Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÁI CƠ
CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP . 7
1.1. Một số khái niệm . 7
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp . 7
1.1.2. Khái niệm về cơ cấu ngành nông nghiệp . 8
1.1.3. Khái niệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp . 11
1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp . 15
1.2. Quản lý Nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp . 16
1.2.1. Sự cần thiết khách quan quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp . 16
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. . 24
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với tái cơ cấu
ngành nông nghiệp . 31
1.3.1. Các yếu tố khách quan. 31
1.3.2. Các yếu tố chủ quan: . 40
1.4. Kinh nghiệm ở một số địa phương về Quản lý Nhà nước về tái cơ cấu
ngành nông nghiêp . 46
1.4.1. Kinh nghiệm ở tỉnh Bình Định: . 46
1.4.2. Kinh nghiệm ở tỉnh Quảng Nam. . 49
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi . 55
Tiểu kết chương 1 . 57
138 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỹ thuật, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn,
tiêu chuẩn VietGAP, đặc biệt là công nghệ sinh học, vi sinh, giống mới, các
biện pháp kỹ thuật tiên tiến giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, phòng
chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Kết hợp với chăn nuôi và tận dụng nguồn phế phụ phẩm làm phân bón
hữu cơ cải tạo đất và thúc đẩy sản xuất các sản phẩm hữu cơ, an toàn.
- Đầu tư mạnh vào khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến để đảm bảo
nguồn dinh dưỡng của sản phẩm. Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư chế biến, đóng
gói và xây dựng thương hiệu nông sản.
* Giải pháp về lao động:
- Có chính sách khuyến khích thanh niên đầu tư sản xuất nông nghiệp
tại địa phương.
- Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ ở các địa phương trong tỉnh.
- Nâng cao nhận thức của người dân về lợi thế của liên kết nhóm hộ
trong sản xuất, hạn chế sản xuất tự phát, nhỏ lẻ.
- Thay đổi tập quán canh tác từ việc sản xuất chủ yếu dựa vào phân và
thuốc hóa học sang dùng phân hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
- Tăng cường cơ giới hóa ở các vùng có điều kiện áp dụng để giảm chi
phí lao động trong trồng trọt.
* Giải pháp về thị trường:
- Tập trung tiến hành quy hoạch và xây dựng các trung tâm, điểm bán
các sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh, ưu tiên tại các điểm du lịch, khu vực
đông dân cư, thuận tiện về giao thông, thương mại nhằm đưa các sản phẩm
nông sản đến gần hơn với người tiêu dùng.
- Đầu tư xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm nông sản có uy tín.
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu các loại nông sản đặc sản đồng
thời, thực hiện việc gắn chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm này.
55
- Xúc tiến tìm kiếm thị trường tiêu thụ với các tỉnh lân cận. Liên kết với
các Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp của các tỉnh lân cận để giới
thiệu quảng bá nông sản đến với người tiêu dùng. Qua đó, mở rộng thị trường
tiêu thụ, tìm kiếm và ký kết hợp tác tiêu thụ nông sản an toàn sản xuất theo
chuỗi với các địa phương khác như thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế, thành
phố Đông Hà, thành phố Vinh, thành phố Hải Phòng, thành phố Hà Nội,
thành phố Quảng Ngãi, thành phố Quy Nhơn, thành phố Nha Trang, thành
phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi
Qua thực trạng, nguyên nhân và giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành
nông nghiệp của hai tỉnh lâm cận là Bình Định và Quảng Nam có thể rút ra
một số kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp tỉnh Quảng Ngãi như sau:
- Để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt được mục tiêu là nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cần phải tập trung cho 3 nội dung
mang tính trụ cột là:
+ Thực hiện cắt giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp: Giải pháp cơ
bản để cắt giảm chi phí sản xuất là: (i) Hạn chế việc lạm dụng các yếu tố đầu
vào cho sản xuất nông nghiệp như vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
giống), đất đai, nguồn nước; (ii) Phát huy lợi thế kinh tế theo quy mô bằng
giải pháp nâng quy mô kinh tế hộ thông qua tích tụ, tập trung ruộng đất và tổ
chức lại sản xuất trên cơ sở phát huy lợi thế của hợp tác xã.
Chỉ có cắt giảm chi phí sản xuất mới nâng cao được năng lực cạnh
tranh của nông sản, nhất là trong thời kỳ hội nhập, tăng hiệu quả kinh tế trong
sản xuất nông nghiệp.
+ Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: Phát triển sản
xuất nông nghiệp theo hướng Viet Gap, Global Gap, nông nghiệp sạch, nông
56
nghiệp hữu cơ. Ứng dụng công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu; Ứng dụng công nghệ
cao cũng chính là giải pháp để cắt giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp và
tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các chuỗi giá trị nông sản.
+ Sản xuất theo chuỗi giá trị: Sản xuất theo chuỗi là xu hướng tất yếu
đối với sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai.
Chỉ có sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản mới gắn sản xuất với tiêu thụ nông
sản. Đây là nội dung cơ bản có tính chất sống còn của ngành nông nghiệp và
chỉ có sản xuất theo chuỗi giá trị thì tái cơ cấu ngành nông nghiệp mới đạt
được mục tiêu.
Ba nội dung cơ bản trên có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại
và hỗ trợ với nhau. Do vậy phải thực hiện đồng bộ cả ba nội dung trên trong
quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Trên cơ sở xác định ba trụ cột trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông
nghiệp như đã nêu trên, các nội dung quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành
nông nghiệp như: hệ thống pháp luật; công tác quy hoạch, kế hoạch; chính
sách; tổ chức bộ máy ngành nông nghiệp đều phải nhằm vào mục đích để
hỗ trợ ngành nông nghiệp thực hiện có hiệu quả ba nội dung: Cắt giảm chi phí
sản xuất, ứng dụng công nghệ cao và sản xuất theo chuỗi giá trị.
57
Tiểu kết chương 1
Chương 1 trình bày những nội dung cơ bản lý luận quản lý nhà nước về
tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, tác giả đã làm rõ những nội dung như:
Khái niệm về nông nghiệp theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp nhằm làm rõ
hơn về phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của Đề tài; Khái niệm về
tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Khái niệm quản lý nhà nước về tái cơ cấu
ngành nông nghiệp; Nội dung quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp; Các yếu tố tác động đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Kinh nghiệm
của hai tỉnh lân cận là Bình Định và Quảng Nam là hai địa phương có điều
kiện về tự nhiện – kinh tế - xã hội tương đồng với Quảng Ngãi trong thực hiện
tái cơ cấu ngành nông nghiệp; qua đó rút ra bài học về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp và quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nhiệp cho tỉnh Quảng
Ngãi.
58
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tái cơ cấu
ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý:
Tỉnh Quảng Ngãi trãi dài từ 14°32’ đến 15°25’ vĩ độ Bắc, từ 108°06’
đến 109°04’ kinh độ Đông, nằm ở trung độ của đất nước, thuộc vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ với diện tích tự nhiên là 515.249 ha.
Về địa giới hành chính: phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp
tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, cách
thủ đô Hà Nội 883 km về phía bắc và thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía nam.
Toàn tỉnh có 14 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố, bao gồm: 1
thành phố Quảng Ngãi, 13 huyện, trong đó có 6 huyện đồng bằng ven biển
(Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ), 6 huyện
miền núi (Ba Tơ, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long) và 1
huyện đảo (Lý Sơn).
- Đất đai, địa hình, thổ nhưỡng:
* Về địa hình: Địa hình Quảng Ngãi dốc dần từ Tây sang Đông, có thể
chia thành hai dạng chính: Vùng đồng bằng và ven biển; vùng đồi và núi cao.
Vùng đồng bằng và ven biển chỉ chiếm khoảng 26% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh, phân bố chủ yếu từ trung tâm ra phía biển Đông với địa hình thấp
(dưới 30m so với mực nước biển), tương đối bằng phẳng, không liên tục, có
sự chia cắt nhẹ bởi các sông và đồi núi xen kẽ.
Vùng đồi và núi cao, chiếm khoảng 74% diện tích tự nhiên của tỉnh,
vùng đồi là khu vực địa hình chuyển tiếp giữa núi cao với đồng bằng, độ cao
59
từ 30 - 300m có lớp phủ thực vật kém, khả năng xói mòn lớn và vùng núi cao
(300 - 1.800m) nằm về phía Tây và Tây Nam của tỉnh có địa hình chia cắt
mạnh, độ dốc lớn, quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh.
