Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Nghĩa hành, tỉnh Quảng Ngãi

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI . 9

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn . 9

1.1.1. Nông thôn, nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới, chính sách

xây dựng nông thôn mới. 9

1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 11

1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 16

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 16

1.2.2. Chủ thể của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 18

1.2.3. Nội dung của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới . 18

1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới31

1.4. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 34

1.5. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương và bài học

rút ra cho huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi . 35

1.5.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương. 35

1.5.2. Bài học rút ra cho huyện Nghĩa Hành về xây dựng nông thôn mới . 38

Tóm tắt chương 1 . 40

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI. 41

pdf114 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Nghĩa hành, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, các phòng, ban liên quan; tổng hợp và xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình gửi BCĐ tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Sở NN&PTNN; huy động nguồn lực của địa phương, các đơn vị, tổ chức, các tầng lớp dân cư để thực hiện; tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính - 44 - sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng chuyên mục về XD NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong suốt quá trình thực hiện Chương trình; thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” theo hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tổng hợp, công bố các tiêu chuẩn, quy chuẩn đánh giá thực trạng nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia NTM của Trung ương và địa phương; hướng dẫn, hỗ trợ xã rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn; tổng hợp chung báo cáo BCĐ tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ xã xây dựng đề án XD NTM; giúp UBND huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt đề án theo đề nghị của UBND xã; giúp UBND huyện quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ trên 03 tỷ đồng trong tổng giá trị của công trình; tổng hợp kế hoạch thực hiện các nội dung của Chương trình trên địa bàn hàng năm và 5 năm báo cáo BCĐ tỉnh. iúp việc cho BCĐ Chương trình có Tổ chuyên viên giúp việc gồm 14 thành viên tham mưu cho BCĐ trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch Chương trình, Văn phòng Điều phối XD NTM đặt tại Phòng NN&PTNN, với 6 thành viên, trong đó có 01 thành viên chuyên trách thuộc biên chế sự nghiệp và 5 người là Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng của các ban, ngành có liên quan làm thành viên kiêm nhiệm; Cấp xã Có 11/11 xã đã thành lập BCĐ XD NTM do đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã làm Trưởng ban; thành lập BQL XD NTM xã do đồng chí Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; 78/78 thôn đã thành lập Ban phát triển thôn do đồng chí Trưởng thôn làm Trưởng ban. BCĐ xã có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình trên phạm vi địa bàn; chịu trách nhiệm trước Đảng - 45 - ủy, HĐND, UBND cấp xã và BCĐ huyện về việc kết quả thực hiện thực hiện Chương trình trên địa bàn. BCĐ xã có vai trò chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình trên phạm vi địa bàn xã; chỉ đạo BQL xã rà soát, đánh giá thực trạng NTM trên địa bàn xã; tổng hợp chung báo cáo BCĐ huyện; chỉ đạo UBND xã quyết định đầu tư phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ và lập kế hoạch thực hiện các nội dung của Chương trình trên địa bàn xã hàng năm và báo cáo về BCĐ huyện; kiểm tra việc thực hiện Chương trình trên địa bàn của BQL xã. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực QLNN về XD NTM được chính quyền địa phương quan tâm như: Trong giai đoạn 2011-2016 đã phối hợp mở các lớp đào tạo trung cấp Lý luận chính trị 02 lớp, 125 học viên, tỷ lệ cán bộ, công chức tham gia học tập 64%, 03 lớp tin học, 120 học viên, cán bộ, công chức tham gia học tập chiếm 40%; đồng thời có chính sách hỗ trợ kinh phí để cán bộ theo học các lớp đại học, thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công, Chính sách công, Nông nghiệp, Luật...; tổ chức 44 lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về XD NTM có 2.200 học viên tham dự. Tổ chức 05 đợt tham quan, học tập kinh nghiệm XD NTM ở các địa phương khác, có 51 cán lãnh đạo huyện và xã tham gia. Trong thời gian qua, công tác chỉ đạo, điều hành UBND huyện đã thực hiện nghiêm túc các quy định và qui chế của Nhà nước, đảm bảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hành chính cấp huyện. Tăng cường chỉ đạo, phân công cụ thể thành viên thực hiện XD NTM ở cơ sở và đạt được nhiều kết quả quan trọng, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo các cấp có nhiều đổi mới, công tác quản lý, điều hành theo hướng cụ thể, gần dân, vì lợi ích của dân và người lao động. Dân chủ trong Đảng được mở rộng, công khai, minh bạch, công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường. Quán triệt nâng cao trách nhiệm - 46 - và thái độ đội ngủ cán bộ làm công tác ở cơ sở, tăng cường thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn ở cở sở, thúc đẩy phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, từ đó được Nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong quy hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án phát triển kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó BCĐ, Ban điều hành; bộ máy giúp việc, quản lý thực hiện các cấp luôn có sự biến động, thay đổi làm cho công tác chỉ đạo, điều hành, theo dõi thực hiện Chương trình thiếu tính liên tục, kịp thời. Một số thành viên BCĐ chưa tích cực với nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện tiêu chí do ngành mình phụ trách; thiếu kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn địa phương được phân công phụ trách; chưa tích cực tham mưu cho UBND các cấp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của ngành gắn với XD NTM nhằm tăng tính hiệu quả của nguồn lực; Hiệu quả hoạt động của BCĐ các cấp chưa cao, và gần như giao phó nhiệm vụ cho ngành nông nghiệp. Sự tham gia phối hợp giữa các ngành chưa hiệu quả; BCĐ, BQL ở cấp xã có tổ chức nhưng hiệu quả hoạt động thấp, phần lớn tập trung vào một số thành viên chủ chốt. Năng lực một số cán bộ làm công tác XD NTM ở một số xã còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ được giao đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình XD NTM trên địa bàn; Việc thành lập Văn phòng Điều phối XD NTM của huyện chậm đến tháng 5 năm 2016 mới thành lập. Mọi hoạt động công việc XD NTM trước năm 2016 được thực hiện tại Phòng NN&PTNN, hoạt động tham mưu, điều phối của Văn phòng Điều phối chưa đáp ứng yêu cầu; quan hệ phối hợp giữa bộ phận chuyên trách với các cán bộ kiêm nhiệm chưa phát huy hiệu quả. Ở cấp xã chưa bố trí cán bộ chuyên trách XD NTM; chế độ đãi ngộ cho cán bộ - 47 - thực hiện công tác XD NTM chưa được quan tâm. Do vậy, công tác tham mưu cho BCĐ để thực hiện Chương trình còn nhiều hạn chế; BCĐ một số xã thiếu quyết liệt trong triển khai thực hiện nên kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn chậm