MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .8
7. Kết cấu của luận văn.8
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG.9
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài.9
1.2. Sự cần thiết, đặc điểm quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống.13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề
truyền thống .19
1.4. Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống .24
1.5. Kinh nghiệm quản lý và phát triển làng nghề truyền thống của một số
địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Quỳnh Phụ.31
Chương 2: THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ QUẢN
LÝ NHÀ NưỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUỲNH PHỤ TỈNH THÁI BÌNH .39
2.1. Khái quát về huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.39
134 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống tại địa bàn huyện Quỳnh phụ tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghiệp. Tập trung củng cố làng nghề hiện có để các làng
nghề hoạt động ổn định và bền vững, tạo điều kiện để tất cả lao động trong
làng nghề được tham gia làm nghề. Tiếp tục phát triển các làng nghề mới,
nhất là những xã chưa có làng nghề. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục
làm chuyển biến nhận thức cho toàn thể cán bộ và người dân về lợi ích của
việc phát triển nghề và làng nghề. Quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất về mặt
bằng, vốn, môi trường sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất. Tận dụng nguồn vốn khuyến công từ trung ương đến địa phương và các
nguồn vốn khác để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng
nghề. Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất như đường vào làng nghề, xử lý môi trường
53
trong làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp để tạo điều kiện
cho nghề và làng nghề phát triển.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về làng nghề truyền thống tại huyện
Quỳnh Phụ
2.3.1. Hoạt động ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản
quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền
thống
Xét trên phạm vi rộng toàn quốc, Chính phủ luôn dành mối quan tâm
đặc biệt để hỗ trợ thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề
nông thôn như một phương thức hiệu quả thực hiện xoá đói nghèo, đặc biệt ở
khu vự ứ VII
ữ -
ề truyền thống và các ngành
nghề mới...”. Trên định hướng đó của Đảng, Chính phủ và các Bộ ngành liên
quan đã ban hành rất nhiều chính sách đối với phát triển nghề và làng nghề
(được thể hiện tại Phụ lục 01).
Ngày 09/12/2015 HĐND tỉnh Thái Bình đã ban hành Nghị quyết số
20/2015/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển
kinh tế - xã hội của Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020 đã xác định đẩy nhanh
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung phát triển các ngành có
công nghệ cao trong các khu công nghiệp cùng với phát triển tiểu thủ công
nghiệp, phát triển làng nghề. Tăng trưởng kinh tế cao, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó xác định các làng
nghề là tiềm năng, là thế mạnh của tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội nói
chung và tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của tỉnh. Xác
định phát triển làng nghề là bước đi đúng đắn để phát triển kinh tế địa
phương. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn theo
hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Xây dựng, giữ gìn các làng nghề
54
truyền thống, các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống đi
đôi với việc phát triển các nghề mới, làng nghề mới. Xây dựng được đội ngũ
Nghệ nhân và thợ lành nghề. Gắn phát triển làng nghề với khai thác tốt tiềm
năng du lịch và mở rộng xuất khẩu. Để thực hiện những mục tiêu này BCH
Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ cũng đã định hướng đưa ra một số chủ trương về
giải pháp phát triển làng nghề là: Quy hoạch và tạo mặt bằng cho sản xuất, về
vốn đầu tư phát triển, nguyên liệu cho sản xuất và thị trường tiêu thụ, tổ chức
sản xuất và phát triển nguồn nhân lực, về thuế, phí và lệ phí, tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với việc khôi phục, củng cố, phát triển mở rộng làng
nghề, đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước đối với các làng nghề.
Dựa trên định hướng của Đảng và chỉ đạo của Nhà nước, huyện Quỳnh
Phụ đã hướng dẫn và tổ chức thực hiện tốt các văn bản của cấp trên; đồng
thời, trên cơ sở các văn bản của cấp trên và dựa trên tình hình thực tế của địa
phương, UBND huyện đã ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản liên
quan đến quy định, hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn
huyện.
