Trang bìa
Lời can đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG. 6
1.1. Một số khái niệm liên quan đến giảm nghèo bền vững . 6
1.1.1. Khái niệm nghèo đói, giảm nghèo bền vững. 6
1.1.2. Quan niệm giảm nghèo, giảm nghèo bền vững bền vững. 14
1.2. Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. 17
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. 17
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững . 19
1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. 26
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững . 27
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững ở một
số huyện . 27
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững cho
huyện Lệ Thủy . 33
Tiểu kết Chương 1. 35
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 36
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lệ Thủy ảnh hưởng đến giảm nghèo bền
vững. 36
96 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững - Từ thực tiễn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à giáp Biển
Đông ở phía bắc. Huyện có địa hình đa dạng, có cả núi đồi, đồng bằng, ven
biển và đầm phá.
Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo của huyện là:
Thứ nhất, các cơ quan liên quan ở huyện phối hợp với Mặt trận và đoàn
thể quán triệt mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và tính ưu việt của chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Thứ hai, tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các xã còn khó khăn
góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hôi; tăng cường hỗ trợ cán bộ
khuyến mông khuyến ngư về cơ sở để tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao khoa
học kỷ thuật thúc đẩy phát triển sản xuất; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho
lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu học nghề để tìm việc
làm phù hợp, hoặc tự tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập. Gắn kết đào tạo
nghề với giải quyết việc làm ở khu công nghiệp góp phần giảm nghèo bền
vững.
Thứ ba, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi các
doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất – kinh doanh trên địa bàn nhằm chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có tay nghề; tổ
chức các cuộc vận động, tăng cường các mối quan hệ kêu gọi sự giúp đỡ, hỗ
trợ con em Phong Điền đi làm ăn xa quê hương, các cá nhân, tổ chức, các dự
án trong nước và nước ngoài ưu tiên hướng vào người nghèo và các xã khó
khăn.
33
Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các địa phương thực
hiện các dự án được đầu tư từ nguồn kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo; phát huy hiệu quả nguồn vốn vay chương trình giảm
nghèo bền vững. Nhất là nguồn vốn ưu đãi của huyện đối với hộ nghèo, hộ
cận nghèo.
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo bền
vững cho huyện Lệ Thủy
Từ những kinh nghiệm QLNN về giảm nghèo bền vững được đúc rút từ
thực tiễn của huyện Bố Trạch, Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, huyện Vĩnh
Linh tỉnh Quảng Trị, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế có thể rút ra
một số kinh nghiệm trong hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững cho
huyện Lệ Thủy:
Thứ nhất, coi công tác giảm nghèo là một nhiệm vụ chính trị quan
trọng của cấp ủy, chính quyền, toàn dân, của tổ chức, đơn vị và từng xã
nghèo, hộ nghèo. Có sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng,
chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ của các phòng, ban, Mặt trận, đoàn thể và
sự nỗ lực lớn của chính người nghèo. Phân công các phòng, ban, hội đoàn thể
chỉ đạo, giúp đỡ từng xã; theo dõi, hướng dẫn, phân loại hộ nghèo để có
hướng hỗ trợ trong quá trình thực hiện giảm nghèo tại từng xã, thị trấn, thôn,
bản.
Thứ hai, công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm
phải chính xác, xây dựng được cơ sở dữ liệu đầy đủ, kịp thời, với những phân
tích có căn cứ khoa học, thực tiễn các vùng nghèo đói khác nhau. Từ đó xác định
được quy mô, tính chất, mức độ nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của từng
vùng khác nhau. Để có các chính sách giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế
của tình địa phương trên địa bàn huyện.
34
Thứ ba, nâng cao hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
cho người nghèo về sự cần thiết về giảm nghèo. Tất cả mọi người đều có vai
trò quan trọng trong góp phần giảm nghèo bền vững trong đó ý chí tự vươn
lên của người nghèo là điều kiện cơ bản quyết định thành công của công cuộc
xoá đói giảm nghèo.
Thứ tư, phát huy hết nội lực của huyện trong công tác xóa đói giảm
nghèo, tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước để thu hút đầu tư phát triển. Tổ chức lồng ghép có
hiệu quả các chương trình, dự án đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu
lao động tạo thu nhập ổn định với chương trình giảm nghèo; đồng thời lồng
ghép các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, như: điện, đường, trường, trạm
để thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo ra sản phẩm phục vụ xuất khẩu và đời
sống.
