Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã trên địa bàn huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ KINH TẾ

CẤP XÃ.12

1.1. Các khái niệm có liên quan.12

1.1.1. Chính quyền cấp xã.12

1.1.2. Kinh tế cấp xã.13

1.1.3. Quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã .13

1.2. Quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã.14

1.2.1. Chủ thể quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp xã.14

1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp xã.15

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp xã.17

1.3. Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã.27

1.3.1. Khái niệm hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế.27

1.3.2. Tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế cấp

xã.28

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ KINH TẾ CẤP

XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA THÀNH, TỈNH TÂY NINH.31

2.1. Tổng quan về huyện huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.31

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội của huyện Hòa

Thành, tỉnh Tây Ninh.31

2.1.2 Tác động của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội của

huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh đến quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã

trên địa bàn huyện.322.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã trên địa bàn huyện

pdf103 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã trên địa bàn huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề nông thôn gắn với du lịch còn ít, các làng nghề chưa gắn với tour du lịch để tăng cường giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm. Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất, trình độ kiến thức và tay nghề của người lao động trong các làng nghề còn hạn chế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đây thực sự là khó khăn lớn để có thể đáp ứng được những yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống đường giao thông đến các làng nghề chưa được đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh, đặc biệt hệ thống thông tin liên lạc, quảng bá sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là công tác quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân xã phải có biện pháp thiết thực hơn nữa nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót nêu trên mà đặc biệt là chú trọng công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi mô hình sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả hơn, phải định hướng rõ ràng và bằng các biện pháp hiệu quả, thích hợp để đảm bảo quyền và lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. Ba là, quyết định, góp phần ra quyết định pháp lý hoạt động sản xuất kinh doanh và giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Bảng 2.1. Cơ sở hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện Tổng số cơ sở Phân theo ngành Phân theo tình trạng đăng ký kinh doanh Công nghiệp chế biến, chế tạo Xây dựng Vận tải, kho bãi Thương mại, dịch vụ Đã có giấy chứng nhận đăng ký KD Đã đăng ký KD nhưng chưa được cấp giấy Chưa có giấy chứng nhận đăng ký KD Khôn g phải đăng ký KD 11.258 1.805 79 368 9.006 5.687 3.109 2.134 328 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hòa Thành thống kê năm 2017) 40 Như vậy, trên địa bàn huyện có 11.258 cơ sở kinh doanh theo các ngành công nghiệp, xây dựng, vận tải, kho bãi, thương mại, dịch vụ, trong đó đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 5.687 cơ sở (chiếm 50,51%) tổng số cơ sở kinh doanh; chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 2.134 cơ sở (chiếm 18,95%); có cơ sở không phải đăng ký kinh doanh là 328 cơ sở (chiếm 2,91%) và có 3.109 cơ sở đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận (chiếm 27,61%). Các cơ sở này để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thông qua Ủy ban nhân dân xã xác nhận nhằm hoàn chỉnh thủ tục trình lên cấp trên thực hiện các bước tiếp theo để được cấp giấy và Ủy ban nhân dân xã sẽ lập sổ theo dõi, kiểm tra hoạt động kinh doanh theo thẩm quyền. Tuy nhiên thực tế hoạt động này diễn ra còn hạn chế, do Ủy ban nhân dân cấp xã chưa thường xuyên kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở đã đăng ký, chỉ thực hiện việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh khi có vấn đề về hoạt động. Thực tế, Ủy ban nhân dân xã khi xác nhận hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận, cán bộ xã không lập sổ theo dõi kiểm tra, mặt khác giữa cấp xã và cấp huyện chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động này, do khi các cơ sở được cấp phép kinh doanh huyện, tỉnh không gửi thông báo về cho chính quyền địa phương để tiện việc quản lý. Bởi vì có những hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không phải xác nhận của Ủy ban nhân dân xã nên cấp xã không thể nắm được thông tin về hoạt động của cơ sở đó, từ đó gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý của xã, chính vì vậy xét về khía cạnh quản lý, thì hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này chưa cao. Bốn là, các biện pháp nhằm tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất, cuộc sống của cộng đồng dân cư trong xã nói riêng Kết cấu hạ tầng là điều kiện quan trọng cho kinh tế phát triển, nếu kết cấu hạ tầng được trang bị hoàn chỉnh thì sẽ góp phần trực tiếp vào hiệu quả phát triển kinh tế. Ủy ban nhân dân xã thực hiện việc đầu tư xây dựng kết cấu 41 hạ tầng thông qua việc làm đường giao thông nông thôn phục vụ trực tiếp cho sản xuất, cụ thể trên địa bàn huyện và 08 xã, thị trấn đã thực hiện được 303 công trình, trong đó: 156 công trình giao thông; 117 công trình dân dụng; 27 công trình hạ tầng kỹ thuật; 03 công trình thủy lợi với tổng mức đầu tư là: 656.298.708.000 đồng; nâng cấp đá 0x4 được 39km, sửa chữa đường giao thông nông thôn được 54km. Ngoài ra cấp huyện còn quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như: điện, công trình thủy lợi, các công trình công cộng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân theo tiêu chuẩn nông thôn mới, nhằm mục tiêu hướng đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, xét về mặt tổng thể theo yêu cầu của địa phương, các tuyến đường giao thông, công trình công cộng hiện nay chỉ cơ bản đáp ứng nhu cầu, chưa đạt yêu cầu đề ra. Cấp xã chưa có biện pháp hiệu quả, thiết thực nhằm huy động nguồn lực từ các tổ chức, mạnh thường quân và Nhân dân đóng góp cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng công trình phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, chỉ huy động các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội đóng góp được 36% tổng giá trị công trình. Việc làm đường giao thông nông thôn phục vụ nhu cầu vận chuyển và đi lại của Nhân dân thời gian qua thường xuyên được quan tâm, tuy nhiên các công trình chủ yếu là trải sỏi đó hoặc cứng hóa (trải đá dăm, đá 0x4), thực hiện bê tông nhựa, bê tông xi măng đạt tỉ lệ thấp, chỉ 4,6km. Hiệu quả quản lý các công trình này sau khi đưa vào sử dụng chưa cao, do không có đơn vị chủ quản thực hiện quản lý, Ủy ban nhân dân xã chỉ đề ra các biện pháp kiểm tra, đề xuất hướng giải quyết các công trình khi có vấn đề (duy tu, dặm vá, sửa chữa); hơn nữa việc giám sát, kiểm tra xây dựng các công trình chủ yếu giao cho các ấp thực hiện nên không có chuyên môn, kỹ thuật quản lý phù hợp. Các xã trong huyện huy động sự tham gia đóng góp và vận động người dân làm đường giao thông theo kế hoạch nhất định trừ xã nông thôn mới thực hiện chỉ tiêu làm đường theo tiêu chí quy định (nhựa hóa 100% đường trục 42 xã; cứng hóa 100% đường trục ấp và cứng hóa 50% đường ngõ xóm), tuy nhiên thực tế căn cứ kế hoạch thì mỗi năm chỉ thực hiện được từ 01 đến 02 tuyến đường để đạt so với chỉ tiêu nghị quyết, nếu đề ra kế hoạch quá cao sẽ khó hoàn thành. Chính vì vậy hoạt động này cần có cơ chế cụ thể hơn để mỗi xã có thể chủ động thực hiện theo nhu cầu của người dân và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Năm là, các biện pháp nhằm khai thác tiềm năng phát triển kinh tế trên địa bàn xã, từ sản xuất đến sản xuất, từ sản xuất đến tiêu dùng Ủy ban nhân dân xã ngoài việc thực hiện các biện pháp hướng dẫn, tạo điều kiện, khuyến khích, giúp đỡ các thành phần kinh tế trên địa bàn xã hoạt động thường xuyên liên tục, cần tham gia vào các hoạt động kinh tế như: trung gian giới thiệu, xác nhận, giúp đỡ nhà sản xuất đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng thông qua việc giới thiệu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trình bày, quảng bá sản phẩm đến Nhân dân ở các khu dân cư, thôn, ấp, từ đó làm cho các hoạt động kinh tế, trao đổi mua bán hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, góp phần tăng cường khả năng sản xuất và tiêu dùng của thị trường. Hoạt động này thực tế trên địa bàn các xã vẫn còn khá mờ nhạt, chưa