Trong thời gian từ năm 2011 đến nay, UBND huyện đã ban hành nhiều
văn bản để khuyến khích hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống của địa
phương và phổ biến đến các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn huyện
thông qua các hình thức như tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông
tin, hội thảo, tập huấn ... Phần lớn các văn bản sau khi ban hành đã được áp
dụng vào thực tế và đem lại hiệu quả trong việc phát triển các làng nghề truyền
thống của địa phương.
Ngoài ra, cơ quan quản lý thường xuyên tăng cường công tác tuyên
truyền, phổ biến văn bản cấp trên, kiến thức pháp luật về doanh nghiệp, làng
nghề, về hội nhập kinh tế quốc tế WTO; tổ chức các hội thảo, tập huấn về các
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam, nhằm giúp doanh nghiệp, làng nghề
55
trên địa bàn tỉnh nắm bắt kịp thời các văn bản cấp trên, quy định pháp luật,
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của các cơ sở tại làng nghề.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động quản lý nhà nước về
việc ban hành, hướng dẫn, tổ chức, triển khai thực hiện văn bản quy phạm
pháp luật tại địa phương vẫn còn nhiều bất cấp; cụ thể như:
- Một số văn bản đã ban hành, tuy nhiên không thể áp dụng thực hiện,
do thiếu thực tế, thiếu nguồn kinh phí triển khai và đồng thời còn mang tính
chất chung chung, không cụ thể, ví dụ như: UBND huyện đã ban hành Quyết
định số 2298/QĐ-UBND ngày 26/7/2013 về Đề án điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Đề án có đề cập một số nội dung có cụ
thể về ngành nghề nông thôn, làng nghề nhưng chưa đủ để Quy hoạch về phát
triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07/7/2006 và Thông tư 116 /2006/TT- BNN, ngày 18/12/2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Vì vậy, đến nay huyện Quỳnh Phụ vẫn chưa
có quy hoạch phát triển sản xuất làng nghề tập trung.
- Hầu hết tại các địa phương có các làng nghề truyền thống cũng chưa
xây dựng được các văn bản riêng về hoạt động quản lý và phát triển làng nghề
truyền thống cho địa phương mình. Hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn và
phổ biến các văn bản liên quan chưa được triệt để. Ví dụ, như chính sách về
hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề. Do chưa xây dựng
được quy hoạch ngành nghề nông thôn nên đa số nguồn nguyên liệu phục vụ
cho sản xuất của các làng nghề đều bị khan hiếm, không có sự liên kết chặt
chẽ giữa cơ quan quản lý với các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề...
56
2.3.2. Tổ chức quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống
Tổ chức bộ máy hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống
của huyện Quỳnh Phụ được thể hiện tại Sơ đồ 2.3.2.
Sơ đồ 2.3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động quản lý nhà nước đối với làng
nghề huyện Quỳnh Phụ
Trong đó:
- UBND huyện: chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và quản lý chung
mọi hoạt động của huyện. Trực tiếp chỉ đạo công tác: tổ chức cán bộ, nội
chính, tài chính, an ninh - quốc phòng và chương trình tổng thể phát triển kinh
tế-xã hội. Quản lý đô thị, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ,
cấp phép kinh doanh, quản lý thị trường, tài sản công; chương trình, đề án
phát triển kinh tế...
- Phòng Nông nghiệp: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi;
thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông
P. Công thương P. Nông nghiệp
Tham mưu hoạt
động nhà nước về
kinh tế trang trại
nông thôn, kinh tế
hợp tác xã nông,
lâm, ngư với làng
nghề nông thôn
trên địa bàn.
Tham mưu hoạt
động quản lý nhà
nước về môi
trường làng nghề
UBND Huyện
P. Tài nguyên P. Văn hóa
UBND cấp xã
Quản lý nhà
nước về
thương mại,
tiểu thủ công
nghiệp, dịch
vụ sản xuất
làng nghề
truyền thống.
Tham mưu hoạt
động quản lý nhà
nước về bảo tồn,
phát huy giá trị
văn hóa, phát triển
du lịch gắn với
làng nghề
Ban Kinh tế- Nông nghiệp
57
thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề,
làng nghề nông thôn trên địa bàn xã.