Về phía Đông Bắc của tỉnh có đảo Lý Sơn (gồm đảo Lớn và đảo Bé),
có diện tích 9,97km2, cách đất liền khoảng 15 hải lý.
* Thổ nhưỡng:Theo kết quả thực hiện Dự án điều tra xây dựng bản đồ
đất tỉnh Quảng Ngãi (hệ thống phân loại FAO-UNESCO), đất của tỉnh được
chia làm 9 nhóm đất chính:
- Nhóm đất cát biển: Diện tích 6.290,00 ha, chiếm 1,22% diện tích tự
nhiên của tỉnh, phân bố ở các vùng ven biển thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn
Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, huyện đảo Lý Sơn và dọc hai bên bờ
sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu; có khả năng trồng hoa màu,
lương thực, cây công nghiệp, trồng rừng.
- Nhóm đất mặn: Diện tích 1.573,1 ha, chiếm 0,30% diện tích đất tự
nhiên, phân bố xen kẽ với đất phù sa ở các vùng cửa sông thuộc các huyện
Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức và Đức Phổ; có khả năng sử dụng
trồng lúa, nuôi trồng thủy sản.
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 96.157,50 ha, chiếm 18,66% tổng diện
tích tự nhiên. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng thuộc các
huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức
Phổ, Nghĩa Hành và ở ven các sông suối của các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn
Tây, Trà Bồng, Tây Trà; có khả năng trồng lúa thâm canh, hoa màu lương
thực, cây công nghiệp hàng năm.
- Nhóm đất Glây: Diện tích 2.052,40 ha, chiếm 0,40% diện tích tự
nhiên, phân bố ở địa hình trũng vùng đồng bằng thuộc các huyện Bình Sơn,
Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ; có khả năng sử dụng trồng lúa thâm
canh, nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi thủy cầm.
60
- Nhóm đất xám: Diện tích 376.547,20 ha, chiếm 73,07% tổng diện tích
tự nhiên. Đây là nhóm đất chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các nhóm đất ở Quảng
Ngãi. Phân bố ở tất cả các huyện trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ đồng
bằng đến vùng núi cao. Diện tích lớn tập trung ở các huyện miền núi như Ba
Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà; có khả năng sử dụng
trồng cây công nghiệp hàng năm, cây công ngiệp lâu năm và trong điều kiện
chủ động nước tưới có thể trồng lúa, rau, màu,... và cây ăn quả.
- Nhóm đất đỏ: có diện tích 8.142,40 ha, chiếm 1,58% diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh; có khả năng sử
dụng trồng cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm và trong điều
kiện chủ động nước tưới trồng rau, đậu, cây ăn quả.
- Nhóm đất đen: có diện tích 2.328,40 ha, chiếm 0,45% tổng diện tích
tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Lý Sơn và một số
nơi khác; có khả năng sử dụng trồng rau, màu, cây công nghiệp và trong điều
kiện đủ nước có thể trồng lúa.
- Nhóm đất nứt nẻ: có diện tích 634,0 ha, chiếm 0,12% diện tích tự
nhiên. Phân bố ở huyện Bình Sơn; có khả năng sử dụng trồng rau, màu và cây
công nghiệp lâu năm.
- Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: diện tích 9.696,00 ha, chiếm 1,88% diện
tích đất tự nhiên.
* Đất đai: Tổng diện tích đất nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi là
451.394,53 ha, chiếm 87,6% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp là 150.799,97 ha, chiếm 29,2% diện tích đất
tự nhiên, bao gồm: đất trồng cây hàng năm 98.781,02 ha (đất trồng lúa
44.484,15 ha, đất trồng cây hàng năm khác 54.296,86 ha, đất trồng cây lâu
năm 52.018,96 ha).
61
- Đất lâm nghiệp có rừng 299.093,96 ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản: 1.128,17 ha.
- Đất làm muối 112,18 ha.
- Đất nông nghiệp khác 250,25 ha.
