MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn . 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 7
7. Kết cấu của luận văn . 7
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI . 8
1.1. Một số khái niệm. 8
1.1.1. Nông thôn. 8
1.1.2. Nông thôn mới. 8
1.1.3. Xây dựng nông thôn mới. 9
1.1.4. Chương trình mục tiêu quốc gia . 9
1.1.5. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 10
1.1.6. Quản lý và quản lý nhà nước. 10
1.1.7. QLNN trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM . 11
120 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p nước cho sản xuất.
- Nước ngầm: Trên địa bàn huyện theo kết quả điều tra, khảo sát đánh
giá chưa đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, song qua hệ thống
giếng khoan cũng như giếng đào của một số hộ gia đình trong huyện cho thấy
trữ lượng nước khá dồi dào, chất lượng nước dưới đất tương đối tốt, nhưng
cần phải xử lý một số chỉ tiêu như pH, nhôm, Flo và giữ gìn vệ sinh cho
tầng chứa nước.
2.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Hiện tại trên địa bàn huyện không có nguồn tài nguyên khoáng sản nào
đang được khai thác ngoài nguồn nguyên vật liệu xây dựng như: sét làm gạch
ngói và than bùn tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã Tiên Thuận, Long Chữ,
An Thạnh và cát xây dựng được khai thác trong lòng sông Vàm cỏ. Đây là
các nguồn nguyên liệu đang được khai thác, ít nhiều đã đáp ứng được nhu cầu
cho xây dựng và giao thông, xây dựng của huyện nhưng cũng ảnh hưởng
không ít tới môi trường xã hội cũng như môi trường đất và nước của địa
phương.
2.1.1.6. Tài nguyên rừng
Toàn huyện hiện có 799,66 ha đất lâm nghiệp có rừng, bao gồm 770,44
ha rừng tự nhiên sản xuất và 29,22 ha rừng trồng theo mô hình rừng sản xuất,
hiện tại do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh quản lý 770,44 ha rừng khoanh nuôi tái
sinh và UBND xã Long Phước quản lý 29,22 ha rừng trồng các loại cây chính
thuộc họ gỗ, dầu, chủ yếu diện tích rừng của Bến Cầu góp phần duy trì bảo vệ
45
môi trường sinh thái và điều hoà tiểu khí hậu khu vực cũng như hạn chế
nguồn nước mặt vào mùa mưa từ phía Campuchia đổ về. Bên cạnh diện tích
phát triển đất lâm nghiệp còn phát triển diện tích cây lâu năm và cây ăn quả.
2.1.1.7. Tài nguyên du lịch
Huyện Bến Cầu cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80 km,
có cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, cách thủ đo Phnômpênh-Vương Quốc
Campuchia khoảng 180 km, có đường Xuyên á đi qua là điều kiện thuận lợi
để hình thành các tuyến du lịch trong nước và quốc tế.
Huyện Bến Cầu có cảnh quan thiên nhiên thuận lợi cho phát triển du
lịch sinh thái kết hợp tâm linh như: khu vực sinh thái dọc sông Vàm cỏ; khu
di tích tưởng niệm Thanh niên Xung phong Thành phố Hồ Chí Minh ở xã
Long Phước; khu di tích cấp quốc gia Địa đạo xã Lợi Thuận
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế
Kinh tế của huyện tăng trưởng ổn định, tổng giá trị sản xuất trong
huyện (giá so sánh 2010) thực hiện nhiệm kỳ 2015-2020 đạt 35.332,52 tỷ
đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 8,96% (Nghị quyết tăng 13%), cụ
thể: Ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng 4,08% (Nghị quyết tăng 5%); Ngành
công nghiệp - xây dựng tăng 11,88% (Nghị quyết tăng 17,67%); Ngành
thương mại, dịch vụ, lưu trú và ăn uống tăng 6,57% (Nghị quyết tăng 10%).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nâng cao tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng, giảm dần tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản (Năm 2015: Nông- lâm- thủy
sản là 31,51; công nghiệp-xây dựng là 60,38% . Năm 2020 đạt tương ứng là:
25,51 % và 67,43%).
Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng
hoá. Tổng diện tích gieo trồng ước đến năm 2020 đạt 37.601,01 ha, tăng
684,31 ha so với đầu nhiệm kỳ (năm 2015 là 36.916,70 ha), năng suất và sản
46
lượng các loại cây trồng năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu cây trồng chuyển
dịch theo hướng tăng dần cây công nghiệp và cây trồng có bao tiêu sản phẩm,
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng
được kiểm soát chặt chẽ, góp phần hạn chế thiệt hại cho nông dân.
Tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển ổn định góp phần
tăng tỷ trọng chăn nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp. Đã xuất hiện nhiều mô
hình chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp (Trang trại Bò sữa
Vinamilk Long Khánh lớn nhất cả nước, Trại heo Long Phước) tạo ra khối
lượng hàng hoá lớn, chất lượng cao. Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
được chú trọng, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 9,2% (Nghị quyết 9,2%); Cây phân
tán trong 5 năm qua trồng được trên 50.000 cây các loại, góp phần tăng độ
che phủ xanh chung trên địa bàn huyện đạt 19,6 % (Nghị quyết 19,2%). Tỷ lệ
dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,05%.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng (giá so sánh 2010) ngày
càng phát triển, tốc độ tăng bình quân 11,88% (Nghị quyết 17,67%). Tình
hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong huyện hoạt động tương
đối ổn định. Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài thu hút đầu tư lĩnh vực công
nghiệp là 09 dự án FDI và 02 dự án là Công ty Cổ phần Việt Nam - Mộc Bài
và dự án Khu công nghiệp TMTC.
Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ, lưu trú và ăn uống tăng bình quân
6,57% (Nghị quyết 10%). Nâng cấp chợ Thị trấn, chợ cầu Long Thuận, sắp
xếp các chợ trên địa bàn, kêu gọi đầu tư xây dựng chợ Huyện, chợ Lợi Thuận,
chợ Tiên Thuận; quy hoạch Trung tâm thương mại, siêu thị huyện; tạo điều
kiện thuận lợi trong việc cung ứng đầy đủ hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đa dạng
của người tiêu dùng và góp phần vào phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.
Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được các lực lượng
phối hợp, kiểm soát tốt. Dịch vụ vận tải hành khách công cộng được duy trì
47
hoạt động, dịch vụ vận tải hành khách tư nhân phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân.
Thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2015-2020 là 502,4 tỷ, tăng bình
quân hàng năm là 11,16% (Nghị quyết 10,96%). Chi ngân sách 2015-2020 là
2.062,7 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 6,37%. Chi xây dựng cơ bản giai
đoạn 2016-2020 là 805,8 tỷ đồng với 653 dự án. Công tác điều hành cân đối
thu-chi hàng năm thực hiện tốt, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội và cũng cố quốc phòng an ninh của huyện.
Toàn huyện hiện có khoảng 358 km đường bộ, trong đó: Quốc lộ 10
km, tỉnh lộ và liên tỉnh lộ 23,80 km, huyện lộ 45,97 km, đường nông thôn
khoảng hơn 277,85 km. Trong đó Quốc lộ 22A, tỉnh lộ ĐT786, đường trục
chính đô thị, đường đô thị đã được trải nhựa còn lại hầu hết là cấp phối.
Trên địa bàn huyện có hệ thống trạm bơm và kênh Long Hưng, Bến
Đình là nguồn cung cấp nước cho ngành nông nghiệp. Trong những năm qua,
hệ thống thuỷ lợi của huyện không ngừng được cải tạo mở rộng và nâng cấp,
cơ bản đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước cho sản xuất. Công tác kiên cố
hoá kênh mương cũng đã được chú trọng góp phần quan trọng trong việc
chống thất thoát nước và tiết kiệm đất.
Là huyện biên giới có Khu kinh tế nên việc điện khí hoá trong sản xuất
và sinh hoạt trên địa bàn huyện rất phát triển với tỷ lệ số xã, số hộ sử dụng
lưới điện quốc gia hiện nay ở huyện Bến Cầu đạt 99,8% (với tổng số hộ
20.002 hộ); Hệ thống lưới điện truyền tải là hệ thống lưới điện 110 KV, 220
KV hiện bảo đảm chất lượng truyền tải cũng như bảo đảm an toàn điện,
không còn tạm bợ, chưa bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn. Chỉ có lưới điện
hạ thế phần phía sau điện kế do các hộ tự xây dựng còn có một số nơi chưa
đảm bảo kỹ thuật an toàn.