- Phòng Công thương: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có
chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện các chức năng quy hoạch,
quản lý công trình xây dựng trên địa bàn, kiến trúc, xây dựng nhà ở và công
sở, giao thông, đô thị, thương mại, điện, quản lý chợ. Phòng có nhiệm vụ cụ
thể sau:
+ Thụ lý hồ sơ cấp phép xây dựng, cấp phép quản lý điện, công trình
giao thông trên địa bàn.
+ Quản lý về chất lượng các công trình xây dựng, sản phẩm vật liệu
xây dựng thuộc huyện quản lý. Quản lý các hồ sơ, tài liệu khảo sát thiết kế
xây dựng, hồ sơ hoàn thành công tác thiết kế công trình thuộc thẩm quyền
quản lý của UBND huyện.
+ Quản lý nhà nước về lĩnh vực dịch vụ thương mại, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ sản xuất làng nghề truyền thống.
- Phòng Tài nguyên - Môi trường: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về đất
đai, tài nguyên , môi trường, Phòng có nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Cấp giấy đăng ký chuyển đổi, tặng cho, quyền sử dụng đất, sử dụng
nhà ở.
+ Giải quyết những vấn đề khiếu nại về đất đai, nhà ở.
+ Giao đất, thu hồi đất, bồi thường đất theo quy định của pháp luật.
+ Đánh giá tác động môi trường, kiểm tra, thanh tra, xử lý ô nhiễm môi
trường.
- Phòng Văn hoá và Thông tin: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về các lĩnh vực: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn
58
thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí;
xuất bản.
- Ban Kinh tế - Nông nghiệp xã: là bộ phận chuyên môn giúp UBND xã
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn
trên địa bàn dưới sự chỉ đạo của UBND xã và các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành của huyện. Tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ: xây dựng qui
hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn và hướng
dẫn chỉ đạo, điều hành thực hiện qui hoạch, kế hoạch đó.
Nhìn vào sơ đồ ta thấy, huyện đã tổ chức bộ máy có đầy đủ các phòng
ban chức năng tham gia quản lý nhà nước về làng nghề truyền thống. Tuy
nhiên, bộ máy hoạt động quản lý nhà nước của huyện Quỳnh Phụ rất cồng
kềnh, do bốn (04) phòng chuyên môn khác nhau tham gia quản lý. Điều này
gây rất nhiều khó khăn trong hoạt động điều hành quản lý nhà nước vì dễ dẫn
tới việc phối kết hợp không tốt trong điều hành quản lý hoặc có thể dẫn tới
việc buông lỏng quản lý đối với làng nghề truyền thống. Đồng thời, trong
thực tế khi có vấn đề cần giải quyết nhưng vì có nhiều cơ quan cùng tham gia
trong bộ máy tổ chức quản lý nên thường đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, giải
quyết không nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh
doanh của các làng nghề truyền thống.
2.3.3. Thực hiện chính sách quản lý nhà nước đối với làng nghề
truyền thống
Để các khu, cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống hình thành và
hoạt động có hiệu quả, tỉnh Thái Bình đã thành lập Ban Quản lý các khu công
nghiệp có nhiệm vụ giúp các cấp, các ngành, trước hết là UBND cấp xã,
huyện thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các khu, cụm công
nghiệp, làng nghề truyền thống. Ban Quản lý này là một đơn vị sự nghiệp có
thu, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu và mở tài khoản theo quy
59
định hiện hành của Nhà nước. UBND các xã, huyện quản lý khu, cụm công
nghiệp là cơ quan quản lý trực tiếp các làng nghề truyền thống; đồng thời là
đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND huyện, thị, xã, các
tổ chức kinh tế - xã hội và UBND các xã có làng nghề truyền thống, giải
quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý các khu, cụm công
nghiệp, làng nghề truyền thống. Các làng nghề truyền thống chưa nhận được
sự quan tâm giúp đỡ có hiệu lực của Nhà nước cũng như các ngành có liên
quan về thông tin, công nghệ, tiếp cận thị trường nên hiệu quả sản xuất kinh
doanh của làng nghề truyền thống còn thấp. Hệ thống chính sách cho làng
nghề truyền thống chưa đồng bộ như chính sách tài chính, tín dụng, đào tạo
lao động, công nghệ, bảo hiểm xã hội và chưa có chính sách ưu đãi các nghệ
nhân, chính sách hỗ trợ cho một số sản phẩm quan trọng ở các làng nghề
truyền thống. Chưa có cán bộ chuyên trách theo dõi để tìm cách tháo gỡ khó
khăn cho các làng nghề truyền thống.
