Luận văn Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Dung quất, tỉnh Quảng Ngãi

Trang bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục viết tắt

Danh mục bảng biểu

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT

VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU KINH TẾ. 6

1.1. Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế 6

1.1.1. Cơ sở hạ tầng khu kinh tế . 6

1.1.2. Thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng . 12

1.2. Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế 18

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng khu kinh tế . 18

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng khu kinh tế . 22

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư

xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế . 26

1.3. Những kinh nghiệm thế giới và trong nước về quản lý nhà nước về thu

hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế. . 31

1.3.1. Kinh nghiệm thế giới và trong nước . 31

Tiểu kết chương 1. 41

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT

VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU KINH TẾ DUNG

QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI . 42

pdf132 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Dung quất, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại KKT Dung Quất và vùng phụ cận. 54 + Hệ thống xử lý nước thải: Đã triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất (thuộc KCN phía Tây) với công suất xử lý 5.000m3/ngày đêm (giai đoạn I: 2.500m3/ngày đêm); KCN VSIP Quảng Ngãi với công suất xử lý 6.000m3/ngày đêm đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải cho các nhà máy trong khu vực. Tại Đô thị Vạn Tường có 02 trạm xử lý nước thải: Số 4 và số 5 thuộc Dự án hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước thải Khu dân cư và chuyên gia đô thị Vạn Tường, đã hoàn thành và đưa vào hoạt động. + Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị - công nghiệp Dung Quất: Hiện nay, nhà đầu tư đang triển khai thực hiện công tác bồi thường, GPMB (đã thực hiện khoảng 100ha) và các thủ tục liên quan đối với dự án. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt đang tích cực xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án đầu tư; đến nay, Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt đã ký biên bản ghi nhớ với các nhà đầu tư thứ cấp thuê lại diện tích đất đạt khoảng 51ha. (chi tiết biểu số 2.4 kèm theo) 2.1.5.2. Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) Trong thời gian qua nguồn vốn này chỉ thu hút được Dự án thiết bị đào tạo nghề đối với Trường dạy nghề Dung Quất (nay là Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất) do Chính phủ Đan Mạch tài trợ với số vốn 3.850.000 USD, ngoài ra chưa thu hút được dự án nào nữa, kể cả công tác chuẩn bị danh mục dự án đầu tư để đăng ký cũng chưa được chú ý, đây là một thiếu sót cần khắc phục để khai thác có hiệu quả nguồn vốn này nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu trong KKT Dung Quất. 2.1.5.3. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI Hiện nay, tại KKT Dung Quất thu hút Nhà đầu tư Singapore đang triển khai dự án KCN - Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi (với vốn đăng ký 139,85 triệu USD) là dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, đô 55 thị và dịch vụ có sức lan toả lớn. Với tầm ảnh hưởng của dự án và tính chuyên nghiệp của mình, Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi đã tạo nên một động lực mới trong thu hút các dự án thứ cấp vào KCN - Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi. Hiện nay, Dự án đã đền bù GPMB khoảng 303 ha, san nền khoảng 190ha, đầu tư hoàn thành khoảng 08km đường giao thông, 8km tuyến mương nước mưa, 09km tuyến nước thải, 8km tuyến cấp nước, hoàn thành Nhà làm việc (3.500m2, với cấu trúc nhà 03 tầng BTCT), trạm xử lý nước thải (6.000m3/ngày), trạm phòng cháy chữa cháy (4.000m2)..., với tổng vốn thực hiện khoảng 80 triệu USD. Đã thu hút 23 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng lý là 759 triệu USD; trong đó có 10 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 7.600 lao động. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1. Các quy định pháp lý về thu hút đầu tư Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi được thành lập tại Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ và hiện nay đang hoạt động theo Quyết định số 25/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, KKT Dung Quất thực hiện các quy định pháp lý về thu hút đầu tư tại Luật Đầu tư năm 2014, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018, Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015 và pháp luật chuyên ngành về đất đai, thương mại, lao động, xây dựng, thuế và một số pháp luật khác có liên quan. 2.2.2. Các chính sách thu hút vốn đầu tư Cơ chế chính sách đối với KKT Dung Quất có vai trò quyết định trong việc thu hút đầu tư phát triển KKT Dung Quất, trong đó có thu hút vốn đầu tư phát triển CSHT KKT, cơ chế thông thoáng với các ưu đãi vượt trội cho phép 56 các nhà đầu tư tìm thấy các lợi ích kinh tế nhiều hơn so với đầu tư vào các khu kinh tế khác. Vì vậy, cơ chế ưu đãi đầu tư vào KKT Dung Quất được ưu đãi trên các mức độ và lĩnh vực sau: 1. Các dự án đầu tư vào KKT Dung Quất được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và chính sách áp dụng đối với các khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và pháp luật khác liên quan. 2. Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định thuê đất; Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho toàn bộ thời gian thuê đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; Miễn tiền thuê đất sau thời gian miễn tiền thuê đất của thời gian xây dựng cơ bản: 19 năm đối với dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, 15 năm đối với dự án đầu tư không thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư tư. 3. Tất cả các dự án đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài trong KKT Dung Quất được: áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế; giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho 9 năm tiếp theo. 4. Miễn thuế Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu. 5. Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, bán thành phẩm mà Việt Nam chưa sản xuất được. 57 6. Giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập, kể cả ngườiViệt Nam và người nước ngoài làm việc tại KKT Dung Quất. 7. Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng KKT ven biển: ngân sách trung ương (NSTW) hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài các khu chức năng và các công trình dịch vụ quan trọng trong KKT ven biển. 8. Ngoài những ưu đãi được hưởng theo quy định chung nêu trên, các dự án đầu tư của các nhà đầu tư là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài trong KKT Dung Quất được hưởng một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 29/7/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành quy định về ưu đãi, hỗ trợ và thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi như sau: - Ưu đãi về giá cho thuê đất - Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu và khu tái định cư của dự án - Hỗ trợ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng - Hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế - Hỗ trợ đào tạo lao động - Hỗ trợ cho công tác vận động thu hút đầu tư - Hỗ trợ chi phí thông báo thành lập doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm - Hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính 9. Một số nội dung khác: - Về sử dụng đất và cho thuê: Toàn bộ diện tích mặt đất, mặt nước đã được quy hoạch dành cho đầu tư phát triển KKT Dung Quất được giao một lần cho Ban Quản lý. Ban Quản lý phối hợp với chính quyền địa phương để tổ 58 chức giải phóng mặt bằng theo quy định chung để giao đất, cho thuê đất đã được đền bù giải tỏa cho nhà đầu tư. - Về thủ tục đầu tư: Thực hiện theo mô hình “một cửa tại chỗ” thuận lợi cho nhà đầu tư: Đối với các thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp phép đầu tư, ưu đãi đầu tư thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý thì có thể giải quyết trong ngày, trường hợp không thuộc thẩm quyền thì được hướng dẫn chu đáo và trợ giúp chi tiết như các thủ tục về đăng ký mã số thuế, cấp quyền sử dụng đất. Cách làm này đã rút ngắn thời gian làm thủ tục cho các nhà đầu tư, tránh phiền hà nhũng nhiễu và tiêu cực trong bộ máy công quyền làm cho nhà đầu tư yên tâm khi đến với KKT Dung Quất. Để làm được điều đó, các bộ, ngành Trung ương đã ủy quyền và phân cấp mạnh cho Ban Quản lý thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn như sau: Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủy quyền cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trong nước và cấp giấy phép đầu tư nước ngoài. Bộ Công thương ủy quyền quản lý hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bộ Xây dựng ủy quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong KKT Dung Quất. UBND Tỉnh Quảng Ngãi ủy quyền thực hiện một số quyền hạn và nhiệm vụ của mình cho Ban Quản lý về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn KKT Dung Quất. Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư hướng dẫn chế độ tài chính áp dụng cho KKT Dung Quất. 2.2.3. Phương thức thu hút vốn đầu tư phát triển Nguồn vốn ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của KKT nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng cơ bản ban đầu để tạo điều kiện thuận lợi và lợi thế cạnh tranh nhằm thu hút các dự án đầu tư vào KKT Dung Quất, cụ thể: 59 Nguồn ngân sách Trung ương Khu kinh tế Dung Quất cũng như các Khu kinh tế ven biển trên cả nước được Ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo quy định chung của Chính phủ tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP trước đây và Nghị định số 82/2018/NĐ-CP hiện nay. Được cụ thể theo Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế ven biển (trước đây) và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 (hiện nay), cụ thể bao gồm các hạng mục: Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông chính trong khu; Bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của các dự án khu nhà ở công nhân và khu tái định cư phục vụ người bị thu hồi đất trong Khu kinh tế ven biển; Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn và hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu chức năng trong Khu kinh tế (bao gồm hệ thống thoát nước, trạm xử lý nước thải tập trung). Thực tế, từ khi thành lập đến năm 2018, nguồn vốn ngân sách trung ương đã bố trí để thực hiện 40 dự án đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng KKT Dung Quất với tổng vốn giải ngân là 2.461,89 tỷ đồng. Chủ yếu tập trung đầu tư hoàn thành các tuyến đường giao thông trục chính, đối ngoại, các tuyến giao thông trục chính trong đô thị Vạn Tường, trong các khu công nghiệp, với tổng chiều dài hơn 120km; đầu tư xây dựng hoàn thành 15 Khu dân cư quy mô diện tích 100 ha phục vụ việc di dời gần 1500 hộ với gần 10.000 nhân khẩu; các dự án hạ tầng xã hội như: Trường học, bệnh viện, trung tâm văn hóa, trung tâm hỗ trợ kỹ thuật nông lâm nghiệp...; Bồi thường 60 giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch hơn 350 ha để thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (FDI)... Có thể nhận thấy, việc hỗ trợ của Ngân sách Trung ương để đầu tư hạ tầng KKT Dung Quất trong những ngày đầu hình thành và phát triển (trong khi chưa có sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách tỉnh) là nền tảng rất quan trọng để thu hút đầu tư, đặc biệt phục vụ việc xây dựng và đi vào hoạt động thành công nhiều dự án lớn, trọng điểm và tiên phong của quốc gia như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Công nghiệp nặng Doosan, nhà máy đóng tàu Dung Quất... KKT Dung Quất được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn là 01 trong các KKT ven biển trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn NSNN giai đoạn 2013 - 2015 và 2016 - 2020 tại Công văn số 1231/TTg-KTTH ngày 17/8/2012, 2021/TTg-KTTH ngày 09/11/2015, cụ thể: Giai đoạn 2013 - 2015: “Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương liên quan tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ vốn từ NSTW đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế theo Quyết định 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng tập trung cho nhóm 5 khu kinh tế nêu tại điểm 2 trên đây ở mức tối thiểu 65% tổng nguồn hỗ trợ trong kế hoạch hàng năm và 3 năm 2013 - 2015”. Kết quả: KKT Dung Quất được NSTW hỗ trợ trong giai đoạn này là 542,2 tỷ đồng (2013: 147,2 tỷ đồng, 2014: 150 tỷ đồng, 2015: 245 tỷ đồng). Giai đoạn 2016 - 2020: “Tập trung phân bổ ở mức tối thiểu bằng 70% tổng nguồn hỗ trợ đầu tư từ NSTW trong kế hoạch hàng năm và 5 năm 2016 - 2020 cho 08 nhóm KKT trọng điểm nêu trên. Trong đó: - Giai đoạn 2016-2017: Tập trung đầu tư phát triển từ nguồn NSNN để cơ bản hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của KKT nhằm đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư động lực, 61 quy mô lớn đối với 05 nhóm KKT trọng điểm đã được lựa chọn trong