Luận văn Quản lý nhà nước về tôn giáo của uỷ ban nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ TÔN GIÁO CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN . 7

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về tôn giáo của Ủy

ban nhân dân cấp huyện . 7

1.2. Chủ thể quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân cấp huyện. 13

1.3. Nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

. 15

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân

dân cấp huyện. 20

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH. 28

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân

dân cấp huyện tỉnh Quảng Bình. 28

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

tại tỉnh Quảng Bình . 32

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện

tại tỉnh Quảng Bình . 39

Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ TÔN GIÁO CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TẠI

TỈNH QUẢNG BÌNH . 46

3.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo của ủy ban

nhân dân cấp huyện. 46

pdf74 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về tôn giáo của uỷ ban nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng. Nhận thức đúng thì mới hành động, thực hiện đúng. Công tác tôn giáo không chỉ của đơn vị, tổ chức, cá nhân nào mà là của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó cốt lõi là công tác vận động quần chúng. Việc thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện là yếu tố quan trọng, nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở mạnh, nắm vững và thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, thì nơi đó, tình hình tôn giáo diễn ra ổn định bình thường, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào có đạo được đảm bảo; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, tạo điều kiện để thực hiện tốt các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh ở địa phương. 1.4.5. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề hội nhập và xu thế vận động của tôn giáo Thế giới ngày nay đang trong quá trình vận động, biến đổi rất nhanh chóng về mọi phương diện. Các tôn giáo cũng không nằm ngoài sự vận động, biến đổi chung đó. Tôn giáo là bộ phận của văn hóa đã và đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. 26 Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang rộng mở chủ trương, chính sách đổi mới trong việc khuyến khích cộng đồng các tôn giáo phát huy vai trò nguồn lực xã hội của mình trong phát triển ổn định kinh tế, xã hội. Với vai trò, tính chất, đặc điểm các tôn giáo trong thời đại ngày nay, cần nhận thức khách quan và đúng đắn bản chất của tôn giáo, tôn trọng tự do tôn giáo và chủ động phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức và những yếu tố tích cực khác của tôn giáo trong đời sống xã hội, thực hiện đoàn kết các tôn giáo trong đại đoàn kết cộng đồng của các quốc gia dân tộc. 27 Tiểu kết Chương 1 Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo mang tính cấp thiết và phải tăng cường quản lý bằng pháp luật. Trong Chương 1, tác giả đã tập trung phân tích những cơ sở lý luận về tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện. Tác giả đã trình bày, phân tích các khái niệm, đặc điểm, vai trò, chủ thể quản lý nhà nước về tôn giáo, những nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện. Để bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, bảo đảm cho các hoạt động tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng công tác quản lý nhà nước về tôn giáo từ trung ương đến chính quyền các cấp cơ sở, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước của UBND cấp huyện. UBND cấp huyện là cấp chính quyền sâu sát nhất đối với các hoạt động tôn giáo, do đó để tham mưu tốt cho UBND cấp tỉnh, cũng như hướng dẫn cho UBND cấp xã, cán bộ làm công tác tôn giáo của cấp huyện phải nắm vững lý luận về tôn giáo, văn bản pháp luật về tôn giáo. UBND cấp huyện là đầu mối kết nối mối quan hệ giữa chính quyền và các tổ chức tôn giáo, giữa các tôn giáo đang hoạt động trên địa bàn. Thực hiện tốt nhiệm vụ này là đưa mục tiêu của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đúng hướng và đáp ứng yêu cầu quản lý về tôn giáo ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn. 28 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Bình 2.1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên Quảng Bình là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên 8.065 km2 và dân số gần 87 vạn người, phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, có đường biên giới chung với nước CHDCND Lào 201 km về phía Tây và bờ biển phía Đông dài 116 km; cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía Nam. Trên bản đồ Việt Nam, Quảng Bình là cái “eo” của đất nước - nơi có bề ngang hẹp nhất từ đông sang tây (chỉ gần 50 km). Tài nguyên biển Quảng Bình rất đa dạng cùng với thềm lục địa rộng lớn gấp 2,6 lần diện tích đất liền, tạo cho Quảng Bình có một ngư trường lớn, với trữ lượng hải sản khá dồi dào (1.650 loài), chất lượng cao. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý, có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Đơn vị hành chính, tỉnh có 08 huyện, thành phố với 159 xã, phường, thị trấn. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân cư phân bố không đều, khoảng 80,47% sống ở vùng nông thôn và 19,53% sống ở thành thị [42, tr 12- 20]. 2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế của Quảng Bình ngày càng phát triển ổn định. 29 Tốc độ tăng trưởng GRDP khá, gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Năm 2019 GRDP bình quân đầu người của tỉnh ước đạt 40.5 triệu đồng/người. Tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 1990-2019 đạt 8,3%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,0%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 13,5%; khu vực dịch vụ tăng 8,6%. Đặc biệt trong giai đoạn 2010-2019, ngành du lịch của tỉnh có sự chuyển biến mạnh mẽ nên đã kéo theo nhiều ngành dịch cụ khác phát triển, qua đó tỷ trọng dịch cụ tăng dần. Năm 2019 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 26,9 %, dịch vu 55%, nông, lâm nghiệp và thủy sản 18,1 % [42, tr 25]. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được tăng dần qua các năm. Từ số thu 14 tỷ đồng năm 1990, đã tăng lên 4.500 tỷ đồng vào năm 2019, bình quân tăng 21%/năm, chiếm tỷ trọng 13,5% GDP toàn tỉnh. Cơ cấu thu ngân sách ngày càng bền vững hơn. Nhờ đó, các khoản chi ngân sách có cải thiện, nhất là chi cho đầu tư phát triển, chi lương, chi giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo và các khoản chi đột xuất, khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai... [42, tr 50]. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh được đầu tư ngày càng đồng bộ, hiện đại. Có sân bay, cảng biển, đường sắt, đường bộ, hệ thống thuỷ lợi,... 100% số xã có đường ô tô, điện lưới quốc gia đến trung tâm xã; mạng lưới bưu chính - viễn thông, phát thanh truyền hình phủ kín 100% số xã; 90% số dân ở nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Đó thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [42, tr 57]. 2.1.2. Khái quát về tình hình tôn giáo tại tỉnh Quảng Bình Quảng Bình có 02 tôn giáo chính được Nhà nước công nhận là đạo Công giáo và đạo Phật giáo. Trong đó: Đạo Công giáo có trên 102.000 tín đồ, chiếm gần 12% dân số toàn tỉnh, phân bố trên 68 đơn vị hành chính cấp xã và 06 đơn vị hành chính cấp huyện; toàn tỉnh có 02 hạt, viện, 42 chức sắc Công 30 giáo (trong đó có 40 linh mục và 02 Trưởng, phó Tu 35 xứ, 94 họ, 01 Tu viện), 682 chức việc, có 97 cơ sở thờ tự (96 nhà thờ và 01 tu viện). Phật giáo có khoảng trên 3.100 tín đồ, phân bố trên địa bàn 42 xã, phường, thị trấn của 07 huyện, thị xã, thành phố; có 05 tổ chức tôn giáo trực thuộc (Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bố Trạch, Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Quảng Ninh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Tuyên Hóa và Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Lệ Thủy); 69 chức sắc, nhà tu hành (trong đó có 16 nhà tu hành), 13 cơ sở thờ tự,[5, tr 1]. Cán bộ làm công tác tôn giáo cấp tỉnh, cấp huyện luôn luôn chủ động tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan tham mưu, giải quyết các vụ việc tôn giáo theo thẩm quyền, đảm bảo đúng quy định của pháp luật; kịp thời kiểm tra, nắm bắt thực trạng, nhu cầu đất đai, xây dựng, sinh hoạt của các tổ chức tôn giáo làm cơ sở để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn. Việc xem xét, giải quyết các vấn đề như đất đai, xây dựng, sinh hoạt tôn giáo luôn được cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp cùng với các sở, ngành, địa phương có liên quan quan tâm phối hợp, giải quyết, từng bước đáp ứng nhu cầu chính đáng của các tổ chức, chức sắc tôn giáo nên nhìn chung tình hình tôn giáo trên địa bàn cơ bản ổn định. Các hoạt động tôn giáo trên địa bàn cơ bản tuân thủ quy định của pháp luật; nhiều hoạt động tôn giáo quan trọng được tổ chức như: Lễ Chầu lượt, Quan thầy, Phục sinh, La Vang.... (đạo Công giáo); Lễ Thượng Nguyên; Lễ hội Di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc lần thứ III, Lễ Phật Đản, mùa An cư kiết hạ, lễ Vu Lan báo hiếu .... (đạo Phật giáo) được diễn ra thuần túy, tổ chức theo đúng nội dung, chương trình đã đăng ký, thông báo và được chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi. Một số hoạt động tôn giáo đột xuất, ngoài 31 chương trình đăng ký như: Lễ công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì; lễ hội tại một số