* Chính sách nhân sự quản lý
Phòng Công thương và Phòng Nông nghiệp đảm nhận nhiệm vụ quản
lý nhà nước trực tiếp về làng nghề tại địa phương, các phòng bố trí 01 chuyên
viên phụ trách hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề tại địa phương.
Chuyên viên này phụ trách về làng nghề và phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ
ở các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước đối với làng
nghề tại địa phương không được đẩy mạnh và không chặt chẽ. Qua khảo sát
tại các địa phương hầu hết các nguồn lực thực hiện quản lý nhà nước về làng
nghề tại địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực thi công
vụ như: thiếu kinh nghiệm, không được đào tạo, tập huấn nhiều, việc tiếp cận
các văn bản cấp trên còn sơ sài, chưa nắm rõ các đầu công việc để báo cáo
cấp cơ quan quản lý cấp trên. Chuyên viên phụ trách hoạt động quản lý nhà
nước về làng nghề tại các phòng Công thương, Nông nghiệp, Văn hóa, Tài
nguyên đều có trình độ đại học; tuy nhiên, về chuyên ngành đào tạo của các
60
chuyên viên khác nhau; bao gồm: Cử nhân kinh tế phát triển nông thôn, kỹ sư
nông nghiệp, cử nhân kinh tế, cử nhân môi trường, cử nhân sinh học...
Số lượng, chất lượng cán bộ Ban Nông nghiệp một số xã chưa đồng
đều, nhất là về trình độ quản lý, kỹ thuật. Năng lực chỉ đạo, hướng dẫn tổ
chức sản xuất của cán bộ Ban Nông nghiệp xã nhìn chung còn hạn chế. Hoạt
động của Ban Nông nghiệp một số xã, thị trấn chưa hiệu quả. Việc chỉ đạo,
hướng dẫn sản xuất cũng như công tác xây dựng kế hoạch sản xuất nông
nghiệp còn chậm, nhiều việc chưa nắm được. Một số xã vẫn dựa chủ yếu vào
HTX nông nghiệp, chưa tách hẳn chức năng quản lý nhà nước của UBND xã
với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ của HTX nông nghiệp. Điều kiện
làm việc, kinh phí hoạt động của Ban Nông nghiệp xã còn khó khăn. Nhiều xã
có phó ban nhưng làm công tác kiêm nhiệm nên chưa tập trung nhiều cho
công việc chính. Chế độ tuân thủ nộp báo cáo lên cấp trên của nhiều Ban
Nông nghiệp chất lượng chưa đảm bảo, còn quá chậm chưa nghiêm túc.
Chế độ tiền lương cho cán bộ phụ trách còn rất thấp, chỉ đáp ứng được
khoảng 65%-70% nhu cầu cuộc sống do vậy họ không thể chú tâm hoàn toàn
vào công việc mà vẫn phải làm thêm các việc phụ để kiếm thêm thu nhập.
Nhìn chung, với đội ngũ nguồn nhân lực hiện có tại địa phương mới
đáp ứng nhu cầu cơ bản về quản lý nhà nước đối với làng nghề, làng nghề
truyền thống. Để hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề, làng nghề truyền
thống có những bước đột phá cần phải tăng cường nguồn nhân lực cho các địa
phương. Chỉ có tạo ra nguồn nhân lực quản lý chuyên nghiệp, có kiến thức,
kinh nghiệm, chuyên môn vững, thì mới có thể phát triển các làng nghề theo
hướng bền vững và lâu dài.
