Luận văn Quản lý nhà nước về việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu đồ

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC

LÀM Ở CẤP TỈNH. 9

1.1. Những vấn đề chung về việc làm . 9

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm việc làm . 9

1.1.2. Giải quyết việc làm . 10

1.1.3. Vai trò của việc làm và giải quyết việc làm. 11

1.2. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về việc làm . 12

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về việc làm. 12

1.2.2. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về việc làm ở nước ta . 14

1.2.3. Quản lý nhà nước về việc làm ở cấp tỉnh. 17

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về việc làm . 29

1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý việc làm. 34

1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai . 34

1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Phước. 35

1.3.3. Giá trị tham khảo rút ra cho công tác quản lý nhà nước về việc làm

trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 36

Tiểu kết chương 1. 37

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC LÀM

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG . 39

pdf118 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
017 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người LĐ làm việc theo hợp đồng LĐ và Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ LĐ-TB&XH cho hơn 2.500 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế... Đôn đốc các doanh nghiệp thực 46 hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc như tổ chức đối thoại định kỳ, tổ chức hội nghị người LĐ. Đồng thời gửi văn bản hướng dẫn cho hơn 2.600 doanh nghiệp về các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động. Năm 2019, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Kế hoạch số 774/KH-BCĐ.ĐA31 ngày 05/3/2019 về việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2019. Nhìn chung hoạt động QLNN về việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Dương về cơ bản đã thực thi nghiêm túc các quy định của pháp luật về lao động và việc làm nói chung, pháp luật về việc làm nói riêng do các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Đồng thời, công tác phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về việc làm giữa các cơ quan, ban ngành đã thể hiện được tinh thần vì sự nghiệp phát triển chung của tỉnh. 2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về việc làm nói riêng. Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Bình Dương đã quan tâm triển khai thực hiện nội dung này đến tất cả với các nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động và người lao động nhằm đồng nhất về nhận thức cho các nhóm đối tượng hiểu và nắm rõ các quy định của pháp luật về việc làm, từ đó làm tiền đề cho việc thực hiện pháp luật có hiệu quả. Để đảm bảo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Dương, thời gian qua, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp công nhân lao động (CNLĐ) nâng cao kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình và hạn chế đình, lãn công... như: 47 Sở Lao động Thương binh Xã hội phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã và thành phố tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản như: Nghị định 149/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018; Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, Luật bảo hiểm Xã hội cho hơn 2.000 doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp tham dự. Ngoài ra, còn hướng dẫn bằng văn bản và trả lời trực tiếp cho khoảng 2.500 doanh nghiệp về các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động. Tổ chức quán triệt tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu, nội dung cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết số 27/NQ/TW và Nghị quyết số 28/NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hướng dẫn và giải đáp pháp luật lao động cho doanh nghiệp, trả lời cho doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và Luật Việc làm như: chế độ tiền lương, hợp đồng lao động, làm thêm giờ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, cấp giấy phép cho lao động làm việc tại Việt Nam Biên soạn, in ấn, cấp phát hơn 65.000 