Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN TRÀ BỒNG . 8
1.1. Một số khái niệm . 8
1.1.1. Khái niệm về người dân tộc thiếu số . 8
1.1.2. Khái niệm về việc làm . 9
1.1.3. Khái niệm giải quyết việc làm . 11
1.2. Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa về giải quyết việc làm cho người dân tộc
thiểu số . 12
1.2.1. Đặc điểm người dân tộc thiểu số . 12
1.2.2. Đặc điểm việc làm của người dân tộc thiểu số . 13
1.2.3. Đặc điểm về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số . 15
1.2.4. Vai trò giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số . 17
1.2.5. Ý nghĩa giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số . 19
1.3. Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số . 21
1.3.1. Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm . 21
1.3.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc
tiểu số. . 22
1.3.3. Nội dung quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho người dân tộc
thiểu số . 24
137 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người
dân tộc tiểu số ở huyện Trà Bồng
2.2.1 Thực trạng về lao động, việc làm của người dân tộc tiểu số
Quy mô lao động người DTTS
Căn cứ vào kết quả điều tra Cung lao động hằng năm. Tác giả thống k
thu được kết quả sau:
Bảng 2.5: Thống kê tỷ lệ lao động dân tộc tiểu số trong cơ cấu lao động
toàn huyện giai đoạn 2014-2018
ĐVT: Người
Danh mục Năm
2014 2015 2016 2017 2018
Tổng số lao động 19.058 20.037 20.206 23.581 23.754
Lao động người DTTS 8.430 9.025 9.550 11.335 11.552
Tỷ lệ lao động người DTTS (%) 44,23 45,04 47,26 48,06 48,63
Nguồn: Phòng Lao động TB&XH, Chi cục thống kê huyện Trà Bồng
54
Hiện nay huyện Trà Bồng có khoảng 27.522 người trong độ tuổi lao
động chiếm tỷ lệ 70,6% dân số; số người trong độ tuổi có khả năng lao động
là 23.754 chiếm tỷ lệ 86,30%. Trong đó lao động người dân tộc thiểu số có
khả năng lao động khoảng 11.552 người, chiếm 48,63% trong tổng số người
trong độ tuổi có khả năng lao động. Trong cơ cấu dân số trong độ tuổi lao
động, tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số luôn có sự biến động theo chiều
hướng gia tăng qua các năm.
Tuy nhiên hiện nay tình trạng thất nghiệp của người lao động trong độ
tuổi lao động ở huyện Trà Bồng vẫn còn cao, nhất là lao động người DTTS
chiếm tỷ lệ khá cao, vì hiện nay người lao động dân tộc thiểu số ở huyện Trà
Bồng làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi đó lao động của
người Kinh có xu thế chuyển mạnh sang phi nông nghiệp. Những hoạt động
sinh kế ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp của người lao động dân tộc
thiểu số chủ yếu là đi làm thuê, khai thác lâm nghiệp
Những năm gần đây việc làm của lao động dân tộc thiểu số đã có sự
chuyển biến tích cực theo hướng từ việc làm nương rẫy sang việc làm vườn
chuyên canh, từ chăn nuôi theo lối thả rông hay bán thả rông các gia súc, gia
cầm sang chăn nuôi theo lối làm chuồng, chăn dắt.
Trong thời gian qua được sự quan tâm của Đảng, nhà nước và sự lãnh
đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương huyện Trà Bồng đã từng bước đổi
thay và phát triển. Việc làm của người lao động dân tộc thiểu số trong những
năm qua đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng từ độc canh lúa rẫy và
chăn nuôi thả rông sang đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, chăn nuôi theo lối
làm chuồng, chăn dắt. Tuyệt đại đa số người dân ở các buôn làng, thôn, xóm
ở huyện Trà Bồng nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung đến trước ngày
giải phóng về bản chất đều là những nông dân nương rẫy với lối chăn nuôi thả
55
rông, phụ thuộc vào tự nhiên. Cho đến nay, quá trình chuyển đổi vât nuôi, cây
trồng đã trải qua nhiều giai đoạn, người lao động dân tộc thiểu số ở huyện Trà
Bồng đã biết chuyển sang sản xuất lương thực trên ruộng lúa nước, sản xuất
cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, trên phương diện
chính sách Nhà nước, dù đã qua nhiều lần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi nhưng việc làm của người lao động dân tộc thiểu số ở huyện Trà Bồng
vẫn ít nhiều thiên về độc con và độc canh. Lúc đầu là cây lúa nước và con bò.
