Luận văn Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Phước

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: 7

Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống 7

1.1. Một số khái niệm cơ bản về lễ hội truyền thống 7

1.2. Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống 18

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống 30

Tiểu kết chương 1 37

Chương 2 39

Thực trạng lễ hội và quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên

địa bàn tỉnh Bình Phước 39

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến lễ hội

truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Phước 39

2.2. Thực trạng lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Phước 43

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên

địa bàn tỉnh Bình Phước 49

2.4. Đánh giá kết quả quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên

địa bàn tỉnh 65

2.4.1. Những kết quả đạt được 66

2.4.2. Những hạn chế 68

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 70

Tiểu kết chương 2 72

Chương 3 74

Định hướng và giải pháp quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh

Bình Phước 74

3.1. Định hướng quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh 74

pdf117 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người STiêng tổ chức làm lễ cầu mưa theo từng bon (Wăng). Theo truyền thuyết của người S’tiêng thì từ rất xa xưa ở xứ của người Spa Chal sáng nào cũng có mưa , đêm nào cũng có mưa - mưa suốt ngày suốt đêm, nước chảy thành sông. Dưới đồng lúa tốt bời bời, dưới suối cá lội tung tăng. Trong rừng chim chóc muông thú nhiều như lá tre. 48 Người xứ Spa Chal có cuộc sống phồn thịnh, no ấm. Ngược lại người S’tiêng ở xứ của Jiêng thì đã ba đến bốn năm rồi trời không có mưa, con người đã chết nhiều rồi vì không có nước uống, trên rừng củ chụp cũng hết không còn gì để ăn. Mọi người phải mang cồng chiêng đến xứ Spa Chal để đổi lúa. Cứ một chiếc cồng thì được một lượng lúa bằng nắp cồng, nắp chiêng. Một con người chỉ đổi bằng một lượng lúa chỉ đầy hai lỗ tai của người đó. Lúc đó Jiêng con của trời ở xứ của Jiêng bèn khăn gói lên trời trách Cha - là vị cai quản trên trời tên là Bra Ân rằng: trời không công bằng. Tại sao xứ của người Spa Chal lại có mưa nhiều trong lúc đó xứ của Jiêng ba đến bốn năm nay không có mưa. Bra Ân nói rằng để có mưa ngươi hãy về nhà làm lễ cầu mưa với lễ vật là heo, gà, rượu cần, cơm lam, cồng chiêng và cả cây nêu...để cầu xin các thần thì sẽ có mưa. Nghe lời Cha sau khi về xứ của mình Jiêng huy động dân làng sắm lễ vật và làm đúng như lời Cha dạy. Quả nhiên đúng như đúng như lời Cha nói sau khi làm lễ xong thì trời đổ mưa như trút. Từ đó hàng năm cứ vào cuối mùa nắng người S’tiêng đều ghi nhớ tích truyện và làm theo lời Jiêng dạy, hầu hết các sóc đều tổ chức lễ cầu mưa. Lễ hội cầu mưa được tổ chức với mục đích: trước là tri ân các vị thần như: Bra Aân - Bra Trốk (Thần trời), Bra ter (Thần đất), Bra va (Thần lúa) và rất nhiều các vị thần khác đã cho những cơn mưa để gieo trồng ở các vụ mùa trước, sau là cầu xin các vị thần ban cho thần dân S’tiêng và muôn loài những cơn mưa đúng thời điểm – mùa vụ để con người có nước sinh hoạt, gieo trồng Lễ hội cầu mưa là một lễ hội tín ngưỡng phồn thực, cầu mong cho mưa thuận gió hoà, để vạn vật được sinh sôi nẩy nở. Lễ cầu mưa là lễ hội rất quan trọng, do đó công việc chuẩn bị phải chu đáo. Các vị Già làng và chủ làng ấn định thời gian hành lễ, sau đó họp cả bon để phân công công việc cụ thể. Trai tráng và một số nghệ nhân làm cột cây nêu và những công việc nặng nhọc 49 khác. Phụ nữ chuẩn bị củi, nước, gạo nếp, ống nứa để nấu cơm lam, một ché rượu cần để cúng lễ. Đến giờ làm lễ, cả làng tập trung đầy đủ, trâu buộc chặt vào cây nêu, mọi người đúng thành vòng tròn chứng kiến nghi lễ. Sau khi đông đủ cả làng, Già làng (Bu Kuông) tuyên bố lý do buổi lễ, 01 đến 03 người đàn ông ở độ tuổi trung niên cầm lao hoặc chà gạc để giết trâu, Già làng lấy máu bôi lên cột cây nêu, dùng gạo trắng và muối rải lên mình trâu. Sau đó ngồi bên ché rượu cần để cúng các vị thần lúa, thần mưa, thần rừng, cầu cho mưa thuận gió hoà để dân làng có một mùa vụ năm mới bội thu, cầu cho vạn vật sinh sôi nảy nở. Xong nghi lễ, mọi người xẻ trâu lấy thịt nướng, uống rượu cần và tận mục sở thị những màn biểu diễn cồng chiêng, những điệu múa cùng các nghệ nhân và nam nữ miền sơn cước, cuộc vui tiếp tục cho đến khi màn đêm buông xuống, mọi người sẽ được già làng giáo huấn về luật tục và xướng sử thi cho đến sáng hôm sau. 2.2.2.3. Tết Chol Chnăm Thmây Chol Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, diễn ra vào khoảng trung tuần tháng Tư (14/3 âm lịch) hàng năm tại các chùa, các phun soc. Lễ Chol Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka. Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Những ngày này trở thành, lễ hội truyền thống của cả cộng đồng. Tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe. 50 2.2.2.4. Lễ hội Phá bàu Lễ hội phá bàu được tổ chức vào tháng 3 hàng năm tại bàu Sen và bàu Ka Bót, ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh. Hội đồng già làng và UBND xã Lộc Khánh đã chọn bàu nước tự nhiên Ka Bót, nằm giữa cánh đồng lúa một vụ nhờ nước trời để tổ chức lễ hội Phá bàu hàng năm. Bàu Ka Bót nằm ở trung tâm xã, thuận lợi cho người dân trong và ngoài huyện đến tham dự. Mùa mưa bàu Ka Bót ngập tràn nước, nhưng mùa khô nước rút, cánh đồng xung quanh khô ráo tạo thành sân bãi để tổ chức lễ hội. Phá bàu (Dô ta miên) là lễ hội truyền thống của dân tộc Khơme ở Bình Phước. Ngoài phản ánh hoạt động đánh bắt thủy sản từ thiên nhiên, lễ hội còn là hoạt động văn hóa truyền thống chứa đựng giá trị vật chất, tinh thần của dân tộc Khơme ở Bình Phước. Lễ hội Phá bàu được tổ chức vào mùa khô, trước tết Chôl Chnăm Thmây. Trước đây, theo quy định của dân làng, bàu nước tự nhiên là tài sản chung của cộng đồng, già làng là người đại diện quản lý. Trong thời gian 1 năm, khi chưa được phép của già làng, không ai có quyền đánh bắt cá ở bàu. Nếu vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị phạt, nặng nhất là 1 con heo. Lễ hội Phá bàu đang dần bị mai một bởi các hoạt động đánh bắt cá mang tính hủy diệt như rà, chích điện. Sau khi phục dựng các lễ hội, theo nguyện vọng người dân, lễ hội Phá bàu được tổ chức hàng năm đã trở thành ngày hội đoàn kết, đáp ứng đời sống tinh thần của người dân. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc 2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về lễ hội truyền thống Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống, công việc cần làm là phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch định hướng cụ thể đây là công việc hết sức quan trọng. 51 Hiện thực hóa quan điểm trên, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Đề án phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Bình Phước đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và Quyết định phê duyệt đề cương quy hoạch phát triển Ngành VH-TT&DL tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 Bằng các nguồn lực của địa phương, nguồn lực đóng góp từ xã hội hóa, và hỗ trợ từ nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu về văn hóa của Trung ương trong những năm qua Tỉnh Bình Phước đã xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện công tác đầu tư trùng tu, nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống như đầu tư tôn tạo khu du lịch văn hóa Sóc Bom Bo; Khu di tích lịch sử Tà Thiết huyện Lộc Ninh; khu du lịch văn hóa lịch Núi Bà Rá Phước Long. Trong tiến trình bảo tồn và phục dựng lễ hội truyền thống thì việc đầu tiên phải đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các công trình nghiên cứu khoa học về lễ hội, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội truyền thống. Công tác duy tu bảo dưỡng các di tích phải được bảo tồn giá trị nguyên gốc và chân xác với vấn đề vật liệu, công cụ truyền thống trong trùng tu Di tích. Tập trung bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa đặc sắc trong lễ hội, loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu, không phù hợp và đề ra các biện pháp nhằm khôi phục lại những giá trị văn hóa, những nét riêng của mỗi lễ hội gắn với truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư nơi tổ chức lễ hội. Song song với đó là quy hoạch sắp xếp các dịch vụ kinh doanh văn hóa