tờ rơi tuyên truyền nội dung liên quan đến việc triển khai Nghị định 149/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 và 65.000 tờ rơi hướng dẫn về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động cho doanh nghiệp và người lao động; Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương thực hiện: 03 chương trình cho chuyên mục "Pháp luật và Cuộc sống"; Tuyên truyền trên chuyên mục "Tư vấn pháp luật" về mức lương tối thiểu vùng năm 2019; thực 48 hiện 02 phim phóng sự và 01 tọa đàm cho Chương trình tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động. Từ khi Bộ LĐ-TB&XH chính thức tiếp nhận quản lý nhà nước lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đến nay các văn bản dưới luật đã được xây dựng, hoàn thiện và được triển khai. Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Báo, Đài để thực hiện công tác tuyên truyền các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong lĩnh vực GDNN đáp ứng công nghiệp 4.0, đào tạo gắn với doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, trong đó: ký hợp đồng với Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương thực hiện quay 19 phóng sự phát trên chương trình “Dạy nghề và Việc làm” (Thời lượng: 15 phút) và phát lại 19 lần trên kênh BTV1; ký hợp đồng với Báo Bình Dương đăng 13 kỳ với nội dung hỗ trợ nhà trường và doanh nghiệp hợp tác đào tạo nguồn nhân lực; đào tạo nghề... đăng 12 kỳ với nội dung thông tin, tuyên truyền về công tác tuyển sinh, đào tạo, thế mạnh các trường nghề, ngành nghề đào tạo đáp ứng công nghiệp 4.0,... trên nhật Báo Bình Dương; ký hợp đồng với 09 Đài Truyền thanh huyện, thị xã thực hiện các chương trình phát thanh tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề và phát triển nghề cho lao động nông thôn, lồng ghép nội dung tuyên truyên trong các chương trình thời sự, chuyên mục lối sống đô thị, kiến thức cho người dân, người lao động,... Ngoài ra, công tác tuyên truyền tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm, dạy nghề và phát triển nghề cho lao động nông thôn còn được các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội thực hiện thông qua chế độ hội họp như: Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn. Đối với chính sách BHTN, tỉnh đã tổ chức, đẩy mạnh các công tác tuyên truyền, phổ biến với đa dạng các hình thức và duy trì thực hiện hàng 49 năm như: qua trang mạng điện tử; tại các sàn giao dịch việc làm; các hội nghị tuyên truyền cho người lao động, người sử dụng lao động; thông tin về chính sách BHTN thông qua liên kết với các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể (Liên đoàn lao động, Đoàn Thanh niên, Bảo hiểm xã hội), tổ chức và doanh nghiệp; tư vấn lưu động tại các huyện, thị xã, thành phố; qua Báo Bình Dương, Đài phát thanh truyền hình Bình Dương và các loa phóng thanh tại các xã, phường, thị trấn; băng rôn, tờ rơi; cẩm nang về lao động - việc làm - đào tạo nghề, sổ tay những điều cần biết về chế độ BHTN, tư vấn giới thiệu việc làm, hướng nghiệp, đào tạo nghề, học nghề; Bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương đã sớm quan tâm và ra chủ trương nâng cấp hoạt động tư vấn pháp luật của công đoàn từ việc hành lập Trung tâm Tư vấn pháp luật (TVPL) cấp tỉnh, kiện toàn các tổ TVPL ở LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố; công đoàn ngành và cấp tương đương cũng như ở các CĐCS trực thuộc. 2.2.3. Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp 2.2.3.1. Quản lý lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương Bình Dương là tỉnh có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn và trọng điểm của cả nước với nhiều doanh nghiệp sản xuất và người lao động. Lực lượng lao động hiện có của tỉnh dồi dào, dân số ở độ tuổi lao động chiếm đa số trong cơ cấu tổng dân số, đã và đang có sự chuyển dịch dần sang hướng đô thị hóa với tỷ lệ dân thành thị tăng, đây là một trong những động lực để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với số lượng lao động đông, Bình Dương hết sức quan tâm đến việc quản lý nhà nước về lao động, việc làm và nhất là việc thực hiện các chế độ chính sách cho người LĐ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người LĐ, hạn chế việc xảy ra các vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công, đảm 