chuyển biến đã ảnh hướng đến kết quả chung của huyện, số tiêu chí đạt thấp so với bình quân cả nước. Đặc biệt công tác tập huấn, cập nhật kiến thức, tăng cường kỹ năng thực thi công vụ đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách ít, không thường xuyên, thể hiện rõ qua kết quả điều tra xã hội học có 90,9% cán bộ làm công tác QLNN về XD NTM cho rằng họ không được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN về XD NTM. Vì vậy, kết quả điều tra cũng phản ánh chỉ có 65,9% cán bộ quản lý cho rằng cán bộ, công chức đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ, vị trí việc làm trong QLNN về XD NTM [Biểu đồ 05]. Trong chỉ đạo, QLNN về thực hiện Chương trình cũng chưa được phân công, phân cấp một cách triệt để. Còn chồng chéo giữa các ngành, các cấp, giữa BCĐ với bộ phận thường trực của Chương trình, điều đó phản ánh rõ qua kết quả khảo sát có 54,5% cán bộ QLNN cho rằng nhiệm vụ của từng bộ phận XD NTM đôi lúc giao phó cho ngành nông nghiệp và công chức địa chính – xây dựng, trong khi đó, các bộ phận còn lại chỉ lo cho công việc chuyên trách của mình, lơ là nhiệm vụ XD NTM. Mặt khác, việc thực hiện chính sách. Đảm bảo quyền lợi, gắn với nghĩa vụ của người trực tiếp thực hiện Chương trình cũng chưa được định hình, 100% cán bộ quản lý cấp xã cho rằng họ chưa nhận bất kỳ một khoản phụ cấp nào cho công việc XD NTM và 75% cán bộ quản lý cấp xã cho rằng bộ máy giúp việc, quản lý thực hiện XD NTM từ cấp huyện đến xã luôn có biến động, thay đổi ảnh hưởng đến quá trình chỉ đạo thực hiện Chương trình [Biểu đồ 05]. Những bất cập ấy ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả QLNN về XD NTM trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. - 48 - Biểu đồ 5: Khảo sát về tổ chức bộ máy và đào tạo bổi dưỡng cán bộ (Khảo sát 44 cán bộ làm công tác XD NTM/2015 9.10% 75% 65.9% 90.9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1 Cán bộ, công chức chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN XD NTM Cán bộ, công chức chuyên trách không được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN XD NTM Bộ máy QLNN thường xuyên thay đổi nhân sự Cán bộ, công chức đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm trong QLNN về XD NTM 2.2.3. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới Kinh phí cho các hoạt động đã được bố trí với sự tham gia của các bên, dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện sống của cộng đồng. Các bên tham gia có mức độ đóng góp khác nhau, cụ thể là sự hỗ trợ của Nhà nước có mức đóng góp lớn nhất, người dân tham gia đóng góp với mức độ, hình thức khác nhau trên cơ sở huy động nguồn lực sẵn có. Trên nguyên tắc minh bạch tài chính, thông tin về các hoạt động tài chính cần thiết đều được điều phối công khai, minh bạch trong báo cáo đánh giá, giám sát và được công bố trong các buổi tổng kết, mọi người dân có nhu cầu đều được tham gia tiếp cận với nguồn thông tin này. Trong cơ cấu tài chính, việc huy động sự tham gia của cộng đồng sẽ giúp tăng cường tính bền vững của mô hình. Một khi người dân đóng góp công sức vào các hoạt động, họ sẽ có trách nhiệm hơn trong quản lý. Hiện nay công tác quản lý đang triển khai có hiệu quả, góp phần thúc đẩy các hoạt động diễn ra đúng tiến độ. - 49 - Việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động được lên kế hoạch và đưa ra thảo luận với từng nhóm đối tượng, theo đó BQL các hoạt động sẽ quyết định phân bổ kinh phí đến từng hoạt động mà không qua bất cứ một trung gian nào khác. Do vậy vấn đề tài chính luôn được thực hiện một cách nhanh gọn, rõ ràng và các khoản chi đúng mục đích. Bảng kết quả huy động nguồn lực để thực hiện Chƣơng trình MTQG XD NTM từ năm 2011- 2016 của huyện Ngh a Hành (bảng TK) Đơn vị tính: triệu đồng T