Thứ năm làm tốt công tác tổ chức cán bộ, nâng cao hiệu quả công tác
tập huấn đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cũng
cố kiện toàn, phân công cụ thể các thành viên Ban chỉ đạo các cấp nhất là cấp
xã, đó cũng là một trong nhữ ng yếu tố thành công trong quá trình thực hiện
mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Thứ sáu, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi các
doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất – kinh doanh trên địa bàn nhằm chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có tay nghề; tổ
chức các cuộc vận động, tăng cường các mối quan hệ kêu gọi sự giúp đỡ, từ
các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng và người dân thông qua phong trào “
Quỹ vì người nghèo” để thực hiện chương trình giúp đỡ người nghèo, nhân
rộng mô hình kinh tế hộ gia đình, sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên địa
bàn.
35
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận của Quản lý nhà nước về giảm
nghèo, khái niệm về giảm nghèo bền vững, tiêu chí về giảm nghèo, cách xác
định tiêu chí giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay. Nội dung quản lý nhà nước
về giảm nghèo bền vững, vai trò của quản lý nhà nước. Kinh nghiệm quản lý
nhà về giảm nghèo củacác huyện: huyện Bố Trạch, huyện Quảng Trạch -
Quảng Bình; huyện Vĩnh Linh - Quảng Trị; huyện Phong Điền - tỉnh Thừa
Thiên Huế từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Lệ Thủy
Những vấn đề lý luận chương 1 là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình trong chương 2.
36
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lệ Thủy ảnh hưởng đến giảm
nghèo bền vững
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý từ: 16055’ đến 17022’
vĩ độ Bắc, và từ 106025’ đến 106059’ độ kinh Đông; có ranh giới: Phía nam
giáp huyện Vĩnh Linh (thuộc tỉnh Quảng Trị), phía bắc giáp huyện Quảng
Ninh (Quảng Bình), phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông giáp Biển
Đông.
Huyện Lệ Thủy là một đoạn “khúc ruột” miền Trung, có các đường
giao thông nối với 2 đầu đất nước như đường Quốc Lộ 1A, đường Hồ Chí
Minh (nhánh Đông và Tây), đường sắt Bắc Nam nên có điều kiện thuận lợi
cho việc mở rộng liên kết, giao thương và hợp tác phát triển với các địa
phương trong tỉnh, vùng Duyên hải miền Trung và với cả nước
Huyện Lệ Thủy có địa hình phía Tây là núi cao lại rất hiểm trở, giáp
với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với chiều dài đường biên giới
27km, về phía Đông huyện là biển Đông nên Lệ Thủy có vị trí chiến lược về
quân sự và quốc phòng trong việc xây dựng khu vực phòng thủ của đất nước.
a. Địa hình
Huyện Lệ Thủy nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, có địa hình
phía Tây là núi cao và thấp dần từ Tây sang Đông; có 4 dạng địa hình chính,
gồm: vùng núi cao, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng và vùng cồn cát ven
biển.Khí hậu: Huyện Lệ Thủy mang đặc trưng chế độ khí hậu Nhiệt đới gió
mùa, trung bình một năm có 1.750 - 1.900 giờ nắng; Một năm được chia làm
2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu vào giữa tháng 9 và kết
37
thúc vào tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là: 24,60C, tháng giêng có
nhiệt độ thấp nhất là 16,90C, tháng cao nhất (tháng 6) là 34,30C. Lượng mưa
hàng năm dao động trong khoảng 1.448mm - 3.000mm, lượng mưa cả năm
cao nhưng phân bổ vào các tháng không đều, mưa lớn tập trung vào các tháng
9, 10, 11 riêng lượng mưa tháng 10, 11 chiếm hơn 75% lượng mưa cả năm (từ
1.150- 1.455 mm). Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 có nền nhiệt độ cao.
Trong mùa khô thường có gió mùa Tây Nam sau khi đi qua lục địa Thái- Lào
và dãy Trường Sơn bị mất độ ẩm nên gây ra khô nóng gay gắt.
b. Tài nguyên nước
Nhờ nằm trong vùng có lượng mưa lớn và hệ thống sông ngòi, ao hồ,
đầm phá phân bố khá đều trong huyện nên trên địa bàn huyện có lượng nước
mặt và nước ngầm khá phong phú. Mùa mưa lượng nước rất lớn thường gây
lũ lụt ở vùng đồng bằng, vùng trũng, tuy nhiên lưu lượng trong mùa kiệt
thường ở mức thấp, nước mặn xâm nhập ở phía bắc huyện (phía Hạc Hải).