phát huy hết vai trò là chủ thể quản lý các hoạt động sản xuất mặc dù phải chịu sự chi phối và tác động của cơ chế kinh tế thị trường và nhu cầu của người dân, chủ yếu nhiệm vụ của các xã là giới thiệu cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp cận người dân, nhưng lại chưa có cơ chế kiểm tra chất lượng hàng hóa, sản phẩm, chưa có biện pháp chế tài phù hợp nếu các cơ sở trên vi phạm quy định về đảm bảo chất lượng. Cho nên thực trạng hiện nay còn hạn chế về khả năng liên kết với các nhà sản xuất các dòng sản phẩm tốt và khả năng liên kết nhà sản xuất với người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, sản phẩm để đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng cao nhất, tránh gây thiệt hại cho người dân. Sáu là, tổ chức và quản lý phát triển kinh tế trên địa bàn xã, chống tham nhũng, lãng phí 43 Phát triển kinh tế công được các xã quan tâm thực hiện nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách, Ủy ban nhân dân xã đã thực hiện việc thu phí, lệ phí,Việc cho thuê đất công với diện tích 49ha, hàng năm thu nộp ngân sách 2.136.215.360 đồng. Tuy nhiên việc phát triển kinh tế công ở các xã hiện nay chưa phát huy được hết tiềm năng, nhiều nơi chưa khai thác hiệu quả các nguồn thu, một số nơi còn quỹ đất công nhưng chưa có giải pháp tận thụ hết công suất, các xã chưa chủ động khai thác hiệu quả các nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác để nộp vào ngân sách, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Từ đó, có thể đánh giá công tác quản lý chưa thật sự đạt hiệu quả cao, lãng phí tài nguyên, chưa vận dụng hết tiềm năng vốn có. 2.2.1.2. Xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch phát triển kinh tế phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của cấp trên nhằm huy động mọi tiềm lực kinh tế trên địa bàn Công tác xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn các xã huyện Hòa Thành được quan tâm thực hiện hàng năm và giai đoạn 05 năm. Riêng công tác lập quy hoạch các xã còn hạn chế trong quá trình thực hiện. Hiệu quả của công tác lập quy hoạch thể hiện qua kết quả sản xuất của các chủ thể kinh tế. Các xã phát triển kinh tế theo định hướng quy hoạch chung của tỉnh, huyện và của xã, tuy nhiên do ảnh hưởng của cơ chế kinh tế thị trường nên có những ngành nghề phát triển mạnh như: mây tre đan, se nhang,cũng có ngành nghề dần bị mai một mà chính quyền cấp xã khó có khả năng can thiệp được như nghề làm đũa, nghề chằm nón lá, Công tác lập quy hoạch, kế hoạch nếu phù hợp sẽ khuyến khích kinh tế phát triển năng động hơn, ngược lại nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển, lúc đó các ngành nghề sản xuất, kinh doanh sẽ tự phát theo nhu cầu của thị trường, dẫn đến công tác quản lý của chính quyền địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Qua khảo sát thực tế, công tác lập quy hoạch phát triển kinh tế của huyện có 5/8 xã, thị trấn phát triển ngành nghề không theo quy hoạch 44 mà chú trọng ngành nghề mới phát sinh theo nhu cầu của thị trường do quy hoạch chưa dự báo được hết tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ, năng lực của người lập quy hoạch, tiềm năng kinh tế của từng địa phương,... Như vậy công tác lập quy hoạch, kế hoạch để đạt hiệu quả phải chú trọng tính khả thi, có như thế mới có thể huy động được hết tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương. Công tác quản lý sẽ gặp khó khăn khi cấp xã định hướng phát triển kinh tế bằng quy hoạch, kế hoạch thiếu tính khả thi và sẽ không huy động được hết tiềm năng kinh tế của địa phương. Việc quản lý quy hoạch không phân định nhiệm vụ cụ thể, không có phương pháp quản lý thích hợp sẽ dễ dẫn đến thực trạng là phát triển kinh tế không theo quy hoạch do không có biện pháp hiệu quả để tạo điều kiện cho ngành, nghề sản xuất kinh doanh phát triển. 2.2.1.3 Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn và phƣơng án phân bổ dự toán ngân sách Việc điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương (trong trường hợp cần thiết) và lập quyết toán ngân sách địa phương phải trình ra Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, báo cáo Ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách trên địa bàn. Hàng năm các xã trên địa bàn huyện Hòa Thành thực hiện công tác lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương theo đúng Luật Ngân sách nhà nước. Trên cơ sở chỉ tiêu thu ngân sách, thu thuế huyện giao trong năm, các xã, thị trấn thực hiện công tác lập dự toán thu, chi đưa ra lấy ý kiến tập thể cán bộ, công chức trước khi thông qua tại kỳ họp Hội đồng nhân dân vào cuối năm trước đó. Tuy nhiên trong quá trình quản lý ngân sách nếu có phát sinh nhiệm vụ chi mà nguồn thu không đảm bảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sẽ điều chỉnh dự toán chi phù hợp và thông báo đến cán bộ, công chức biết đồng thời báo cáo cho Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. 