T Nội dung chỉ tiêu Tổng cộng 2011- 2016 Kết quả thực hiện 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số 413.811 1.571 14.173 45.282 169.481 105.356 77.948 I Ng n sách TW 85.646 1.405 3.278 2.770 31.320 42.138 4.735 1 Trái phiếu Chính phủ 38.629 29.700 6.260 2.669 2 Đầu tư phát triển 35.660 35.000 660 3 Sự nghiệp kinh tế 11.357 1.405 3.278 2.770 1.620 878 1.406 II Ng n sách địa phƣơng 256.464 166 2.587 31.024 92.131 57.343 73.213 1 Tỉnh 169.323 143 88 24.000 63.074 30.306 51.712 2 Huyện - 50 - 55.527 23 2.499 4.712 21.435 13.605 13.253 3 Xã 31.614 2.312 7.622 13.432 8.248 III Vốn lồng ghép 42.595 130 42.465 IV Vốn tín dụng - 1 - Tín dụng ưu đãi - 2 - Tín dụng thương mại - V Vốn doanh nghiệp 2.766 2.766 VI Cộng đồng d n cƣ 26.340 8.308 8.592 3.565 5.875 1 Tiền mặt 7.054 117 1.268 2.169 3.500 2 Ngày công lao động (100.000đ/công) 16.354 3.590 7.105 2.659 3.000 Quy đổi thành tiền 1.636 359 711 266 300 3 Hiến đất (ha) 13 6,03 5,06 0,6 1,5 Quy đổi thành tiền 13.850 6.332 5.313 630 1.575 - 51 - 4 Vật tư (quy đổi thành tiền) 3.800 1.500 1.300 500 500 VII Nguồn khác Nguồn dẫn: Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2011-2015 và năm 2016 của huyện Nghĩa Hành) Từ (bảng TK) cho thấy nguồn vốn XD NTM từ năm 2011 đến năm 2016: 413.811triệu đồng. Trong đó Ngân sách Trung ương 85.646 triệu đồng, tỷ lệ 20,7%, ngân sách địa phương 256.464, tỷ lệ 61,98%, vốn lồng ghép 42.595, tỷ lệ 10,29%, vốn doanh nghiệp 2.766, tỷ lệ 0,67%, vốn cộng đồng dân cư đóng góp 26.340 triệu đồng, tỷ lệ: 6,36%. Nhìn chung các nguồn vốn XD NTM tăng qua các năm, và nhất là năm 2014, vì trong thời gian nầy cần tập trung mọi nguồn lực để huyện Nghĩa Hành có ít nhất 3/11 xã đạt NTM trong năm 2015. Qua (bảng TK) ta thấy người dân ở các thôn đã tham gia tích cực vào các việc đóng góp kinh phí để xây dựng các công trình chung của thôn bằng nhiều cách đóng góp đa dạng, phù hợp với từng địa phương, hoàn cảnh kinh tế của gia đình như góp tiền mặt 7.054 triệu đồng, góp 16.354 ngày công lao động, hiến 13 ha đất, vật tư, kiến trúc khác.... Tổng số giá trị do Nhân dân đóng góp quy ra tiền: 26.340 triệu đồng, chiếm 6,36% tổng nguồn lực, kinh phí này là một phần không thể thiếu để hoàn thành các công việc theo tiến độ đề ra. Tuy nhiên nguồn lực huy động trong Nhân dân để XD NTM là chưa đạt yêu cầu (quy định khoảng 10%), nhưng đây là sự nổ lực lớn của cán bộ và Nhân dân huyện nhà để XD NTM với xuất phát điểm thấp, kinh tế của hộ dân còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện XD NTM giai đoạn 2011 - 2016 đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực quy hoạch, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở - 52 - nông thôn, nổi bật là hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi, điện; phát triển sản xuất; an ninh, trật tự ở nông thôn được đảm bảo Tuy nhiên, khách quan để đánh giá, nguồn lực của Nhà nước đầu tư trực tiếp cho Chương trình còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của các địa phương, trong khi vốn huy động trong dân và các doanh nghiệp là chưa đáng kể và chưa có giải pháp hiệu quả. Mặt khác, nếu huy động trong Nhân dân quá nhiều cũng sẽ gây phản ứng tiêu cực cho người dân – trái với mục đích của Chương trình đề ra, qua kết quả điều tra xã hội học cho thấy có 61% người dân cho rằng việc huy động các khoản đóng góp để XD NTM là quá nhiều, ngoài những khoản đóng góp do Nhà nước huy động, người dân còn phải đóng góp tiền, công để kéo điện thắp sáng làng quê và hàng tháng phải góp để trả tiền điện và thay bóng đèn...; Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ từ Trung ương do phân bổ theo quy định nên vốn dàn trải, khó theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, khó đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện và sự chuyển biến đạt được, qua kết quả điều tra xã hội học có 88,6% cán bộ quản lý cho rằng nguồn lực của nhà nước đầu tư cho Chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu [Biểu đồ 06], việc phân khai vốn cho các công trình xây dựng chậm, thường được phân khai vào cuối năm là thời gian diễn ra mưa lũ gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chất lượng các công trình. 