Sông Kiến Giang là sông chính có các phụ lưu như: Rào Con, Rào Ngò, Rào
Sen, Phú Hoà, Phú Kỳ, Mỹ Đức... vừa là nguồn dự trữ nước vừa làm kênh
dẫn đảm bảo tưới tiêu cho hơn 13.000 ha vùng đồng bằng của huyện.
Toàn huyện hiện có 25 hồ chứa nước nhân tạo lớn nhỏ với dung tích
235 triệu m3 nước và gần 7,8 km2 sông ngòi và đầm phá tự nhiên, nguồn
nước ngầm trong cát vùng ven biển có thể phục vụ tưới từ 550 - 600 ha lúa và
cấp nước cho hàng trăm ha nuôi thủy sản mặn lợ.
c. Tài nguyên biển và đầm phá
Huyện Lệ Thuỷ có đường bờ biển với chiều dài hơn 30 km và vùng biển
rộng lớn là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế ven biển.
Vùng biển huyện Lệ Thủy có trữ lượng hải sản tương đối lớn và phong
phú về loài (hầu hết các loại có ở Việt Nam) có giá trị kinh tế cao trong xuất
38
khẩu và tiêu dùng như: tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, cá thu ... được
thị trường quốc tế ưa chuộng.
Vùng đất cát ven biển của huyện với diện tích tự nhiên khoảng 10,9
nghìn ha, nơi rộng nhất 7 km, có độ cao trung bình 10- 20m. Cát trong khu
vực này có khả năng dùng làm nguyên liệu thuỷ tinh và làm gạch silicat, đồng
thời đây là vùng có điều kiện mở rộng diện tích rừng phòng hộ, phát triển du
lịch biển với bãi tắm sạch đẹp ở Ngư Thủy Bắc.
Diện tích đầm phá nuôi trồng thuỷ sản và có khả năng nuôi trồng thuỷ
sản khoảng 1.300 ha, trong đó có Bàu Dum, Bàu Sen xã Sen Thuỷ, phá Hạc
Hải. Tại các đầm phá còn có nhiều loài tôm cá có trữ lượng lớn và điều kiện
phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.
d. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện đến năm 2010 là 105.389,14
ha, trong đó diện tích rừng sản xuất của huyện là 68.785,93 ha, chiếm 67,9%
tổng diện tích rừng. Rừng phòng hộ có 36.603,21ha, bằng 32,1% tổng diện
tích rừng của huyện. Độ che phủ đạt 68%. Rừng tự nhiên có nhiều loại gỗ quý
như: lim, táu, sến, gụ, huỳnh, trầm hương, ... Đặc sản dưới tán rừng khá đa
dạng, phong phú và có giá trị kinh tế cao như: song mây, lá nón... và các loại
dược liệu quý, chim thú ở trong rừng khá phong phú như công, trĩ, gà lôi, nai,
sơn dương, khỉ, vượn, báo, sóc.... Trong những năm qua do tình trạng khai
thác rừng vẫn còn một số bất hợp lý dẫn tới diện tích rừng có dấu hiệu suy
giảm, tỷ lệ rừng nghèo có xu hướng tăng nhanh, đặc sản rừng không còn
phong phú như trước kia...
e. Tài nguyên khoáng sản
Theo các tài liệu điều tra hiện có, trên địa bàn huyện Lệ Thủy tập trung
một số loại khoáng sản có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế như sau:
+ Nhóm kim loại gồm:
39
-Vàng, bạc: Được phân bố chủ yếu ở phía Nam huyện Lệ Thuỷ (10 điểm
mỏ) hiện nay Công ty VRC của Ôxtrâylia đang thăm dò, khả năng có trử
lượng công nghiệp.
- Sắt: điểm có giá trị và quy mô lớn hơn các mỏ sắt khác tại Quảng Bình
phát hiện ở xã Sen Thuỷ và Hoàng Viễn (Sơn Thuỷ), các điểm quặng chỉ mới
ở giai đoạn khảo sát tổng quát.