và các hoạt động vui chơi giải trí cho hợp lý, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân địa phương kinh doanh buôn bán tăng thêm thu nhập nhưng vẫn đảm bảo nề nếp quy củ, có biện pháp ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực gây ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc và ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội, kết hợp với phát triển kinh tế, du lịch 52 Qua quá trình thực hiện đã cho thấy, để tạo điều kiện cho việc bảo tồn và phát huy của hoạt động lễ hội truyền thống đúng định hướng, cần bổ sung để hoàn thiện quy chế lễ hội, phục hồi các nghi thức cổ truyền, khôi phục các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc truyền thống vốn có kết hợp với các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Trong thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo đã mang lại cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích hiệu quả hơn, các nghi lễ, tập tục, trò diễn xướng dân gian truyền thống bị mai một, thất truyền đã được phục dựng, tái hiện. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đó có lễ hội truyền thống vẫn còn gặp khó khăn như: nội dung các lễ hội chưa có sự thống nhất còn lúng túng trong cách triển khai thực hiện; thời gian tổ chức lễ hội chưa được pháp lý hóa nên chưa thu hút nhân dân và du khách đến tham dự; kinh phí chi cho phục dựng và sưu tầm còn chưa đảm bảo 2.3.2. Tổ chức thực hiện, ban hành văn bản qui phạm pháp luật về lễ hội truyền thống và công tác bảo tồn phát huy giá trị lễ hội truyền thống Việc quản lý lễ hội bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là bước thiết yếu đầu tiên và là khâu quan trọng trong công tác quản lý nhà nước đối với các lễ hội. Là công cụ, là cơ sở quan trọng để đảm bảo và nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa nói chung và quản lý lễ hội nói riêng. Hệ thống văn bản về lĩnh vực văn hóa bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương. Luật Di sản văn hóa và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Di sản văn hóa, các văn bản quy phạm pháp luật của các ngành liên quan cũng là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý lễ hội ở địa phương. Trong những năm qua, trên cơ sở quán triệt sâu sắc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương trong lĩnh vực văn hóa, cụ thể là thực hiện nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI “Về xây 53 dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2018 của Chính phủ về quy định và quản lý và tổ chức lễ hội; Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, Du lịch và quảng cáo sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND Tỉnh Bình Phước ban hành nhiều văn bản có liên quan đến công tác văn hóa nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng nhằm góp phần vào việc quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn. - Các văn bản do Tỉnh ủy Bình Phước ban hành: Kế hoạch số 230-KH/TU triển khai thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội” (26/5/2015); Chỉ thị số 26-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; - Các văn bản do UBND Bình Phước ban hành: Đề án phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (28/01/2010); hành Quyết định phê duyệt đề cương Quy hoạch phát triển Ngành VH-TT&DL tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng đến năm 3025 (14/9/2011); Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND Quy định tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước quy định quản lý, tổ chức lễ hội; thẩm quyền và thủ tục cấp phép tổ chức lễ hội; thời gian tổ chức lễ hội; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoặc tham gia lễ hội; khen thưởng và xử lý vi phạm Nghị định số 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội 54 trên lãnh thổ Việt Nam (22/8/2013); Công văn triển khai thực hiện nghị định 110/2018/NĐ-CP Qủy định về quản lý và tổ chức lễ hội trên lãnh thổ Việt Nam (07/9/2018); Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2015 về việc vận động “người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” gắn với phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 841/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt Danh mục di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bình Phước Việc nghiên cứu, bảo tồn, sưu tầm phát huy giá trị lễ hội truyền thống. Trên địa bàn tỉnh hiện có 73 lễ hội được tổ chức hàng năm. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đã được các cấp, các ngành của tỉnh triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong những năm qua, một số đề tài, dự án khoa học công nghệ nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh được thực hiện như: Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Phước đã phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng các di tích. Toàn tỉnh hiện có 03 di tích Quốc gia đặc biệt, 10 di tích Quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh và 60 di tích nằm trong danh mục kiểm kê được UBND Tỉnh phê duyệt; sưu tầm được 380 hiện vật về đồng bào dân tộc S’tiêng, M’nông, Khmer. Ngành VH- TT&DL tỉnh phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu về các khía cạnh văn hóa dân tộc như: “Trang phục và ẩm thực truyền thống của đồng bào S’tiêng tỉnh Bình Phước”; “Văn học dân gian Bình Phước” Bảo tàng tỉnh đã phục dựng lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc S’tiêng, Khơme như: Phục dựng lễ hội Phá Bàu của người Khmer, Lễ hội kết bạn cộng đồng dân tộc M nông” Theo Sở Khoa học và Công nghệ, các đề tài dự án khoa học công nghệ nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc 55 trong tỉnh, đã tập trung vào việc nghiên cứu văn hóa truyền thống (bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) của các dân tộc, qua đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu. Thông qua đó, nhiều giá trị văn hóa dân gian cũng được bảo tồn, lưu giữ như lễ hội dân gian, các di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số. Kết quả nghiên cứu đã góp phần cung cấp thông tin, luận cứ khoa học giúp cho các cấp ủy đảng, chính quyền hoạch định, xây dựng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch và chính sách về vấn đề bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh; định hình những khu vực du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn để thu hút khách du lịch đến với Bình Phước Những năm vừa qua, Tỉnh Bình Phước đã có cố gắng lớn trong việc sưu tầm, nghiên cứu các hiện tượng văn hóa phi vật thể như ngữ văn dân gian, diễn xướng dân gian, ứng xử và quan hệ xã hội, tri thức dân gian... tuy nhiên, việc sưu tầm, nghiên cứu còn chưa tuân thủ các phương pháp khoa học nghiêm túc và chặt chẽ, do vậy chất lượng công tác sưu tầm và nghiên cứu chưa cao. Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng cũng đang gặp trở ngại, nghịch lý, đó là làm sao bảo tồn và tiếp tục phát huy các di sản văn hóa này khi mà các điều kiện xã hội, mà ở đó các di sản văn hóa này nảy sinh tồn tại qua nhiều thế hệ nhưng nay đã và đang thay đổi nhanh chóng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện 2.3.3. Huy động các nguồn lực trong tổ chức hoạt động lễ hội truyền thống Hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực khi tổ chức lễ hội là chủ trương được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành. Đó là mục đích chính để đưa lễ hội trở về 56 cội nguồn, nơi có sự tham gia một cách chủ động, sáng tạo của đông đảo nhân dân. Hoạt động lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Do đó, việc huy động các nguồn lực từ nguồn xã hội hóa phục vụ cho hoạt động lễ hội là việc cần thiết, nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện công tác tổ chức cho lễ hội. Tỉnh Bình Phước đã tập trung tuyên truyền, quán triệt các văn bản liên quan đến xã hội hóa lễ hội như Nghị quyết số 05/2005/ NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, Nghị định số 69/2008/ND-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, văn hóa, thể thao và môi trường. Từ khi thực hiện xã hội hóa trong công tác tổ chức lễ hội, hầu hết các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã huy động đông đảo các thành phần tham gia tự nguyện đóng góp kinh phí cho hoạt động lễ hội. Nguồn kinh phí này để chi cho tổ chức lễ hội, trùng tu di tích. Việc kêu gọi xã hội hóa và để người dân được tham gia vào tổ chức các