MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7
7. Kết cấu của luận văn 8
Chương 1. Cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà
nước về giáo dục Trung học cơ sở
1.1. Một số khái niệm cơ bản 9
1.2. Vai trò và sự cần thiết của quản lý nhà nước về giáo dục Trung học
cơ sở
14
1.3. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giáo
dục Trung học cơ sở 19
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ
sở ở một số địa phương. 35
Tiểu kết chương 1 40
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ
sở trên địa bàn huyện Sa Pa
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sa Pa. 41
2.2. Thực trạng về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa 42
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở
trên địa bàn huyện Sa Pa 51
2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục Trung học
cơ sở trên địa bàn huyện Sa Pa 70
Tiểu kết chương 2 80
118 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện Sa pa, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngũ giáo viên ngay từ
đầu các năm học và bồi dưỡng thường xuyên trong năm học cho đội ngũ giáo viên. Qua
bảng số liệu trên cho thấy chất lượng đội ngũ ngày càng được nâng lên qua các năm,
đến nay 100% đạt trình độ chuẩn trở lên (trong đó 67% trên chuẩn, 33% đạt chuẩn).
2.2.4. Chất lượng dạy học
Thực hiện nhiệm vụ và chủ đề năm học, các nhà trường đã chủ động xây dựng
kế hoạch năm học, được Phòng GD&ĐT duyệt sau đó các trường triển khai thực hiện.
Tổ chức triển khai dạy học công nghệ giáo dục lớp 1 ở tất cả các lớp; dạy học theo mô
hình trường học mới từ lớp 2 đến lớp 5 ở tất cả các trường cấp tiểu học; tiếp tục thực
hiện mô hình ở lớp 7 tại 11 trường, mở rộng thêm 02 trường thực hiện lớp 6 ở
(PTDTBT THCS Bản Khoang, Bản Phùng). Chỉ đạo hoạt động theo 4 nhóm trường
(Tiểu học: Hội nhập, Sáng tạo, Tự tin, Vượt khó) và 3 cụm vành đai chất lượng THCS.
Xây dựng Kế hoạch kiểm soát, đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục THCS.
- Đổi mới phương pháp dạy học, triển khai hiệu quả mô hình trường học mới,
mô hình trường học gắn với thực tiễn; Chỉ đạo dạy học tăng buổi đối với các trường
cấp Tiểu học, THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tiếp tục
triển khai Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2015-
2020" tại trường THCS Kim Đồng, TH Thị trấn và Tả Phìn.
- Các trường đã thực hiện thành công mô hình tiếp tục nghiên cứu để triển khai
thực hiện có hiệu quả: đặc biệt mô hình “Trường học du lịch gắn với kinh doanh”
(PTDTBT TH&THCS Tả Van; TH Tả Phìn). Các mô hình: Trường học gắn với xây
dựng môi trường sinh thái (MN, TH&THCS Võ Thị Sáu; THCS Nậm Cang); Bảo tồn
và phát huy văn hóa người Hmông gắn với du lịch (PTDTBT TH&THCS Hầu Thào);
Trường học văn hóa gắn với cộng đồng (TH Sa Pả 2); Trường học hướng nghiệp (TH
Bản Phùng, PTDTBT Trung Chải); mô hình “Trường học gắn với truyền thống văn
hóa địa phương” tại trường MN Lao Chải; mô hình “Trường học gắn với cộng đồng”
tại các trường Mầm non: Tả Phìn, Sa Pả, Nậm Sài, Nậm Cang; “Trường học gắn với
49
trồng trọt” (trồng đào và các loại cây đặc hữu của Sa Pa: TH Hoàng Liên; PTDTBT
THCS Bản Phùng, Tả Giàng Phìn, Bản Khoang) đang được hình thành phù hợp với
điều kiện khí hậu thổ nhưỡng địa phương. Vì vậy chất lượng giáo dục hàng năm
không ngừng được nâng lên.