Về sau là cây công nghiệp và trâu bò.
Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu việc làm của người lao
động dân tộc thiểu số ở huyện Trà Bồng càng mang tính thủ công, nặng nhọc,
có thu nhập thấp và ẩn chứa nhiều nguy cơ thiếu việc làm hữu hình. Vì vậy,
đa dạng hóa ngành nghề, mở nhiều loại hình việc làm, phát triển kinh tế, xã
hội ở nông thôn là phương hướng chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao
động dân tộc thiểu số ở huyện Trà Bồng.
Để đánh giá tỷ trọng lao động nông thôn nói chung và lao động người dân
tộc thiểu số tham gia vào nền kinh tế quốc dân có phù hợp với xu hướng
chuyển dịch cơ cấu lao động hay không. Thông qua kết quả thống kê từ kết quả
điều tra cung lao động qua các năm được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
56
Bảng 2.6: Thống kê tỷ lệ lao động dân tộc tiểu số tham gia vào các thành
phần kinh tế giai đoạn 2014-2018
ĐVT: người
Chỉ tiêu Năm
2014 2015 2016 2017 2018
Lao động trong nền
kinh tế quốc dân
Tổng số 14.440 14.893 18.324 21.762 21.921
DTTS 6.350 6.653 8.894 10.150 10.307
Tỷ lệ (%) 43,97 44,67 48,53 46,64 47,01
Nông - lâm – ngư
nghiệp
Tổng số 10.108 10.292 12.851 17.072 18.260
DTTS 7.602 7.670 8.005 10.890 12.135
Tỷ lệ (%) 75,20 74,52 62,29 63,37 66,45
Công nghiệp –xây
dựng
Tổng số 1.590 1.603 1.832 772 757
DTTS 455 603 794 320 338
Tỷ lệ (%) 28,61 37,61 43,34 41,45 44,64
Dịch vụ
Tổng số 2.742 2.998 3.641 3.918 2.904
DTTS 356 479 501 551 600
Tỷ lệ (%) 19,98 25,48 26,99 28,76 30,03
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Trà Bồng
Theo số liệu thống kê nêu trên cho thấy người lao động dân tộc thiểu số
hiện nay ở huyện Trà Bồng làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, Tỷ
lệ lao động DTTS tham gia vào lĩnh vực Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
chiếm tỷ trọng thấp. Đa số người DTTS tham gia trong lĩnh vực Công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ bằng hình thức làm thuê. Những hoạt động sinh kế của
người lao động DTTS chủ yếu là tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp,
ngoài ra họ đi làm thuê, khai thác lâm sản Những năm gần đây việc làm
của lao động dân tộc thiểu số tại huyện Trà Bồng đã có sự chuyển biến tích
cực theo hướng từ việc làm nương rẫy (du canh hay luân canh, quảng canh)
sang việc làm vườn chuyên canh, từ chăn nuôi theo lối thả rông hay bán thả
rông các gia súc, gia cầm sang chăn nuôi theo lối làm chuồng, chăn dắt.
Tuy nhiên xét tổng thể việc làm của lao động người dân tộc thiểu số
chủ yếu vẫn là nông nghiệp, người lao động dân tộc thiểu số chậm thích nghi
57
với lĩnh vực phi nông nghiệp so với người Kinh. Đặc biệt, việc chuyển đổi
các hình thức việc làm trên của người lao động dân tộc thiểu số tại chỗ diễn ra
chậm hơn so với những dân tộc khác. Con đường chuyển đổi từ mô hình nông
nghiệp nương rẫy, chăn nuôi thả rông sang cây công nghiệp và chăn nuôi bò
trong khi thích dụng và hiệu quả đối với người lao động các dân tộc mới đến
thì lại không hẳn đã phù hợp và hiệu quả đối với người lao động dân tộc thiểu
số tại chỗ. Sống trong một vùng đất, trong khi người Kinh, Ca dong, Hre,
Mường đến định cư mạnh dạn chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi
gia súc mới để nâng cao đời sống thì người dân tộc thiểu số tại chỗ sống ở đây
đã lâu đời lại được Nhà nước đầu tư giúp đỡ tối đa để trồng cây công nghiệp
và phát triển chăn nuôi lại không phát huy được những lợi thế đó. Đặc biệt,
khi những khó khăn, rủi ro xảy ra như mất mùa, dịch bệnh, giá cả bấp bênh,
nếu như lao động người Kinh dễ dàng có khả năng chuyển hướng để hồi phục
lại, thì lao động dân tộc thiểu số tại chỗ hầu như chỉ còn con đường quay về
với nương rẫy hoặc trông chờ, sự ỷ lại vào sự hỗ trợ từ Nhà nước. Điều đó đã
dẫn đến kết quả là tình trạng thất nghiệp của người DTTS trên địa bàn huyện
tăng nhanh.