Diện tích đất còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
- Khí hậu, thời tiết:
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa khu vực duyên hải
Nam Trung bộ, có đặc điểm khí hậu sau:
- Nhiệt độ bình quân hàng năm là 25,80C; nhiệt độ trung bình lớn nhất
30,30C; nhiệt độ cao nhất 410C; nhiệt độ thấp nhất 12,40C. Các tháng có nhiệt
độ cao nhất là từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, các tháng có nhiệt độ thấp
nhất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
- Độ ẩm - lượng bốc hơi: độ ẩm trung bình cả năm khoảng 83,5%. Các
tháng trong năm đều có độ ẩm đạt trên 80%, cao nhất là tháng 11 (89,9%) và
thấp nhất là tháng 6 (80,7%). Lượng bốc hơi trung bình cả năm của Quảng
Ngãi là 837mm. Thời gian có lượng bốc hơi thấp thường rơi vào các tháng từ
11 - 2 với trị số từ 44 - 49mm trong khi đó vào các tháng 6, 7, 8 lượng bốc hơi
có thể lên đến trên 100mm (cao nhất là vào tháng 6: 115mm). Giữa các mùa,
độ ẩm trong năm có sự chênh lệch khá lớn, về mùa khô độ ẩm rất thấp nhưng
tăng nhanh về mùa mưa.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 2.290 mm. Vùng mưa lớn nhất trong
tỉnh thuộc các huyện miền núi: Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng, Sơn Tây và Tây
Trà với tổng lượng mưa trên 3.200 mm/năm; Vùng có lượng mưa ít nhất
trong tỉnh là khu vực đồng bằng thuộc các huyện Đức Phổ và Mộ Đức với
tổng lượng mưa khoảng 1.400 mm; Vùng có lượng mưa trung bình thuộc các
huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi, Sơn Tịnh và Bình Sơn
với tổng lượng mưa từ 1.800 - 2.300 mm. Lượng mưa trong năm tập trung
62
chủ yếu từ tháng 9 - 12 chiếm 65 - 70% lượng mưa cả năm. Từ tháng 1 đến
tháng 8 lượng mưa chiếm 30 - 35%. Mưa lớn và tập trung trong thời gian
ngắn gây lũ lụt và phân bố lượng nước không đều trong năm.
- Gió và hướng gió chủ đạo theo mùa: Mùa đông thịnh hành là gió Bắc
và Đông Bắc, với tốc độ gió trung bình 2,4-3,3m/s; mùa hè có gió Đông và
gió Đông - Nam. Tốc độ gió trung bình 2,86 m/s, khi có bão tốc độ gió cao tới
40 m/s. Hàng năm có trên 130 ngày có gió cấp 6 trở lên, số ngày hoạt động
khai thác tốt trên biển là 220 - 230 ngày/năm. Thời kỳ xuất hiện tốc độ gió lớn
từ tháng 5 đến tháng 11 với tốc độ cực đại từ 20 - 40km/h.
- Bão: Thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, hướng đi
của các cơn bão thường là Đông - Tây và Đông Nam - Tây Bắc, gió cấp 9,
cấp 10 cá biệt có những cơn bão gió trên cấp 12. Trung bình hàng năm có
1,04 cơn bão đổ bộ ảnh hưởng trực tiếp và có khoảng 3,24 cơn bão ảnh hưởng
gián tiếp, song cũng có năm không có cơn bão nào ảnh hưởng trực tiếp đến
Quảng Ngãi.
Nguồn: Đặc điểm khí hậu – thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 1995 - 2018
- Nguồn nước:
- Sông ngòi: Quảng Ngãi có 4 sông lớn sau:
+ Sông Trà Bồng: Dài khoảng 55 km, bắt nguồn từ núi phía Tây huyện
Trà Bồng, chảy qua huyện Trà Bồng, Bình Sơn và đổ ra cửa biển Sa Cần.
+ Sông Trà Khúc: Dài khoảng 120 km, là sông lớn có lượng nước dồi
dào nhất so với các sông khác trong tỉnh. Dòng chính của sông bắt nguồn từ
núi Đắc Tơ Rôn thuộc tỉnh Kon Tum, chảy theo hướng Đông qua các huyện
Sơn Tây, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, TP. Quảng Ngãi và đổ ra Cổ Lũy.
+ Sông Vệ: Dài khoảng 80 km, bắt nguồn từ vùng núi phía Tây của
huyện Ba Tơ; chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đổ ra biển Đông tại Cổ
Lũy và cửa Lở.
63
+ Sông Trà Câu: Dài khoảng 40 km, bắt nguồn từ vùng Núi Ngang
thuộc huyện Ba Tơ; dòng chính chảy theo hướng Tây - Đông, nhập lưu với
sông Thoa chảy qua huyện Đức Phổ và đổ ra cửa biển Mỹ Á.