* Tổ chức các lớp đào tạo nghề nâng cao trình độ dân trí
Công tác đào tạo nghề trong các làng nghề chủ yếu là truyền nghề,
người thợ vừa làm vừa học kinh nghiệm, học kiến thức của người thợ cả hay
nghệ nhân. Phương pháp đào tạo trong làng nghề là cầm tay chỉ việc, là
61
truyền khẩu, vừa học vừa làm. Trong những năm gần đây Sở Công nghiệp có
tổ chức cho một số cơ sở đào tạo nghề theo chương trình Khuyến công của
tỉnh, nhưng chủ yếu đào tạo cơ khí, sửa chữa điện tử, chăn nuôi trồng trọt
hoặc may mặc để cung cấp lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh. Nghề
tiểu thủ công nghiệp đem lại nguồn thu lớn và chủ yếu cho các gia đình trong
làng nghề truyền thống. Do đặc điểm ngành nghề là sử dụng lao động thủ
công trong gia đình và thuê mướn bên ngoài, đồng thời vì lợi ích của mỗi gia
đình nên tình trạng không học hết phổ thông trung học của các con em còn
nhiều.
* Bảo vệ môi trường tự nhiên
Hiện nay việc tác động của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc xử lý
các chất thải tại làng nghề truyền thống vẫn còn hạn chế, chưa chú ý quan
tâm thực sự. Bởi vậy, tình trạng làm ô nhiễm môi trường, tác động ảnh hưởng
xấu đến sức khoẻ người lao động trong làng nghề và cộng đồng dân cư. Mặt
khác, tình trạng ô nhiễm càng khó hạn chế khi có không ít lãnh đạo địa
phương chưa nghiêm túc trong việc chỉ đạo thực hiện các quy định cũng như
xử lý các vi phạm về quản lý môi trường trên địa bàn mình quản lý.
2.3.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các làng nghề truyền
thống
Thanh tra, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà
nước, được quy định trong chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Hoạt động
thanh tra, kiểm tra nếu được diễn ra đúng quy định và thường xuyên theo định
kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết sẽ giúp cho làng nghề truyền thống phát triển
bền vững.
Khi tổ chức thanh tra, kiểm tra sẽ kịp thời phát hiện những sai trái trong
hoạt động của các làng nghề truyền thống để xử phạt, hướng dẫn cho các làng
nghề thực hiện tốt hơn... Hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức
năng đối với làng nghề huyện Quỳnh Phụ được thể hiện tại Bảng 2.3.5.
62
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, hoạt động quản lý nhà nước về thanh
tra, kiểm tra hầu hết không diễn ra theo đúng quy định, không tổ chức thanh
kiểm tra định kỳ và không thường xuyên; vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước
đối với làng nghề truyền thống chưa được chặt chẽ và còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, một số địa phương thiếu quan tâm, không điều tra, khảo
sát, không thanh tra, kiểm tra để nắm thông tin về tình hình hoạt động tại các
làng nghề truyền thống; do vậy, rất lúng túng khi cập nhật các số liệu, không
phản ánh đúng thực tế tại làng nghề truyền thống. Hiện nay, đa số các làng
nghề đều tuân thủ đúng các quy trình sản xuất truyền thống của làng nghề,
nguồn nguyên liệu chủ yếu được cung cấp tại địa phương. Tuy nhiên, việc xử
lý môi trường tại các cơ sở chưa được đảm bảo, rất nhiều làng nghề gây ô
nhiễm cục bộ ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Bảng 2.3.4: Số liệu về hoạt động thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý
nhà nước đối với các làng nghề truyền thống huyện Quỳnh Phụ
TT Tên xã có làng
nghề
Hoạt động thanh kiểm tra các làng nghề truyền
thống tại địa phƣơng
Định kỳ hoạt
động thanh,
kiểm tra
Không định kỳ