2.2.4. Quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới Nhóm 1: Quy hoạch Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Quy hoạch XD NTM bao gồm nhiều bước như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội – môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có, qui hoạch phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. - 53 - Đến cuối năm 2016, đã có 11/11 xã đã lập qui hoạch NTM được UBND huyện phê duyệt, đã thực hiện công bố và cắm mốc qui hoạch và lập qui hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp, hạ tầng thiết yếu và khu trung tâm xã: được UBND huyện phê duyệt; việc công bố và cắm mốc qui hoạch chi tiết đến nay đã hoàn thành; có 11/11 xã lập đề án XD NTM được UBND huyện phê duyệt. Việc thực hiện lập quy hoạch, đề án XD NTM tại huyện được thực hiện khá đồng bộ. BQL các xã, BCĐ huyện tham gia vào quá trình thực hiện xây dựng qui hoạch, chủ động họp thảo luận với đơn vị Tư vấn để tìm ra phương án qui hoạch tốt nhất. Nổi bật nhất trong công tác xây dựng đề án qui hoạch và đề án XD NTM các ngành chủ động tham gia cùng địa phương, sau khi hoàn chỉnh thông qua BCĐ huyện góp ý chỉnh sửa và giao trách nhiệm cho Thường trực NTM kiểm tra thẩm định và trình phê duyệt. Vì thế công tác qui hoạch đạt hiệu quả và hoàn thành sớm so với kế hoạch đề ra, xây dựng đề án qui hoạch NTM có sự tham gia của người dân nên sau khi hoàn thành người dân tiếp cận tốt với qui hoạch. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, chất lượng qui hoạch chưa đạt do chưa có kinh nghiệm trong thực tiễn qui hoạch; các qui hoạch chủ yếu tập trung vào quy hoạch phát triển hạ tầng với mong muốn được đầu tư, chưa xem xét, cân nhắc đến nguồn lực thực hiện, tính khả thi của quy hoạch; ít đầu tư cho qui hoạch sản xuất. Công tác lập đề án quy hoạch và đề án XD NTM chất lượng thấp, ít khả thi, phần lớn quan tâm đến quy hoạch xây dựng, chưa chú trọng cho quy hoạch sản xuất. Việc rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chưa được các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, đa số quy hoạch của các xã là khá giống nhau mặc dù điều kiện về tự nhiên, kinh tế và có đặc thù khác nhau làm cho việc quy hoạch không phù hợp với thực tế; - 54 - Các quy hoạch phát triển sản xuất mang tính chung chung, giống nhau, chưa làm rõ thế mạnh của mỗi địa phương, chưa định hướng phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và tính khả thi thấp; Đề án XD NTM cấp xã nhìn chung nặng về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ít chú trọng đến lĩnh vực sản xuất, đời sống tinh thần, môi trường, an ninh trật tự xã hội. Nhiều mục tiêu, hạng mục đề ra thiếu thực tiễn, chưa hợp lý, không có cơ sở nguồn lực đảm bảo và lộ trình phù hợp, chủ yếu trông chờ hỗ trợ từ Nhà nước; Việc thẩm định phê duyệt đề án của huyện còn mang tính hình thức, chủ yếu cho kịp tiến độ nên sẽ khó trở thành “cẩm nang hành động” của các xã trong XD NTM. Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội Tiêu chí 2: giao thông Hệ thống giao thông không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng vận chuyển cũng như trao đổi kinh tế xã hội với các xã khác. Mang lại sự thuận lợi cho người dân di chuyển sản xuất, phát triển. Kinh phí đầu tư cho các công trình giao thông trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2016 là 171.296 triệu đồng. Trong đó vốn tín dụng: 21.616 triệu đồng, tỷ lệ 12,62%, Nhân dân đóng góp 1.153 triệu đồng tỷ lệ 0,67%, vốn đần tư trực tiếp 148.527 triệu đồng, tỷ lệ 86,71% (trong đó ngân sách Trung ương 21.407 triệu đồng, ngân sách địa phương 127.120 triệu đồng). Các đường trục xã, liên xã được đầu tư nhựa hóa, cứng hóa 66,395km/97,556km, tỷ lệ 68,06%, tỷ lệ đã có trước khi XD NTM là 25%, tổng cộng 93,06% (kế hoạch 95%); đường trục thôn, xóm được đầu tư nhựa hóa, cứng hóa là 53,563km/125,186 km, tỷ lệ 42,79%, tỷ lệ đã có trước khi XD NTM là 15%, tổng cộng 57,79% (kế hoạch 80%); đường ngõ, xóm được sạch và không lầy lội vào mùa mưa là 111,838km/122,97km, tỷ lệ 90,95%, tổng cộng (kế hoạch - 55 - 85%); đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận lợi 132,06km/204,54km, tỷ lệ 64,56% (kế hoạch 60%). Với phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” các thôn, xã trong toàn huyện đã tích cực phát huy nội lực thông qua các hình thức: huy động Nhân dân đóng góp kinh phí, sức lao động, đấu giá quyền sử dụng đất, ao hồ để lấy vốn xây dựng công trình. Bên cạnh đó, Phòng Công thương huyện thường xuyên cử cán bộ xuống cơ sở giúp đỡ từ khâu lập dự án, thiết kế, đến giám sát thi công nên giảm được rất nhiều chi phí. Tất cả các tuyến đường xây dựng đều được các địa phương thuê tư vấn, giám sát kết hợp với tổ giám sát cộng đồng nên chất lượng công trình được đảm bảo, tạo sự phấn khởi và đồng thuận trong Nhân dân. Tiêu chí 3: Thủy lợi Thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, chia lại ruộng cho dân, đắp thêm đường các xứ đồng để thuận tiện cho việc đi lại giao thông, đào thêm những tuyến kênh, mương mới phục vụ nhu cầu tưới tiêu. Tổng kinh phí đầu tư cho các công trình thủy lợi là 77.240 triệu đồng. Trong đó vốn tín dụng: 3.251 triệu đồng, tỷ lệ 4,21%, vốn lồng ghép 29.360 triệu đồng tỷ lệ 38,01%, vốn đầu tư trực tiếp 44.629 triệu đồng, tỷ lệ 57,78% (trong đó ngân sách Trung ương 9.869 triệu đồng, ngân sách địa phương 34.760 triệu đồng). Thực hiện kiên cố hóa 28,247 km/167km, tỷ lệ 16,91% cộng với tỷ lệ kênh mương đã kiên cố hóa năm 2010 là 22,18%, tỷ lệ kênh mương đã được kiên cố hóa đến cuối năm 2016: 39,09% (kế hoạch 60%) với kinh phí 46.720 triệu đồng; cầu, trạm bơm: 30.520 triệu đồng . Tiêu chí 4: Điện Hiện nay trên địa bàn huyện đều có hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn. Hoàn thành dự án - 56 - đường dây 220 Kv Dốc Sỏi- Nghĩa Hành, điều chỉnh, bổ sung, nâng cấp mở rộng đường dây và trạm biến áp phù hợp với xây dựng trung tâm huyện lỵ, đảm bảo cung cấp điện cho các khu dân cư mới và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Điện và Dịch vụ huyện đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu về điện sinh hoạt, sản xuất ở nông thôn, đảm bảo tiêu chí về điện trong XD NTM. Tỷ lệ hộ dân được chiếu sáng 99% Tiêu chí 5: Trường học Trường học: 18.631 triệu đồng. Trong đó vốn doanh nghiệp 2.250 triệu đồng, tỷ lệ 12,08%, Nhân dân đóng góp 286 triệu đồng tỷ lệ 1,53%%, vốn khác 11 triệu đồng, tỷ lệ 0,06%, vốn đầu tư trực tiếp 16.084, tỷ lệ 86,33% (trong đó ngân sách Trung ương 6.000 triệu đồng, ngân sách địa phương 10.084 triệu đồng). Có 12/14 trường mầm non; 17/17 trường tiểu học; có 12/12 trường THCS đạt chuẩn quốc gia đạt 95,35% (kế hoạch đạt 89,13%). Trước khi thực hiện Chương trình, tỷ lệ các trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia chỉ có 56,5%. Tiêu chí 6 - Cơ sở vật chất văn hoá Trong giai đoạn 2011-2016 huyện đã đầu tư xây dụng, nâng cấp sửa chữa các nhà văn hóa xã, thôn với tổng kinh phí là 33.086 triệu đồng. Trong đó vốn lồng ghép 3.583 triệu đồng, tỷ lệ 10,83%, vốn đầu tư trực tiếp 29.503 triệu đồng, tỷ lệ 89,17% (trong đó ngân sách Trung ương 9.447 