Biểu 2.2. Hạnh kiểm học sinh Trung học cơ sở từ 2011-2016
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Sa Pa [23], [24], [25], [26], [27] )
Bảng số liệu trên cho thấy công tác giáo dục đạo đức của các nhà trường trong
những năm qua được quan tâm chú trọng rèn luyện, giáo dục đạo đức cho các em.
Năm học 2015-2016 số học sinh có được xếp loại hạnh kiểm tốt chiếm 76,9%, khá
chiếm 21% còn lại là Trung bình, không có học sinh yếu kém.
Thực hiện dạy học tích hợp ở các môn học có nội dung dạy học tích hợp; tích
cực tham gia cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn,
thi dạy học theo chủ đề tích hợp, thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Học sinh THCS đã
có 02 giải (nhì, khuyến khích); 31 sản phẩm dự thi cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu
niên - nhi đồng" lần thứ 9. Tham gia dự thi cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật
dành cho học sinh trung học cấp tỉnh đã có 01 giải nhì, 01 giải khuyến khích lĩnh vực
50
và 01 giải khuyến khích toàn cuộc, 02 sản phẩm của học sinh trường PTDT Nội trú,
PTDTBT THCS Bản Phùng được lựa chọn tham dự cuộc thi "Vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết tình huống thực tiễn" cấp Quốc gia đã đạt 01 giải nhì (PTDTBT
THCS Bản Phùng).
Biểu 2.3. Kết quả xếp loại học sinh Trung học cơ sở từ 2011-2016
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Sa Pa [23], [24], [25], [26], [27] )
Từ bảng số liệu trên cho thấy chất lượng giáo dục đã có chuyển biến từ việc kiểm
soát việc dạy học của giáo viên và kiểm soát chất lượng học tập của học sinh, số học sinh
có học lực khá, giỏi năm học 2015-2016 đạt 38,7%, tăng 11,6% so với năm học 2011-
2012. Trong năm học, 47/4122 chiếm 1,14% học sinh THCS đã lập gia đình nên đi học
không thường xuyên hoặc đã nghỉ học đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng.
Việc duy trì học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 tại các trường tương đối ổn định qua các
năm dao động chênh lệch không quá lớn, đảm bảo cho các hoạt động giáo dục trong các
nhà trường, đảm bảo các em đủ điều kiện để được xét và công nhận TNTHCS hàng năm.
Biểu 2.4. Tình hình học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở từ 2011-2016
51
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Sa Pa [23], [24], [25], [26], [27] )
Qua bảng số liệu trên cho thấy, hằng năm số học lớp 9 được duy trì ổn định, số
tốt nghiệp THCS qua các năm với tỷ lệ rất cao, đạt từ 99,9%. Năm học 2015-2016 số
học sinh tốt nghiệp THCS 915/917 đạt 99,8% đây là điều kiện tốt để các em tiếp tục
học THPT và học nghề tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn.
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn
huyện Sa Pa
2.3.1. Xây dựng và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục Trung học cơ sở
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của các Bộ ngành chỉ đạo về
các hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục Trung học cơ sở nói riêng, tỉnh Lào Cai
và huyện Sa Pa đã ban hành một số văn bản chỉ đạo trên địa bàn cụ thể như sau:
- Tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các hoạt động giáo dục nói
chung và hoạt động giáo dục THCS nói riêng: Chương trình số 153-CTr/TU ngày
06/01/2014 về việc chương trình hành động thực hiện Kết luận số 29-KL/TW Hội
nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Quyết định
61/2012/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy
định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định 2760/QĐ-UBND ngày
27/8/2015 về việc phê duyệt đề án rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp học với
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai, giai
đoạn 2015-2020, định hướng đến 2030...
- Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh Lào Cai, huyện Sa Pa đã
ban hành Quyết định số 06-QĐ/HU ngày 25/8/2016 của Huyện ủy Sa Pa về việc phê
duyệt đề án “Đổi mới căn bản giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn lao động giai đoạn
2016 – 2020”; văn bản số 1588/UBND-GD ngày 29/9/2012 chỉ đạo, chấn chỉnh, kiểm
soát việc dạy thêm học thêm trên địa bàn; Quyết định số 1058/QĐ-UBND ngày
11/12/2015 về việc ủy quyền cho Trưởng phòng GD&ĐT cấp giấy phép dạy thêm, học
thêm trên địa bàn huyện Sa Pa; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 29/9/2017 của Chủ tịch
52
UBND huyện về việc nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018; Quyết định số 560/QĐ-
UBND ngày 31/7/2017 ban hành thời gian năm học 2017 - 2018 đối với giáo dục Mầm
non, Tiểu học và THCS; Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 31/7/2017 về việc tổ chức
Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018; Kế
hoạch số 162/KH-UBND ngày 17/8/2016 về việc tổ chức Hội nghị tổng kết năm học
2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017; Quyết định 1659/QĐ-UBND về
việc khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Sa Pa năm học 2015-2016
Trong những năm qua, dưới sự lănh đạo sâu sát, trực tiếp của Huyện ủy, UBND
huyện và sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, sự phối hợp chặt chẽ của
các ban ngành, đoàn thể và lãnh đạo các xã, thị trấn cùng với sự nỗ lực phấn đấu kiên
trì, bền bỉ, vượt qua mọi khó khăn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong
ngành, sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Sa Pa phát triển khá toàn diện về cả quy
mô, chất lượng, hiệu quả.
Trung ương đã và đang xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, luật, đưa
ra những chủ trương định hướng đúng đắn để phát triển GD&ĐT, tạo cơ hội bình
đẳng cho mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ về GD&ĐT. Đầu tiên phải kể
đến Luật Giáo dục năm 2005, Luật Giáo dục năm 2009 sửa đổi, bổ sung đã tạo hành
lang pháp lý để thực hiện việc hoạch định các chính sách cho GD&ĐT, tổ chức quản
lý bộ máy giáo dục, huy động các nguồn lực để phát triển sự nghiệp Giáo dục. Ngoài
ra, Đảng, nhà nước ta đã quan tâm và ban hành nhiều văn bản quản lý và phát triển
Giáo dục như chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, các chính sách
về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ quản lý, giáo viên, chính sách ưu đãi đối với giáo viên cũng được ban hành. Nhiều
văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo như đa dạng hóa
loại hình nhà trường, các loại hình giáo dục, đào tạo; đổi mới nội dung chương trình,
53
phương pháp giảng dạy, phát triển quy mô giáo dục đào tạo, quy chế kiểm tra, thi, xét
lên lớp và công nhận tốt nghiệp các cấp học, bậc học, quy chế tuyển sinh, quy chế
đánh giá học sinh, đổi mới cách thức tổ chức thi Đại học .Đặc biệt, ngày
03/11/2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Chỉ thị số 5105/CT-BGDĐT
về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học, trong đó
có yêu cầu “không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, không tổ chức thi tuyển
học sinh vào lớp 6” đã phần nào giảm áp lực cho phục huynh học sinh và học sinh khi
chuyển cấp học từ tiểu học lên THCS.
UBND huyện đã tăng cường chỉ đạo các cấp học, cụ thể cấp THCS tập trung
thực hiện đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, tăng cường ứng
dụng thực hành trong giảng dạy, đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh việc dạy tin học,
ngoại ngữ trong các trường học trên địa bàn.
Thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/02/2010 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015;
Nghị quyết 41/2000/QH10 của Quốc hội về phổ cập GD THCS mục tiêu “phấn đấu
đến năm 2010 đảm bảo hầu hết cho thanh thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp
tục học tập để đạt trình độ THCS trước khi đến 18 tuổi”, trên cơ sở đó, huyện Sa Pa
tiếp tục duy trì củng cố những thành quả đạt được, đồng thời kiện toàn nâng cao hiệu
quả Ban chỉ đạo các cấp từ huyện đến xã.
Về cấp quản lý, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 17/2017/QĐ-UBND ngày
17/8/2017 của UBND tỉnh Lào Cai về việc Ban hành quy định phân cấp quản lý cán
bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đã được UBND huyện thực hiện
một cách hiệu quả, trên cơ sở thực tế của địa phương hàng năm có kế hoạch tuyển
dụng nguồn nhân lực cho công tác Giáo dục & Đào tạo phù hợp, đảm bảo dân chủ,
công khai.