Ngoài 4 con sông nói trên, Quảng Ngãi còn có các con sông nhỏ như:
Sông Trà Ích (Trà Bồng), sông Phước Giang (Nghĩa Hành), sông Cái (Tư
Nghĩa), sông Thoa, sông Lò Bó (Đức Phổ)... Với hệ thống sông ngòi phân bổ
dọc theo chiều dài của tỉnh tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú cung cấp
cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Hệ thống sông ngòi Quảng Ngãi có đặc điểm điển hình của khu vực các
tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, đó là bắt nguồn từ các dãy núi phía tây của tỉnh
và đổ ra biển Đông. Hầu hết các con sông đều ngắn và có độ dốc lớn. Do đó,
vào mùa mưa thường gây lũ lụt cho vùng hạ du và thường cạn kiệt vào mùa khô.
- Đầm: Quảng Ngãi có 02 đầm lớn là: An Khê và Nước Mặn (Sa
Huỳnh). Đầm An Khê: thuộc kiểu lagoon đóng kín hoàn toàn vào mùa khô,
chỉ mở ra một thời gian nhất định vào mùa mưa lũ. Do đó, nước ngọt là chủ
yếu. Đầm có diện tích khoảng 3,5 km2, độ sâu trung bình 2,2 m (nơi sâu nhất
chỉ đạt 4 m). Đầm Nước Mặn (Sa Huỳnh): Là loại lagoon đóng kín từng phần,
có cửa tương đối nông và hẹp. Tổng diện tích của đầm 2,8 km2, độ sâu trung
bình 1,0 m.
- Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất: Được lấy chủ yếu từ hệ thống
kênh thủy lợi Thạch Nham, các hồ, đập nhỏ và các ao hồ sông suối trên địa
bàn tỉnh.
Nhìn chung, nguồn nước mặt tương đối phong phú, chất lượng khá, có
khả năng khai thác tốt cho mục đích phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi
và sinh hoạt của người dân.
Đây là yếu tố chính quyết định đảm bảo sự tăng trưởng của nền nông
nghiệp, công nghiệp trong tỉnh hiện nay và tương lai. Tuy nhiên, do địa hình
64
trên địa bàn tỉnh đồi núi cao lại nằm sát biển nên hầu hết các sông đều dốc ở
thượng nguồn, ở hạ lưu thì uốn khúc quanh co, độ dốc đáy sông nhỏ, càng về
hạ lưu lòng sông càng mở rộng, cửa biển bị bồi lấp, gây ảnh hưởng đến việc
tiêu, thoát lũ, đó là nguyên nhân gây ngập úng. Về mùa khô thì hầu hết các
sông đều cạn, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt
của người dân.
- Nguồn nước ngầm: Theo các kết quả điều tra khảo sát cho thấy nguồn
nước ngầm ở Quảng Ngãi tương đối nghèo nhưng có chất lượng tốt, có thể
khai thác quy mô nhỏ phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động chăn nuôi. Mực
nước ngầm qua quan sát tại một số vùng chăn nuôi ở các huyện Mộ Đức, Đức
Phổ, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơnbiến động từ 10 – 25m
tùy vùng.
Với điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai như trên, có những mặt thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung, cho cơ cấu lại nông nghiệp
và quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng, đó là: lượng
mưa dồi dào, lượng chiếu sáng quanh năm, nền nhiệt độ ở mức trung bình nên
rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển.
Bên cạnh thuận lợi nêu trên, điều kiện tự nhiên của tỉnh có những khó
khăn cho sản xuất nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, đó là:
- Lượng mưa hàng năm chỉ tập trung vào các tháng 9 đến tháng 11,
cùng với địa hình có độ dốc lớn dẫn đến tốc độ dòng chảy của các sông rất
lớn, gây lũ quét ở miền núi và ngập úng ở các vùng hạ du, bão cũng xuất hiện
với tần suất khá cao... gây thiệt hại cho mùa màng và đời sống của người dân;
- Nhiệt độ trung bình tương đối cao, nhất là vào mùa Hè; Độ bức xạ
mặt trời lớn; Bão lũ thường xuyên xuất hiện trong mùa mưa.... Các yếu tố tự
nhiên này không thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ cao như sử dụng nhà
màng, nhà lưới vào sản xuất nông nghiệp;
65
- Đất đai không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông
nghiệp ít và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng diện tích tự nhiên (150.799,97 ha,
chiếm 29,2% diện tích đất tự nhiên); Địa hình không bằng phẳng, chia cắt,
khó khăn trong việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung có
quy mô diện tích lớn;
- Thảm thực vật không phong phú, hệ thống cây trồng, vật nuôi không
có giá trị kinh tế cao, chủ yếu bao gồm: cây lúa, ngô, lạc, rau đậu các loại, con
bò, con lợn và gia cầm. Lợi thế so sánh về cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh
tế cao so với địa phương khác như Tây nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ,
Bắc bộ là thấp (không có cây con có giá trị kinh tế cao như: cao su, cà phê, hồ
tiêu; cây ăn quả như: vải thiều, nhãn, nhóm cây có múi, xoài, rau và hoa công
nghệ cao; trong chăn nuôi là bò sữa,...)