chùa; diễu hành xe hoa nhân dịp lễ Phật Đản; rước kiệu ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự đều được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm giải quyết, hướng dẫn thực hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. [5, tr 1]. Nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp ở Quảng Bình đã tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật về tôn giáo. Hầu hết các hoạt động tôn giáo, như tổ chức các lễ chầu lược, lễ quan thầy, các hoạt động mục vụ, đều diễn ra theo kế hoạch đã đăng ký với chính quyền cơ sở. Các linh mục, nhà tu hành có thái độ cởi mở, hòa nhã, đồng thuận và hợp tác khá tốt với các cấp, các ngành ở địa phương trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến tôn giáo. Đồng thời, các cấp chính quyền của tỉnh Quảng Bình luôn có những chính sách thuận lợi, tạo điều kiện thu hút đầu tư nhằm tăng cường phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn tỉnh, trong đó có các vùng của đồng bào theo đạo; đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, kế hoạch hóa gia đình, giải quyết việc làm, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào theo đạo; lôi cuốn đồng bào có đạo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời - đẹp đạo”, như các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Người Công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Xứ họ đạo tiên tiến”, “Làng giáo dân sản xuất giỏi”, Từ các phong trào ấy, những mô hình tiên tiến đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và về tôn giáo nói riêng vào cuộc sống. 32 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện tại tỉnh Quảng Bình 2.2.1 Thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Nội Vụ tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 271/QĐ-SNV ngày 25/9/2015 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình đảm bảo công tác quản lý nhà nước về tôn giáo triên địa bàn tỉnh Quảng Bình tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quả và chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh về sắp xếp lại, tổ chức bộ máy; theo đó, Ban Tôn giáo tỉnh đã tiến hành kiện toàn, giảm đầu mối bên trong; về cơ cấu tổ chức hiện nay, Ban Tôn giáo tỉnh chỉ còn 02 phòng chuyên môn (phòng HC-TH, phòng Nghiệp vụ) với tổng số biên chế được giao là 13 người [5, tr 5-6]. Ở cấp huyện, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được giao cho phòng Nội vụ tham mưu, thực hiện. Hiện tại, cấp huyện có 14 cán bộ làm công tác tôn giáo trên 7 huyện, thị xã, thành phố có tôn giáo (trong đó: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng kiêm nhiệm là 07 người; cán bộ chuyên trách có 07 người); cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo [5, tr 6]. Để đưa các văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo của nhà nước đi vào đời sống, đồng thời để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của công dân trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, ngoài việc tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về công tác quản lý nhà 33 nước về tôn giáo, các Phòng Nội vụ đã chủ động tham mưu cho UBND cấp huyện triển khai thực hiện phù hợp với tình hình tôn giáo tại địa phương. Ngày 28/5/2003, Tỉnh ủy Quảng Bình đã ban hành Chương trình hành động số 23 CTr/TU về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo (viết tắt Chương trình hành động số 23). Qua 15 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động số 23 của Tỉnh ủy, công tác quản lý Nhà nước (QLNN) về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác tôn giáo, nhất là để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 23, UBND cấp huyện đã đề nghị Ban Tôn giáo tỉnh tham mưu cho mưu UBND tỉnh Quảng Bình ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác tôn giáo, trong đó nổi bật như Quyết định số 16/2005/QĐ- UB ngày 23/3/2005 về việc ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ; Chương trình hành động số 1715/CTr-UBND ngày 24/8/2007 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo giai đoạn 2007-2010; Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 30/01/2013 về tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh; các chỉ thị, quyết định về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo; phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, công 34 trình tôn giáo giáo trên địa bàn; công bố bộ thủ tục hành chính về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp, các ngành Hàng năm, Phòng Nội vụ (bộ phận tôn giáo) tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác tôn giáo, chủ động phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan bám sát nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo Luật bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và từng đối