Mặt khác, người lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ít có cơ
hội đi tìm việc ở ngoài. Điều này có nguyên nhân một phần từ truyền thống
làm việc của người lao động dân tộc thiểu số gắn bó với buôn làng một phần
có nguyên nhân từ trình độ và sự nhanh nhạy của người lao động dân tộc
thiểu số còn hạn chế so với lao động người Kinh. Người lao động dân tộc
thiểu số ở huyện Trà Bồng thường làm việc trong những ngành nông, lâm -
nghiệp những loại việc làm có thể khai thác tài nguyên tự nhiên chính nơi họ
sinh sống. Việc làm của họ phần nhiều phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và
sức lao động của chính mình.
58
Là 01 trong 62 huyện nghèo của cả nước được hưởng Chính sách hỗ trợ
giảm nghèo nhanh và bềnh vững theo Nghị quyết 30a, chương trình 135 của
Chính phủ. Nhìn chung trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng,
nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương huyện Trà
Bồng, đặc biệt là sự đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức vươn lên
trong cuộc sống của người DTTS trên địa bàn huyện đã từng bước đổi thay và
phát triển. Do đó việc thực hiện công tác dân tộc và các chính sách dân tộc
trên địa bàn huyện đã có hiệu quả, góp phần ổn định đời sống, an ninh, chính
trị và trật tự an toàn xã hội cho người dân.
Chính vì vậy, mà trong thời gian qua công tác giải quyết việc làm cho
người lao động được quan tâm, đặc biệt là lao động người dân tộc tiểu số sau
khi tốt nghiệp đại học ở các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp ra trường
được bố trí việc làm tại một số các phòng ban, và UBND các xã, thị trấn trên
địa bàn huyện. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của lãnh đạo huyện đối với
công tác giải quyết việc làm cho đối tượng là sinh viên người DTTS sau khi
ra trường được có cơ hội làm việc trong cơ quan nhà nước. Riêng đối với
chính sách cử tuyển thì đã có khoản 74 sinh viên được tuyển vào các trường
Cao đẳng, Đại học..trong và ngoài tỉnh trong số các sinh viên ra trường đã
bố trí công việc được khoản 23 em, số còn lại do thiếu biên hoặc do tham gia
dự thi, xét tuyển không đạt, hoặc chuyên ngành đào tạo không phù hợp nên
không bố trí được.