thực hiện
thanh, kiểm tra
Không
thanh, kiểm
tra
1 TT An Bài x
2 Xã An Dục x
3 Xã An Đồng x
4 Xã An Hiệp x
5 Xã An Khê x
6 Xã An Lễ x
7 Xã An Mỹ x
8 Xã An Tràng x
9 Xã An Vinh x
10 Xã An Vũ x
11 Xã Đồng Tiến x
12 Xã Đông Hải x
13 Xã Quỳnh Châu x
14 Xã Quỳnh Giao x
15 Xã Quỳnh Hải x
16 Xã Quỳnh Hoàng x
63
17 Xã Quỳnh Hội x
18 Xã Quỳnh Hồng x
19 Xã Quỳnh Minh x
20 Xã Quỳnh Mỹ x
21 Xã Quỳnh Ngọc x
22 Xã Quỳnh Sơn x
2.3.5. Xã hội hóa và hội nhập quốc tế trong hoạt động quản lý nhà
nước đối với các làng nghề truyền thống
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc ưu tiên đầu tư ngân sách để thực
hiện các cơ chế, chính sách, nhưng do nguồn kinh phí còn hạn hẹp, nên việc
phân bổ ngân sách hằng năm để thực hiện một số đề án, cơ chế còn thấp, chưa
đáp ứng được nhu cầu thực tế. Xác định nhân dân là lực lượng đông đảo nhất,
là chủ thể trong xây dựng làng nghề truyền thống của địa phương, thời gian
qua, công tác tuyên truyền, vận động luôn được các địa phương chú trọng,
triển khai sâu rộng tới quần chúng nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau,
nội dung truyền tải phong phú, đa dạng nên đã tạo được những chuyển biến
lớn, khích lệ cả về tư tưởng, nhận thức và hành động, nhân dân tích cực đóng
góp ngày công, hiến đất, tiền mặt để xây dựng các công trình phục vụ xây
dựng nông thôn mới trong đó có phục vụ sản xuất làng nghề truyền thống; cụ
thể như sau:
Sau khi tỉnh và huyện có chủ trương hỗ trợ xi măng xây dựng kết cấu
hạ tầng nông thôn mới, các cấp, ngành, địa phương trong huyện đã tập trung
chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc cơ sở tổ chức đăng ký và tiếp nhận, sử dụng xi
măng hỗ trợ. Toàn huyện đã đăng ký và được UBND tỉnh phê duyệt 121.969
tấn xi măng, các xã đã tiếp nhận 112.376 tấn xi măng và xây dựng 17,413km
đường trục xã; 187,9km đường giao thông trục thôn; 302,36km đường nhánh
cấp 1 của đường giao thông trục thôn; 62,741km đường giao thông nội đồng
trục chính; 7,644km kênh cấp 1 loại 3; đổ bê tông và xây tường bao được trên
64
20 sân trường, các công trình thi công đảm bảo đúng quy mô kết cấu theo chỉ
đạo của tỉnh.
Trung bình mỗi ngày, huyện Quỳnh Phụ thải ra khoảng 1200 tấn rác
các loại, chủ yếu là rác thải sinh hoạt, phế thải vật liệu xây dựng, bao vỏ thuốc
bảo vệ thực vật và một phần rác công nghiệp. Trước đây, hầu hết lượng rác
thải này đều không được thu gom, đa số người dân đổ rác trực tiếp ra môi
trường xung quanh như vườn, ao hồ, đường làng ngõ xóm vừa làm mất mỹ
quan, vừa gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Trên
cơ sở rút kinh nghiệm của một số tổ vệ sinh môi trường tự quản tại các xã An
Bài, An Khê và Quỳnh Minh, năm 2004 huyện Quỳnh Phụ đã chỉ đạo nhân
rộng mô hình đội vệ sinh môi trường tự quản tại các thôn. Đến nay toàn
huyện đã thành lập được 207 đội vệ sinh môi trường, tương đương 100% tổng
số thôn tại các xã, thị trấn. Trong đó, chỉ có các đội vệ sinh môi trường tại thị
trấn Quỳnh Côi hoạt động theo mô hình chuyên trách; các xã còn lại đều hoạt
động theo mô hình thôn tự quản. Để tiếp nhận lượng rác thải ngày càng lớn,
huyện Quỳnh Phụ đã quy hoạch 145 bãi tập kết rác thải, tương đương 75% số
thôn có bãi rác riêng. Các bãi rác này đều do thôn chủ động tham mưu cho
UBND xã về địa điểm xây dựng cũng như quy mô diện tích, bảo đảm xa khu
dân cư, xa nguồn nước và không ảnh hưởng tới mỹ quan chung. Phần kinh
phí đầu tư xây dựng bãi rác và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác thu