- Inmenít (Titan): phân bố ven biển xã Sen Thủy, Ngư Thuỷ Nam. Hàm
lượng quặng trong cát trung bình 90,43 kg Inmenít/m3, 12,06 zircon/m3. Điểm ở
Ngư Thuỷ có trữ lượng khá, còn lại các điểm khác có trữ lượng nhỏ, ít có triển
vọng công nghiệp. Việc khai thác quặng titan ở khu vực ven biển sẽ gây tác hại
đến môi trường sinh thái. Vì vậy cần phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc khai
thác loại quặng này.
- Chì kẻm: Tại vùng núi xã Sơn Thủy có mỏ chì kẻm Mỹ Đức, Trước
năm 1930 thực dân pháp đã có khai thác hiện nay còn lại một số hầm lò. Theo
báo cáo của Liên đoàn địa chất Bắc miền Trung thì mỏ chì kẻm Mỹ Đức ít
khả năng có trữ lượng công nghiệp.
+ Nhóm phi kim loại:
- Đá vôi: Tập trung vùng phía Tây huyện ở các xã Sơn Thuỷ, Ngân Thuỷ
và Lâm Thuỷ, Kim Thuỷ có diện tích trên 700 ha. Hiện nay nhiều mỏ đã được
thăm dò và cấp phép khai thác là đá xây dựng. Nguồn đá vôi của lệ Thuỷ khá
phong phú đáp ứng cho nhu cầu đá xây dựng các loại vùng phía nam tỉnh và
phía Bắc Quảng Trị. Tuy nhiên chủ yếu phân bố ở vùng các xã miền núi nên
hạn chế về giá trị kinh tế.
- Phốtphorít tại hang động ở Sơn Thuỷ là nguyên liệu để sản xuất phân vi
sinh;
40
- Than bùn tại Liên Thuỷ (Lệ Thuỷ), chỉ tiêu chất lượng than bùn đều tốt,
đáp ứng được nhu cầu sản xuất phân vi sinh. Tuy nhiên quy mô tương đối
nhỏ.
- Sét gạch ngói: có ở Đại Giang với trữ lượng khoảng 0,58 triệu m3, Phú
Kỳ khoảng 1,8 triệu m3 , Mỹ Thuỷ...... Các nguồn nguyên liệu sét có chất
lượng tốt. Hiện nay đang được khai thác để sản xuất gạch ngói.
- Cát xây dựng chủ yếu ở thượng nguồn sông Kiến Giang, có trử lượng đáp
ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn, song do việc quản lý chưa tốt nênngwời dân
đã khai thác khu vực thượng nguồn cầu Mỹ Trạch làm ô nhiểm môi trường và gây
xói lở nghiêm trọng ở 2 bờ sông Kiến Giang. Ngoài ra, huyện còn có mỏ cát trắng
ở Hưng Thủy trữ lượng lớn, tỷ lệ SiO2 >97% có khả năng làm nguyên liệu để sản
xuất gạch không nung (Blook), sản xuất màng mỏng silit trong công nghệ tin học,
quang học, Pin mặt trời và sản xuất thuỷ tinh cao cấp.
- Đá ngọc bích: phân bố ở Khe Giữa - xã Ngân Thuỷ.
- Nước khoáng nóng Bang, được khai thác để sản xuất nước khoáng
đóng chai. Nguồn nước khoáng Bang được phân bố thành vùng nhỏ với 30
điểm phun, nhiệt độ sôi tại lỗ phun trên 1050C, có áp lực và lưu lượng khá lớn
(3,54 lít/giây), chất lượng nước khá tốt. Ngành y tế xác nhận nguồn nước
khoáng này không chỉ có giá trị về sản xuất nước giải khát mà còn có tác
dụng chữa bệnh. Do nguồn nước khoáng có nhiệt độ cao và nằm khá sâu nên
các nhà khoa học dự đón ở đây có thể xây dựng nhà máy điện địa nhiệt công
suất 30-40MW mà không ảnh hưởng đến chất lượng, trử lượng mỏ nước
khoáng cũng như môi trường.
f. Tài nguyên du lịch
Lệ Thủy nổi tiếng về làng quê “gạo trắng nước trong” có bờ biển dài,
nhiều bãi cát rộng, thoải, sạch, được bao bọc bởi hệ thống rừng phòng hộ ven
biển đẹp và mát, đồng thời với tổng lượng bức xạ lớn (khoảng 1750 – 1900
41
giờ nắng trong năm) là điều kiện thuận lợi cho nghỉ dưỡng và du lịch biển.