48
Bảng 2.2: Bảng giá trị sản xuất các ngành chủ yếu giai đoạn 2015-2020
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất giai đoạn 2015-2020 Tăng
bình
quân
(%)
2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng
5.643,26
6.014,09
6.412,58
7.041,75
7.877,36
8.668,20
8,96
Nông-
Lâm-Thủy
sản
1.984,46 2.051,99 2.134,70 2.234,33 2.346,29 2.424,00 4,08
Công
nghiệp-
Xây dựng
3.210,50 3.495,40 3.769,53 4.263,52 4.949,88 5.628,02 11,88
Thương
mại, dịch
vụ
448,30 466,70 508,35 543,90 581,19 616,18 6,57
(Nguồn: Chi cục thống kê Bến Cầu năm 2020)
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu giá trị sản xuất giai đoạn 2015-2020.
Đơn vị tính %
Chỉ tiêu Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2015-2020
2015 2016 2017 2018 2019 2020
Nông- Lâm- Thủy sản
31,51
30,80
31,09
29,12
27,31
25,51
Công nghiệp-Xây
dựng
60,38 61,24 61,17 63,29 65,39 67,43
Thương mại, dịch vụ
8,11
7,96
7,74
7,59
7,30
7,06
(Nguồn: Chi cục thống kê Bến Cầu năm 2020)
49
2.1.2.2. Đặc điểm về xã hội
Trên địa bàn huyện Bến Cầu chủ yếu là dân tộc kinh sinh sống, có số ít
các dân tộc khác như: Thái, Hoa, Khơme, các hộ dân tộc thiểu số di cư từ các
nơi khác đến từ những năm 80 của thế kỷ trước và sống chủ yếu tập trung ở
xã Long Phước.
Nhân dân huyện Bến Cầu cần cù lao động, có tinh thần cách mạng, trải
qua bao thử thách đặc biệt là qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ, người dân Bến Cầu còn phải đấu tranh chống lại sự tàn phá của
bọn Pônpót Khơ me đỏ đã tạo cho người dân Bến Cầu thêm ý chí kiên cường,
không khuất phục trước khó khăn, thử thách, đây là một đặc điểm nhân văn
quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, dân số trung bình huyện Bến
Cầu là 69.849 người (xếp thứ 9/9 huyện, thị xã, Thành phố của tỉnh Tây
Ninh), tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2011 – 2019 là 0,68%/năm.
Mật độ dân số trên địa bàn huyện năm 2019 là 282 người/km2.
Tỷ lệ dân số nam nữ tương đối ổn định qua các năm, tuy nhiên vẫn còn
chênh lệch về giới tính, dân số nam chiếm 50,53% (nữ 49,47%) so với tổng
dân số toàn huyện. Về cơ cấu dân số thành thị/nông thôn, phần lớn dân cư
huyện Bến Cầu tập trung ở khu vực nông thôn (80,74%) song đang có sự
chuyển dịch dần về khu vực thành thị và những xã có các khu – cụm công
nghiệp tập trung để đáp ứng nhu cầu lao động phát triển các ngành công
nghiệp, thương mại – dịch vụ.
50
Bảng 2.4: Diễn biến quy mô dân số huyện Bến Cầu giai đoạn 2015-2020
Năm
Tổng số
Phân theo giới
tính
Phân theo thành thị và nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
Năm 2015 65.589 33.294 32.295 11.596 53.993
Năm 2016 66.028 33.697 32.331 11.770 54.258
Năm 2017 66.469 34.104 32.365 11.916 54.553
Năm 2018 66.901 34.501 32.391 12.093 54.808
Năm 2019 69.849 35.298 34.551 13.451 56.398
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Bến Cầu)
Về phân bố dân cư: Qui mô dân số và mật độ dân số có sự phân bố
không đồng đều giữa các xã và thị trấn. Cao nhất là thị trấn Bến Cầu với mật
độ 1.150 người/km2, trong khi xã Long Phước có mật độ thấp nhất 43
người/km2.