50 bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách thông thoáng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, sản xuất, tạo được nhiều việc làm mới. Điều này đã thu hút lao động trong và ngoài tỉnh vào làm việc tại các doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh qua mỗi năm. Thực tiễn hoạt động QLLĐ của tỉnh Bình Dương trong những năm qua chủ yếu tập trung tổ chức thực hiện pháp luật lao động, cơ chế, chính sách về lao động; theo dõi, kiểm tra, giám sát NSDLĐ tuân thủ pháp luật; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động của các bên tham gia QHLĐ. Nhìn chung, Bình Dương là địa phương chấp hành tương đối tốt pháp luật về lao động, việc làm. Về công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: thực hiện việc cung cấp thông tin về tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài đến các địa phương, đoàn thể và người dân hiệu quả, kịp thời; các doanh nghiệp hoạt động tuyển chọn lao động trên địa bàn phối hợp Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm lao động ngoài nước triển khai thực hiện các chương trình phi lợi nhuận. Phối hợp với Sở Ngoại vụ làm việc với đoàn công tác Chính quyền quận BongHwa, tỉnh Kyoeng Sang Boek, Hàn Quốc về việc thúc đẩy việc cử người lao động Việt Nam (tỉnh Bình Dương) đi làm việc tại quận BongHwa theo thời kỳ đang được thi hành tại Bộ Tư pháp Hàn Quốc năm 2018. Trong giai đoạn 2014 - 2018, tỉnh Bình Dương có 349 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường Đài Loan, Nhật Bản, UAE, Úc, Hàn Quốc, trong đó: Chương trình phi lợi nhuận (chương trình của Chính phủ): 105 lao động (theo chương trình hợp tác giữa Bộ Lao động Hàn Quốc và Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội Việt Nam). Chương trình lợi nhuận 51 (đi qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người đi làm việc ở nước ngoài): 244 lao động [27]. Kết quả thực hiện 10 tháng đầu năm 2019: Chương trình lợi nhuận (doanh nghiệp có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng): 30 lao động đi làm việc ở nước ngoài (Đài loan: 8 người, Nhật bản: 21 người, Ma cao: 1 người). Chương trình phi lợi nhuận: 03 lao động đã xuất cảnh đi làm việc tại Hàn Quốc, 21 lao động đạt kết quả tuyển chọn, chờ xuất cảnh đi Hàn quốc (EPS) theo chương theo phối hợp giữa 02 Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc; 01 lao động đi làm việc tại Nhật Bản theo chương trình phối hợp giữa 02 Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Ước kết quả thực hiện năm 2019: trên 60 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng qua Chương trình phi lợi nhuận và chương trình lợi [27]. Về công tác quản lý lao động người nước ngoài, Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã trình UBND tỉnh chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài cho 3.129 lượt doanh nghiệp với 17.031 vị trí công việc; cấp 8.453 giấy phép lao động; xác nhận 324 trường hợp không thuộc diện cấp phép lao động. 2.2.3.2. Thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương Để hỗ trợ người lao động tiếp cận với thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp dễ dàng, người sử dụng lao động tuyển dụng lao động thuận lợi, bảo đảm thống nhất và linh hoạt của thị trường lao động, Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động; tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường lao động, khớp nối cung - cầu lao động trên thị trường; cập nhật hệ thống thông tin thị trường lao động, thu thập, cung cấp thông tin về việc làm trống, người tìm việc; nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ: tổ chức sàn giao dịch với tần suất tăng, hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, mở rộng về thời gian, phạm vi và cách thức thực hiện: Phiên GDVL mini, Sàn GDVL trực tuyến (tư vấn qua các tiện ích trên sàn giao dịch 52 trực tuyến, qua Email, facebook, skype), tiếp tục liên kết với các Trung tâm tỉnh bạn qua việc thực hiện sàn GDVL; tư vấn – giới thiệu việc làm thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, qua mạng, điện thoại, tin nhắn; xây dựng bản tin thông tin thị trường lao động tỉnh Bình Dương; ngân hàng dữ liệu lao động đặc biệt quan tâm tư vấn - giới thiệu việc làm cho Bộ đội xuất