2.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa và xã hội:
- Trình độ về phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi:
Về Tốc độ tăng trưởng ngành: Trong giai đoạn 2010 - 2018, giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) tăng bình quân
2,4%/năm.Trong đó, trồng trọt tăng 1,9%/năm, chăn nuôi tăng 2,8%/năm.
Nhìn chung, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2018 có sự
tăng trưởng khá ổn định nhưng chậm so với mức bình quân chung của cả
nước và so với các tỉnh trong khu vực (cả nước tăng 2,55%, Bình Định tăng
2,9% và Quảng Nam tăng 2,7%).
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Năm 2018, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 54,9%, lâm nghiệp chiếm 6,7%
và thủy sản chiếm 38,4% trong cơ cấu kinh tế của ngành. So với năm 2010, tỷ
trọng nông nghiệp giảm 3,6%, lâm nghiệp tăng 3,4% và thủy sản tăng 0,2%.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, năm 2018 tỷ trọng ngành trồng trọt
chiếm 62,4%, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 37,6%. So với năm 2010, tỷ
66
trọng ngành trồng trọt tăng 3% (65,4%), tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm tương
ứng là 3% (34,6%).
Do vậy, trong gần 10 năm qua (2010 – 2018), ngành nông nghiệp tỉnh
Quảng Ngãi không có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành trồng trọt
tăng trong khi đó tỷ trọng ngành chăn nuôi lại giảm. Nguyên nhân là ngành
chăn nuôi chậm phát triển, trong đó chăn nuôi lợn có sự sụt giảm, sản lượng
thịt hơi xuất chuồng giảm thấp trong thời gian gần đây.
Kết quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp 5 năm qua (2013 - 2018)
* Tái cơ cấu ngành trồng trọt:
- Đổi mới và cải tạo giống cây trồng: Đã tuyển chọn được một số bộ
giống tốt đưa vào sản xuất, cụ thể như: các giống ngô lai CP333, CP3Q,
các giống lúa có thời gian sinh trưởng trung, ngắn ngày có năng suất cao, chất
lượng tốt như các giống: DT45, Thiên Ưu 8, VTNA2, Hà Phát 3, Bắc Thịnh,
ĐH815-6, MT10 cho năng suất 60-70 tạ/ha. Nhờ đưa những giống mới, áp
dụng các quy trình sản xuất tiên tiến nên năng suất các loại cây trồng tăng lên
đáng kể, điển hình như: năng suất lúa từ 55,1 tạ/ha (năm 2013) tăng lên 58,1
tạ/ha (năm 2017); năng suất ngô từ 53 tạ/ha (năm 2013) tăng lên 57,3 tạ/ha
(năm 2017) và nhiều cây trồng khác đều có năng suất tăng rõ rệt.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật để thâm canh, tăng năng suất cây trồng:
Các địa phương đã áp dụng rộng rãi chương trình sản xuất “1 phải, 5 giảm”,
“ba giảm, ba tăng”, IPM, ICM trong sản xuất lúa; sử dụng tấm bạc nilon để
trồng dưa hấu; sử dụng phân hữu cơ, thuốc BVTV và các chế phẩm hóa sinh
học trong sản xuất cây rau thực phẩm nhằm tăng năng suất cây trồng.
- Tình hình sản xuất rau an toàn, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông
nghiệp công nghệ cao:
67
+ Về sản xuất rau an toàn: Hiện nay, có 02 dự án sản xuất rau an toàn
đã đi vào hoạt động là Dự án QNASAFE tại huyện Tư Nghĩa với diện tích 04
ha, dự án Minh Đức tại xã Đức Chánh - huyện Mộ Đức với diện tích 4,09 ha.