59
Bảng 2.7. Bố trí việc làm cho sinh viên cử tuyển
ĐVT: Người
Năm Số sinh viên
học cử tuyển
ra trường
Số sinh viên
học cử tuyển
được bố trí
việc
Số sinh
viên
chưa bố
trí được
Ngành nghề học
Ghi
chú
2014 8 6 0 Sư phạm
2015 60 9 51 Các ngành khác
2016 4 4 0 Đại học y Huế
2017 2 2 0 Đại học Đà Nẵng
2018 2 2 0 Đại học y Huế
Tổng
cộng:
74 23 0 Ngành nghề học
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện
Ở bảng 2.7 ta thấy việc ưu tiên sắp sếp, bố trí công việc cho đối tượng
sinh viên cử tuyển người dân tộc thiểu số có cơ hội được làm việc đã đạt được
những kết quả nhất định. Tuy nhiên hiện nay thực hiện Nghị quyết số 18-
NQ/TW ngày 25/10/2017 của ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới,
sắp sếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ chính trị về
tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, vì vậy hiện nay huyện Trà
Bồng cũng phải đối mặt với một thực tế đó là: Tỷ lệ sinh viên người người
dân tộc thiểu số đặc biệt là sinh viên cử tuyển thất nghiệp vẫn còn cao sinh
viên người DTTS ra trường được bố trí vào làm việc ở các cơ quan nhà nước
rất thấp chỉ đạt tỷ lệ khoảng 31,08% trên tổng số sinh viên ra trường. Thực tế
này đòi hỏi các cấp chính quyền, địa phương cần có những giải pháp quyết
liệt, hiệu quả để từng bước tạo công ăn việc làm cho người lao động đặc biệt
là lao động người dân tộc thiểu số. Bởi vì, hiện nay phần lớn thanh niên dân
tộc thiểu số tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng luôn có tư tưởng muốn
làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước do quan niệm làm việc ở
các doanh nghiệp không ổn định, dẫn đến tình trạng nhiều lao động đã qua
60
đào tạo vẫn ở nhà, không muốn đi làm, chờ cơ hội vào làm việc ở cơ quan nhà
nước. Nhiều ngành nghề sinh viên được đào tạo nhưng chưa gắn với nhu cầu
của xã hội nên khó được nhận và bố trí việc làm tại các cơ quan, doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, một số thanh niên dân tộc thiểu số có tư tưởng ỷ lại,
chưa có ý thức tự rèn luyện, phấn đấu, chỉ trông chờ vào chính sách hỗ trợ của
Đảng và Nhà nước nên khó khăn trong việc học nghề, tìm kiếm việc làm ổn
định.
2.2.2. Thực trạng Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người
dân tộc thiểu số giai đoạn 2014 - 2018
2.2.2.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giải quyết việc
làm cho lao động người DTTS
+ Thứ nhất: Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về việc làm giải
quyết việc làm ở cấp huyện, xã, thị trấn:
Cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ, yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, tại cấp xã
hiện tại không có công chức hoặc bộ phận chuyên trách thực hiện công tác lao
động - thương binh và xã hội để giúp cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực việc làm, giải quyết việc làm cho
thanh niên trên địa bàn, mà chức danh này được lồng ghép với tên gọi là công
chức văn hóa - xã hội. Rất nhiều chính sách, nhiệm vụ chuyên môn phải thực
hiện gắn liền với cơ sở, đặc biệt là cấp xã, thị trấn mà hiện nay chức danh này
thiếu, hoặc được bố trí ghép, không được đào tạo chuyên sâu, bài bản nên gặp
rất nhiều khó khăn trọng thực thi nhiệm vụ, không cập nhật kịp thời thông tin
về đối tượng tham gia, thụ hưởng chính sách như đối tượng thất nghiệp, nhu
cầu đào tạo nghề, nhu cầu về việc làm... trong khi đó công chức ghép này
còn phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác như tham mưu quản lý đối tượng
chính sách người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, tệ nạn xã hội, trẻ em...
61
nên rất khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước, giải quyết việc làm
ở địa phương.
Việc quản lý theo dõi và thực hiện chế độ báo cáo về việc làm còn
mang tính hình thức không khoa học, thiếu chính xác gây khó khăn cho việc
tổng hợp báo cáo và đưa ra các giải pháp chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành.
+ Thứ hai: Về đội ngũ cán bộ, công chức huyện, xã, thị trấn
Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
giải quyết việc làm cho thanh niên làm từ huyện đến cơ sở cho đến nay về cơ
bản đã đáp ứng được yêu cầu. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có 5
người, hầu hết đều có trình độ đại học, tuy không qua đào tạo chuyên ngành
về lao động, quản trị nguồn nhân lực nhưng hàng năm, công chức thuộc
Phòng đều được tập huấn nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến công tác này.
Vì vậy, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, từ việc tham mưu,
giúp việc, hoạch định, xây dựng chính sách cho đến triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, nhìn nhận trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản
lý nhà nước về giải quyết việc làm tại địa phương lại thấy có nhiều bất cặp
với đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này mà cơ bản là ở huyện và cấp xã.