45 Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm điều hành, quản lý ngân sách hiệu quả, đảm bảo chi đúng, chi đủ đồng thời tính toán tận dụng các nguồn thu nhằm cân đối ngân sách theo quy định; giao trách nhiệm cho công chức tài chính-kế toán xã trực tiếp tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo dõi, giám sát hoạt động thu, chi nếu có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời. Công chức tài chính-kế toán thực hiện quyết toán ngân sách với cơ quan tài chính cấp trên theo hướng dẫn quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước, sau đó trình ra Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt quyết toán vào thời gian kỳ họp 6 tháng của năm sau. Tuy nhiên hoạt động quản lý ngân sách ở cấp xã thực tế gặp không ít khó khăn như: huyện giao chỉ tiêu thu ngân sách cho các xã, thị trấn trên cơ sở đã dự toán trước sẽ thu từ nguồn nào và thu bao nhiêu, nhưng thực tế có nhiều xã nguồn thu giao không đảm bảo thực hiện khả thi do không có địa chỉ như: thu từ nguồn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thu khác ngân sách từ nguồn xử phạt vi phạm hành chính, do đó trong quá trình thực hiện rất dễ dẫn đến nguồn thu không đảm bảo. Trong năm 2017, do tình hình thu ngân sách gặp rất nhiều khó khăn, một số nguồn thu bị hụt, có 4/8 xã, thị trấn phải điều chỉnh dự toán chi, đề nghị huyện bổ sung nguồn thu nhằm đảm bảo cân đối ngân sách. 2.2.1.4. Đề ra các biện pháp nhằm đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân ở địa phƣơng Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất trên địa bàn Hòa Thành thời gian qua đạt được những kết quả thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Từng địa phương đã thực hiện chuyển giao, giới thiệu các thành tựu khoa học kỹ thuật mới thông qua các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong 03 năm qua huyện đã tổ chức được 36 lớp đào tạo nghề với 1.110 học viên tham dự, tập trung các ngành nghề như: kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản, lớp kỹ thuật đan mây tre, lớp 46 thợ hồ thợ nề, lớp dạy nấu ăn, kỹ thuật trồng rau an toàn,Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện mở 1.155 lớp tập huấn phổ biến một số điểm mới đối với các văn bản luật mới được ban hành với 49.767 người dân tham gia. Kết quả cho thấy, các học viên tham gia các lớp đạo tạo nghề đã ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ vào hoạt động sản xuất, mang lại năng suất cao, nhất là nghề dạy nấu ăn, kỹ thuật đan mây tre và trồng rau an toàn. Hiện tại trên địa bàn huyện có 85.213 lao động sản xuất nông nghiệp, trong đó có 18.365 người được chuyển giao các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, chiếm 21,55% là quá ít. Đồng thời thiếu cơ chế tổ chức, hướng dẫn phù hợp nên khi được chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất, người dân chưa áp dụng hiệu quả dẫn đến năng suất, chất lượng chưa cao. Nguồn kinh phí cho hoạt động tổ chức các lớp đào tạo nghề chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chưa được bố trí hợp lý để có thể kích thích thực hiện một cách hiệu quả; chưa có cơ chế quy trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ này. Việc thực hiện liên kết “4 nhà” chưa thật sự hợp lý nhằm hỗ trợ người nông dân phát triển kinh tế, tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn còn phổ biến ở các địa phương mà chưa thật sự có biện pháp giải quyết căn cơ, triệt để. 2.2.1.5. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về kinh tế Kiểm tra, giám sát là việc làm bắt buộc và thường xuyên trong hoạt động quản lý, điều hành; công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải gắn liền với hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm mục tiêu phát hiện và kịp thời chỉ ra những hạn chế, thiếu sót từ đó đề ra các giải pháp khắc phục. Hoạt động kiểm tra, giám sát được thực hiện bởi những cơ quan, đối tượng khác nhau với những nội dung và góc độ cũng khác nhau, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế. 47 Kiểm tra có thể được tổ chức thành đoàn để tiếp cận cơ sở thực hiện hoặc cũng có thể giao cho từng cá nhân riêng lẽ thực hiện về một nội dung nào đó do Ủy ban nhân dân huyện phân công. Thực hiện có hiệu quả nội dung này cấp dưới sẽ quan tâm chú ý hơn, có ý thức tốt hơn về vị trí, vai trò, chức năng, trách nhiệm của mình trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, từ đó sẽ chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động thanh tra do Ủy ban nhân dân huyện giao cho cơ quan thanh tra huyện thực hiện nội dung chủ yếu là thanh tra hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng. Cơ chế để người dân có thể tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước đó là: Ủy ban nhân dân xã tiếp thu, ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của người dân về những hạn chế, thiếu sót trong quá trình quản lý. Từ đó, Ủy ban nhân dân xã tiến hành điều chỉnh hoạt động quản lý của mình được tốt hơn và phản hồi, phúc đáp lại cho Nhân dân biết kết quả khắc phục, qua đó giúp chính quyền địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng được chặt chẽ hơn. 2.2.1.6. Đề ra các biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng, chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lƣợng, bảo vệ lợi ích của ngƣời tiêu dùng Trong giai đoạn hiện nay, trên thị trường đã và đang tồn tại một thực tế là hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng lẫn lộn với nhau nhất là ở vùng nông thôn tình trạng này lại càng trở nên phổ biến hơn; hàng giả, hàng kém chất lượng được tung ra thị trường với nhiều chiêu trò khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút người tiêu dùng. Điều này sẽ rất có hại nếu mua phải và ảnh hưởng không tốt cho các loại hàng hóa thật, bởi sẽ liên quan đến uy tín thương hiệu trên thị trường, ví dụ: trứng gà giả, sữa giả, phân bón giả,nếu người tiêu dùng sử dụng với số lượng nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Chính vì vậy phải thường xuyên chú trọng đến hoạt động kiểm tra, giám sát để đảm bảo sự ổn định và trong sạch của thị 48 trường, hiện tại theo quy định có 05 cơ quan thực hiện chức năng và có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực này bao gồm: cơ quan quản lý thị trường; thanh tra chuyên ngành khoa học – công nghệ; văn hóa, thể thao và du lịch; công an kinh tế; Ủy ban nhân dân các cấp, trong đó Ủy ban nhân dân cấp xã chưa có lực lượng để có thể thực hiện được chức năng này theo quy định của pháp luật, chủ yếu do Phòng Kinh tế-Hạ tầng của huyện, cơ quan quản lý thị trường và công an kinh tế thực hiện. Trong 03 năm 2014-2016, Phòng Kinh tế-Hạ tầng của huyện đã phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra 84 vụ. Qua kiểm tra phát hiện 27 vụ vi phạm, trong đó: vi phạm về lĩnh vực hàng cấm 18 vụ; vi phạm về nguồn gốc, xuất xứ 06 vụ; vi phạm khác 03 vụ (sử dụng LPG mini không được phép nạp lại). Phạt vi phạm hành chính 27 vụ với số tiền 295.500.000 đồng (Trong đó: tiền phạt hành chính 85.500.000 đồng, tiền bán hàng tịch thu: 210.000.000 đồng). Công tác kiểm tra thị trường theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo 389 huyện: đã kiểm tra 222 hộ kinh doanh, phát hiện nhắc nhở 21 hộ kinh doanh không niêm yết giá trên các sản phẩm; 03 vụ kinh doanh không có giấy phép đăng ký. Bắt 09 vụ (trong đó 06 vụ kinh doanh hàng giả, 03 vụ kinh doanh hàng cấm). Tạm giữ tang vật 23 kg bột ngọt giả bao bì Ajinomoto; 29 gói hero; 30 gói Jet. Ra quyết định xử phạt với số tiền 11.700.000 đồng. Hiện nay khó khăn nhất đối với chính quyền cấp xã trong thực hiện chức năng kiểm tra hàng giả, hàng kém chất lượng là chưa có đủ thẩm quyền, năng lực, trình độ chuyên môn và chưa được trang bị phương tiện kỹ thuật để đánh giá đúng chất lượng hàng hóa; chưa có sự phối hợp tốt giữa cơ quan quản lý thị trường và chính quyền trong việc thực hiện chức năng kiểm tra, xử phạt vi phạm về lĩnh vực này. Mặt khác, ở cấp xã không có cán bộ chuyên trách về thực hiện công tác quản lý thị trường, tạm thời giao cho công an xã liên kết với một số ban ngành, các đoàn thể đảm nhiệm việc này, trong khi đó chức năng của công an xã là đảm bảo trật tự an toàn xã hội là chính. 