tượng, địa bàn (thông qua lồng ghép chuyên đề trong các hội nghị, lớp tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật mới theo kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật); tích cực tham mưu, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường đối thoại với các tổ chức, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn; triển khai thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo đến chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo; công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền phổ biến pháp luật theo Quyết định số 306/QĐ-TTg ngày 08/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 1953/KH-BNV ngày 12/4/2017 của Bộ Nội vụ về việc triển khai thực hiện Quyết định số 174/QĐ- TTg ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017 - 2020”; Quyết định số 199/QĐ-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo [5, tr 8-9]. Nhìn chung, việc tổ chức, thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo 35 của UBND cấp huyện luôn được triển khai, thực hiện kịp thời theo sự chỉ đạo của Trung ương. Trên cơ sở các văn bản theo quy định của Trung ương, UBND tỉnh Quảng Bình, UBND cấp huyện ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa tinh thần của Đảng, Nhà nước, tỉnh Quảng Bình, đáp ứng nhu cầu và điều chỉnh hoạt động tôn giáo của các cá nhân, tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình tôn giáo tại địa phương, được hầu hết Giáo hội của các tổ chức và tín đồ tôn giáo đồng tình, ủng hộ và hưởng ứng mạnh mẽ các hoạt động của chính quyền phát động. 2.2.2 Phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện Ngay sau khi các văn bản pháp luật của trung ương và tỉnh Quảng Bình về tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua, UBND cấp huyện đã chỉ đạo Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức quán triệt sâu rộng trong hệ thống chính trị các cấp, trong chức sắc, chức việc các tôn giáo theo sự phân cấp, đồng thời hướng dẫn các xã, các hội đoàn thể, các lực lượng vũ trang tổ chức phổ biến đến các hội, đoàn viên và các tầng lớp dân cư, đặc biệt là tín đồ các tôn giáo. UBND cấp huyện đã xem đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, liên tục và đem lại hiệu quả cao. Để triển khai Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo đi vào cuộc sống, UNND cấp huyện đã tham mưu Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều hội nghị phổ biến cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp. Chỉ tính riêng năm 2018, Ban Tôn giáo Tỉnh đã phối hợp với UBND cấp huyện và các sở ngành, địa phương tổ chức được 10 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; Trong đó, 05 hội nghị do 36 Ban Tôn giáo tỉnh chủ trì, phối hợp tổ chức cho 467 cán bộ, công chức làm tôn giáo các cấp; 05 hội nghị phối hợp báo cáo tuyên truyền, phổ biến tại các sở (Giáo dục và Đào tạo, Tư Pháp), các huyện (Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy), thị xã Ba Đồn và thành phố Đồng Hới. Đồng thời, tham mưu cho Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh trong việc cử đoàn chức sắc, chức việc tham gia Hội nghị bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh do Trung ương tổ chức tại Hà Tĩnh với số lượng 20 đại biểu tham gia [5, tr 2-3] Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo còn được triển khai lồng ghép trong các cuộc kiểm tra, các buổi làm việc với tổ chức, chức sắc tôn giáo. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp về tín ngưỡng, tôn giáo luật giúp cho cán bộ, công chức, tổ chức, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, đồng bào có tôn giáo nắm bắt được những chủ trương, chính sách của Đảng, những quy định của pháp luật hiện hành, từ đó thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. 2.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp bách. Cán bộ làm công tác tôn giáo hiện nay có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là bộ phận quản lý công tác tôn giáo ở cấp cơ sở. Cấp ủy, chính quyền cấp huyện cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác tôn giáo nắm vững pháp luật, hiểu biết sâu về văn hóa lịch sử xã hội, nguồn gốc ra đời của các tôn giáo, mỗi tôn giáo có giáo lý, giáo luật khác nhau, biết vận dụng lý luận và thực tiễn để giải quyết các vụ việc 37 tôn giáo đảm bảo hiệu quả. Có phương án tiếp xúc, vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo, hướng dẫn các chức sắc, tín đồ trong hoạt động tôn giáo và thực hiện nghĩa vụ công dân. Tỉnh Quảng Bình luôn luôn quan tâm công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Thực hiện Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017-2020” và Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 12/2/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình về giao kế