Trong đó bao gồm những vấn đề về cơ cấu công chức, trình độ đào tạo, năng
lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ trong quá trình giải quyết công việc,
cụ thể:
- Về cơ cấu công chức cấp huyện và cấp xã: Chưa hợp lý, chưa đáp ứng
được yêu cầu công việc. Tình trạng thiếu cán bộ công chức phụ trách công tác
Lao động thương binh và Xã hội từ huyện đến cơ sở.
62
Bảng: 2.8. Số cán bộ công chức làm công tác LĐ TB&XH
của huyện và các xã.
Các xã, thị trấn Tổng
số biên
chế
Cán bộ làm
công tác
LĐTB&XH
Dân tộc Trình
độ
Hợp
đồng,
bán
CT
Kiêm
nhiệm Co Kinh
Phòng
LĐTB&XH
5 5 ĐH 1
Trà Xuân 22 2 2 TC 1
Trà Phú 17 2 2 TC 1 1
Trà Bình 19 2 2 ĐH 1
Trà Giang 15 1 1 ĐH 1
Trà Tân 16 1 1 CĐ 1
Trà Bùi 15 1 1 CĐ 1
Trà Sơn 21 2 1 TC 1 1
Trà Hiệp 16 1 1 ĐH 1
Trà Thủy 17 1 1 ĐH 1
Trà Lâm 17 1 1 ĐH 1
Nguồn phòng Nội vụ huyện
Nhìn Bảng 2.8 ta thấy ở huyện Trà Bồng đơn vị Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội số lượng biên chế không nhiều, lại phải thực hiện một
khối lượng công việc rất lớn, nhiều tầng, nhiều cấp. Một số xã, thị trấn không
có công chức chuyên trách về thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc
làm, giải quyết việc làm, hầu hết cán bộ công chức làm công tác Lao động
Thương binh và Xã hội ở cơ sở đa số là kiêm nhiệm nhiều, lớn tuổi, phần lớn
là người DTTS phụ trách không thành thạo vi tính, địa bàn đi lại khó khăn,
không có cán bộ chuyên phụ trách cho mãng riêng về công tác giải quyết việc
làm vì vậy nên rất khó khăn trong quá trình truyền tải thông tin cho người
lao động. Trong khi đó, người tới độ tuổi lao động ngày càng tăng lên, đô thị
hóa diễn ra ngày càng nhanh, lực lượng lao động dịch chuyển trong các
ngành, các lĩnh vực và thực hiện chính sách sắp xếp từ huyện đến xã, thôn,
đổi mới doanh nghiệp, quản lý mối quan hệ lao động trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của địa phương thì nội dung quản lý nhà nước về giải
63
quyết việc làm lại bị đẩy sang nhiệm vụ thứ yếu mà tập trung nhiều vào việc
giải quyết các chế độ cho người có công với cách mạng, trẻ em, bảo trợ xã
hội, Hơn nữa, công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm ở các cấp,
các ngành chưa được quan tâm.
- Về trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn: của đội ngũ công chức làm
công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm ở huyện, xã cũng là vấn đề
đáng lo ngại. Một số công chức do lịch sử để lại không được đào tạo chính
quy, bài bản. Mặt khác, một số cán bộ trẻ người DTTS tuy có trình độ nhưng
lại hạn chế về năng lực chuyên môn công tác, nhút nhát trong giao tiếp, không
nắm vững các chính sách, còn yếu về công nghệ thông tin chưa ứng dụng
được kiến thức, phương pháp quản lý hiện đại, kỹ năng ứng dụng thông tin
trong quá trình giải quyết công việc.
Bảng: 2.9. Trình độ của cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện
ĐVT: Người
Đơn vị Lãnh
đạo đơn
vị
Độ
tuổi
35 - 45
Độ tuổi
45 - 60
Trình độ
ĐH
Dân tộc
CQ Khác Co Kinh
Phòng
LĐTB&XH
2 1 1 1 1 1 1
Trà Xuân 2 2 0 2 2
Trà Phú 1 1 0 TC 1
Trà Bình 2 2 0 2 2
Trà Giang 2 1 1 2 1 1
Trà Tân 2 2 0 2 2
Trà Bùi 2 2 0 2 2
Trà Sơn 2 2 0 1 2
Trà Hiệp 2 1 1 0 2 2
Trà Thủy 2 1 1 0 2 2
Trà Lâm 2 2 1 1 2
Nguồn phòng Nội vụ huyện
64
Xem Bảng 2.9 rõ ràng trình độ, tuổi tác và cán bộ công chức của các
xã, thị trấn cũng là một điều đáng lo ngại, vì hiện nay cán bộ lãnh đạo ở cơ sở
đa số là người DTTS trình độ đào tạo thì chỉ có một vài trường hợp là chính
quy còn lại là đại học tại chức, từ xa, cộng với phần tuổi tác cao sắp tuổi nghỉ
hưu hoặc hạn chế về năng lực nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản
lý nhà nước nói chung và quản lý về công tác giải quyết việc làm nói riêng.