Các dự án đang xây dựng: Công ty TNHH MTV Thành Văn với quy
mô diện tích 5,1 ha tại huyện Trà Bồng, Công ty Thiên Sơn với quy mô 4,5 ha
tại huyện Tư Nghĩa.
Ngoài ra, còn có 7 xã của huyện Mộ Đức đã triển khai ký cam kết thực
hiện sản xuất 113,5 ha diện tích rau, củ, quả đảm bảo an toàn thực phẩm đối
với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo Thông tư số 51/2014/TT-
BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về điều
kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với cơ sở sản
xuất nhỏ lẻ ban đầu.
+ Sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công
nghệ cao: Có 02 Doanh nghiệp sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu
cơ, tiêu chuẩn VietGAP gồm: Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Nông
Tín sản xuất khoảng 30 ha lúa, Công ty TNHH Nông lâm nghiệp TBT sản
xuất 51 ha lúa.
Ngoài ra, còn có các doanh nghiệp đang triển khai thực hiện: Dự án
chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao OFB Mộ Đức với quy mô 20,91 ha;
Dự án trồng rau, củ quả ứng dụng công nghệ cao tại xã Đức Minh với quy mô
39,24 ha; Dự án đầu tư vùng sản xuất rau, củ, quả và dược liệu công nghệ cao
ở thị trấn Mộ Đức với quy mô 11,3 ha; Dự án phát triển vùng trồng măng tây
ở xã Đức Chánh với quy mô 10,6ha.
+ Về sản xuất giống theo công nghệ nuôi cấy mô: Trung tâm Giống
tỉnh bước đầu đã sản xuất trên 100.000 cây keo lai, trên 6.000 cây hoa,
100.000 cây hoa cúc theo công nghệ nuôi cấy mô; Công ty TNHH Khoa học
và Công nghệ Nông Tín hằng năm sản xuất khoảng 500.000 cây keo lai và
68
sản xuất thử một số cây đặc sản có giá trị kinh tế cao như Quế Trà Bồng,
Huỳnh đàn đỏ.
Trong năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã tổ chức Hội nghị
“Phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất nông sản sạch, nông
sản hữu cơ tỉnh Quảng Ngãi”. Qua đó, đã nâng cao nhận thức và định hướng
cho người làm công tác quản lý, khoa học và sản xuất nông sản sạch, nông
sản hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng cánh đồng lớn: Năm 2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã
triển khai xây dựng được 103 cánh đồng lớn trong sản xuất lúa và mía với
tổng diện tích là 2.008,9 ha, tăng 1.613,9 ha so với năm 2015. Năng suất bình
quân ước đạt 67,7 tạ/ha đối với lúa, 668,9 tạ/ha đối với mía.
Trong vụ Đông Xuân 2018 - 2019, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã
đăng ký xây dựng 51 cánh đồng lớn với tổng diện tích khoảng 983 ha, chủ
yếu là sản xuất lúa.
- Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả: Năm 2018, trên địa
bàn tỉnh đã chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng hàng năm
khác với diện tích 770,52 ha. Địa phương có diện tích chuyển đổi nhiều nhất
là Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Sơn Tịnh.
- Dồn điền đổi thửa: Từ năm 2015 - 2018, toàn tỉnh đã dồn điền đổi
thửa được 6.476 ha, ngân sách tỉnh hỗ trợ 56.855,5 triệu đồng. Sau khi dồn
điền đổi thửa, số thửa/hộ giảm từ 3-4 thửa/hộ xuống còn 1-2 thửa/hộ với diện
tích tối thiểu là 1.000m2/thửa, rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông và
thủy lợi nội đồng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí đầu tư, tăng
năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản hàng hóa, hiệu quả kinh tế tăng
lên rõ rệt (ước tăng trên 30% so với trước khi dồn điền đổi thửa).
- Giá trị sau thu hoạch trên 1 ha đất canh tác: Giá trị sản phẩm bình
quân 01 ha đất canh tác cây hàng năm năm 2018 ước đạt 75,6 triệu đồng/ha,
69
tăng 3,9 triệu đồng/ha so với nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_tai_co_cau_nganh_nong_nghiep_tr.pdf