Về lao động, nhìn chung, huyện Bến Cầu có lợi thế về lực lượng lao
động dồi dào, chất lượng lao động đang từng bước được cải thiện qua các
năm song vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh Tây Ninh và cả nước.
Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi
các bậc học đều tăng, công tác giáo dục thể chất được quan tâm, tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp Trung học phổ thông hàng năm đạt cao, tỷ lệ học sinh trúng tuyển
vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt ngang mặt bằng chung của
tỉnh. Tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học hàng năm được kéo giảm. Hàng
năm duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học (TH) đúng độ tuổi và phổ
cập Trung học cơ sở (THCS). Cơ sở vật chất được tập trung đầu tư bằng các
nguồn vốn tỉnh, huyện đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, đến năm 2020 hoàn
51
thành 12 trường đạt chuẩn quốc gia (Nghị quyết 10 trường); huy động trẻ 5 ra
lớp đạt 100% (Nghị quyết 98,3%; tỷ lệ trường mầm non bán trú 77,8% (Nghị
quyết 70%); học sinh TH từ lớp 3 đến lớp 5 học ngoại ngữ đạt 87,5% (Nghị
quyết 100%); tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt 100% (Nghị quyết
99,7%).
Công tác tác cấp cứu, khám chữa bệnh và điều trị cho người dân được
thực hiện tốt, các chương trình y tế quốc gia triển khai và thực hiện đạt kết
quả cao, công tác phòng chống dịch bệnh được khống chế kịp thời không để
xảy ra thành dịch. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 12,66% (Nghị quyết
15%); đến cuối năm 2020 số bác sỹ/vạn dân đạt 4,24 (Nghị quyết 4,24); số
giường bệnh/vạn dân đạt 6,63 (Nghị quyết 9,28); công tác quản lý hành nghề
y tế tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức kiểm tra thường xuyên,
nhiều năm liền không có xảy ra ngộ độc thực phẩm; công tác xã hội hóa trong
việc khám, chữa bệnh và cấp thuốc cho các đối tượng chính sách và người
dân vùng biên giới được quan tâm thực hiện thường xuyên. Thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình giai đoạn
2015 - 2020 đều đạt và vượt chỉ tiêu trên giao. Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên hàng năm đạt dưới 1% (Nghị quyết 1%). Tỷ lệ người dân tham gia bảo
hiểm y tế đến cuối năm 2020 là 88,9%.
Công tác an sinh xã hội được thực hiệt tốt, việc chi trả trợ cấp thường
xuyên cho các đối tượng đảm bảo kịp thời gian quy định; bảo vệ và chăm sóc
trẻ em được các cấp, các ngành quan tâm, chăm lo. Trong nhiệm kỳ 2015-
2020 xây dựng nhà tình nghĩa được 44 căn và sửa chữa 18 căn cho đối tượng
chính sách. Xây dựng và bàn giao 450 căn nhà đại đoàn kết, mái ấm công
đoàn với tổng số tiền trên 20,30 tỷ đồng). Giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,3% (Nghị
quyết 1,3%). Công tác lao động, giải quyết việc làm được quan tâm, bình
quân mỗi năm trên 1.200 lao động.
52
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến quản lý nhà
nƣớc về xây dựng nông thôn mới của huyện Bến Cầu
2.1.3.1. Thuận lợi
- Về vị trí địa lý huyện Bến Cầu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, đây được xem là vùng có động lực phát triển và tốc độ tăng trưởng
kinh tế lớn nhất của cả nước do đó có nhiều thuận lợi như: thị trường tiêu thụ
lớn; là nơi tập trung các trường, viện nghiên cứu thuận lợi cho chuyển giao
các tiến bộ khoa học kỹ thuật; hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư
hoàn thiện, từ đó làm động lực cho nền kinh tế của huyện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế từng bước nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ và giảm
tỷ trọng ngành nông nghiệp.