Nhìn chung công tác giải quyết việc làm ở cơ sở cho người lao động chưa
thực sự được chú trọng và chưa có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các
cấp. Mà trọng tâm và quyết định vẫn là ở cơ sở, nhưng công chức cấp xã và
huyện yếu về kỹ năng này nên việc xây dựng kế hoạch, chính sách để phát
huy nguồn nhân lực và thu hút nguồn lực bên ngoài gắn với phát triển kinh tế,
xã hội của địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng luân chuyển cán
bộ, công chức, viên chức cũng phần nào ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm
vụ, bởi vì một số cán bộ khi vừa mới tiếp cận được và nắm bắt được một số
công việc và các chính sách thì lại tiếp tục luân chuyển đến đơn vị khác. Một
số cán bộ chức, viên chức khác thì lại lớn tuổi, tiếp cận chính sách còn hạn
chế; chỉ năm được một số vấn đề cơ bản, đơn giản. Chính vì vậy, việc đào tạo,
bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã là một trong những vấn đề
cấp thiết trong thời gian tới.
2.2.2.2. Bố trí nguồn nhân lực trực tiếp thực thi QLNN về giải quyết
việc làm cho người DTTS
- Kiện toàn về tổ chức các ban chỉ đạo liên quan đến vấn đề giải quyết
việc làm; trong đó, quy định rõ trách nhiệm cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp
trong các lĩnh vực công việc cụ thể; chế độ họp định kỳ, chế độ báo cáo, công
tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo và điều hành hoạt
động.
65
- Tăng cường và phân công cán bộ cụ thể theo dõi và thực hiện công tác
quản lý trong lĩnh vực lao động, giải quyết việc làm tại Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội và tại chính quyền cấp xã nhằm thực hiện tốt việc
theo dõi, điều phối các chương trình, dự án lồng ghép liên quan đến công tác
quản lý nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động tại
địa phương.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội,
các tổ chức khác, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện trong
công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề hỗ trợ giải quyết
việc làm và tạo việc làm mới cho người lao động.
- Thực hiện tốt công tác sử dụng cán bộ, quy hoạch đào tạo cán bộ
nguồn với những đối tượng có năng lực công tác, có kỹ năng quản lý và kinh
nghiệm công tác trong từng giai đoạn cụ thể tránh tình trạng thiếu hụt cán bộ
làm công tác quản lý, lãnh đạo trong ngành lao động, thƣơng binh và xã hội
của huyện.
- Bố trí đủ biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý việc làm,
dạy nghề ở huyện. Nâng cao năng lực quản lý lao động, giải quyết việc làm,
dạy nghề và kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm, tư vấn nghề cho công chức
quản lý nhà nước các đơn vị sự nghiệp và người sử dụng lao động nhằm
chuẩn hóa phổ biến kiến thức và kỷ năng quản lý việc làm điều hành và triển
khai đề án giải quyết việc làm, pháp luật lao động và các văn bản liên quan
cho công chức làm công tác giải lý nhà nước về giải quyết việc làm, dạy nghề
các cấp.
Tăng cường đội ngũ công chức chuyên trách quản lý nhà nước về lao
động, giải quyết việc làm cho người lao động, bố trí đủ cán bộ chuyên trách
làm công tác quản lý dạy nghề, việc làm ở huyện, nâng cao năng lực quản lý
lao động, giải quyết việc làm, dạy nghề và kỷ năng tư vấn, giới thiệu việc
66
làm, tư vấn nghề cho công chức quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và
người sử dụng lao động nhằm chuẩn hóa, phổ biến kiến thức và kỹ năng quản
lý lao động, điều hành và triển khai đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm,
pháp luật lao động và các văn bản liên quan cho công chức làm công tác quản
lý lao động, giải quyết việc làm.