ngũ, sinh viên mới ra trường thông qua hình thức tư vấn - giới thiệu việc làm trực tiếp tại buổi ra quân và các buổi lễ tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn. Trong 05 năm trở lại đây, tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh công tác phân tích và dự báo thông tin về thị trường lao động thông qua việc cập nhật các bài viết, bản tin. Trong bài phân tích sẽ phân tích cả nguồn lao động là: bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn,... có thể nói nguồn lao động được thu thập một cách đa chiều hơn. Từ đó có thể giúp cho người xem có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường lao động hiện tại cũng như trong thời gian tới. Nguồn: Tổng hợp từ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương Qua biểu đồ ta thấy sự chênh lệch giữa cung và cầu lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong năm 2019 là tương đối lớn. Nếu nhu cầu tuyển dụng lao động trong năm 2019 là 127.496 thì nhu cầu tìm việc làm của người 46213 35995 27256 36086 8294 25754 16768 8467 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000 Quý I Quý II Quý III Quý IV Biểu đồ 1: Cung - Cầu lao động năm 2019 Tuyển dụng Tìm việc 53 lao động chỉ dừng lại ở con số 59.283 (nhỏ hơn 2,15 lần). Từ việc điều tra cung - cầu lao động hàng năm tỉnh đã tiến hành khai thác và sử dụng các dữ liệu đã được điều tra. Cụ thể, đã khai thác được những xã, phường có người trong độ tuổi lao động mà không có việc làm, từ đó tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, cũng như công tác xuất khẩu lao động đến từng địa bàn của xã, phường, thị trấn đó. Nguồn: Tổng hợp từ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương Qua biểu đồ trên có thể thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông năm 2019 so với năm 2018 tăng 172.33 %, sau đại học tăng 0.34%. Nhu cầu tuyển dụng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động tăng chủ yếu là lao động phổ thông và lao động có tay nghề. Bên cạnh đó lực lượng lao động ở trình độ Trung cấp năm 2019 lại giảm so với năm 2018, nhưng đây lại là lực lượng lao động doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều, điều này làm cho tình trạng mất cân đối giữa nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc trở nên rõ rệt hơn. Bảng 2.1. Bảng thông tin nhu cầu tuyển dụng việc làm năm 2019 (xem phụ lục 1) Có tay nghề và LĐPT Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học 110119 11730 3724 1886 37 92886 14440 4927 2223 3 Biểu đồ 2: Lực lượng lao động năm 2019 2019 2018 54 Nguồn: Tổng hợp từ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương Qua biểu đồ trên có thể thấy trong năm 2019 có 127.463 vị trí việc làm trống có nhu cầu tuyển, trong đó lao động phổ thông và lao động tay nghề chiếm 86.37%, lao động nữ chiếm 11.2%. Bảng 2.2. Thông tin nhu cầu tìm việc làm năm 2019 (xem phụ lục 2) Nguồn: Tổng hợp từ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương 86% 9% 3% 2% 0% Biểu đồ 3: Nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ năm 2019 Có tay nghề và LĐPT Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học LĐPT Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học 49940 2297 2309 4663 74 68747 1829 3029 5668 73 Biểu đồ 4: Nhu cầu tìm việc làm theo trình độ năm 2019 năm 2018 55 Qua biểu đồ trên có thể thấy, tổng nhu cầu tìm việc làm là 59.283 lao động, trong đó lao động nữ chiếm 53%. Đây là sự chênh lệch giữa cung - cầu, lao động phổ thông chiếm 84.24%, trình độ lao động còn thấp, các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao chưa đáp ứng được như kỹ thuật cơ khí, công nghệ ô tô, công nghệ thông tin, điện điện tử, Đánh giá chung: có thể thấy số liệu chênh lệch giữa cung và cầu - bài toán cần phải giải mà lâu nay giải chưa ra. Nhu cầu tìm việc ở trình độ lao động phổ thông khá chênh lệch so với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, lực lượng lao động không đáp ứng đủ cho doanh nghiệp. Trong khi đó, lực lượng lao động có trình độ cao lại dư thừa dẫn đến tình trạng thất nghiệp. 