghiêm túc thực hiện theo quy định tại Chỉ thị
1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
- Các sở, ngành cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm tra, giám
sát. Yêu cầu các huyện tập trung trả nợ theo Chỉ thị 27/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, bố trí vốn để hoàn thành các công trình chuyển tiếp, chỉ mở mới khi đã
bố trí đủ nhu cầu trả nợ và phải được sự đồng ý của UBND tỉnh.
- Làm tốt công tác đăng ký kế hoạch đầu tư hàng năm, trung hạn và dài
hạn theo quy định, UBND tỉnh kiểm tra và giao mức vốn bố trí tối thiểu cho lĩnh
vực giáo dục và đào tạo trên cơ sở đăng ký kế hoạch của các huyện.
21
- Đối với các đơn vị đã hoàn thành việc trả nợ và bố trí vốn cho công trình
chuyển tiếp, việc mở mới công trình cần ưu tiên cho lồng ghép với các nguồn vốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_tu_xay_dung_co_so_ha_tang_g.pdf