- Đối với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện cần:
+ Xác định vị trí việc làm, củng cố tổ chức, bố trí đầy đủ công chức cho
phòng. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng.
+ Chuyên trách hóa công tác Lao động - Thương binh và Xã hội ở cấp xã.
+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành có liên quan để xây
dựng các chương trình mục tiêu về giới thiệu việc làm hàng năm cho người
lao động.
+ Tổ chức tốt thông tin thị trường lao động; nắm bắt diễn biến cung cầu
lao động nhằm điều chỉnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động.
+ Tổ chức tốt hoạt động dịch vụ việc làm
Định kỳ 6 tháng, hàng năm các cơ quan, tổ chức liên quan có trách
nhiệm báo cáo tình hình về việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn cho
cơ quan thường trực giúp việc cho Ủy ban nhân dân huyện, qua đó có những
điều chỉnh phù hợp.
2.2.2.3. Công tác chỉ đạo thực thi chính sách, kế hoạch giải quyết việc
làm cho lao động dân tộc thiểu số.
Chương trình giải quyết việc làm luôn được coi là chương trình trọng
tâm trong chiến lược phát triển KTXH của huyện Trà Bồng. Những năm qua,
tuy kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Trà Bồng vẫn luôn quan tâm
và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giải quyết việc làm; thể hiện
qua hệ thống các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hướng tới người
lao động chưa có việc làm nhằm đảm bảo an sinh xã hội tiến tới phát triển
67
KT-XH của huyện, cũng như giải quyết các vấn đề xã hội trong đó có vấn đề
quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và cho
lao động người dân tộc thiểu số nói riêng. Trong đó, tập trung chỉ đạo phát
triển kinh tế - xã hội trên những lĩnh vực mà huyện có tiềm năng, phát huy tối
đa nội lực có sẵn của địa phương và thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, hằng năm Phòng Lao động Thương
binh và Xã hội huyện đều tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch
chương trình việc làm căn cứ theo Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày
5/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Kế hoạch
chương trình việc làm giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân
dân huyện đã ban hành Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 về việc
ban hành Kế hoạch chương trình việc làm giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn
huyện Trà Bồng; căn cứ vào đó hằng năm tham mưu xây dựng các Quyết định
ban hành chương trình việc làm như: Quyết định số 815/QĐ-UBND ngày
19/04/2018 về việc ban hành Kế hoạch chương trình việc năm 2018; Quyết
định số 555/QĐ-UBND ngày 08/04/2019 về việc ban hành Kế hoạch chương
trình việc năm 2019. Đồng thời, tham mưu tổ chức các hội nghị Sơ kết, tổng
kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và định hướng nhiệm vụ, giao chỉ
tiêu kế hoạch cho các địa phương, các cơ quan, ban ngành, các tổ chức Hội
đoàn thể khác tham gia chương trình. Trong quá trình thực hiện, Phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội đã coi trọng việc phối hợp với các ngành liên
quan như phòng Tài chính – Kế hoạch; Ngân hàng chính sách xã hội huyện,
Huyện đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ duy trì thường xuyên công tác kiểm tra,
giám sát, đôn đốc các chủ dự án trong việc sử dụng vốn, đảm bảo đúng mục
đích, đạt hiểu quả và giải quyết được nhiều việc làm cho lao động người dân
tộc thiểu số.
68
Bên cạnh đó, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện còn chủ
động phối hợp với các phòng, ban liên quan, thành lập Ban chỉ đạo chương
trình việc làm của huyện nhằm có hướng chỉ đạo và giải quyết trong công tác
giải quyết việc làm của huyện để đạt được hiệu quả nhất định. Ngoài ra,
Phòng lao động Thương binh và Xã hội huyện còn tổ chức tập huấn cho cán
bộ công chức, viên chức làm công tác Lao động – Thương binh và Xã hội;
Ngân hàng chính sách xã hội huyện, Đoàn thanh niênđể tạo điều kiện thuận
lợi về kỹ năng nghiệp vụ và áp dụng kiến thức pháp luật cho lực lượng lao
động thanh niên, đặc biệt là lực lượng lao động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giai_quyet_viec_lam_doi_voi_ngu.pdf