Thực hiện Quyết định 159/2002/QĐ-TTg, ngày 15/11/2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc kiên cố hóa trường lớp, cùng với hệ thống văn bản đồng bộ, huyện
đã thực hiện kế hoạch đề ra, cơ sở vật chất trang thiết bị trường học được củng cố,
tăng cường theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa. Tỷ lệ phòng học kiên có hóa đạt
54
100%. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin được tăng cường đầu tư với 100% trường
học được kết nối internet phục vụ cho công tác giảng dạy và quản lý.
Thực hiện nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngảy 14/5/2010 của Chính phủ quy
định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối
với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đã được UBND huyện triển khai
thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Đối với tình trạng dạy thêm học thêm, căn cứ thông tư số 17/2012/TT-
BGD&ĐT ngày 16/5/2012 của BGD&ĐT, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành
Quyết định số 61/2012/QĐ-UBND ngày 27/12/2012, QĐ 11/2014/QĐ-UBND ngày
07/5/2014; văn bản số 980/SGD&ĐT-GDTrH ngày 18/7/2014, văn bản số
1425/SGD&ĐT-GDTrH ngày 20/8/2015, văn bản số 689/SGD&ĐT-GDTrH ngày
30/5/2017 chỉ đạo việc quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Ủy ban
nhân dân huyện đã ban hành văn bản số 317/UBND-GD ngày 29/12/2016, văn bản số
2261/UBND-GD ngày 10/9/2014, văn bản số 341/UBND-GD ngày 14/11/2012, văn
bản số 2234/UBND-TH ngày 30/10/2012, văn bản số 1588/UBND-GD ngày
29/9/2012 chỉ đạo, chấn chỉnh, kiểm soát việc dạy thêm học thêm trên địa bàn; Quyết
định số 1058/QĐ-UBND ngày 11/12/2015 về việc ủy quyền cho Trưởng phòng
GD&ĐT cấp giấy phép dạy thêm, học thêm trên địa bàn huyện Sa Pa; đồng thời chỉ
đạo Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm
thực hiện được mục đích yêu cầu cụ thể, quy định rõ trách nhiệm quản lý và tổ chức
dạy thêm, học thêm, việc thanh tra, kiểm tra.
Hàng năm UBND huyện ban hành chỉ thị chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
năm học, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, tổng kết phong trào thi đua phát
triển nguồn nhân lực như: Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 29/9/2017 của Chủ tịch
UBND huyện về việc nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018; Quyết định số 560/QĐ-
UBND ngày 31/7/2017 ban hành thời gian năm học 2017 – 2018 đối với giáo dục
Mầm non, Tiểu học và THCS; Quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 01/8/2017 ban hành
thời gian năm học 2016 – 2017 đối với giáo dục Mầm non, Tiểu học và THCS; Kế
hoạch số 213/KH-UBND ngày 31/7/2017 về việc tổ chức Hội nghị tổng kết năm học
55
2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018; Kế hoạch số 162/KH-UBND
ngày 17/8/2016 về việc tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai
nhiệm vụ năm học 2016-2017; Quyết định 1659/QĐ-UBND về việc khen thưởng cho
các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Sa Pa năm học 2015-2016
2.3.2. Triển khai thực hiện các chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục
Trung học cơ sở
Căn cứ các văn bản quy định của Trung ương, tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều
chính sách đầu tư cho phát triển giáo dục nói chung và phát triển GDTHCS nói riêng;
trong đó tiêu biểu là Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của HĐND
tỉnh Lào Cai, Quyết định số 77/2016/QĐ-UBND ngày 24/8/2016 của UBND tỉnh Lào
Cai về chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Lào
Cai giao đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 36/2016/NQ-HĐND ngày 18/7/2016 của
HĐND tỉnh Lào Cai về chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020...Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015, trong đó quy định cấp huyện không được ban hành chính sách, do
vậy trên cơ sở các chính sách cấp tỉnh ban hành thì cấp huyện tổ chức triển khai thực
hiện đảm bảo theo quy định.
