Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông búk, tỉnh Đắk Lắk

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI . 8

1.1. Xây dựng nông thôn mới. 8

1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới . 19

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa

phương ở Việt Nam. 31

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN

MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK . 38

2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk . 38

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. 50

2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện

Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua . 63

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH

ĐẮK LẮK . 73

3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng xây dựng nông thôn mới . 73

3.2. Những giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở

huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. 79

3.3. Kiến nghị . 88

KẾT LUẬN . 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 94

pdf119 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông búk, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên địa bàn cấp huyện, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tiết kiệm trong đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao điều kiện sống người dân nông thôn gần với điều kiện sống người dân đô thị. Nhìn chung các đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài trên địa bàn xã. Việc các đồ án quy hoạch đạt chất lượng chưa tốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: trong công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới còn rất 45 ít kinh nghiệm; chưa có sự đồng nhất về quan niệm trong thực tế triển khai đối với các đơn vị tư vấn và UBND cấp xã. Các đơn vị tư vấn không có đủ năng lực một cách đồng bộ cả 3 lĩnh vực chuyên môn là quy hoạch xây dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất, để thực hiện chủ động trong việc lập quy hoạch. Ngoài ra sự hạn chế về kinh phí lập quy hoạch, phối kết hợp giữa các đơn vị về số lượng và năng lực cán bộ có chuyên môn thực hiện công tác thẩm định đồ án cũng ảnh hưởng đến chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới. 2.1.2.3. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã theo các tiêu chí * Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xã Nông thôn mới: Để đánh giá kết quả thực hiện các nội dung chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, cần đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xã Nông thôn mới của huyện Krông Búk (Số liệu cụ thể của huyện và từng xã trong Phụ lục số 3), cụ thể như sau: - Nhóm I, Quy hoạch, gồm 01 tiêu chí: + Quy hoạch (Tiêu chí 1): Công tác lập Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới và việc rà soát bổ sung các quy hoạch gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn được thực hiện theo đúng chỉ đạo của cơ quan cấp trên. Đến nay, UBND các xã đã rà soát điều chỉnh Đồ án Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới trình UBND huyện phê duyệt điều chỉnh. Đến nay, có 7/7 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí số 1, so với năm 2010 tăng 7 tiêu chí. - Nhóm II, Hạ tầng kinh tế - xã hội, gồm 08 tiêu chí, cụ thể như sau: 46 + Giao thông (Tiêu chí 2): Đến hết tháng 9 năm 2019: có 6/7 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn tiêu chí về Giao thông (01 xã chưa đạt là xã Cư Né). 100% xã có đường nhựa đến trung tâm huyện đạt 100%. Nâng cấp, sửa chữa khoảng trên 150 km đường trục thôn, liên thôn, với tổng kinh phí thực hiện ước tính khoảng 142.000 triệu đồng; nâng tỷ lệ Km đường trục thôn, buôn được cứng hóa đạt chuẩn đạt trên 50%. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch được cứng hóa, đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa đạt trên 40%. Đường nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt chuẩn trên 20%. + Thủy lợi (Tiêu chí 3): Đến hết tháng 9 năm 2019: có 7/7 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn tiêu chí về Thủy lợi. Toàn huyện có 41 công trình thủy lợi, trong đó: Chi nhánh Thủy lợi Krông Búk quản lý 19 hồ đập và 07 hồ chứa nước, 15 công trình còn lại do các Tổ thủy nông, hợp tác xã quản lý và sử dụng. Tổng diện tích cây trồng được tưới hơn 21.700 ha diện tích cây trồng chính có nhu cầu nước tưới đạt 73,16%. Trong đó, tưới trực tiếp từ công trình thủy lợi 3.600 ha, cùng với nguồn nước suối tự nhiên, các ao, hồ, giếng đào, giếng khoan nhân dân tự đầu tư. + Điện (Tiêu chí 4): Đến hết tháng 9 năm 2019: có 6/7 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn về tiêu chí Điện. 01 xã chưa đạt là xã Ea Sin. 07/07 xã đã có lưới điện (đạt tỷ lệ 100%), 99% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia, trong đó số hộ sử dụng điện thường xuyên và an toàn là 96% số hộ sử dụng điện. + Trường học (Tiêu chí 5): Đến hết tháng 9 năm 2019: có 7/7 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn về tiêu chí Trường học. Toàn huyện có 37 trường học công lập bậc mầm non, tiểu học, THCS, với tổng số 13.577 học sinh, 05 trường học dân lập mầm non với tổng số 1.052 học sinh và 02 trường THPT với tổng số 1.835 học sinh và 01 trường nội trú dân tộc, 7/7 xã có trung tâm học tập cộng 47 đồng, chất lượng dạy và học của các trường được nâng cao. Ðã phổ cập trung học cơ sở tại 7/7 xã, đạt 100%. + Cơ sở vật chất văn hóa (Tiêu chí 6): Đến hết tháng 9 năm 2019: có 5/7 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn tiêu chí về Cơ sở vật chất văn hóa. + Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (Tiêu chí 7): Đến hết tháng 9 năm 2019: có 6/7 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn tiêu chí về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. Có 07/07 xã có quy hoạch chợ được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt nhưng chưa có chợ nào xây dựng theo quy hoạch. Hiện nay, chỉ có xã Pơng Drang và xã Chứ Kbô có chợ (chợ cũ), tất cả các xã trên địa bàn huyện đều có khu vực chợ giao lưu, buôn bán các mặt hàng thiết yếu. + Thông tin và truyền thông (Tiêu chí 8): Đến hết tháng 9 năm 2019: 06/07 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí số 8 về thông tin truyền thông. Hiện nay 100% UBND các cấp xã và các khu vực đông dân cư có điều kiện giao thông thuận lợi đã có Internet thông rộng. + Nhà ở dân cư (Tiêu chí 9): Đến hết tháng 9 năm 2019: có 05/07 xã đạt được tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư. Hỗ trợ xóa nhà tạm từ năm 2010 đến nay là 277 nhà cho hộ nghèo, kinh phí thực hiện khoảng 6.394 triệu đồng. - Nhóm III, Kinh tế và tổ chức sản xuất, gồm 04 tiêu chí cụ thể như sau: + Thu nhập (Tiêu chí 10): Đến hết tháng 9 năm 2019: có 5/7 xã đạt tiêu chí về thu nhập. Thu nhập bình quân toàn huyện ước tính khoảng 27 triệu đồng/ người/ năm. + Hộ nghèo (Tiêu chí 11): Đến hết tháng 9 năm 2019: có 2/7 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo theo chuẩn mới là xã Pơng Drang và xã Chứ Kbô. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 là 9,35% (theo Chuẩn nghèo cũ); năm 2017 là 18,19% (theo Chuẩn nghèo mới tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011). Hiện nay, còn 1.772 hộ, chiếm tỷ lệ 11,38%. Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo trong giai đoạn 10 năm là 6.630,145 triệu đồng cho 14.249 lượt hộ nghèo. 48 + Lao động có việc làm (Tiêu chí 12): Đến hết tháng 9 năm 2019: có 7/7 xã đạt chuẩn tiêu chí Lao động có việc làm. Tổng số lao động được giải quyết việc làm là 6.760 lao động (trong đó xuất khẩu lao động 40 lao động) và nâng tỷ lệ lao động được đào tạo ở nông thôn trên địa bàn huyện theo tinh thần Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 02 cơ sở dạy nghề; 01 cơ sở dạy nghề tư thục và 01 trung tâm dạy nghề công lập. Trung tâm GDTX-GDNN huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho 5.400 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 37%. + Tổ chức sản xuất (Tiêu chí 13): Đến hết tháng 9 năm 2019: có 04/07 xã đạt tiêu chí 13 hình thức tổ chức sản xuất. Huyện có 14 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động, trong 10 năm qua đã thành lập 12 HTX, trong đó có 05 HTX/10 HTX trên địa bàn huyện đã ký với Công ty cà phê ĐăkMan về cung ứng sản phẩm cà phê sạch, đã có sự đầu tư về các trang thiết bị về xử lý sản phẩm sau thu hoạch như bể xử lý hạt cà phê sau thu hoạch; hiện nay có HTX nông lâm nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Ea Sin đang triển khai xây dựng mô hình thu mua và xử lý sơ chế hoa