Bên cạnh đó hệ thống các đầm phá như Bàu Dum, Bàu Sen (Sen Thủy), phá
Hạc Hải, Hồ An Mã vừa có thể khai thác để nuôi trồng thủy sản vừa có thể
kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
Suối nước nóng Bang là một tiềm năng lớn đang được Tập đoàn Đông
Dương đầu tư xây dựng thành một điểm du lịch sinh thái- nghỉ dưỡng- chữa
bệnh có giá trị không chỉ của địa phương mà của cả tỉnh và vùng Bắc Trung
Bộ.
Lệ Thủy còn có nhiều di tích lịch sử và nhân vật lịch sử khá nổi tiếng
như thành nhà Ngo Liên Thủy, chùa Hoàng Phúc Mỹ Thủy, nhà thờ danh
tướng Hoàng Hối Khanh, lăng mộ Lễ thành hầu Thượng đẳng công thần và
khai quốc công thần Nguyễn Hữu Cảnh, nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên
Giáp.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Huyện Lệ Thủy hiện có 26 xã, 02 thị trấn trong đó có 02 xã ĐBKK vùng
bãi ngang ven biển là Hồng Thủy và xã Hưng Thủy (theo Quyết định 131/
QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/01/2017), 03 xã ĐBKK , xã biên
giới được thụ hưởng Chương trình 135 đó là xã Kim Thủy, xã Ngân Thủy và
xã Lâm Thủy (theo Quyết định 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
20/6/2017).
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2018 của huyện Lệ Thủy thì
năm 2018, kinh tế-xã hội huyện Lệ Thủy có những chuyển biến tích cực như:
sản xuất nông nghiệp cơ bản ổn định; tổng diện tích cây trồng hàng năm đạt
24.886ha; năng suất bình quân đạt 49,53 tạ/ha; tổng sản lượng lương thực đạt
99.288; tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt đạt 21.475 tấn, tăng
6,02% so với cùng kỳ, tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 40% trong sản xuất nông
nghiệp.
42
Về lâm nghiệp, huyện đã tập trung chỉ đạo công tác trồng rừng tập
trung, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng trồng. Từ đầu năm đến nay, toàn
huyện đã trồng 1.700ha rừng tập trung (trong đó 81 ha trồng rừng gỗ lớn),
hơn 320.000 cây phân tán các loại, diện tích rừng được chăm sóc gần
12.000ha, khoanh nuôi bảo vệ hơn 43ha, thực hiện chuyển đổi 51ha đất gò đồi
kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; sản lượng khai
thác gỗ rừng trồng ước đạt trên 113.000m2
Về thủy sản, tổng diện tích nuôi thủy sản tăng, đưa vào nuôi một số loại
thủy sản mới có giá trị, bước đầu mang lại hiệu quả, tổng diện tích nuôi trồng
đạt gần 2.244 ha; dự ước sản lượng thủy hải sản khai thác và nuôi trồng đạt
8.972 tấn.
Thu ngân sách, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao
thông vận tải, tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ... trên địa bàn cũng đạt
được những kết quả quan trọng.
2.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội
Theo báo cáo năm 2018 của huyện Lệ Thủy thì diện tích tự nhiên
1.416,11 km2, có 41.064 hộ với 161.554 nhân khẩu, có hai dân tộc chính là
Kinh và Vân Kiều, ngoài ra cón có một số ít người dân tộc Bru. Người dân
tộc Bru và Vân Kiều tập trung vào 3 xã đó là Ngân Thủy, Kim Thủy, Lâm
Thủy. Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở thị trấn, và dọc tuyến
quốc lộ 1A, còn vùng núi, dân tộc thiểu số dân số thưa thớt.
Lệ Thủy có các di tích lịch sử nổi bật Chùa An Xá ở Lộc Thủy, Miếu
Thần Hoàng ở Tân Thủy, Miếu An Sinh ở Văn Thủy.
Lệ Thủy nổi tiếng với sông Kiến Giang, khu nghỉ mát suối nước khoáng
Bang, văn hóa đặc trưng Hò khoan Lệ Thủy, trong đó có điệu hò khoan chèo
đò, hò giã gạo. Hằng năm, vào ngày 2 tháng 9, nơi đây diễn ra đua thuyền
43
truyền thống trên sôn Kiến Giang và các Lễ hội nội bộ của một số xã như:
Dương Thủy, Sen Thủy, Sơn Thủy...