- Huyện có đường biên giới dài 31,5 km tiếp giáp với thành phố Bavet
và huyện Soài Tiệp thuộc tỉnh Soài Riêng Vương quốc Campuchia, có cửa
khẩu quốc tế Mộc Bài, các tuyến giao thông quan trọng như Đường Xuyên Á,
đường 786..., đặc biệt năm 2020 Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh sẽ
triển khai dự án đường cao tốc Thành Phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài rút ngắn
thời gian đi từ Bến Cầu đến Thành phố Hồ Chí Minh, thuận tiện trong giao
lưu kinh tế - văn hoá, để phát triển một nền kinh tế đa dạng trong đó mục tiêu
nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại - du lịch, đồng thời
giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
- Điều kiện thời tiết thuận lợi, ít bị ảnh hưởng những bất lợi của thiên
nhiên như bão lụt, ngập úng hay hạn hán nghiêm trọng. Đây là một lợi thế
trong việc phát triển kinh tế, nhất là đối với nông nghiệp một ngành chiếm tỉ
trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của huyện.
- Dân số của huyện thuộc cơ cấu dân số trẻ, có nguồn lực lao động dồi
dào cho các ngành kinh tế.
53
- Trong những năm vừa qua, nền kinh tế - xã hội của huyện đạt được
những thành tựu quan trọng, tốc độ phát triển nhanh và khá cao, cơ cấu
chuyển dịch đúng hướng, sản xuất nông nghiệp tăng năng suất và sản lượng,
môi trường đầu tư được cải thiện, thu hút đầu tư khởi sắc, hạ tầng kỹ thuật về
kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, bộ mặt đô thị nông thôn được chỉnh
trang, xây dựng khang trang, văn minh, sạch đẹp. Các mặt văn hóa xã hội có
nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân ngày một nâng cao.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung quan tâm; nguồn vốn
đầu tư từ ngân sách Trung ương, tỉnh và địa phương ngày càng cao. Hạ tầng
kinh tế - xã hội được quan tâm tập trung đầu tư và ngày càng phát triển, đặc
biệt đầu tư mạnh cho xây dựng NTM đã từng bước đáp ứng được nhu cầu của
đời sống dân sinh.
- Các dự án kêu gọi đầu tư phát triển trên địa bàn từng bước được triển
khai, đi vào hoạt động sản xuất tạo việc làm mới cho lao động nông thôn và
đẩy nhanh phát triển đô thị hóa nông thôn.
2.1.3.2 Những khó khăn
- Huyện có 31,5 km đường biên giới giáp Campuchia, tiềm ẩn nhiều
nguy cơ về an ninh trật tự trên biên giới và cả trong nội địa như: buôn bán ma
túy, buôn người, người dân sang các Casino ở Campuchia đánh bạc
- Kinh tế tuy đã có những bước chuyển dịch mạnh mẽ tuy nhiên chưa
cân xứng với tiềm năng của huyện; kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ
dẫn đến khó khăn trong việc thu hút đầu tư cũng như nhân lực lao động có kỹ
thuật cao đến sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện.
- Dân số, lao động vừa là một tiềm năng lớn cho việc phát triển kinh tế
của huyện vừa là một thách thức đối với việc giải quyết việc làm và nâng cao
đời sống nhân dân. Hiện tượng thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu lao
54
động kỹ thuật có trình độ cao, thiếu hụt thông tin... là một trong những
nguyên nhân làm hạn chế khả năng kêu gọi các lĩnh vực phát triển kinh tế
công nghệ cao.
- Kết cấu hạ tầng mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế, như nhiều công trình giao thông, thủy lợi, chợ, trung tâm văn
hóa, thể dục thể thao chưa đạt tiêu chí NTM.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp số
lượng còn ít, phát triển quy mô nhỏ, sản xuất manh mún, chưa thu hút được
người lao động và chưa đóng góp giá trị nhiều cho nền kinh tế của huyện.
- Các khu dịch vụ, vui chơi giải trí không nhiều, chưa đáp ứng được
nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân.
- Công tác Cải cách hành chính chưa đồng bộ, toàn diện, việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác của một số đơn vị còn chậm, thủ tục hồ sơ
còn rườm rà, phức tạp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đối
với hoạt động nhà văn hóa các ấp đa số chưa phát huy hiệu quả.
- Nguồn thu ngân sách hạn chế, mức sống dân cư không cao, khả năng
thu hút vốn đầu tư từ các nguồn xã hội hóa còn thấp, khó tạo bước đột phá
trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội huyện.