giai đoạn 2013-2015. - Giai đoạn 2018-2020: Tập trung đầu tư cho các KKT trọng điểm mới được bổ sung trong giai đoạn 2016-2020 gồm: các KKT Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên, KKT Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và KKT Định An, tỉnh Trà Vinh”. Kết quả: KKT Dung Quất được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn từ NSTW là 550,536 tỷ đồng. Như vậy, tuy được tiếp tục lựa chọn là 01 trong các KKT ven biển trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn 2016 - 2020, tuy nhiên số vốn bố trí trong giai đoạn này là rất thấp, chỉ tương đương trong 03 năm giai đoạn 2013-2015; trong khi đó, tổng nguồn vốn ngân sách trung ương dự kiến cấp cho các khu kinh tế ven biển trong kế hoạch giai đoạn 2016-2020 là 9.090,61 tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn NSTW hỗ trợ ở trên, Ban Quản lý đã xây dựng và trình phê duyệt cơ chế tài chính đặc thù huy động việc hỗ trợ từ nguồn vốn NSTW để đầu tư Khu kinh tế Dung Quất trong những năm đầu xây dựng và phát triển, cụ thể: Theo quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ qui định: “Trong thời gian 15 năm đầu; kể từ khi quyết định này có hiệu lực thi hành, Ngân sách nhà nước cân đối hàng năm không thấp hơn toàn bộ nguồn thu Ngân sách trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất cho yêu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng quan trọng, phục vụ chung cho Khu kinh tế Dung Quất theo các chương trình mục tiêu”. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính có Thông tư số 119/2005/TT-BTC ngày 22/12/2005 và Thông tư số 33/2008/TT-BTC ngày 23/04/2008 hướng dẫn: “Trong thời gian 15 năm đầu, kể từ ngày Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg có 62 hiệu lực thi hành, vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước hàng năm để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất không thấp hơn toàn bộ nguồn thu Ngân sách trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất được nộp vào kho bạc Nhà nước bao gồm số thu và thuế xuất - nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cao (trừ thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu) và các thu nhập hợp pháp khác”. * Kết quả thực hiện Trong năm 2009 - 2018 (sau khi có hướng dẫn của Thông tư 33/2008/TT-BTC) nguồn thu ngân sách trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất là rất lớn (2009-2018: 161.735 tỷ đồng, tương đương 16.173 tỷ đồng/năm) góp phần đưa tỉnh Quảng Ngãi từ một tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp từ năm 2005 trở về trước trở thành một tỉnh có nguồn thu lớn của cả nước. Mặc dù Thủ tướng có Quyết định và Bộ Tài chính cũng có Thông tư hướng dẫn, nhưng hiện nay các Bộ, ngành Trung ương không áp dụng cơ chế này cho Khu kinh tế Dung Quất, mà hàng năm chỉ căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách Trung ương để bố trí vốn và bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để thực hiện; nhưng mức bố trí của ngân sách trung ương hàng năm rất ít, không ổn định, không đảm bảo yêu cầu đầu tư hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư phát triển cũng như giải quyết những vấn đề bứt xúc về an sinh xã hội. Năm 2010, 2011 được bố trí từ nguồn vượt thu Nhà máy lọc dầu Dung Quất là 280 tỷ đồng để thực hiện các công trình hạ tầng trọng điểm. Đối với ngân sách tỉnh Trên cơ sở Quyết định số 396/QĐ-TTg Ngày 05/4/2007 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định, về việc chuyển giao Ban Quản lý KKT Dung Quất thuộc Thủ tướng Chính phủ về UBND tỉnh Quảng Ngãi quản lý; Ban Quản lý chủ động xây dựng và trình UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt các cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách tỉnh để đầu tư CSHT KKT Dung Quất, cụ thể: 63 Theo Quyết định số 3160/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch phát triển nhanh, toàn diện, bền vững Khu kinh tế Dung Quất giai đoạn 2007-2010, định hướng đến 2020 “Áp dụng cơ chế sử dụng phần vượt dự toán hàng năm trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất: Phần thu vượt dự toán do HĐND tỉnh giao hàng năm trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất (phần điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh), sau khi dành 50% để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương, 50% còn lại được bố trí cho Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất để thực hiện đầu tư cho các mục tiêu sau trên cơ sở danh mục được UBND tỉnh phê duyệt: + Thực hiện đền bù trước để tạo quỹ đất sạch nhằm thu hút các dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, tạo giá trị sản lượng công nghiệp cao hoặc các dự án có tính chất quan trọng và cấp thiết (vị trí đền bù phải đảm bảo theo quy hoạch được duyệt và danh mục dự án đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt). + Hỗ trợ đầu tư để xây dựng đồng bộ và đi trước một bước các dự án xây dựng hạ tầng các khu dân cư trong Khu kinh tế Dung Quất. + Hỗ trợ đầu tư việc thuê tư vấn nước ngoài lập các quy hoạch chi tiết đô thị Vạn Tường và cảng Dung Quất.” Thực hiện Quyết định trên, từ năm 2007 đến 2018, trong kế hoạch hàng năm, tỉnh Quảng Ngãi đã ưu tiên bố trí 1.725,837 tỷ đồng để triển khai thực hiện 24 dự án đầu tư hạ tầng quan trọng, cấp bách phục vụ yêu cầu thu hút đầu tư phát triển KKT Dung Quất và đáp ứng yêu cầu ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng dự án như: bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch hơn 200ha, xây dựng các khu dân cư phục vụ nhu cầu tái định cư hơn 60ha, các khu nghĩa địa tập trung; các tuyến đường trục trong và ngoài KCN VSIP, KCN phía Tây; các đồ án quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong KKT...; Đối với phần thu vượt dự toán do HĐND tỉnh giao hàng năm 64 trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất (phần điều tiết ngân sách tỉnh), tỉnh có bố trí vốn trở lại để đầu tư cơ sở hạ tầng KKT Dung Quất nhưng với số vốn còn thấp, không đạt 50% nguồn vượt thu (chỉ trong năm 2014, 2015 được bố trí từ nguồn vượt thu 1.233,5 tỷ đồng để thực hiện các công trình hạ tầng trọng điểm). Việc phát hành trái phiếu công trình đối với các dự án hạ tầng quy mô lớn, có vai trò then chốt đối với sự phát triển khu kinh tế chưa được thực hiện do hành lang pháp lý chưa rõ ràng và chưa được thực hiện nhiều trong cả nước mặc khác, việc xác định lộ trình, nguồn vốn hoàn trả chưa rõ ràng nên tỉnh Quảng Ngãi chưa mạnh dạn thực hiện phương thức này. Thu hút nguồn vốn hỗ trợ chính chức (ODA): Đây là nguồn vốn có nhiều tiềm năng lớn được Thủ tướng Chính phủ cho phép KKT Dung Quất đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư nhằm xây dựng các công trình hạ tầng vừa thiết yếu cho yêu cầu phát triển, vừa có khả năng thanh toán vốn vay này, như các công trình giao thông trong các khu đô thị, đường trục chính nối các khu chức năng, các công trình hạ tầng xã hội như trường dạy nghề, bệnh viện; tuy nhiên, Ban Quản lý chưa tranh thủ kêu gọi nguồn vốn này. Chỉ thu hút được Dự án thiết bị đào tạo nghề đối với Trường dạy nghề Dung Quất (nay là Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất) do Chính phủ Đan Mạch tài trợ với số vốn 3.850.000 USD, ngoài ra chưa thu hút được dự án nào nữa, kể cả công tác chuẩn bị danh mục dự án đầu tư để đăng ký cũng chưa được chú ý, đây là một thiếu sót cần khắc phục để khai thác có hiệu quả nguồn vốn này nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu trong KKT Dung Quất. Thu hút vốn đầu tư theo hình thức PPP: tại KKT Dung Quất chưa có dự án phát triển kết cấu hạ tầng được triển khai theo hình thức PPP. Nguyên nhân do KKT Dung Quất vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; trong những năm 65 đầu phát triển cơ sở hạ tầng yếu kém, việc thu hút đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội của Tỉnh chưa phát triển; mặc dù Ban Quản lý và tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng danh mục dự án và tích cực xúc tiến, kêu gọi đầu tư nhưng bản thân các dự án còn nhiều rủi ro, tính khả thi không cao, đặc biệt là phương án thu hồi vốn đầu tư nên việc thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Ban Quản lý đã chủ động, kêu gọi các Tập đoàn, Tổng công ty, các doanh nghiệp tư nhân với tổng vốn hơn 8.131 tỷ đồng để đầu tư các hạ tầng kỹ thuật, xã hội khác cơ bản đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển của KKT Dung Quất như: hệ thống cấp điện, bưu chính viễn thông, cấp nước, cảng biển và các công trình dịch vụ tiện ích khác. Thu hút các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN: tại thời điểm ban đầu thành lập, việc kêu gọi nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN tại Quảng Ngãi là rất khó khăn (do các điều kiện cơ sở hạ tầng cơ bản yếu kém, kinh tế - xã hội còn thấp, các chính sách thu hút, ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư chưa rõ ràng...). Trước những khó khăn đó, Ban Quản lý đã huy động nguồn lực thực hiện dự án Phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất, diện tích 78 ha, thời gian thực hiện 2004 - 2006, với tổng mức 85 tỷ đồng (vốn NSTW: 41 tỷ đồng, vốn vay: 44 tỷ đồng), được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. Đây là tiền đề quan trọng để thu hút các nhà đầu tư có nhu cầu thuê đất có hạ tầng để sản xuất kinh doanh. Kết quả đã nhanh chóng lấp đầy diện tích đất cho thuê khoảng 70% tại thời điểm 2009, với 24 dự án đầu tư, tổng vốn thực hiện đầu tư 2.312 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc Phân khu công nghiệp do một đơn vị trực thuộc Ban Quản lý (hiện nay chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên thuộc UBND tỉnh) quản lý, khai thác và duy tu bảo dưỡng đã bộc lộ nhiều khuyết điểm: thu hút đầu tư không chuyên nghiệp, các dự án đầu tư đạt về mặt số lượng nhưng chất lượng 66 chưa cao, đóng góp cho nguồn thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, tạo sự lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu ban đầu (hiện nay một số doanh nghiệp phá sản, một số hoạt động cầm chừng); công tác duy tu, bảo dưỡng chưa đạt yêu cầu nên hạ tầng xuống cấp nhiều... trong khi đó bộ máy tổ chức lại cồng kềnh, không phát huy hiệu quả. Xác định được những hạn chế trên, cần thiết phải đổi mới tư duy, phải có cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mạnh mẻ, đột phá để thu hút các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có tiềm lực tài chính và nguồn khách hàng tiềm năng tại các nước cũng như các địa phương khác trên cả nước để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN một cách đồng bộ, bài bản, chuyên nghiệp và thân thiện với môi trường. Điển hình cho sự thành công này là thu hút dự án Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi (FDI): Dự án được Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 23/4/2012 với diện tích giai đoạn 1 khoảng 660ha, là KCN hiện đại nhất của tỉnh Quảng Ngãi hiện nay với hệ thống hạ tầng tương đối đồng bộ bao gồm hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng; hệ thống cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải; Hệ thống xử lý nước thải tập trung; Trạm PCCC... Việc triển khai và đưa vào hoạt động đối với dự án đã tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể: - Về thu hút đầu tư: KCN VSIP Quảng Ngãi là nơi tạo điểm nhấn trong thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Quảng Ngãi. Tính đến nay, KCN VSIP Quảng Ngãi đã thu hút được 23 dự án đầu tư (trong đó, có 22 dự án FDI và 01 dự án đầu tư trong nước), với tổng vốn đầu tư trên 759 triệu USD. Tính riêng trong năm 2018, thu hút đầu tư FDI vào KCN VSIP Quảng Ngãi chiếm 93% tổng thu hút FDI của cả tỉnh Quảng Ngãi (341 triệu USD/366,78 triệu USD). - Về giải quyết lao động: KCN VSIP Quảng Ngãi đã giải quyết tốt việc làm cho lao động địa phương; hiện nay, đã có 10/23 dự án đi vào hoạt động, 67 giải quyết việc làm cho khoảng trên 7.600 lao động; dự kiến khi 23 dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 35.000 lao động. Hiện nay, Ban Quản lý đang tập trung hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án Khu đô thị - công nghiệp Dung Quất (quy mô diện tích 319 ha): đang triển khai thực hiện công tác bồi thường, GPMB (đã thực hiện khoảng 100ha) và các thủ tục liên quan đối với dự án. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt đang tích cực xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án đầu tư; đến nay, Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt đã ký biên bản ghi nhớ với các nhà đầu tư thứ cấp thuê lại diện tích đất đạt khoảng 51ha. Dự án Khu công nghiệp Bình Hòa - Bình Phước (quy mô diện tích 249,51 ha): Nhà đầu tư đã trình hồ sơ đầu tư dự án, tỉnh đang lấy ý kiến các cơ quan có liên quan cho ý kiến về việc đầu tư dự án và đang gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan trước khi trình Thủ tướng Chỉnh phủ quyết định chủ trương đầu tư. Huy động vốn từ quỹ đất: các khu đô thị Vạn Tường, Dốc Sỏi, Sa Kỳ nằm trong quy hoạch chung KKT Dung Quất được quy hoạch hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và đầy đủ dịch vụ tiện ích nhằm nhu cầu sinh sống của cán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_thu_hut_von_dau_tu_xay_dung_co.pdf
Tài liệu liên quan