2.2. Kết quả giảm nghèo, phân loại và nguyên nhân nghèo của huyện
Lệ Thủy giai đoạn 2016-2018
2.2.1. Kết quả thực hiện giảm nghèo giai đoạn 2016-2018
Theo UBND huyện Lệ Thủy kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo
của huyện năm 2016, toàn huyện có 3.864 hộ nghèo, chiếm 9.6%, 2.476 hộ
cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,15% tổng số hộ trên địa bàn. Toàn huyện có 22/28
xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo từ 5% trở lên, trong đó có 03 xã có tỷ lệ hộ
nghèo trên 50%; có 02 xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển, 03 xã ĐBKK
được thụ hưởng Chương trình 135.
Năm 2017, toàn huyện có 3.063 hộ nghèo, chiếm 7,53%, 2.166 hộ cận
nghèo, chiếm tỷ lệ 5.53 % tổng số hộ trên địa bàn. Toàn huyện có 13/26 xã có
tỷ lệ hộ nghèo từ 5% trở lên, trong đó có 01 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%;
Năm 2018, toàn huyện có 2.422 hộ nghèo chiếm 5,9%, 1.855 hộ cận
nghèo chiếm 4.52% tổng số hộ trên địa bàn. Toàn huyện có 137/26 xã có tỷ lệ
hộ nghèo từ 5% trở lên và có 01 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%.
Giai đoạn 2016-2018 toàn huyện giảm 1.442 hộ số hộ nghèo, bình quân
hàng năm giảm từ 1.63% đến 2,07%; giảm 621 hộ cận nghèo, bình quân hàng
năm giảm từ 0,62% đến 1,01%.
44
Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của
huyện Lệ Thủy giai đoạn 2016-2018
(Nguồn: UBND huyện Lệ Thủy)
2.2.2. Phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện Lệ Thủy
Căn cứ kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2018, có thể phân loại hộ
nghèo như sau:
* Phân loại hộ nghèo theo nhóm đối tượng:
- Hộ nghèo dân tộc thiểu số: 856 hộ chiếm 35,34% trên tổng số hộ
nghèo;
- Hộ nghèo thuộc chính sách BTXH: 754 hộ chiếm 31,13% trên tổng số
hộ nghèo;
- Hộ nghèo thuộc chính sách người có công 01 hộ chiếm 0.04% trên
tổng số hộ nghèo;
- Hộ nghèo khác 811 hộ chiếm 33,48% trên tổng số hộ nghèo.
45
* Phân loại hộ nghèo theo khu vực:
- Thành thị: 98 hộ, chiếm tỷ lệ 4,05% tổng số hộ nghèo.
- Nông thôn: 2.324 hộ, chiếm tỷ lệ 95.95% tổng số hộ nghèo.
Đa số hộ nghèo tại huyện Lệ Thủy thuộc diện dân tộc thiểu số và chính
sách bảo trợ xã hội, tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc.
Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ hộ nghèo thuộc các nhóm đối tượng
(Nguồn: UBND huyện Lệ Thủy năm 2018)
2.2.3. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo
Căn cứ kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2018 của
UBND huyện Lệ Thủy thì hộ nghèo do các nguyên nhân sau: Thiếu vốn sản
xuất; Thiếu đất canh tác; Thiếu phương tiện sản xuất; Thiếu lao động; Có lao
động nhưng không có việc làm; Không biết cách làm ăn, không có tay nghề;
Đông người ăn theo; Ốm đau nặng; Mắc các tệ nạn xã hội; Chây lười lao
động; Nguyên nhân khác. Được thể hiện qua biểu đồ 2.3:
46
Biểu đồ 2.3. Nguyên nhân gây nghèo tại Huyện Lệ Thủy
(Nguồn: UBND huyện Lệ Thủy năm 2018)
Thiếu lao động là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến nghèo của các hộ trên
địa bàn toàn huyện có 2.422 hộ nghèo thì hộ nghèo do thiếu lao động có 635
hộ chiếm 26.22%. Do đó vấn đề giảm nghèo đối với những hộ này tương đối
khó khăn vì không có nguồn lực lao động thì thu nhập của các hộ này không
cải thiện được
Thiếu vốn sản xuất cũng là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 23,7%
với 574 hộ nghèo, do nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội
phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn cấp từ Trung ương nên khó chủ động được
nguồn vốn, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người nghèo, hạn mức cho
vay thấp; việc xác nhận cho các đối tượng vay vốn ở nhiều địa phương quá
chặt, do đó người dân khó tiếp cận nguồn vốn.