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn
mới tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
2.2.1. Thực trạng công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, đề án,
kế hoạch xây dựng nông thôn mới
Tất cả các xã đã được UBND huyện phê duyệt quy hoạch NTM theo
quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLTBXD-BNNPTNT-BTN&MT
ngày 28/10/2011, tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch đã được phê duyệt tới
các ấp trong xã, các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai để người dân
biết và thực hiện, hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng
55
theo quy hoạch đã được duyệt và thực hiện quản lý quy hoạch được UBND
huyện phê duyệt.
- Xã Long Chữ: được phê duyệt tại Quyết định số 1125/QĐ-UBND
ngày 26/6/2013 của UBND huyện Bến Cầu. Đã công nhận xã đạt chuẩn NTM
năm 2018 tại Quyết định 720/QĐ-UBND ngày 25/3/2019 công nhận xã Long
Chữ đạt chuẩn NTM năm 2018.
- Xã Long Phước: được phê duyệt tại Quyết định số 588/QĐ-UBND
ngày 12/4/2013 của UBND huyện Bến Cầu. Đã công nhận xã đạt chuẩn NTM
năm 2015 tại Quyết định số 976/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh
Tây Ninh.
- Xã Long Khánh: được phê duyệt tại Quyết định số 2437/QĐ-UBND
ngày 28/9/2012 của UBND huyện Bến Cầu. Đã công nhận xã đạt chuẩn NTM
năm 2015 tại QĐ số 976/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh Tây
Ninh.
- Xã Long Thuận: được phê duyệt tại Quyết định số 3605/QĐ-UBND
ngày 17/12/2012 của UBND huyện Bến Cầu. Đã công nhận xã đạt chuẩn
NTM năm 2016 tại Quyết định số 1691/QĐ-UBND ngày 27/7/2017 của
UBND tỉnh Tây Ninh.
- Xã Lợi Thuận: được phê duyệt tại Quyết định số 586/QĐ-UBND
ngày 12/4/2013 của UBND huyện Bến Cầu. Đã công nhận xã đạt chuẩn NTM
năm 2019 tại Quyết định số 288/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2020 của
UBND tỉnh Tây Ninh.
- Xã Tiên Thuận: được phê duyệt tại Quyết định số 2438/QĐ-UBND
ngày 28/9/2012 của UBND huyện Bến Cầu.
- Xã An Thạnh: được phê duyệt tại Quyết định số 589/QĐ-UBND ngày
12/4/2013 của UBND huyện Bến Cầu.
56
- Xã Long Giang: được phê duyệt tại Quyết định số 587/QĐ-UBND
ngày 12/4/2013 của UBND huyện Bến Cầu.
Nhìn chung, công tác lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và rà soát, điều
chỉnh, bổ sung các loại quy hoạch của các xã được triển khai thực hiện
nghiêm túc, có sự đồng thuận của cộng đồng dân cư nông thôn, đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng NTM.
Về lập đề án xây dựng NTM, ngay khi bắt đầu triển khai thực hiện
Chương trình MTQG xây dựng NTM, Huyện ủy, UBND huyện, BCĐ huyện
đã tập trung chỉ đạo các xã lập Đề án xây dựng NTM. Đề án xây dựng NTM
của tất cả các xã trên địa bàn huyện đã được UBND huyện phê duyệt, trong
quá trình thực hiện, các xã thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời
vào Đề án theo hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, phù hợp với nguồn lực
của địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương và sự đồng thuận
của Nhân dân.
Công tác phê duyệt dự án xây dựng NTM: Căn cứ vào quy hoạch, đề
án, kế hoạch xây dựng NTM được UBND huyện phê duyệt và khả năng ngân
sách, huy động các nguồn lực; hàng năm, UBND các xã sẽ lập dự toán để
thực hiện các công trình NTM. Đối với những dự án do nhân dân tự nguyện
đóng góp 100% kinh phí và tự làm như làm đường giao thông nông thôn thì
việc thực hiện dự án do nhân dân của ấp có dự án quyết định, trên cơ sở thiết
kế mẫu của cơ quan có thẩm quyền (phòng Kinh tế và Hạ tầng). Đối với
những dự án sử dụng ngân sách cấp xã thì UBND xã đề nghị HĐND xã xem
xét, quyết định thực hiện. Đối với những dự án sử dụng ngân sách huyện thì
UBND huyện đề nghị HĐND huyện xem xét, quyết định thực hiện.