gom được trích từ ngân sách chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường. Phần kinh
phí chi trả lương và phụ cấp cho cán bộ và những người trực tiếp làm công tác
thu gom rác chủ yếu do nhân dân đóng góp, mức thu dao động từ 5.000-
10.000đồng/hộ, phổ biến là 5.000 đồng/hộ/tháng. Tính ra mỗi người thu gom
rác có mức thu nhập từ 2.500.000 - 3.500.000 đồng/người/tháng. Ngoài khoản
chi đầu tư mua sắm thiết bị và trả phụ cấp hàng tháng, các xã đều dành một
phần kinh phí nhất định phục vụ việc bảo dưỡng, sửa chữa xe rác; thay mới
65
các trang thiết bị, dụng cụ làm việc và một số nhiệm vụ khác liên quan đến
lĩnh vực môi trường.
Hội nhập quốc tế là cơ hội để làng nghề truyền thống có thể thu hút
vốn, công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, phát
triển nhân lực thông qua các hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ trong quá
trình hội nhập
Trong 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Quỳnh
Phụ huy động được tổng vốn đầu tư 1.569,160 tỷ đồng, trong đó vốn ngân
sách Trung ương 130,187 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh 255,654 tỷ đồng; vốn
ngân sách huyện 91,725 tỷ đồng; vốn ngân sách xã 192,706 tỷ đồng; huy
động các nguồn vốn khác 898,888 tỷ đồng. 22 xã hoàn thành xây dựng nông
thôn mới, 10 xã hoàn thành 15 tiêu chí, 4 xã hoàn thành 13 tiêu chí.
Quá trình hội nhập đòi hỏi cán bộ quản lý nhà nước về làng nghề và các
doanh nghiệp phải năng động, chuyên nghiệp, nhạy bén và có nguồn nhân lực
cao. Tuy nhiên, cán bộ quản lý còn thiếu, chưa chuyên nghiệp và phần lớn các
làng nghề truyền thống kế hoạch sản xuất không ổn định, mô hình tổ chức sản
xuất chủ yếu ở các làng nghề là hộ gia đình, nhưng các hộ gia đình lại không
có đủ năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm cũng như độ nhạy bén trong việc tìm
kiếm và phát triển thị trường. Cho đến hiện tại huyện mới chỉ có một số làng
nghề truyền thống tìm được thị trường xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm các
sản phẩm của làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ, vàng mã, mây tre đan.
Hội nhập sẽ là cơ hội để tăng lượng khách du lịch đến Việt Nam là thị
trường tiềm năng của các sản phẩm làng nghề truyền thống, vì đa phần các
khách du lịch đều muốn mua những sản phẩm có tính đặc trưng, đậm nét văn
hóa bản địa nhưng các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa biết cách quảng bá,
phổ biến và giới thiệu sản phẩm. Vì vậy hiện nay vẫn chưa có làng nghề
truyền thống nào của huyện mở cửa để đón được du khách nước ngoài cũng
như kết hợp để gắn dịch vụ du lịch với phát triển làng nghề.
66
2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về
làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ
2.4.1. Những yếu tố thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước về
làng nghề truyền thống
- Tỉnh Thái Bình rất quan tâm và đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên
phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống tại các địa phương ví dụ như:
Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2015 của UBND
tỉnh Thái Bình về Quy định tiêu chí, quy trình xét công nhận làng nghề trên
địa bàn tỉnh Thái Bình; Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 24 tháng 09
năm 2014 về Quy định cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào một số
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_lang_nghe_truyen_thong_tai_dia.pdf