2.3.2.1. Chính sách đối với phổ cập giáo dục Trung học cơ sở
- Chi hỗ trợ công tác phổ cập giáo dục:
+ Chi thắp sáng đối với lớp học phổ cập giáo dục ban đêm (theo thực tế thời
gian học): 40.000 đồng/lớp/tháng.
+ Hỗ trợ hoạt động của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục cấp huyện: Tổng chi 30
triệu đồng/năm, gồm: Chi cho công tác phí; xăng xe đi kiểm tra; chi tổ chức hội nghị;
mua văn phòng phẩm, tài liệu, hồ sơ, biểu mẫu; sửa chữa tài sản. Ban chỉ đạo phổ cập
giáo dục cấp xã: Tổng chi 04 triệu đồng/năm, gồm: Chi tổ chức hội nghị; mua văn
phòng phẩm; các chi phí cho công tác kiểm tra, đôn đốc huy động ra lớp.
+ Chi phụ cấp cho người làm công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục: Số lượng
cán bộ chuyên trách: Cấp huyện (Phòng Giáo dục và Đào tạo 03 người; các trường
56
mầm non, tiểu học và THCS mỗi trường 01 người). Cấp xã (01 người/xã, phường, thị
trấn. Mức phụ cấp: Cán bộ chuyên trách các xã khu vực III, các trường nằm trên địa
bàn khu vực III: Hệ số 0,25 x mức lương cơ sở/tháng. Cán bộ chuyên trách các xă,
phường, thị trấn, các trường trên địa bàn còn lại: Hệ số 0,15 x mức lương cơ sở/tháng.
Thời gian hưởng: 12 tháng/năm.
- Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ quản lý (Giám đốc và không quá 02
giáo đốc) các Trung tâm học tập cộng đồng: Hệ số 0,2 x mức lương cơ sở theo quy
định của Chính phủ. Hỗ trợ 12 tháng/năm.
2.3.2.2. Chính sách đối với nhà giáo, người làm trong ngành giáo dục:
- Tập huấn đội tuyển cấp tỉnh dự thi học sinh giỏi quốc gia:
+ Phụ cấp cho cán bộ phụ trách lớp tập huấn: 50.000 đồng/ngày.
+ Phụ cấp cho giáo viên dạy đội tuyển (gồm biên soạn và giảng dạy): Dạy lý
thuyết 150.000 đồng/tiết; Dạy thực hành 200.000 đồng/tiết; Trợ lý thí nghiệm, thực
hành 60.000 đồng/tiết.
- Phụ cấp cho cán bộ phụ trách lớp tập huấn và giáo viên đội tuyển
+ Phụ cấp cho cán bộ phụ trách lớp tập huấn: 40.000 đồng/ngày.
+ Phụ cấp cho giáo viên dạy đội tuyển (gồm biên soạn và giảng dạy): Dạy lý
thuyết 100.000 đồng/tiết; Dạy thực hành 150.000 ðồng/tiết; Trợ lý thí nghiệm, thực
hành 50.000 đồng/tiết.
Thời gian tổ chức tập huấn: Tối đa không quá 40 ngày/môn và không quá 4
tiết/ngày
- Hỗ trợ giáo viên trực tiếp quản lý học sinh bán trú:
+ Đối tượng được hỗ trợ: Giáo viên thuộc biên chế của trường kiêm nhiệm
quản lý học sinh bán trú (trừ giáo viên trường PTDT bán trú).
+ Định suất hỗ trợ: Trường có dưới 100 học sinh bán trú được bố trí 01 định
suất; cứ tăng 10 học sinh bán trú trở lên th được tính thêm 0,1 định suất.
+ Mức hỗ trợ: 100% mức lương cơ sở/tháng/định suất và được hưởng không
quá 09 tháng/năm học
- Hỗ trợ cấp dưỡng nấu ăn cho học sinh bán trú
57
+ Đối tượng áp dụng: Các trường phổ thông dân tộc bán trú và trường có học
sinh bán trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai
+ Định mức hỗ trợ: Cứ 40 học sinh bán trú ăn tại trường thì nhà trường được hỗ
trợ 01 định suất cấp dưỡng. Trường hợp dư từ 30 học sinh (tức 75% định suất) trở lên
thì được tính tròn một định suất.