Công tác phê duyệt chương trình xây dựng NTM: Hàng năm, căn cứ
vào tình hình thực tế và nguyện vọng của nhân dân, trên cơ sở đề nghị của
UBND các xã, sau khi UBND xã đã xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đảng về
57
chương trình, Kế hoạch xây dựng NTM. Phòng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn tham mưu tổ chức cuộc họp cho BCĐ huyện thông qua dự thảo
chương trình, Kế hoạch thực hiện xây dựng NTM năm tiếp theo đối với các
xã. Sau khi có ý kiến của BCĐ huyện, UBND các xã hoàn chỉnh trình HĐND
cấp xã xem xét thông qua và ban hành Nghị quyết (nếu thống nhất) về chương
trình, Kế hoạch xây dựng NTM của cấp mình vào cuộc họp thường lệ cuối
năm.
2.2.2. Thực trạng công tác chỉ đạo, điều hành về xây dựng nông
thôn mới
Ngay sau khi Chương trình MTQG xây dựng NTM được ban hành,
UBND huyện đã tham mưu Huyện ủy mở Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn
huyện để quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh
về chương trình xây dựng NTM, đồng thời phát động phong trào “Bến Cầu
chung tay xây dựng NTM” giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn 2016 - 2020 đến
các cấp, các ngành, các địa phương và trong nhân dân để triển khai thực hiện.
Quan điểm xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội, cấp ủy, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tổ
chức thực hiện, động viên tinh thần để người dân phát huy vai trò chủ thể
trong xây dựng NTM. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện trong nội dung về
thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2020 đã chỉ
rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp xây dựng NTM. Hội đồng nhân dân
(HĐND) và UBND huyện đã căn cứ tình hình thực tế ban hành những văn
bản chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết, góp phần tích
cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn
huyện đã nghiêm túc tổ chức cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết, xây dựng kế
hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị. Dưới sự chỉ đạo,
58
hướng dẫn của Ban Chỉ đạo (BCĐ) huyện, các xã đã thành lập, kiện toàn
BCĐ, Ban quản lý theo đúng quy định và xây dựng quy chế hoạt động, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
Căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên, Đảng ủy, UBND các xã thành lập
và kiện toàn kịp thời BCĐ và Ban điều hành cấp xã, thành lập Ban Phát triển
ấp để chỉ đạo, quản lý thực hiện Chương trình. BCĐ các cấp thường xuyên
kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện và cơ
sở.
Bên cạnh đó, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch xây dựng NTM giai
đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020. Kế hoạch tuyên truyền
Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020, kế hoạch thi đua
chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2012 – 2015, quyết định phê duyệt đồ án
quy hoạch xã NTM của 8/8 xã, phê duyệt các dự án về giao thông, thủy lợi,
trường học, phát triển sản xuất,. ở các xã xây dựng NTM.
2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý xây dựng nông thôn mới
Qua gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình, bộ máy chỉ đạo
thực hiện Chương trình từ huyện đến ấp đã được thành lập và kiện toàn, đây
là nhân tố rất quan trọng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM trên địa bàn
huyện, cụ thể như sau:
- Cấp huyện: Giai đoạn 2011-2015, UBND huyện thành lập BCĐ xây
dựng NTM do Chủ tịch UBND huyện trực tiếp làm Trưởng ban, 01 Phó Chủ
tịch UBND huyện làm Phó Trưởng ban, bộ phận giúp việc cho BCĐ cấp
huyện đã được thành lập theo hình thức Tổ giúp việc và do trưởng Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện làm Tổ trưởng; Giai đoạn 2016-
2020, UBND huyện thành lập BCĐ các Chương trình MTQG huyện, Chủ tịch
UBND huyện trực tiếp làm Trưởng ban, 01 Phó Chủ tịch UBND huyện làm
Phó Trưởng phụ trách chung, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
59
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi_tai_huye.pdf