triệu đồng, ngân sách địa phương 20.056 triệu đồng). Có 5/11 nhà văn hóa xã được thực hiện theo Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010. Nhà Văn hóa thôn thực hiện tại công văn số 3897/BVHTTDL-VHCS ngày 30/10/2014 của Bộ văn hóa thể thao và du lịch về việc thực hiện cơ sở vật chất văn hóa trong XD NTM; có 78 nhà văn hóa thôn; các trang thiết bị phụ vụ cho nhà văn hóa xã, thôn chưa đáp ứng nhu cầu vì chưa có kinh phí mua sắm. - 57 - Tiêu chí 7 - Chợ nông thôn: Tổng kinh phí đầu tư, xây dựng các chợ trong huyện giai đoạn 2011- 2016 là 11.653 triệu đồng. Trong đó vốn đầu tư trực tiếp 11.653 triệu đồng, tỷ lệ 100% (ngân sách Trung ương 3.361 triệu đồng, ngân sách địa phương 8.292 triệu đồng). Có 8/11 chợ được xây dựng theo tiêu chí qui định của Bộ xây dựng, tỷ lệ 72,73% (kế hoạch 82% số chợ đạt). Trước khi XD NTM chỉ có 1/11 chợ xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ xây dựng. Tiêu chí 8 - Bưu điện Phát triển Bưu chính viễn thông ở nông thôn không chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc mà nó còn là yếu tố quan trọng để nâng cao trình độ dân trí, tiếp cận thị trường, tạo điều kiện chuyến dịch cơ cấu kinh tế XD NTM. Hiện nay trên địa bàn huyện kết cấu hạ tầng bưu chính, viễn thông được đầu tư đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc của người dân và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xây dựng 56 trạm thu phát sóng thông tin di động, tăng 26 trạm so với năm 2010, hoàn thành lắp đặt cáp quang Quảng Ngãi - Nghĩa Hành. Tiêu chí 9 - Nhà ở dân cư nông thôn: Hiện tại 96% hộ dân ở huyện có nhà ở kiên cố, không có nhà dột nát (năm 2011 có 82% hộ dân cư có nhà kiên cố). Tuy nhiên cần tiếp tục vận động Nhân dân cải tạo, nâng cấp xây dựng nhà ở theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt. Tổng vốn xóa nhà tạm 820 triệu đồng. Trong đó vốn lồng ghép 380 triệu đồng tỷ lệ 46,34%, Nhân dân góp 380 triệu đồng, tỷ lệ 46,34%, nguồn khác 60 triệu đồng, tỷ lệ 7,32%. Nhìn chung, sau hơn 5 năm thực hiện XD NTM nhóm tiêu chí hạ tầng - 58 - kinh tế xã hội có 8/19 tiêu chí, chiếm tỷ trọng vốn đầu tư lớn nhưng mức độ đạt tiêu chí nhìn chung còn thấp như: chợ nông thôn 8 xã, giao thông và thủy lợi đạt 6 xã. Điều này cho thấy tính hiệu quả trong việc thực hiện các tiêu chí trên thấp. Qua kết quả điều tra xã hội học có 84% cán bộ làm công tác quản lý cho rằng hiệu quả từ việc thực hiện tiêu chí nhà văn hóa xã được đánh giá rất thấp, vì công trình này xây dựng rất quy mô nhưng ít sử dụng và có 70,5% cán bộ làm công tác quản lý cho rằng tiêu chí về chợ nông thôn không cần nhất thiết mỗi xã cần phải có 1 chợ để phục vụ người dân, bởi có nhiều xã, chợ khu vực đã phục vụ tốt nhu cầu của người dân, không cần thiết phải xây thêm chợ mới. Đối với tiêu chí về nhà ở dân cư theo quy định nhà đạt chuẩn của Bộ Xây dựng hiện nay là nhà 4 cứng (tường cứng, cột cứng, nền cứng, mái cứng) chưa hẳn phù hợp với các nhà dân ở vùng trũng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiêu chí điện, tuy có 11/11 xã đạt, nhưng hiện nay các hộ dân ở huyện sử dụng điện của hai nhà cung cấp, một số ít hộ mua điện của Điện lực Nghĩa Hành, được đầu tư kéo điện đến trụ điện gần nhà, các chi phí hạ conter mới do Điện lực đảm nhận, phần lớn hộ còn lại mua điện của công ty cổ phần Điện, hệ thống lưới điện hạ thế một số nơi xuống cấp, thường xuyên bị hư hỏng vào mùa mưa lũ, vẫn còn nhiều hộ dân dùng chung 01 conter tổng, khi có nhu cầu dùng riêng người dân phải tốn chi phí để hạ conter, đường dây điện ở cách xa nhà dân, tốn kém chi phí kéo điện về nhàchỉ có 35,3% người dân sử dụng điện của công ty cổ phần Điện được hỏi họ hài lòng với nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi_o_huyen.pdf
Tài liệu liên quan