+ Mức hỗ trợ: 100% mức lương cơ sở/tháng/định suất và được hưởng không
quá 09 tháng/năm học.
- Người được thu hút về làm việc tại Lào Cai được hưởng trợ cấp thu hút một
lần. Mức trợ cấp cụ thể như sau: Người có học vị Tiến sỹ: 240 triệu đồng; người có
học vị Thạc sỹ: 80 triệu đồng. Sinh viên học các trường đại học ở trong nước tốt
nghiệp loại giỏi và đỗ thủ khoa hoặc học đại học ở nước ngoài tốt nghiệp loại giỏi: 40
triệu đồng.
2.3.2.3. Chính sách đối với học sinh
- Chế độ cho học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi
+ Hỗ trợ tiền ăn, vé tàu xe, tiền ngủ cho học sinh đội tuyển trong thời gian tập
trung tại lớp tập huấn:
Tiền ăn: 90.000 đồng/học sinh/ngày.
Hỗ trợ vé tàu, xe đi lại: Theo quy định hiện hành.
Hỗ trợ tiền ngủ (trong trường hợp Trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai không
thể bố trí được chỗ ở cho học sinh): Theo quy định hiện hành.
Thời gian tổ chức tập huấn: Tối đa không quá 50 ngày/môn và tổng số tiết
không quá 250 tiết/môn.
- Hỗ trợ đối với học sinh đội tuyển tham dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh trong
thời gian tập trung thi:
+ Tiền ăn 90.000 đồng/học sinh/ngày.
+ Hỗ trợ vé tàu xe đi lại, tiền ngủ cho học sinh nhà ở xa trong thời gian tập
trung thi theo quy định hiện hành.
- Hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú:
58
+ Đối tượng được hỗ trợ: Học sinh do nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở,
giao thông đi lại khó khăn, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày phải ở
bán trú.
+ Mức hỗ trợ tiền ăn: 20% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 09
tháng/năm học/học sinh.
- Hỗ trợ học phẩm và sách giáo khoa cho học sinh:
+ Đối tượng được hỗ trợ: Học sinh mà bản thân, bố, mẹ hoặc người giám hộ có
hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn.
+ Mức hỗ trợ: Hỗ trợ kinh phí để mua sách giáo khoa cho học sinh mượn; đảm
bảo mỗi học sinh được mượn 01 bộ sách giáo khoa/học sinh/năm học; được cấp 30 vở
thếp đóng sẵn/học sinh/năm học.
2.3.2.4. Chính sách xã hội hóa giáo dục
Bên cạnh các chính sách đối với PCGD THCS, chính sách đối với nhà giáo, cán
bộ quản lý giáo viên và học sinh, trong những năm qua tỉnh Lào Cai đã ban hành
nhiều chính sách xã hội hóa giáo dục triển khai trên địa bàn mang lại nhiều hiệu quả
thiết thực cho sự phát triển giáo dục và đào tạo, tiêu biểu như:
- Quyết định 66/2007/QĐ-UBND ngày 07/9/2007 của UBND tỉnh Lào Cai về
việc ban hành chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Lào Cai; trong đó quy định: Đối với
các cá nhân, tổ chức đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực cho việc xây dựng trường học
bán trú dân nuôi, nội trú dân nuôi, trường học đạt chuẩn Quốc gia.
(1) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp
và nhân dân đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực vào việc xây dựng trường học bán trú
dân nuôi, nội trú dân nuôi, trường học đạt chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng giáo
dục; xây dựng môi trường giáo dục; tham gia vào quá trình giáo dục và xây dựng cơ
sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục.
(2) Miễn giảm thuế thu nhập và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật
hiện hành khi các cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp, hiến tặng cho các cơ sở giáo
dục theo quy định tài chính hiện hành.