quả sạch (chủ yếu Bơ và Sầu riêng), hướng tới chứng nhận đạt chuẩn VietG P, từng bước khai thác tiềm năng và thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Tổng số trang trại là 28 trang trại (11 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận). - Nhóm IV, Văn hóa – xã hội – môi trường, gồm 04 tiêu chí cụ thể như sau: + Giáo dục và đào tạo (Tiêu chí 14): Đến hết tháng 9 năm 2019: có 7/7 xã đạt chuẩn về tiêu chí Giáo dục. Về hệ thống giáo dục huyện được quan tâm, trang thiết bị được nâng cấp 100% các trường được trang bị công nghệ tiên tiến. Toàn huyện có 12 trường đạt chuẩn quốc gia. 49 + Y tế (Tiêu chí 15): Đến hết tháng 9 năm 2019: duy trì 7/7 xã đạt chuẩn tiêu chí Y tế. Hệ thống cơ sở chữa bệnh có Trung tâm Y tế huyện và có 07 Trạm Y tế xã, (100% Trạm Y tế trên địa bàn huyện có bác sỹ). + Văn hóa (Tiêu chí 16): Đến hết tháng 9 năm 2019: có 5/7 xã đạt chuẩn về tiêu chí Giáo dục. 02 xã chưa đạt là Cư Né và Ea Sin. Đến nay, có 02 xã có nhà văn hóa đạt chuẩn và khu thể thao đạt chuẩn (xã Pơng Drang và xã Chứ Kbô). Toàn huyện có 86 Nhà Văn hóa – Nhà Văn hóa cộng đồng trên tổng số 106 thôn, buôn. + Môi trường và an toàn thực phẩm (Tiêu chí 17): Đến hết tháng 9 năm 2019: có 7/7 xã đã đạt và cơ bản đạt tiêu chí 17. Duy trì và phát triển phong trào thu gom rác thải và vệ sinh môi trường, đường làng, ngõ xóm xanh – sạch – đẹp. Huyện có 01 công ty (công ty TNHH Thành Đạt) chuyên thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn huyện. Ngoài ra, hiện tại huyện có 02 đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực thu gom rác thải, chất thải trên địa bàn xã Tân Lập (hợp tác xã Tân Lập Đông) và xã Cư Pơng (hợp tác xã Thanh Niên). - Nhóm V, Hệ thống chính trị, gồm 02 tiêu chí cụ thể như sau: + Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật (Tiêu chí 18) và tiêu chí Quốc phòng và an ninh (Tiêu chí 19): Đến hết tháng 9/2019: Duy trì 7/7 xã đạt tiêu chí 18 và 19. Như vậy, đến nay, huyện Krông Búk có 02/07 xã (đạt tỷ lệ 28,57%) đạt chuẩn nông thôn mới (giai đoạn 2011 – 2015, số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 0/7 xã). Năm 2010, bình quân mỗi xã đạt khoảng 3,28/19 tiêu chí (tổng số tiêu chí đạt và cơ bản đạt của huyện 23/133 tiêu chí); kết thúc giai đoạn I năm 2015 là: 11/19 tiêu chí (tổng số tiêu chí đạt và cơ bản đạt của huyện 77/133 tiêu chí); năm 2019, bình quân mỗi xã đạt khoảng 16 tiêu chí (tổng số tiêu chí đạt và cơ bản đạt của huyện 113/133 tiêu chí, trong đó: Đạt là 86 tiêu chí; cơ bản đạt là 27 tiêu chí). 50 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Thực hiện các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch từ Trung ương, tỉnh về xây dựng nông thôn mới, huyện Krông Búk đã xác định việc xây dựng nông thôn mới là một chương trình mục tiêu lớn, rất quan trọng, đòi hỏi cần có sự vào cuộc một cách đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Vì vậy, để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, đúng định hướng, Huyện ủy Krông Búk đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 10/02/2012 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn huyện. Nghị quyết số 06-NQ/HU nêu rõ quan điểm, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2011 – 2015, 2016-2020, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị liên quan để các tổ chức cơ sở đảng, các phòng, ban, ngành chức năng của huyện, Ủy ban Mặt trận và các đoàn thể cấp huyện, Đảng ủy và UBND các xã căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của mình, triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Trên cơ sở đó, công tác chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị trên địa bàn huyện. Trên cơ sở Nghị quyết số 06-NQ/HU của Huyện ủy, đồng thời căn cứ vào 5 nhóm chính của 19 tiêu chí, 39 chỉ tiêu trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, UBND huyện ban hành kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ban ngành, từng tổ chức trong hệ thống chính quyền: Phân công các đơn vị, thành viên UBND huyện chỉ đạo UBND các xã xây dựng các đồ án, đề án, kế hoạch chi tiết, đề ra các giải pháp để thực hiện. 51 Cấp ủy, chính quyền các cấp tích cực tổ chức quán triệt về mục đích, nội dung, ý nghĩa của chương