49 Cấp xã chưa chủ động trong việc kiểm tra xử phạt chỉ khi nào có sự chỉ đạo từ cấp trên hoặc hàng hóa đó có thông tin làm giả thì mới tiến hành kiểm tra nhắc nhỡ, còn xử phạt rất hạn chế bởi theo quy định của pháp luật, để xử lý được hàng giả thì bắt buộc phải có giám định kết luận hàng giả, chi phí thực hiện việc giám định là khá cao, đồng thời phải có yêu cầu giám định của chủ thương hiệu sản phẩm được làm giả. Mặt khác, có những hàng hóa có nguồn gốc từ các nước không đăng ký chất lượng tại Việt Nam, hàng hóa không có ai xác nhận là hàng giả vì không có cơ quan đại diện của nhà sản xuất tại Việt Nam. 2.2.2. Đánh giá về hiệu quả quản lý nhà nƣớc về kinh tế cấp xã trên địa bàn huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh 2.2.2.1. Đánh giá hiệu quả tiêu chí 1 về trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nƣớc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Ủy ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân ở địa phương, do Hội đồng nhân dân trực tiếp bầu ra và thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 05 năm, Ủy ban nhân dân xã hoạt động trên nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách từng lĩnh vực công việc cụ thể. Do đó thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực nói chung, lĩnh vực kinh tế nói riêng có hiệu quả hay không phụ thuộc vào cách thức tổ chức và quá trình thực thi nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân, đồng thời phụ thuộc rất lớn vào khả năng, năng lực của từng nhân sự đảm trách công việc đó. Về số lượng, cơ cấu nhân sự thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực nói chung, lĩnh vực kinh tế nói riêng ở cấp xã thì có Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách lĩnh vực kinh tế, giúp việc cho Chủ tịch và Phó Chủ tịch có các công chức như sau: trưởng công an, xã đội trưởng, công chức tài chính-kế toán, công chức văn phòng- thống kê, công chức địa chính – nông nghiệp - xây dựng và môi trường, công 50 chức tư pháp-hộ tịch và một số người hoạt động không chuyên trách như cán bộ cán bộ giao thông – nông thôn – thủy lợi, cán bộ thuế,... Nguồn nhân lực của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của tỉnh Tây Ninh tại Quyết định số 66/2013/QĐ-UBND, ngày 25 tháng 12 năm 2013 quy định “về chức danh, bố trí các chức danh và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”. Hiện tại huyện Hòa Thành có 08 xã, thị trấn trong đó biên chế cấp xã là 25 biên chế, riêng Ủy ban nhân dân xã gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và 07 chức danh công chức gồm: trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự, văn hóa-xã hội, tư pháp-hộ tịch, địa chính-nông nghiệp-xây dựng và môi trường, văn phòng-thống kê, tài chính-kế toán. Ngoài ra để tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước còn có các chức danh hoạt động không chuyên trách gồm: cán bộ giao thông – nông thôn – thủy lợi, cán bộ văn thư – lưu trữ - thủ quỹ, cán bộ đội thuế, cán bộ đài truyền thanh, cán bộ nhà văn hóa,Tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân xã thể hiện qua số lượng thành viên Ủy ban nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức và đội ngũ cán bộ không chuyên trách trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế, chất lượng của đội ngũ này và sự phân công nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước nói chung, quản lý hành chính nhà nước trên lĩnh vực kinh tế nói riêng, bao gồm: Số lượng cán bộ, công chức: 193. Cán bộ chuyên trách cấp xã trên địa bàn huyện: 90. Công chức cấp xã trên địa bàn huyện: 103. Về số lượng cán bộ, công chức: thể hiện qua trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước, qua số liệu thống kê tại thời điểm ngày 01 tháng 12 năm 2016 của Phòng Nội vụ huyện Hòa Thành, cụ thể như sau: 51 Bảng 2.2. Về trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ, công chức xã Trình độ Cán bộ chuyên trách Công chức Số người Tỉ lệ % Số người Tỉ lệ % Tiểu học 0 0 0 0 Trung học cơ sở 3 3,33 1 0,97 Trung học phổ thông 87 96,67 102 99,03 (Nguồn: tổng hợp từ Phòng Nội vụ huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) Qua kết quả được nêu trong Bảng 2.2 cho thấy, trình độ văn hóa của đội ngũ cán bộ, công chức các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hòa Thành đã cơ bản đạt chuẩn theo quy định, chỉ còn 04 trường hợp không đạt chuẩn theo yêu cầu (tốt nghiệp trung học cơ sở) cần phải tham gia các lớp bổ túc để tốt nghiệp trung học phổ thông theo chuẩn quy định đối với cán bộ, công chức cấp xã. Bảng 2.3. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_kinh_te_cap_xa_tren_dia_ban_huy.pdf
Tài liệu liên quan