hoạt động lễ hội cũng chính là đưa lễ hội trở về giá trị ban đầu của nó bởi lễ hội được hình thành từ nhân dân, nó phải sống trong cộng đồng phục vụ cho chính lợi ích của người dân. Xã hội hóa, ngoài việc tạo được nguồn kinh phí thì đây còn là cách thức để phát huy trí tuệ, sức sáng tạo và sự tham gia tự nguyện của đông đảo nhân dân, qua đó góp phần phục dựng, bảo tồn những giá trị truyền thống, các tập tục cổ truyền tốt đẹp. Xã hội hóa còn là một dịp để những người con xa quê có cơ hội hướng tới quê hương, là dịp để họ bày tỏ lòng tri ân với tổ tiên, dòng tộc với quê hương. Tuy nhiên, không phải lễ hội nào cũng có thể dễ dàng huy động xã hội hóa và hiện xã hội hóa mới chỉ triển khai được với những lễ hội gắn với yếu 57 tố tâm linh. làm sao vẫn tổ chức được lễ hội nhằm giữ được các giá trị truyền thống nhưng vẫn phải tiết kiệm, không lãng phí là một vấn đề đặt ra. Ngoài ra, không thể dựa vào xã hội hóa để tạo “cớ” tạo “môi trường” cho các các hình thức cờ bạc, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác có cơ hội tồn tại. Tuy nhiên, ở một số nơi, do cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức thấu đáo về trách nhiệm phục hồi, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có phục hồi lễ hội, nên trong chỉ đạo, triển khai, tổ chức chưa sâu sát, tích cực. Cũng vì thế mà công tác tuyên truyền, công tác quy hoạch lễ hội, bảo tồn phát huy di tích và công tác huy động xã hội hóa chưa hiệu quả. Như vậy, việc phân bổ, huy động, quản lý và sử dụng hợp lý khoa học các nguồn lực đầu tư cho hoạt động lễ hội truyền thống ngày càng hiệu quả, đảm bảo trật tự, tiết kiệm, phát huy tốt các giá trị văn hóa, góp phần khai thác tiềm năng kinh tế, văn hóa du lịch, đồng thời khơi dậy và tạo ra những tiềm năng kinh tế mới bổ sung cho nguồn lực của địa phương. 2.3.4. Công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật và quản bá lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Để phòng ngừa, cũng như bảo đảm ATTP cho người dân tham dự các lễ hội, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo ban tổ chức lễ hội tổ chức sắp xếp, bố trí hợp lý các hộ kinh doanh thực phẩm trong và ngoài khu vực lễ hội phải bảo đảm đủ nước sạch, nơi thu gom rác thải, bảo đảm ATTP, vệ sinh chung. Yêu cầu các hộ gia đình kinh doanh thực phẩm thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm ATTP. Ban tổ chức lễ hội, các cơ quan liên quan trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với ngành y tế tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra tại khu vực lễ hội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống. đồng thời công khai các cơ sở vi phạm cho người dân và du khách được biết... 58 Ngành y tế đã bố trí các đội thường trực, sẵn sàng cấp cứu, điều tra, xử lý kịp thời khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhằm giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng sức khỏe của người dân; tổ chức phun hóa chất, thu gom rác thải, xử lý môi trường để phòng, chống hiệu quả dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm... Ðối với người dân tham dự các lễ hội, khi có nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm trong khu vực lễ hội cần lựa chọn những cơ sở có cảnh quan sạch sẽ, biển hiệu rõ ràng; thực hiện việc dán công khai các giấy tờ liên quan như: giấy phép kinh doanh; giấy chứng nhận cơ sở bảo đảm ATTP; giấy cam kết bảo đảm ATTP theo quy định. Khi phát hiện cơ sở nào vi phạm về ATTP, cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng để thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.. Để đảm bảo tốt ANTT du lịch và các hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh, lực lượng Công an các cấp đã chủ động tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và cấp uỷ, chính quyền các địa phương chỉ đạo ban ngành đoàn thể, các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt công tác đảm bảo ANTT, phục vụ các hoạt động du lịch và lễ hội . Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh và người dân làm dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch về phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm, đặc biệt là tội phạm cờ bạc, trộm cắp, móc túi, cướp giật, lừa đảo để nâng cao ý thức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ trong nhân dân và du khách tham gia các hoạt động du lịch, lễ hội. Công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng cháy chữa cháy được đảm bảo tốt, sắp xếp hàng quán khoa học, bố trí bãi đỗ xe hợp lý, bố trí lực lượng trông giữ phương tiện cho du khách, không có hiện tượng ùn tắc giao thông. Vệ sinh môi trường, cảnh quan văn hoá lễ hội ngày một tốt hơn. Xây dựng được một khu vệ sinh công cộng phục vụ du khách. Nhiều hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội đã từng bước được khắc phục. 59 Do triển khai đồng bộ các biện pháp và sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành có liên quan nên tình hình An ninh Chính tri, trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông tại khu du lịch, nơi tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh được đảm bảo và có chuyển biến tích cực. Từ đầu năm đến nay, tại các điểm tổ chức lễ hội và du lịch hầu như không xảy ra các vụ trộm cắp, móc túi, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích; không xảy ra ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông nghiêm trọng. Do vậy không còn tình trạng bán hàng rong, người ăn mày, ăn xin, chèo kéo khách du lịch. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lễ hội truyền thống: Nhằm tạo sự chuyển biến nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể các cấp, về nội dung và ý nghĩa hoạt động lễ hội; chú trọng tuyên truyền các giá trị lịch sử văn hóa cũng như những quy định của pháp luật có liên quan, kịp thời chỉ đạo và uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, làm cho việc tổ chức lễ hội ngày càng văn minh, thực sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, công tác truyên truyền để bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống của địa phương được các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp tỉnh Bình Phước quan tâm lãnh chỉ đạo các ngành như VH, TT&DL, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình tỉnh, Báo Bình Phướcthường xuyên thực hiện với nhiều hình thức như: Tuyên truyền qua hệ thống phát thanh truyền hình. Đài truyền hình tỉnh Bình Phước đã thực hiện nhiều phóng sự, tin, bản tin về lễ hội truyền thống ở địa phương phát trên đài truyền hình tỉnh, phát trên đài phát thanh của tỉnh. Ngoài ra, các đài Truyền thanh Truyền hình các huyện, thị, đài truyền thanh các xã, phường tiếp sóng đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh các chuyên mục về lễ hội nhằm quảng bá các lễ hội truyền thống đến người dân trong và ngoài tỉnh. 60 Tuyên truyền thông qua Báo Bình Phước, mạng internet. Hàng tháng Báo Bình Phước đã mở các chuyên mục chuyên trang để tuyên truyền quảng bá về lễ hội. Qua mạng thông tin toàn cầu internet, tuyên truyền qua cổng thông tin điện tử của Bình Phước, trang thông tin điện tử các huyện thị, trang thông tin điện tử của sở VH, TT&DL tỉnh, Sở Thông tin Truyền thông, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã chuyển tải nhiều phim tư liệu, hình ảnh,tin tức đến với thế giới để mọi người biết đến lễ hội của tỉnh Bình Phước. Tuyên truyền qua các hoạt động của ngành văn hóa. Thông qua các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan ngành đã tuyên truyền bằng tranh cổ động, băng rôn khẩu hiệu, xe tuyên truyền lưu động, chương trình thông tin lưu động để tuyên truyền quảng bá hình ảnh lễ hội truyền thống đến người dân. Để bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống ngành căn hóa cùng với các ngành có liên quan truyên truyền vận động, giáo dục thuyết phục đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện đúng quy định của Nhà nước về lễ hội đồng thời khôi phục bảo tồn những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Tuy nhiên, hình thức tuyên truyền ở lễ hội còn đơn điệu, chưa hấp dẫn du khách, chưa giúp họ hiểu về các giá trị lịch sử văn hóa của di tích. Tuyên truyền chưa thường xuyên liên tục mà tập trung vào từng thời điểm. Công tác vệ sinh môi trường, An ninh trật tự trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_le_hoi_truyen_thong_tren_dia_ba.pdf
Tài liệu liên quan