trình, các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nông thôn mới. UBMTTQVN huyện, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể tiếp tục vận động các thành viên, hội viên tham gia thực hiện chương trình. Công tác tuyên truyền được quan tâm đẩy mạnh, đã vận động các tầng lớp nhân dân ở nông thôn tham gia thực hiện Chương trình nông thôn mới gắn với nâng cao chất lượng các cuộc vận động của các đơn vị như: Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”, “nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “Nông dân Krông Búk chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Dân vận khéo”, “tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, mô hình “5 không, 3 sạch”, “Tổ phụ nữ tự quản đường giao thông nông thôn”, “Phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Lực lượng vũ trang huyện chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”. Huyện đã hoàn thiện hệ thống khung khổ pháp luật và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, cụ thể: - Giai đoạn I (2011 – 2015): + Chương trình số 10-CTr/HU, ngày 23/6/2011 của Huyện ủy Krông Búk về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 22/4/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020. + Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 10/02/2012 của Huyện ủy Krông Búk về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn huyện. + Chương trình số 01/CTr-BCĐXDNTM, ngày 05/5/2011 của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Krông Búk triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. 52 + Quyết định số 3292/QĐ-UBND, ngày 25/6/2014 của UBND huyện Krông Búk về việc Phê duyệt danh mục công trình được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. - Giai đoạn II (2015 đến tháng 6/2019) + Nghị quyết số 41/2016/NQ-HÐND, ngày 31/8/2016 của Hội đồng nhân dân huyện Krông Búk quy định mức hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu trong chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk từ nguồn ngân sách huyện, giai đoạn 2016 – 2020; + Nghị quyết số 54/NQ-HÐND, ngày 30/12/2016 của Hội đồng nhân dân huyện Krông Búk về việc phê duyệt Danh mục công trình đường giao thông nông thôn áp dụng cơ chế đặc thù thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk, giai đoạn 2017 – 2020. + Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 21/3/2017 về Kế hoạch Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp Krông Búk 2016-2020 tái cơ cấu ngành nông nghiệp. - Bên cạnh đó, huyện đã ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương nhằm cụ thể hóa các văn bản của cấp trên, cụ thể: + Cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn Đây là công tác được UBND huyện Krông Búk chú trọng. Nguồn kinh phí đầu tư trực tiếp cho chương trình vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy trong suốt quá trình triển khai thực hiện, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo cho các phòng, ban, đơn vị và UBND các xã chú ý lồng ghép các danh mục thuộc chương trình nông thôn mới (đặc biệt là các danh mục công trình đã được phê duyệt) khi triển khai thực hiện các chương trình và dự án trên địa bàn, như: Các dự án đầu tư bằng vốn trung hạn, các nguồn vốn sự nghiệp hằng năm, 53 vốn Chương trình 135, vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới theo cơ chế thông thường (không áp dụng cơ chế đặc thù).v.v + Cơ chế giao quyền chủ động cho người dân và cộng đồng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thực hiện cơ chế đặc thù này giúp địa phương quyết định đầu tư các hạng mục công trình phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương, tiết kiệm được thời gian và những chi phí không cần thiết; huy động được sự tham gia của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới theo đúng tinh thần chỉ đạo từ Trung ương. Đồng thời, tăng cường việc giám sát cộng đồng đối với các công trình cơ sở hạ tầng nhằm phát huy cao nhất vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới. UBND huyện luôn xác định chương trình xây dựng nông thôn mới là chương trình “của dân, do dân và vì dân”, người dân đóng vai trò chủ thể, vì vậy ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban đơn vị và UBND các xã luôn luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân, trưng