hoạch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức, chỉ tính riêng năm 2018, Ban Tôn giáo tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức 05 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho 467 cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp tỉnh và cấp huyện, đồng thời phối hợp làm đầu mối và cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức tại các tỉnh với số lượng 15 người bao gồm cán bộ cấp tỉnh và cấp huyện [5, tr 2-3] Qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo giúp cho cán bộ làm công tác tôn giáo năm được các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Từ đó, có nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của tôn giáo trong tình hình mới. Các phòng nội vụ huyện luôn chú trọng nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ về các tôn giáo đang tồn tại trên địa bàn của mình quản lý. Vì vậy, các phòng nội vụ thường xuyên cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng do Ban Tôn giáo tỉnh tổ chức. Đồng thời, chủ động phối hợp với các ban, ngành đoàn thể địa phương mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức tôn giáo cho cán bộ làm tôn giáo ở xã, phường. Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về 38 tôn giáo tại địa phương đã được củng cố, kiện toàn một cách triệt để từ huyện đến tận xã, đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động làm công tác tôn giáo được cải thiện. Điều này đã đánh dấu sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành của tỉnh, huyện đối với công tác tôn giáo, tạo nên cột mốc đáng ghi nhận trong sự phát triển ngành quản lý nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hằng năm phân bố còn hạn chế nên một bộ phận cán bộ làm công tác tôn giáo tại địa phương, nhất là ở cơ sở vẫn chưa được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý. 2.2.4 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo của UBND cấp huyện luôn được chính quyền tỉnh Quảng Bình quan tâm, triển khai thực hiện, không có trường hợp khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp cũng như tình trạng khiếu kiện, khiếu nại kéo dài. Việc quản lý nhà nước về tôn giáo vừa bảo đảm đúng với đường lối đối ngoại, quan điểm, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước, vừa thỏa mãn được nhu cầu văn hóa tâm linh chân chính của đồng bào theo đạo, quả là một vấn đề không đơn giản. Để thực hiện tốt công tác đòi hỏi bộ phận làm công tác tôn giáo phải có phương pháp, biện pháp sáng tạo, phù hợp với thực tiễn từng vùng, từng địa phương. Bộ phận làm công tác tôn giáo cần phải vận dụng các phương pháp quản lý linh hoạt, vừa cứng rắn, vừa mền dẻo, vừa hồng, vừa chuyên vào từng đối tượng, vụ việc cụ thể trong quá trình quản lý nhà nước về tôn giáo để đạt hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, các tổ chức, cá nhân tôn giáo nước ngoài đến Quảng Bình để 39 tham quan, gặp gỡ, giao lưu và hoạt động tôn giáo ngày càng nhiều. Phần lớn các cá nhân, tổ chức tôn giáo khi tham gia hoạt động tôn giáo tại Quảng Bình đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Chủ trương của Tỉnh là tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc và trên cơ sở quy định của pháp luật. Nếu cá nhân, tổ chức tôn giáo đến Quảng Bình để tham quan, du lịch thì tuyệt đối không được tham gia hoạt động tôn giáo, nếu vi phạm sẽ bị nhắc nhở, xử lý nghiêm. Với chủ trương trên, các tổ chức tôn giáo tại Tỉnh khi có nhu cầu mời các đoàn quốc tế về giao lưu, dự các lễ hội lớn; mời các vị linh mục, mục sư, chức sắc nước ngoài về giảng đạo, truyền đạo, tham dự đại hội,...đều chủ động đặt vấn đề với chính quyền huyện và thành phố để được hướng dẫn các thủ tục và thực hiện theo đúng quy trình, quy định của địa phương. UBND cấp huyện thường xuyên phối hợp với các đơn vị cơ sở quan tâm, chú trọng nhiều đến công tác đối ngoại tôn giáo, thường xuyên tổ chức, gặp gỡ, đối thoại với các tổ chức, chức sắc tôn giáo, nhất là đối với chức sắc đạo Công giáo nhằm tạo sự đồng thuận giữa chính quyền với các tổ chức, chức sắc tôn giáo trong việc giải quyết một số vấn đề phát sinh. Đồng thời, tổ chức nhiều đoàn thăm và tặng quà cho các tổ chức, chức sắc các tôn giáo nhân các dịp lễ tết như: Tết Nguyên đán, Lễ Noel, Lễ Phật đản, Lễ Vu Lan và các ngày lễ trọng của tổ chức tôn giáo.vv 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện tại tỉnh Quảng Bình 2.3.1. Những kết quả đạt được Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp đồng bộ của hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao của nhân dân nói chung và bà con giáo dân nói riêng, trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về 40 tôn giáo của UBND cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_ton_giao_cua_uy_ban_nhan_dan_ca.pdf
Tài liệu liên quan