2.2.3.3. Tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương Từ khi thực hiện chính sách BHTN đến nay, số lượng doanh nghiệp, người lao động tham gia BHTN và mức đóng bình quân tham gia trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều tăng qua mỗi năm. Bảng 2.3. Số lượng doanh nghiệp, người lao động tham gia BHTN và mức đóng bình quân tham gia trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2018 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số đơn vị tham gia 3.528 3.842 3.973 4.116 4.249 6.728 7.836 9.257 10.701 Số người tham gia 561.227 595.405 638.786 696.302 739.617 825.685 850.714 895.919 941.060 Mức đóng bình quân (triệu đồng) 1,65 2,21 2,72 3,15 3,66 3,96 4,89 4,91 5,36 Nguồn: Tổng hợp từ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương So với số người tham gia bảo hiểm xã hội trong cùng năm thì số người tham gia BHTN trên địa bàn tỉnh luôn đạt tỉ lệ cao, có năm cao nhất là đến 99%, trung bình từ năm 2009 đến nay tỉ lệ tham gia BHTN hơn 97%. Công tác triển khai thực hiện: 56 Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp: Mức đóng BHTN bình quân qua các năm của người lao động tham gia BHTN đều tăng do sự điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng chung của cả nước và thâm niên công tác của người lao động. Bảng 2.4. Mức đóng BHTN bình quân qua các năm 2010 - 2018 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số người đăng ký TN 49.582 67.706 87.644 62.925 68.435 Số người đề nghị hưởng 57.377 60.439 65.260 73.281 Số người có QĐ hưởng 28.692 42.561 54.282 54.630 67.802 58.834 61.561 65.589 71.346 Số tiền thực chi TCTN (triệu đồng) 70.387 138.985 310.945 383.588 512.316 443.417 484.946 645.812 855.466 Nguồn: Tổng hợp từ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương Từ năm 2010 đến năm 2014, mỗi năm số lao động đến đăng ký thất nghiệp luôn tăng, năm 2014 đã tăng 38% so với năm 2010. Từ năm 2015 đến năm 2018, số lượng người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Luật Việc làm năm 2013 tiếp tục tăng qua từng năm, trong đó năm 2018 đã tăng 47% so với năm 2010. Nhìn chung, số lượng người đăng ký thất nghiệp, đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng do số lượng lao động chung của cả tỉnh đều tăng qua mỗi năm. Lao động đến đăng ký thất nghiệp, đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong những năm qua chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo trong các ngành nghề như chế biến gỗ, điện tử Trong năm 2019, đã có 75.558 người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước) và số lao động có quyết định hưởng là 72.127 người (tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước). Trong tổng số NLĐ nộp hồ sơ đề nghị hưởng thì có khoảng 97% số NLĐ được hưởng TCTN. Số lao động thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm là 57 68.410 chiếm 90,5% tổng số lao động nộp hồ sơ hưởng BHTN. Lao động được hỗ trợ học nghề là 3.016 người (bằng 82,6% so với cùng kỳ năm ngoái); so với tổng số lao động nộp hồ sơ hưởng BHTN thì con số này quá nhỏ chỉ bằng 4%, điều này phản ánh nhu cầu học nghề vẫn chưa được NLĐ thất nghiệp chú trọng. Để việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đồng bộ, kịp thời, hiệu quả, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương thực hiện việc bố trí cơ sở vật chất, bố trí cán bộ nhân viên, tổ chức đào tạo nghiệp vụ giải quyết chính sách, xây dựng quy trình phối hợp giải quyết chính sách giữa các đơn vị có liên quan; thực hiện việc cập nhật các quy định về chính sách được điều chỉnh, bổ sung, thay thế; phối hợp Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương xây dựng quy trình phối hợp giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp và trình Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương chi trả trợ cấp thất nghiệp qua thẻ ATM. Từ năm 2015, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương đã thực hiện giải quyết chế độ BHTN cho người lao động theo “mô hình một cửa”. Đến nay đã áp dụng tại tất cả các Chi nhánh với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác tiếp nhận đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm, đã từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả thực hiện chính sách BHTN được tốt hơn trong những năm sau [30, tr.3]. Chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động: Từ năm 2010 đến năm 2016 được thực hiện qua thẻ ATM ngân hàng ký kết cung cấp dịch vụ (trừ 02 huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo), theo đó người lao động sau khi nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ đến nhận thẻ ATM tại Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phố. Từ năm 2017, công tác này được thực hiện thông qua hệ thống bưu điện do Bảo hiểm xã hội tỉnh ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ. Người lao động sẽ đến Bưu điện huyện, thị xã, thành phố nơi hưởng trợ 58 cấp thất nghiệp để nhận thẻ ATM. Đối với trường hợp lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh, chính quyền tỉnh Bình Dương luôn có sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời bằng các công tác như: tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề 2.2.3.4. Công tác giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề Về tổ chức hoạt động của hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài) trên địa bàn tỉnh: Tính đến tháng 10/2019, toàn tỉnh có 95 cơ sở GDNN, trong đó có 8 trường Cao đẳng, 12 trường Trung cấp, 16 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, 59 cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Hàng năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển sinh khoảng hơn 30.000 học viên (trong đó cao đẳng: 1.500 sinh viên, trung cấp: 3.000 học sinh, sơ cấp và dưới 3 tháng 25.500 học viên), chia theo từng lĩnh vực cụ thể như sau: Nguồn: Tổng hợp từ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương 59 Hiện nay, Sở đang triển khai thực hiện 02 đề án lớn, gồm: Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn (được phê duyệt và thực hiện từ năm 2010) và Đề án đảm bảo nguồn lao động có tay nghề (được phê duyệt năm 2017). Đối với Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956 của Chính phủ): thường xuyên cập nhật danh mục ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương; chỉ tổ chức đào tạo khi đảm bảo sĩ số và đảm bảo tỉ lệ có việc làm sau đào tạo. Tính đến hết ngày 20/11/2018, toàn tỉnh đã đào tạo được 15.351 người. Đối với Đề án đảm bảo nguồn lao động có tay nghề: Sở đã lồng ghép cùng với Đề án Thành phố thông minh Bình Dương, nhiều hoạt động được triển khai nhằm đào tạo đúng với địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp. Về tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo nghề: Đối với đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp: Luật Giáo dục nghề nghiệp mới đã bổ sung nhiều chính sách cho người học nhằm tạo sự phân luồng tự động, thu hút người học vào đào tạo nghề nghiệp. Riêng đối với người lao động không có hộ khẩu ở Bình Dương: Vận dụng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp để đào tạo theo hướng dẫn tại Thông tư 68/2016/TT- BTC ngày 05/05/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020. Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp luôn được quan tâm, tổ chức thực hiện xuyên suốt trong những năm qua với nhiều phương pháp khác nhau, đảm bảo 100% người lao động thất nghiệp đều được tư vấn, giới thiệu việc làm khi đến Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương. Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm gồm tư vấn tại chỗ và tư vấn lưu động, với các hình thức chủ yếu như: thông qua trang mạng điện tử, hộp thư điện tử; tại các sàn giao dịch việc làm; tư vấn lưu động tại các huyện, 60 thị xã, thành phố; Trong đó nổi bật nhất là mô hình “Tổ tư vấn viên tư vấn tập thể” bao gồm 14 cán bộ chia làm 03 nhóm để thực hiện tư vấn tại các địa điểm di động ở các địa phương, trụ sở chính hoặc chi nhánh, để tư vấn về việc làm trong nước, tư vấn xuất khẩu lao động và du học có lọc đối tượng cụ thể để tư vấn theo chuyên đề, tư vấn hỗn hợp. Bảng 2.5. Số lượng lao động thất nghiệp được hỗ trợ học nghề giai đoạn 2010 - 2018 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số người được hỗ trợ học nghề 5 5 252 640 1.302 1.411 2.327 3.129 3.666 Tỉ lệ (%) so với số người có QĐ 0,017 0,012 0,46 1,17 1,92 2,4 3,78 4,77 5,14 Số tiền thực chi hỗ trợ học nghề (triệu đồng) 11,1 76,5 1.063,8 1.952,577 2.635,587 4.077,779 6.432 8.316 Nguồn: Tổng hợp từ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương Từ năm 2010 đến hết năm 2018, nhìn ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_viec_lam_tren_dia_ban_tinh_binh.pdf
Tài liệu liên quan