cầu ý dân, công khai tất cả công việc triển khai trên địa bàn xã cho nhân dân được biết, góp ý và tham gia. + Cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông; thu gom, xử lý rác thải, chất thải; chính sách hỗ trợ lãi vay tín dụng phục vụ phát triển sản xuất Công tác thu gom, xử lý rác thải, chất thải được quan tâm. Khuyến khích các đơn vị, cá nhân thành lập các tổ chức (Hợp tác xã, Tổ hợp tác) để thực hiện việc thu gom rác thải, chất thải trên địa bàn từng xã. Trên địa bàn huyện hiện có 03 Hợp tác xã hoạt động trong công tác thu gom rác thải, góp phần hiệu quả trong gìn giữ môi trường nông thôn. + Cơ chế, chính sách để huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, nhất là huy động từ nhân dân 54 Công tác huy động nguồn lực ngoài ngân sách, đặc biệt là các nguồn lực từ các doanh nghiệp và huy động từ nhân dân thường xuyên được chú trọng. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã ủng hộ, đóng góp để xây dựng đường giao thông nông thôn và kéo điện về tận thôn, buôn, nội đồng phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Đặc biệt việc huy động sức dân để thực hiện chương trình được UBND huyện luôn chú trọng và thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo UBND các xã trong việc tuyên truyền, vận động để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới thông qua đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, hiến cây trồng, vật kiến trúc, Từ các nguồn huy động nhân dân đóng góp đã triển khai làm mới, nâng cấp và sửa chữa 23.401m đường giao thông thôn, buôn. Tổng kinh phí huy động nhân dân đóng góp khoảng 15.511,3 triệu đồng và tự hiến 4.325 m2 đất, công trình tường rào, cổng ngõ và hàng ngàn công trình các loại. + Chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và đầu tư sản xuất công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về phát triển nông nghiệp công nghệ cao; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 18/5/2012 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản xuất; Quyết định số 2724/QĐ-UBND, ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, UBND huyện đã giao phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và các đơn vị trong huyện tham mưu trong công tác xây dựng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và đầu tư sản xuất công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn. + Chính sách liên kết hợp tác đa dạng giữa hộ nông dân với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác 55 Để dần tiến tới một nền nông nghiệp khép kín, có sự tham gia của 4 nhà “nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông” giúp người nông dân được tiếp cận với những giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao”, trong năm 2018, nhiều chương trình liên kết về đầu tư sản xuất giữa các công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ngân hàng và các hộ nông dân trên địa bàn huyện đã được triển khai thực hiện. Nhà nước đóng vai trò là đơn vị tạo cơ chế và đảm bảo, đã bước đầu phát huy hiệu quả. + Cơ chế chính sách đối với xã chỉ đạo điểm Do huyện Krông Búk còn nhiều khó khăn về kinh phí nên đối với các xã chỉ đạo điểm (Cư Pơng và Chứ Kbô) huyện vẫn chưa có cơ chế chính sách đặc thù riêng. Đối với các xã chỉ đạo điểm, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban đơn vị theo chức năng nhiệm vụ và theo các tiêu chí, chỉ tiêu được phân công xuống địa bàn để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho xã. Công tác tuyên truyền, tập huấn được ưu tiên triển khai thực hiện nhiều trên địa bàn xã điểm. UBND huyện đã có cơ chế hỗ trợ theo Nghị quyết 41/NQ-HĐND của HĐND huyện để hỗ trợ cho các xã để xây dựng đường giao thông nông thôn, với số kinh phí hỗ trợ là 2.362,125 triệu đồng, định hướng ưu tiên hơn cho các xã điểm và xã đăng ký hoàn thành Bộ tiêu chí. Đối với xã Chứ Kbô, vừa là xã điểm của huyện đồng thời là xã đăng ký hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới năm 2018. Ngay từ đầu năm 2018, UBND huyện đã thường xuyên chỉ đạo UBND xã triển khai xây dựng kế hoạch vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước, từ tất cả các nguồn và huy động nhận dân trên địa bàn xã để hoàn thành mục tiêu trong năm 2018. Đến nay xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn 19/19 tiêu chí. Các cơ chế chính sách của tỉnh (như Nghị quyết số 50/2012/NQ-HĐND, ngày 06/7/2012 của HĐND tỉnh “về việc quy định một số chính sách hỗ trợ 56 đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và quản lý đầu tư xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2012-2015”; Nghị quyết số 173/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh “quy định mức hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020”) và chính sách của huyện (Nghị quyết số 41/2016/NQ-HÐND, ngày 31/8/2016, Nghị quyết số 54/NQ-HÐND, ngày 30/12/2016 của Hội đồng nhân dân huyện Krông Búk) sau khi được ban hành đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk. Hàng năm, từ nguồn hỗ trợ của Tỉnh, huyện theo cơ chế đặc thù đã huy động được nhiều nguồn đóng góp từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện để đối ứng với Nhà nước trong xây dựng hạ tầng nông thôn, đặc biệt là đường giao thông nông thôn. 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Để triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả, chất lượng theo đúng định hướng, huyện Krông Búk đã xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cụ thể như sau: - Tổ chức bộ máy chỉ đạo Chương trình từ cấp huyện đến xã, thôn, buôn: Huyện đã kịp thời ban hành các Quyết định thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó Trưởng ban, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện là đơn vị thường trực. Ban hành đầy đủ Quy chế hoạt động, Chương trình công tác hàng năm của Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo và cho các cơ quan, đơn vị phụ trách hướng dẫn thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới theo sự chỉ đạo của trung ương và của tỉnh. Thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã 57 làm Trưởng ban, Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới cấp xã do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Ban phát triển do các đồng chí Trưởng thôn, buôn làm Trưởng ban. Ban hành đầy đủ Quy chế hoạt động, Chương trình công tác hàng năm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Ban phát triển thôn, buôn. Ban hành Quyết định số 4150/QĐ-UBND, ngày 24/10/2013 của UBND huyện Krông Búk về việc phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị phụ trách hướng dẫn thực hiện các tiêu chí về nông thôn mới (Các tiêu chí liên quan đối với từng ngành). Thành lập Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện vào ngày 06/4/2015, các xã đã bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo tại Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế Văn phòng điều phối giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp. Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới huyện có 01 Chánh Văn phòng và 01 Phó Chánh Văn phòng (Chánh Văn phòng do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện kiêm nhiệm, Phó Chánh Văn phòng do Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm nhiệm), có nhiệm vụ: Giúp Ban Chỉ đạo huyện xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh giá đồng bộ, toàn diện Chương trình trên địa bàn huyện; theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình về thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện; chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ban Chỉ đạo huyện và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo; bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi, tổng hợp, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình; thực hiện công tác thông tin, truyền thông về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo cấp huyện trong việc đôn đốc các cơ quan, tổ 58 chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quy định. - Kết quả kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp: + Cấp huyện: Căn cứ theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg, ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia. UBND huyện Krông Búk đã ban hành Quyết định số 990/QĐ-UBND, ngày 21/3/2017 về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG của huyện, giai đoạn 2016 – 2020. Ban hành Quyết định số 735/QĐ-UBND, ngày 27/4/2018 về việc kiện toàn Ban Chỉ đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi_tren_dia.pdf
Tài liệu liên quan