59
(3) Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục và kinh phí để tiếp nhận, quản lý, sử dụng
các nguồn tài trợ, đầu tư từ nguồn vốn NGO, ODA... Ưu tiên đặc biệt cho việc bố trí
nguồn vốn đối ứng mà địa phương đã cam kết đóng góp trong tổng mức đầu tư.
(4) Khuyến khích sự đóng góp của toàn thể xã hội, cá nhân, tổ chức cho giáo dục
thông qua Quỹ khuyến học, Quỹ phát triển nhà trường...
(5) Có hình thức ghi công phù hợp với mức độ đóng góp của cá nhân, tổ chức và
doanh nghiệp.
(6) Hàng năm tổ chức lễ tuyên dương các nhà hảo tâm, doanh nghiệp có đóng
góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh Lào Cai.
- Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND ngày 17/8/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày
24/3/2011 về việc ban hành chính sách khuyến khích xã hội hóa đối các hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục THCS nói riêng, quy định
cụ thể như sau:
+ Cơ sở thực hiện xã hội hóa nếu có nhu cầu được Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất
hoặc cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình xã
hội hóa theo các hình thức sau: Giao đất không thu tiền sử dụng đất; cho thuê đất và
miễn tiền thuê đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất
(riêng đối với đất đô thị hoặc đất ở việc phân loại đất đô thị, đất ở thực hiện theo quy
định hiện hành của trung ương và địa phương) được ưu đãi cho thuê đất và miễn tiền
thuê đất.
+ Trường hợp chủ đầu tư đã ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự
án xã hội hóa theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì số kinh phí
bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã đầu tư đối với diện tích đất phục vụ hoạt động xã hội
hóa sẽ được ngân sách nhà nước hoàn trả.
+ Cơ sở thực hiện xã hội hóa được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà phục vụ cho các hoạt động này.
Việc ban hành các chính sách kịp thời đã đáp ứng được nhu cầu, sự mong đợi
của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh góp phần vào sự phát triển giáo dục đào tạo
60
nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng nói chung trên địa bàn
tỉnh Lào Cai.
2.3.3. Huy động tài chính, quản lý, sử dụng tài chính
Thực hiện có hiệu quả nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 của Chính phủ
về Đề án “Đối mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã
hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công lập”. Nghị định 16/2015/NĐ-CP
ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập.
Sự quan tâm của nhà nước trong nhiều năm qua đã được thể hiện rõ thông qua
đầu tư ngày một tăng cho giáo dục. Phát triển những dịch vụ giáo dục trong cơ chế thị
trường định hướng XHCN là cần thiết nhằm thu hút nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư ,
tạo điều kiện mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập ngày
càng tăng của nhân dân. Bên cạnh đầu tư của nhà nước và của xã hội cho giáo dục,
mỗi cá nhân tham gia vào sự nghiệp giáo dục phải có những đóng góp tích cực góp
phần tạo nên chất lượng giáo dục. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục
và giữa các cá nhân tham gia giáo dục tạo động lực phát triển giáo dục.
Bảng 2.8. Tổng hợp nguồn kinh phí đầu tƣ cho giáo dục (Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Năm Tổng chi ĐTPT Ngân sách chi cho đầu tƣ
phát triển GD&ĐT
Tỷ lệ % so với
tổng chi NSNN
Năm 2012 41,472 12,978 31,29
Năm 2013 50,510 18,752 37,13
Năm 2014 53,445 8,074 15,11
Năm 2015 61,180 13,623 22,27
Năm 2016 73,249 3,578 4,88
Tổng cộng 279,856 57,005
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sa Pa [43], [44], [45], [46], [47] )
Qua bảng số liệu trên cho thấy ngân sách hàng năm đầu tư cho giáo dục không
đồng đều, không ổn định (năm 2012 chi cho đầu tư phát triển GD&ĐT 12.978 triệu
đồng, năm 2016 chi cho đầu tư phát triển GD&ĐT là 3.578 triệu đồng) nguyên nhân
là do hiện nay hệ thống trường lớp cơ bản đã được kiên cố hóa nên ngân s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_giao_duc_trung_hoc_co_so_tren_d.pdf