Đông người ăn theo: Hộ nghèo đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ
quả của tình trạng nghèo. Theo kết quả điều tra thì hộ nghèo do đông con trên
địa bàn huyện chiếm 15,81% với 383 hộ, nguyên nhân tình trạng này là do
47
thiếu lao động, công với số bộ phận người nghèo có tâm lý lười lao động, ỷ
lại trợ cấp của nhà nước. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo
của họ kéo dài.
2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của
huyện Lệ Thủy giai đoạn 2016-2018
2.3.1. Thực trạng ban hành và thực hiện các chính sách về giảm
nghèo bền vững
* Thực trạng ban hành các chính sách về giảm nghèo vững
Công tác giảm nghèo bền vững là một trong bốn chương trình phát
triển kinh tế - xã hội trọng điểm của huyện giai đoạn 2016-2020. Để thực
hiện chương trình, ngay từ đầu năm 2016, sau khi có kết quả điều tra về hộ
nghèo, cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020.
UBND huyện đã cụ thể hóa việc thực hiện thông qua kế hoạch, đề ra mục
tiêu, nhiệm vụ cụ thể, giải pháp sát đúng, phù hợp với tình hình thực tế và tập
trung chỉ đạo triển khai thực hiện, đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo
thực hiện chính sách giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững đảm bảo đạt
được hiệu quả, cụ thể:
Ban hành Căn cứ Kế hoạch số 1882/KH-UBND ngày 27/11/2015 của
UBND huyện Lệ Thủy về việc tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo
phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện;
Quyết định số 1989/QĐ-UBND ngày 06/4/2016 về việc ban hành Chương
trình Giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Quyết
định số 2372/QĐ-UBND ngày 26/4/2016 về việc thành lập Ban chỉ đạo và tổ
giúp việc thực hiện Chương trình GQVL&GNB; hàng năm ban hành Quyết
định giao chỉ tiêu phấn đấu giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề
lao động nông thôn (LĐNT) cho UBND các xã, thị trấn: Quyết định số
2849/QĐ-UBND ngày 19/5/2016 của UBND huyện về việc giao chỉ tiêu phấn
48
đấu giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho LĐNT năm 2016;
Quyết định số 6510/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND huyện về việc
phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017; Quyết định số
7168/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND huyện về việc phê duyệt kết
quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018; Quyết định số 6474/QĐ-
UBND ngày 27/12/2018 của UBND huyện về việc phê duyệt kết quả rà soát
hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019;
Hàng năm, UBND huyện ban hành kế hoạch tổ chức điều tra, rà soát
hộ nghèo, hộ cận nghèo; thành lập đoàn kiểm tra, giám sát công tác rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo; phân công Thủ trưởng các phòng ban chuyên môn trực
thuộc UBND huyện trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, giúp đỡ các xã có tỷ lệ hộ
nghèo còn cao.
Trong quá trình thực hiện, UBND huyện đôn đốc, chỉ đạo và tiến hành
kiểm tra việc triển khai thực hiện của UBND các xã, thị trấn về công tác giảm
nghèo bền vững.
* Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo
Chính sách tín dụng ưu đãi: Hàng năm nhiều hộ vay vốn đã thoát
nghèo, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, công cụ sản xuất như
trâu, bò... từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, tính đến
ngày 30/6/2018, dư nợ cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo:
226.800 triệu đồng; số khách hàng vay vốn 3.855 lượt người. Kết quả 100%
hộ nghèo, hộ cận nghèo có khả năng sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn
được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội và các chương
trình, dự án khác.
Chính sách Bảo hiểm y tế: Hàng năm, cấp gần 60.000 thẻ BHYT đảm
bảo kịp thời cho các loại đối tượng được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ, thực
hiện tốt công tác chăm sóc, khám và chữa bệnh cho người nghèo, cận nghèo
49
(trong đó các loại đối tượng thuộc chính sách giảm nghèo gồm: 42.149 thẻ
(9.751 thẻ BHYT đối tượng hộ nghèo; 2.310 thẻ BHYT đối tượng hộ cận
nghèo theo Quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; 3.578 thẻ
BHYT cho đối tượng cận nghèo theo Quyết định số 797/QĐ-TTg của T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giam_ngheo_ben_vung_tu_thuc_tie.pdf